DẪN: Kinh A Hàm hoàn toàn không trang nghiêm chút nào, trái lại rất tà vạy một cách nham hiểm, cho nên qua hàng ngàn năm vẫn không bị phát hiện. Mọi việc chỉ sáng tỏ khi đem so sánh tà kinh A Hàm với Chánh kinh Pali. Dưới đây là một trong nhiều ví dụ điển hình
SO SÁNH
Chánh Kinh "Pháp Trang Nghiêm" (số 89, Trung Bộ Pali) &
Tà kinh "Pháp Trang Nghiêm" (số 213, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Lúc bấy giờ một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Vua Pasenadi nước Kosala đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo ấy:
-- Chư Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.”
Tà kinh A Hàm: “Bấy giờ, ngoài cổng Di-lũ-ly, một số đông các Tỳ-kheo đang đi kinh hành trên một khoảng đất trống. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đến nơi các Tỳ-kheo hỏi rằng:
“Thưa các Tôn giả, Đức Thế Tôn hiện đang nghỉ mát ban ngày ở đâu?””
Bình: Trong Tà kinh, Bụt A Hàm quả là vô sự nhàn hạ, khác hẳn với đệ tử! Thảo nào vua Ba-tư-nặc A Hàm bỏ câu “Chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác”
***
Chánh kinh Pāli: “Lại nữa bạch Thế Tôn, vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lị cãi lộn với Sát-đế-lị, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, anh em cãi lộn với chị em, chị em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè.”
Tà kinh A Hàm: “Bạch Thế Tôn, khi con ngồi trên đô tọa, con nhìn thấy mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ; cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha; cho đến anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc tranh chấp lẫn nhau. Trong khi tranh chấp, mẹ nói con xấu, con nói mẹ xấu, cha con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc nói xấu lẫn nhau. Người thân thích trong nhà còn như thế, huống nữa là người ngoài.”
Bình: Cả hai đoạn trích dẫn trên đều là ý kiến của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), nhưng trong A Hàm, các dịch giả đã cải biên lời của vua Pasenadi. Họ đã đảo ngược sự tranh chấp từ ngoài xã hội đến trong gia đình thành sự tranh chấp trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, anh chị em… khiến nhận xét của vua Ba-tư-nặc trong A Hàm trở thành phiến diện hơn, cá biệt hơn nhận xét của vua Pasenadi trong Pāli.
Vì sao có sự khác biệt này? Thật dễ hiểu: các dịch giả A Hàm “hạ bệ” vua Ba-tư-nặc cũng có nghĩa họ đã hạ thấp giá trị sự kính trọng của ông vua này đối với Đức Phật. Thế gian thường nói ‘thầy nào, trò nấy’ đấy thôi.
Đọc xong đoạn kinh A Hàm trên, nếu có người nhếch mép nghĩ thầm: “Hay ho gì sự kính trọng của một kẻ hời hợt như vua Ba-tư-nặc!” thì xem như các dịch giả A Hàm đã thành công một nửa.
***
Chánh kinh Pāli: “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con là một vị vua Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, có thể hành quyết những ai đáng bị hành quyết, gia phạt những ai đáng bị gia phạt, trục xuất những ai đáng bị trục xuất.
Nhưng bạch Thế Tôn, khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi nói ngắt lời của con. Và con không có dịp để nói: "Này Quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong". Bạch Thế Tôn, thế mà có người vẫn ngắt lời nói của con.
Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng nhảy mũi hay tiếng ho khởi lên.”
Tà kinh A Hàm: “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con tự do trong quốc thổ của mình, muốn giết kẻ không lỗi lầm thì ra lệnh giết, muốn giết kẻ có lỗi lầm ra lệnh giết; nhưng khi con ngồi trên đô tọa, con vẫn không được tự do mà nói như vầy, ‘Các khanh hãy giữ im. Không ai hỏi việc nơi các khanh, mà chính là hỏi việc nơi ta. Các khanh không thể quyết đoán việc này, chỉ có ta mới có thể quyết đoán việc này’. Nhưng ở trong đó vẫn có người bàn cãi việc khác, không đợi người trước nói xong. Con đã nhiều lần thấy Thế Tôn thuyết pháp với đại chúng vây quanh. Bấy giờ có một người ngủ gật mà ngáy, thấy gây tiếng động, một người khác bèn nói rằng, ‘Ngài chớ có ngáy gây tiếng động. Ngài không muốn nghe pháp được Thế Tôn nói như cam lồ chăng?’ Người ấy nghe rồi tức thì im lặng”.
Bình: Lại một sự cải biên xuyên tạc của các dịch sư gián điệp.
Trong khi vua Pasenadi hành xử đúng đắn, thì vua Ba-tư-nặc lại giết người bừa bãi liệu ông ta có phải là bậc minh quân đức độ hay không?
Đã thế, ông tự do giết hại người trong quốc thổ của mình sao lại không được tự do bảo người khác im lặng? Chắc chắn sự vô lý và kém đạo đức nơi vua Ba-tư-nặc đã làm giảm đi ý nghĩa tôn trọng Phật của ông ta, và cũng giảm đi giá trị của kinh Phật.
Chắc Bụt A Hàm nói pháp chán lắm nên ông Ba-tư-nặc mới nhiều lần thấy người ngồi nghe phải ngủ gật. Và người ấy im lặng không ngáy nữa không có nghĩa là không ngủ tiếp.
Còn nghi ngờ gì nữa, hẳn là mấy ông dịch giả A Hàm muốn cố ý xỏ xiên Tam Bảo thật rồi!
TẬP SAN PHẬT HỌC
-----------------------
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét