Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

TRÒ "BỊT MẮT BẮT DÊ" TRONG ĐẠI THỪA GIÁO

Hỏi: Tại sao trong Kinh Nikaya các Tỳ-Kheo Thanh Văn vẫn được tự do thoải mái đi đến các hội chúng ngoại đạo đàm luận, tìm hiểu, so sánh; nhưng theo truyền thống Đại Thừa, trong Bồ-tát Giới lại có điều khoản cấm các Bồ-tát không được đọc, nghiên cứu Kinh điển Nguyên thủy Nhị thừa?
Luận sư ĐẠI THỪA trả lời: Người lớn phải đọc sách truyện dành cho người lớn, con nít chỉ nên đọc sách truyện dành cho con nít. Kẻ trưởng thành có trí tuệ cao siêu rồi thì đọc truyện con nít làm gì? Giới nào có kinh sách dành riêng cho giới đó. Có gì sai trái đâu nếu phải cấm con nít đọc sách truyện của người lớn?
Trong tất cả các kinh văn Đại Thừa, các Bồ-tát thượng thủ không những không đọc tụng mà còn lớn tiếng chê bai, chỉ trích tinh thần Kinh điển Nhị thừa, khinh thường các Thánh Tăng A-la-hán Thanh Văn Tiểu Thừa. 
Các ngài cũng biết tìm mọi cách, mọi kiểu để khích bác, phỉ báng, hạ bệ pháp Nguyên Thủy mọi đường mọi nẻo không thua gì các sa môn, Bà-la-môn ngoại đạo đương thời Phật. Cái này phải gọi là “tư tưởng lớn gặp nhau” hay “đại trí tuệ hội nhập” cũng được. Cho nên một khi các ngài đã phán như vậy thì chúng ta phải tin là như thế, không thể khác được.
Ngày nay một số người ngoại học cũng biết giữ giới Bồ-tát, không thèm đọc kinh văn Nguyên Thủy, không thèm đến các hội chúng đạo Phật tìm hiểu, nhưng họ cũng biết lớn tiếng chỉ trích những tu sĩ đạo Phật là bi quan, yếm thế, xa lánh cuộc đời…và những ai tin họ cũng đã nghĩ như thế. 
Các Bồ-tát đương thời cũng nên lấy đó làm kinh nghiệm cho mình. Chúng ta cần gì phải bắt chước các hàng Thanh Văn Tiểu Thừa đi đến ai, tìm đến đâu, tham khảo chi cho mệt. Mình còn hai mắt đầy đủ chứ có mù đâu mà sợ đang sờ voi
Nói tóm lại giữ giới Bồ-tát là có trí tuệ, là duyên may của bậc đại thượng căn thượng trí, chẳng còn lo sợ gì nữa.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG: Với 37 Phẩm Trợ Đạo, các Tỳ-Kheo Thanh Văn Tiểu Thừa đã được trang bị đầy đủ đến tận răng, họ còn ngán gì tà lý, có sợ gì tà luận. Đã có Chánh Trí Tuệ của Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm, Tuệ Như Ý Túc, Tuệ Căn, Tuệ Lực, Trạch Pháp Giác Chi để phân định rõ tà kiến, tà tư duy, tà niệm, tà tuệ, tà đạo thời các Thanh Văn Tiểu Thừa còn sợ gì nữa.
Sức còn yếu, phải cấm ra gió; võ công còn kém, phải cấm đụng độ. Kẻ sức yếu, võ kém lại không biết tránh né, vô phúc gặp cao thủ võ lâm, có ngày chết không kịp hối. 
Các Bồ-tát-bà-la-môn khi “kết tập” và chế giới cho Đại Thừa giáo dư biết, nếu để các Phật tử đọc và hiểu được những lời dạy thực sự của Đức Phật trong kinh văn gốc thì các kinh văn “dỏm” của họ sẽ chết ngay tức khắc chứ sống làm sao nổi. Luật chơi này được gọi là “bịt mắt bắt dê” chứ còn gì nữa.
Nhìn vào thực trạng ngày nay với nhiều những phi pháp, phi luật do chính các “Tỳ-Kheo ngoại học gián điệp” đưa vào Đạo Phật cũng có thể thấy rõ, chúng Tăng đã bị phá hoại đúng với những điều Đức Thế Tôn đã khuyến cáo:
“Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháppháp; thuyết phápphi pháp; thuyết phi luậtluật; thuyết luậtphi luật;
thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai nói, Như Lai thuyết; thuyết điều Như Lai nói, có thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết;
thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai không thường sở hành;
thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai không có chế đặt.
Chính do mười sự này, họ phá hoại, họ chia rẽ, họ hành bất động yết-ma, họ tuyên đọc giới bổn Pàtimokkha khác biệt.
Cho đến như vậy, này Upàli, là chúng Tăng bị phá hoại (Tăng Chi 4, chương 10, kinh số 35)
Mọi người đọc kỹ đoạn kinh sau đây sẽ thấy rõ điều Đức Thế Tôn tiên tri và nhắc nhở các tu sĩ về những sợ hãi trong tương lai cùng nguyên nhân của chúng khi Giới luật và Pháp bị ô nhiễm. Khốn khổ thay, đến nay lời tiên tri đã hoàn toàn trở thành sự thật:
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập.
Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, khi họ thuyết về Thắng pháp hay về Quảng thuyết (Trí giải luận), họ rơi vào hắc pháp, không có thể giác ngộ rõ ràng… đối với các kinh tạng do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không (Tiểu không, Đại không), khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ không có nghe, họ không có lắng tai, họ không an trú tâm liễu giải, họ không nghĩ rằng các kinh ấy cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Còn những kinh điển do các thi sĩ làm, những bài thi, với những chữ văn hoa, với những câu văn hoa, thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết, trong khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ lóng tai, họ an trú tâm liễu giải. Các pháp ấy, họ sẽ nghĩ cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng. Này các Tỷ-kheo, đây là do Pháp ô nhiễm, nên Luật ô nhiễm; do Luật ô nhiễm, nên Pháp ô nhiễm.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ tư… thứ năm về tương lai, nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai, các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sợ hãi ấy (Kinh Tăng Chi 2, Chương 5, trang 480).
Xin lưu ý, Đức Chánh Biến Tri đã tiên tri trước có những “hắc pháp” từ “kinh điển” “thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết” điều này có nghĩa Ngài đã biết trước sẽ có các kinh văn ngụy tạo, thuộc ngoại giáo do chính các đệ tử giả danh đưa vào để cải biến Phật giáo. Nói theo danh từ bây giờ, các sát tử này chính là các “gián điệp tôn giáo” và những kinh-luật-luận cải biến sau này chính là các “tạm tạng” ngụy tạo, các hắc pháp tà giáo.
Nhưng vì sao các ngoại đạo sư Bà-la-môn phải cải trang làm giả sư, giả quy y theo Phật giáo? Vì chỉ có như thế họ mới đánh lừa được những kẻ ngây thơ, đem tà pháp vào thay Chánh Pháp, biến tà luật vào thay Chánh Luật, mới phá hoại được Đạo Phật ngay từ bên trong. Nếu họ đứng bên ngoài hô hào cả trăm năm rằng kinh Nguyên Thủy là thấp kém, cấm các đệ tử Phật tìm hiểu, thì chẳng có ma nào theo họ!

Ngược lại, họ chỉ cần cạo đầu, đắp y, nói vài câu theo Phật giáo, là tức khắc có khối người mê muội tin theo. Vì sao? Vì “sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập” cho nên những tệ tử này mới rơi vào hắc pháp, hắc kinh, hắc luật, hắc luận của các tay tổ gián điệp nhưng vẫn không hề hay biết, vẫn một mực xiển dương hắc nhân, coi thường Thánh Nhân, Chánh Pháp. Chết cả nút là vì vậy!
Thử hỏi: có lẽ nào một Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác suốt 45 năm trước sau như một đều xiển dương giáo lý Nguyên Thuỷ, thế nhưng vài trăm năm sau xuất hiện trong tam tạng mới do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu lại quay ngoắt hoàn toàn cấm các đệ tử thọ trì nghiên cứu? Rõ ràng chỉ có con nít ba tuổi mới tin theo điều này.
Tóm lại, luật cấm đọc kinh văn Nguyên Thủy là luật ô nhiễm. Pháp nào chấp nhận luật ô nhiễm thì pháp đó cũng ô nhiễm. Người nào tin vào pháp ô nhiễm và luật ô nhiễm, không biết rõ chúng, không sợ hãi chúng, không đoạn tận chúng, thì kẻ đó cũng bị ô nhiễm theo.
TẬP SAN PHẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét