Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

CÁC TỔ ĐẠI THỪA BÀ LA MÔN KHÔNG THEO LUẬT PHẬT


Thật vậy, vì hầu hết các tổ này chỉ tự xưng rồi nghiễm nhiên gia nhập Tăng đoàn. Nguy hiểm hơn ở chỗ tất cả các vị này đều biết tự vinh danh mình là "thánh tăng, Bồ tát" rồi tung vào Phật giáo các kinh - luật - luận mới. Khốn thay các con Phật cứ thế nhắm mắt tin theo, không cân nhắc suy tư cẩn thận.

Bài so sánh phân tích dưới đây giữa hai bài kinh tương đương trong Pali và A Hàm góp phần báo động về tệ trạng kinh ngụy tạo cải biến trong Phật giáo. Rất mong các Phật tử lưu ý cảnh giác trong cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo, không bị dẫn dắt lầm lạc bởi kế sách gián điệp của ma vương.
SO SÁNH
Chánh kinhP75. Kinh "Magandiya" (số 75, Trung Bộ Pali) & Tà kinh "Man-Nhàn-Đề" (số 153, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “-- Này Magandiya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy các tánh con người sai biệt nhau.
-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu những người xưa kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới; thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu các Tỷ-kheo đồng ý, hãy cho con xuất gia, hãy cho con thọ đại giới để thành Tỷ-kheo.
Và du sĩ Magandiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Magandiya ở một mình an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là mục đích của vô thượng Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa". Tôn giả Magandiya hiểu biết như vậy.
Và Tôn giả Magandiya trở thành một vị A-la-hán nữa.”
Tà kinh A Hàm: “Bạch Thế Tôn, cúi mong Thế Tôn cho con xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo.”
Đức Thế Tôn nói: “Lành thay! Hãy đến đây, Tỳ-kheo! Hãy tu hành Phạm hạnh!” Man-nhàn-đề dị đạo liền xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo. Sau khi dị học Man-nhàn-đề xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo rồi, liền chứng quả A-la-hán.
Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả Man-nhàn-đề sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.”
Bình: - Trong Tà kinh A-hàm có sự ngược đời hết sức vô lý. “Bụt thuyết như vậy” cho ông Man-nhan-đề được chứng A-la-hán trước, rồi sau khi nghe Bụt dạy xong ông ta mới hoan hỷ phụng hành (?)
Một người đọc khách quan có quyền tự hỏi: Chẳng lẽ Bụt A Hàm muốn dụ khị Man-nhàn-đề xuất gia hay sao lại cho ông ta tốt nghiệp khống trước khi nhập học? Và chẳng lẽ Man-nhan-đề lại ngây thơ cả tin hoan hỷ đến thế ư? Thầy trò của một đạo trí tuệ là vậy sao?
Một bản Thánh kinh không thể tùy tiện phi lý như thế được, ngoại trừ có sự cố ý cải biên để tầm thường hóa bản kinh gốc khiến những người có trí tuệ phải tẩy chay nó hoặc khinh thường những kẻ tin nó. Thủ đoạn này gọi là “lấy vũ khí người để giết người”
Việc phá hoại không chỉ dừng lại ở đó một khi hiểu được vì sao những dịch giả A-hàm đã lược bỏ điều quy định bắt buộc đối với các ngoại học. Theo chánh Kinh và chánh Luật Pali, nếu các ngoại học muốn xuất gia theo Đạo Phật, họ phải sống biệt trú bốn tháng, sau đó các Tỳ-kheo xem xét và đồng ý mới cho xuất gia.
Hẳn nhiên nếu để y nguyên như Chánh kinh căn dặn, các tu sĩ Đại Thừa biết và tuân theo điều khoản này một cách nghiêm túc, thì các ông luận sư gốc Bà-la-môn ngoại đạo gián điệp khó mà tung hoành trong đạo Phật được.
Nếu các Tỳ-kheo biết xem xét kỹ lưỡng và không vội cả tin các luận sư gốc Bà-la-môn, thì các ông tổ gián điệp này làm sao kết tập được các kinh giả - luật giả - luận dỏm để phá hoại Phật Pháp.
Muốn nêu bằng chứng ư? Thì đây, A Tì Đạt Ma Luận của Đại Thừa là một chứng minh điển hình. Những ai quan tâm hãy đọc quyển luận này để biết Đại Thiên - Mahadeva - được xem như ông tổ của Đại Thừa đã xuất gia dễ dàng như thế nào và chia rẽ Phật giáo thâm độc ra sao.
Ở đây, chỉ trích lược theo nội dung tóm tắt từ bài viết của một tác giả khác, với phần trong ngoặc đơn là nhận xét của Chánh Tư Duy:
Đại Thiên thuộc dòng giõi Bà-la-môn, tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Sau đó vị Bà-la-môn này nghe rằng nếu quy y theo Phật giáo có thể diệt trừ hết tội lỗi nên xin được xuất gia (Ý kiến chúng tôi: chẳng lẽ Phật giáo là nơi rửa đại nghịch tội Vô gián và tội loạn luân sao? Có người phủ nhận cuốn luận này nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể. Nếu vậy, tất cả các cuốn luận khác cũng không thể chấp nhận).
Sau nhờ thông minh nên Đại Thiên được nhiều người hâm mộ. Một hôm ông nằm ngủ bị mộng tinhTrước đó vì ông tự xưng mình là A-la-hán (Ý kiến chúng tôi: Đại Thiên đã phạm giới Ba La Di thứ tưnên đệ tử hỏi ông, A-la-hán đã trừ hết các lậu hoặc, tại sao thầy còn xuất tinh? Ông trả lời, “Do bị thiên ma quấy nhiễu” (Ý kiến chúng tôi: Đại Thiên có hơn gì kẻ phàm phu tục tử?)
Sau đó Đại Thiên tự đưa ra năm điều giới hạn của thánh quả A-la-hán, trong đó điều đầu tiên cho rằng một vị A-la-hán còn bị xuất tinh (Ý kiến chúng tôi: Vô lý! Mình còn phàm phu lại kéo Thánh quả A-la-hán xuống ngang hàng với mình. Rõ ràng những ai vẫn còn bị mộng tinh, chưa có tâm thanh tịnh mới tin theo lời của Đại Thiên)
Từ đây tăng chúng bị chia làm hai phe: phe ủng hộ luận điểm của Đại Thiên và phe chống đốihai bên tranh cãi nhau không dứtCuối cùng nhà vua phải đích thân đến tịnh xá Kỳ Viên, ra lệnh cho chư Tăng hai phái tách rời nhau mà sống, rồi cho thi hành phép lấy biểu quyết (Dựa theo “Đại Thiên là ai?”, tác giả GD, mục Diễn Đàn, quangduc.com. Hết trích lược)
Tuy vậy, mãi về sau này sự tranh cãi vẫn còn tiếp diễn, phe của Đại Thiên tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, phái còn lại được gọi là Thượng Tọa Bộ. Tiếp đó Đại Chúng Bộ tự nhận mình là Đại Thừa - cỗ xe lớn (Mahayana) và gọi phái Thượng Tọa Bộ là Tiểu Thừa - cỗ xe nhỏ (Hinayana) - với ý miệt thị!
Trong thực tế sự phân hóa của Phật giáo không chỉ dừng lại ở đây. Nhiều người vẫn tin rằng "Phật Bảo" có tới vạn ức ông, "Pháp Bảo" có đến tám muôn bốn ngàn kiểu, "Tăng Bảo" có hàng trăm tông phái lớn nhỏ. Thử hỏi như vậy làm sao Tam Bảo thống nhất được như thời Đức Phật còn tại tiền? Có chăng chỉ là bề ngoài mà thôi!
Thử hỏi, nếu Tăng chúng áp dụng luật biệt trú bốn tháng và xem xét đức hạnh của Đại Thiên, thì ông ngoại đạo Bà-la-môn này làm sao xuất gia theo Phật giáo cho được, chứ đừng nói gì làm Tỳ-kheoĐã thế, Đại Thiên còn ngủ mơ tưởng bậy nên mộng tinh và lại dám tự xưng A La Hán.  Ấy thế mà khốn thay, có người vẫn tin theo ông Bà-la-môn tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo làm “Bồ-tát tổ sơ” của mình! Thật không sao tưởng nổi!
Nguyên nhân là do những kẻ đời sau đã không theo đúng chánh Kinh, giữ đúng chánh Luật, cho nên đã không có tri kiến chân chánh, để phát hiện những điều quá ư tà vạy. Chính vì thế Phật giáo mới bị xé tan thành tám mươi bốn ngàn mảnh, mỗi chùa theo một tông, mỗi Tăng Ni tu một phái, tứ chúng nát như tương tàu.
Đã đến lúc mọi người con Phật phải trở về nguồn cội đích thực của mình, nếu họ không muốn bị biến thành những đứa con mất gốc.
TẬP SAN PHẬT HỌC CHÁNH TRUYỀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét