Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

MA GIỚI ĐẠI THỪA

Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 24
“24.- GIỚI KHÔNG TẬP HỌC ÐẠI THỪA 50
Nếu Phật tử, có kinh luật Đại thừa pháp, chánh kiến, chánh tánh, chánh pháp thân của Phật, mà không chịu siêng học siêng tu, lại bỏ bảy của báu, trở học những sách luận tà kiến của nhị thừa, ngoại đạo, thế tục, đó là làm mất giống Phật, là nhân duyên chướng đạo, chẳng phải thật hành đạo Bồ Tát. Nếu cố làm như vậy, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
Chú thích 50 (tr.35): “Đây là giới cấm bỏ giáo lý Đại thừa đi học tiểu giáo cùng sách ngoại đạo. Bỏ bảy báu có hai ý: (a) Giáo lý Đại thừa như châu báu, vàng ngọc, tiểu giáo và sách ngoại đạo như đá, đất. Theo học tiểu giáo, v.v…. đó là vất bỏ châu báu Đại thừa vậy. (b) Không tiếc châu báu, không sợ tổn phí mà đi học tiểu giáo, v.v… đó là tỏ ra quá ham thích, quá chuộng. 
Phân tích phản bác
Rõ là ác ma phá đạo, Phật kiết Bồ-tát giới “lúc mới chứng đạo” đã có hội chúng chưa mà bắt học tập Đại Thừa? Đã thế còn xem kinh văn Chánh Truyền Nhị Thừa là tà kiến ngoại đạo (???) Hẳn chỉ có những cái đầu không có não mới không nhận ra sự ma giáo quỷ quái của Bồ-tát giới.
Những ai tin Bồ-tát giới hãy thử hình dung chuyện này: có một Ác ma giả danh quy y Phật, hắn cũng cạo đầu đắp y như quý thầy, nhưng giới thiệu “Tam Tạng’ đời mới. Y nói ‘Tam tạng mới’  còn cao siêu hơn “Tam Tạng cũ’ của Đại Thừa. Kế đó y ban giới ‘Siêu Tát Bồ 24’ cùng ‘siêu chú thích’ như sau:
“24.- GIỚI KHÔNG TẬP HỌC SIÊU ĐẠI THỪA GIÁO
Nếu Phật tử, có kinh luật mới Siêu Đại thừa pháp, chánh kiến, chánh tánh, chánh pháp thân của Siêu Phật, mà không chịu siêng học siêng tu, lại bỏ bảy của báu, trở lui học những sách luận tà kiến của Đại thừa, ngoại đạo, thế tục, đó là làm mất giống Siêu Phật, là nhân duyên chướng đạo, chẳng phải thật hành đạo Siêu Bồ Tát. Nếu cố làm như vậy, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
Siêu chú thích: “Đây là giới cấm bỏ giáo lý Siêu Đại thừa đi học Đại giáo cũcùng sách ngoại đạo. Bỏ bảy báu có hai ý: (a) Giáo lý Siêu Đại thừa như châu báu, vàng ngọc, Đại Thừa giáo cũ và sách ngoại đạo như đá, đất. Theo học Đại Thừa giáo cũ, v.v… đó là vất bỏ châu báu Siêu Đại thừa vậy. (b) Không tiếc châu báu, không sợ tổn phí mà đi học Đại giáo thừa, v.v… đó là tỏ ra quá ham thích, quá chuộng.
Ác ma phán như thế, nhưng vài trăm năm sau, có những kẻ tin ngay những điều này và quay lại tẩy chay ‘Tam Tạng Đại Thừa’, khinh chê truyền thống đại giáo cùng các Bồ-tát Đại Thừa. Các Bồ-tát con nghĩ sao về những hạng hậu bối này. Họ có quá ngây thơ, cả tin và dại dột không?
TẬP SAN LUẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét