Hỏi: Nếu các luận sư gốc Bà-la-môn đã có ý đồ muốn “bịt mắt bắt dê”, và để ngăn ngừa triệt để các Bồ-tát-con Đại Thừa đụng đến kinh điển Nikaya, tại sao họ không đặt giới cấm đọc kinh Nguyên Thủy là tội nặng thay vì chỉ là tội nhẹ?
Luận sư Đại Thừa trả lời: Thực ra để giữ giới này cũng không khó lắm. Nhưng dù không giữ được thì cũng chỉ là giới khinh, tội nhỏ không đáng kể, cho nên trải qua hàng ngàn năm có ai thèm để ý đâu. Thôi, thông qua, kẻo lại có kẻ “chuyện bé xé ra to” thì phiền phức lắm.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG trả lời: Lỗ nhỏ nhưng đắm thuyền, tuy chỉ là giới khinh nhưng tác dụng ngược thì chẳng nhẹ chút nào. Vả lại sự nham hiểm ở đây cần phải thấy cho rõ:
Thứ nhất, nếu đặt thành giới trọng thì thủ đoạn quá lộ liễu, mọi người sẽ dễ dàng nghi ngờ và thấy rõ ngay âm mưu phá hoại Phật giáo của các luận sư ngoại học nằm vùng.
Thứ hai, khi đã bị nhồi sọ xem kinh Nhị thừa là thấp kém tiểu giáo thì ai thèm đọc.
Thứ ba, chỉ cần giữ “giới nhẹ” không đọc bộ sách dày cộm, khó thâm nhập, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế như vậy; dù Hòa thượng, Thiền sư, Pháp sư, Tiến sĩ Phật học được cho kẹo, họ cũng chẳng thèm phạm “khinh cấu tội”.
Tuy vậy, dù là giới trọng hay khinh thì việc chế đặt thêm giới Bồ-tát, thực chất là làm suy yếu sức mạnh của Tăng đoàn, điều này đã được Đức Thế Tôn khuyến cáo trong kinh Tăng Chi 3, chương 7, Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ):
“Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm”.
Tất nhiên, các tổ sư gốc Bà-la-môn khi ban hành giới mới, họ chẳng dại gì lại vỗ ngực xưng tên mình vẽ ra như thế; trái lại các tay tổ gián điệp chỉ cần gán thêm mấy chữ “như vầy tôi nghe” là có khối kẻ nhẹ dạ tin ngay lập tức. Trọng Thủy muốn tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giả, có bao giờ lại khoe mình là gián điệp?
Xin lưu ý thêm, ngay trong các tạng kinh A-hàm, được xem là Nguyên Thủy nhất theo truyền thống Bắc tạng, cũng đã bị sửa đổi thêm thắt rất nhiều. Do đó, cho dù có Bồ-tát con nào dám đụng đến kinh nhị thừa A-hàm thì cũng không vượt khỏi cái đáy giếng mà các tu sĩ gốc Bà-la-môn đã đào. Đã “bịt mắt bắt dê” lại còn đặt chông, rào dậu chung quanh thì “dê” còn biết chạy đi đâu?
Đức Phật đã di giáo rõ: sau khi Ngài nhập Niết Bàn các tu sĩ phải lấy Giới (Patimokkha) và Pháp (Nikaya) làm thầy, làm chỗ y chỉ, nương tựa. Giới (Patimokkha) thì bị thay thế, pháp (Nikaya) thì ngụy tạo cải biên đủ thứ, thử hỏi lời tiên tri của Đức Chánh Biến Tri trong kinh Tăng Chi 3, trang 657, nói rõ Diệu pháp chỉ kéo dài năm trăm năm thay vì một ngàn năm là đúng hay sai?
TẬP SAN PHẬT HỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét