Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

DẠI CÚNG DƯỜNG BỐ THÍ

Dại Nhân: _ Này Tiểu Thiên, Ta còn nhớ rõ Chương thứ 11 của kinh Bốn Mươi Hai Bài thuộc Đại Thừa, nguyên văn thế này: "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn.
Cho một trăm vị Tu Đà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn vị Tư Đà Hàm ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A-la-hán ăn.
Cho mười ức vị A-la-hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam thế Phật).
Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn”.
Ta hỏi thật, ngươi đừng buồn, tiểu phước tiểu trí như nhà ngươi có biết thế nào là một vị “Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng”?
Họ ở đâu, ngươi chỉ cho ta để ta cúng dường, kiếm phước “một vốn bốn mươi hai vạn lời”?
Tiểu Thiên: _ Mô Phật! Các “vị bốn không” ấy đang ở ngoài đồng vô tư… gặm cỏ.
 Dại Nhân: _ Đại lếu láo! Ngươi sẽ bị cắt lưỡi, nấu sôi ngàn năm trong địa ngục.
Tiểu Thiên: _ Đại nói thật! Tôi hỏi ông, có “vị” nào trong số đó có niệm, có trụ, có tu, có chứng, hay tất cả đều “vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng”?
Ông ăn nói làm sao nếu có những kẻ ngoại học thâm độc mang ác tâm với Phật giáo dựa vào đó phỉ báng Đức Phật? Lẽ nào một Bậc Chánh Đẳng Giác lại dạy điều tự hạ mình và sơ hở như vậy?
Rõ ràng chỉ có những cái đầu không có óc mới tin rằng câu nói quái thai ấy là của một bậc Thầy Trời Người. Các ông đã bị các luận sư gốc Bà-la-môn kết tập kinh giả xỏ mũi rồi mà vẫn không biết.  
Khổ quá! Các ông không chịu mở mắt, mở tai, mở trí, mở tâm, quay đầu lại nguồn cội mà nghe chính Đức Thế Tôn dạy trong Kinh Nguyên Thủy, bài Kinh Phân Biệt Cúng Dường, Trung Bộ 3 còn rành rành thế này:
Này Ananda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người. Bố thí các đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người…
Tại đây, này Ananda, (1) sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức.
(2) Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức.
(3) Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức.
(4) Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức.
(5) Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự Lưu cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức.
(6) Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự Lưu?
(7) Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất Lai?
(8) Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất Lai?
(9) Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất Lai?
(10) Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất Lai?
(11) Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán?
(12) Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán đệ tử Như Lai?
(13) Còn nói gì đến những vị Độc Giác Phật?
(14) Còn nói gì đến các Như Lai bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác?”. Chấm hết!
Nhưng thực ra vẫn chưa hết, vì trong bài kinh trên, Đức Phật còn tiên tri chính xác và xác chứng rõ ràng: “Nhưng này Ananda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới.
Nhưng này Ananda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ananda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng(Hết trích).
Với bất cứ phương tiện gì thì sự bố thí cho một cá nhân cũng không thể hơn bố thí cho cả số đông chúng Tăng, huống hồ ở đây lại là cả “một ngàn ức vị Phật ba đời” và một “vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng”? Rõ ràng chỉ có những hạng tu sĩ đã chuyển từ tánh thiện sang tánh ác, từ tánh khôn sang tánh dại, theo ác giới, ác pháp mới cả tin và phổ biến lời lẽ của những kẻ ma mãnh đến như thế.
Thấy như vậy, biết như vậy, ông nên tự trách mình tin bậy hay trách người khác nghĩ đúng? Ông có bớt dại để thấy sự đại thấu cáy, đại xỏ xiên của các đại “Bồ-tát Bà-la-môn” kết tập kinh - luật - luận dại thừa mà các ông đang tôn kính không?
Chỉ có họ và những ai dại dột tin họ, tin sự kết tập kinh… sợ của họ mới bị cắt lưỡi, nấu sôi ngàn năm trong địa ngục. Luật nhân quả nghiệp báo không tha cho bất cứ ai mang tội tà kiến, phỉ báng Thánh nhân đâu!
Ông nên lưu ý thêm, trong sự phân hạng cúng dường của cả hai đoạn dẫn chứng của ông và của tôi đều không nhắc đến danh xưng Bồ-tát. Nhưng ở đây ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau và đều có dụng ý sâu xa riêng của nó.
Theo tinh thần Nguyên thuỷ, trong mười bốn cấp được Đức Thế Tôn nêu lên không hề nhắc đến Bồ-tát là vì danh xưng Bồ-tát được Đức Thế Tôn dùng để chỉ những người chưa có chứng đắc ngay cả sơ thiền hoặc các pháp cao hơn nên chưa thoát khỏi bị các dục chi phối (Tiểu Kinh Khổ Uẩn, số 13, Trung Bộ 1).
Còn là Bồ-tát thì chưa chứng quả vị Dự Lưu vì vẫn còn nhiều những nghi hoặc, hôn trầm - thùy miên, sợ hãi, bị các tưởng sai biệt, thậm chí còn dâm ý (dutthullam) và ái dục… (Kinh Tùy Phiền Não, số 138, Trung Bộ 3); và các Bồ-tát vẫn còn bị khổ não, sầu bi, ô nhiễm (Kinh Thánh Cầu, số 26, TB1); vẫn còn các niệm ác, bất thiện chi phối (Kinh Song Tầm, số 19, Trung Bộ 1).
Tóm lại, danh xưng Bồ-tát dùng để chỉ những ai, tuy vẫn còn là phàm phu, nhưng mới chỉ biết hướng tìm theo chân lý giải thoát của chánh pháp, chưa có chứng đạo gì cả. Ngược lại, trong đoạn kinh ngụy tạo mà ông tin, tác giả đã không nêu danh xưng Bồ-tát mà các nhà Đại Thừa luôn ca ngợi thì chỉ có đứa con nít chưa dứt sữa mới không hiểu được vì sao.
Dại Nhân: _ Thế hoá ra bấy lâu nay ta cúng dường cho các Đại Bồ-tát Quan âm, Bồ-tát Thế chí, Bồ-tát Văn thù, Bồ-tát Phổ hiền… là cúng dường cho bậc thứ ba ngang với hàng phàm phu giữ gìn giới luật thôi sao? Không lẽ ta chỉ hy vọng kiếm được trăm ngàn lần công đức thôi à?
Tiểu Thiên: _ Không đơn giản như vậy. Ông đã không được một tí ti phước báu mà còn bị tai hoạ là đằng khác! Bởi, những Bồ-tát Đại Thừa ấy chỉ là những hình tượng văn học do các luận sư gốc Bà-la-môn tưởng tượng ra, dựng lên và tung vào Phật giáo, nhằm thực hiện âm mưu phân hoá, phá hoại ngầm Đạo Phật ngay từ bên trong.
Dại Nhân: _ Ý ngươi muốn nói đến thủ đoạn “mượn dao người để giết người” mà những kẻ hạ nhân vẫn thường áp dụng?
Tiểu Thiên: _ Hoàn toàn đúng như vậy! Đương nhiên các gián điệp nằm vùng cũng thừa biết gian kế đó, họ cũng  biết phải ngụy trang cho mình và vũ khí của mình càng giống với đối phương càng tốt, có như vậy họ mới che mắt, qua mặt được những người cả tin như ông để đưa những kẻ ly giáo với đạo Bà-la-môn vào địa ngục.
Dại Nhân: _ Thì ra chính vì lẽ đó nên các luận sư Bà-la-môn gián điệp gian xảo cũng phải sử dụng các vũ khí “Bồ-tát gián điệp” mới có thể xuyên tạc, công phá bức tường thành kiên cố của Chánh Phật Pháp. Quả thực, Phật dạy không sai, vô minh và tà kiến là nguyên nhân gây ra đau khổ.
Tiểu Thiên: _ Ông đã có một chút chánh trí rồi đấy! Tóm lại những cúng dường, công quả, công lao bấy lâu của ông đổ ra cho những “Bồ-tát ảo”, cuối cùng cũng chỉ hy vọng kiếm được những “công đức ảo” giống như công trình của những con dã tràng xe cát biển đông mà thôi!
Nói cho đúng phải như thế này: Bố thí cho một ngàn ức ba đời các vị “Bồ-tát gián điệp ảo” như thế ăn mới thực sự không bằng cho một “vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng” ăn.
Còn những ai dựa vào các “hình tượng ảo” này để khuyến khích, thọ hưởng người khác cúng dường tất phải mang tội phá hoà hợp Tăng: Phật không dạy như thế mà nói Phật dạy rồi chia phái lập tông, kỳ thị lẫn nhau, hẳn phải đọa vào địa ngục vô gián; nếu không cũng phải luân hồi nhiều kiếp để trả nợ đàn na tín thí theo đúng luật nhân quả.
Dại Nhân: _ Thôi chết tôi rồi! Hỡi ôi, Trời đã sinh ra Dại Nhân ta, sao còn sinh ra các quái nhân hại ta thế nhỉ?
Tiểu Thiên: _ Vẫn còn chưa muộn nếu ông biết tự cứu lấy mình và tích cực cứu giúp cho nhiều người khác để đoái công chuộc tội.
Nếu tất cả cư sĩ chúng ta cùng ý thức trách nhiệm của mình, đồng một lòng không cúng dường, hộ trì cho những nơi nào còn tồn tại các hình tượng giả, kinh văn dỏm của các “Bồ-tát gián điệp”; chắc chắn không bao lâu Phật giáo sẽ không còn cảnh chia năm xẻ bảy, tông này phái kia như hiện nay, mà trở lại thành một Đạo Phật thống nhất giống như trong thời Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni còn hiện tiền.
Xin hỏi ông, khi ấy lợi ích thuộc về ai: cư sĩ hay tu sĩ hay cả hai?
Dại Nhân: _ Cho cả ba: cư sĩ, tu sĩ và cả Đạo Pháp nữa.
Tiểu Thiên: _ Đúng vậy! Nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy bắt tay nhau trở về nguồn cội. Hai ngàn năm Phật giáo bị phân hóa chia rẽ bởi những kẻ phá hoại, thời gian ấy là quá lâu đối với những ai có tâm huyết với Đạo Phật. Đã đến lúc những gì của Đạo Phật phải trả về cho Đạo Phật, những gì của Bà-la-môn giáo phải trả về cho Bà-la-môn giáo.
Dại Nhân: _ Nhưng với một điều kiện là từ nay ông và tôi không được kích bác nhau nữa mà phải đoàn kết trên dưới một lòng như “nước hòa với sữa”.
Tiểu Thiên: _ Chắc chắn là như thế vì tôi cũng rất sợ địa ngục vô gián do tội phá hòa hợp Tăng. Cả hai chúng ta phải cùng một lòng viết tiếp cho xong vở bi hài kịch dài nhất lịch sử nhân loại này.
Dại Nhân: _ Xin sẵn sàng!
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét