Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BÀ LA MÔN CHAY VÀ ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA PHÁ HÒA HỢP TĂNG


DẪN: Có thể nói Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) là biểu tượng cho việc chia rẽ Tăng chúng, qua thủ đoạn lập giáo đoàn mới, với 5 điều luật mới, trong đó có việc "cấm ăn thịt cá". Cuối cùng kẻ chống Phật, hoại Tăng này đã bị đất rút và sa vào địa ngục. Đoạn trích chánh Luật Patimokkha dưới đây ghi lại thủ đoạn này.

Bên cạnh Devadatta còn có các Bà La Môn chay gian hiểm, họ cũng biết dùng thủ đoạn "CHAY MẶN" nhằm chống phá Đạo Phật Tam Tịnh Nhục, và chia rẽ Phật giáo với chiêu bài "Phật giáo chay - Phật giáo mặn". Mong rằng các con Phật sáng suốt để nhận chân kế sách ác hiểm này.

TRÍCH LUẬT PATIMOKKHA, ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI:
[592] Lúc bấy giờ, Đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veluvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta đã đi đến gặp Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto; đến rồi đã nói với Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto điều này:
- Này các Đại Đức, hãy đi. Chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo.
Khi được nói như thế, Kokālika đã nói với Devadatta điều này:
- Này Đại Đức, Sa-môn Gotama thật sự có đại thần lực, có đại oai lực. Làm thế nào chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo được?
- Này các Đại Đức, hãy đi. Chúng ta sẽ đi đến gặp Sa-môn Gotama và yêu cầu năm sự việc: “Bạch Ngài Đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.
Sa-môn Gotama sẽ không cho phép năm sự việc này. Và chúng ta đây sẽ công bố cho dân chúng biết về năm sự việc này.
- Này Đại Đức, với năm sự việc này thì có thể tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Này Đại Đức, bởi vì dân chúng có niềm tin với khổ hạnh...
[593] Sau đó, Devadatta cùng phe cánh đã đi đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Devadatta đã nói với Đức Thế Tôn điều này:
- Bạch Ngài, Đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.
- Này Devadatta, thôi đi. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị sống ở rừng; vị nào muốn thì cứ cư ngụ ở trong làng.
Vị nào muốn thì hãy trở thành vị khất thực. Vị nào muốn thì cứ hoan hỷ việc thỉnh mời.
Vị nào muốn thì hãy là vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ. Vị nào muốn thì cứ hoan hỷ y của gia chủ.
Này Devadatta, Ta cho phép chỗ trú ngụ là gốc cây trong tám tháng.

Cá thịt là thanh tịnh với ba điều kiện là: “Không thấy, không nghe, và không nghi ngờ.”  (Theo bản dịch của Tỳ-khưu Indacanda)
Thừa tự Luật trích lục:
Tóm lại các Bà-la-môn chay cũng đã dùng phương thức lập lờ ngụy trá sau đây để chống phá Đức Phật, gây chia rẽ Tăng đoàn thành ‘Phật giáo chay - Phật giáo mặn’:
Ăn thịt là sát sanh à Sát sanh là tàn ác à Phật giáo Nguyên Thủy cúng dường thịt là sát sanh, còn ăn thịt là tàn ác, không có từ bi àHãy theo truyền thống ăn chay của Bà-la-môn giáo phát triển.
Các đệ tử Bà-la-môn chay có thể phá rối Chánh Pháp, họ có thể chia rẽ chúng Tăng, nhưng họ chẳng bao giờ thoát khỏi địa ngục vì tội tà kiến, phá hòa hợp Tăng.
THÍCH TAM TỊNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét