Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

HỎI TĂNG NI ĐẠI THỪA TIN LĂNG NGHIÊM

Trong kinh Lăng Nghiêm ghi lời “Phật” dạy: “Anan, ta có dạy các vị Bồ-tát và A La Hán: “Sau khi ta diệt độ, các ông phải thị hiện thân mình, trong đời mạt pháp để cứu độ chúng sanh đang trầm luân, làm thầy sa môn, cư sĩ, vua, quan, đồng nam, đồng nữ, cho đến hiện thân đàn bà goá, kẻ dâm nữ, người gian xảo, kẻ trộm cướp, người hàng thịt, kẻ buôn bán, để lẫn lộn người chung một nghề nghiệp, đặng giáo hoá chúng sanh trở về chánh đạo”.
Nhưng các vị ấy quyết chẳng bao giờ nói: “ta đây thật là Bồ-tát, hoặc A La Hán v.v.. hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là Thánh nhơn thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài di tích cho người biết thôi”.  (Nguồn: HT Thích Thiện Hoa, Triết Lý Đạo Phật hay là Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm. http://www.thuvienhoasen.org/daicuongkinhlangnghiem-00.htm)
Câu hỏi: Đức Phật và các vị Thánh Thanh Văn A La Hán trong Kinh Nikaya không cần phải lẫn lộn chung nghề với ai nhưng vẫn cứu độ cho bao nhiêu dâm nữ, trộm cướp. Tại sao pháp Đại Thừa “cao siêu” hơn Tiểu Thừa lại không làm được như vậy?
Câu hỏi: Đời mạt pháp vì “vàng thau lẫn lộn”, tại sao Bụt Lăng Nghiêm lại còn muốn “thau vàng lẫn lộn” thêm?
Làm như vậy là đời mạt pháp hay pháp (Lăng Nghiêm) làm mạt đời?
Câu hỏi: Theo kinh Kim Cang, đoạn 28, có đến “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật Như Lai”, còn Bồ-tát thì đông vô số kể, nhiều như vi trần và quyền năng cũng vô biên.
Với số lượng “vô lượng vô biên” như vậy, chỉ cần một phần triệu triệu số Bồ-tát hiện thân cứu người thì số dâm nữ, người gian xảo, kẻ trộm cướp đã giảm rất nhiều thậm chí “tuyệt chủng” không còn.
Thế nhưng tại sao số người bất thiện ngày càng tăng thêm? Phải chăng do Bồ-tát Đại Thừa tu chưa xong nên thay vì hoá độ cho kẻ ác “cải tà quy chánh”, trái lại các Bồ-tát Đại Thừa lại bị kẻ ác “cải chánh quy tà”?
Câu hỏi: Các Bồ-tát Đại Thừa biết hoá thân làm “đồng nam, đồng nữ, kẻ dâm nữ, người gian xảo, kẻ trộm cướp”; ngược lại những kẻ xấu này cũng biết hiện thân giả làm Bồ-tát Đại Thừa để dụ dỗ, lừa gạt Phật tử. Làm sao phân biệt được “thau vàng lẫn lộn” đây?
Câu hỏi: Giả sử, có kẻ dựa vào Lăng Nghiêm và chỉ vào các dâm nữ, người gian xảo, kẻ trộm cướp nói bừa rằng đó là các tổ sư Lăng Nghiêm hiện thân cứu đời, các tín đồ Đại Thừa phải trả lời như thế nào?
Họ nên tin vào Lăng Nghiêm, hay tin kẻ nói xấu, hay không nên tin cả hai?
Câu hỏi: Tương tự, có người cầm cuốn sách Lăng Nghiêm, chỉ vào đoạn trích dẫn trên và nói với Phật tử Đại Thừa như sau: “Hoà Thượng Thích Lăng Nghiêm và Thượng Tọa Thích Hoa Nghiêm đã tu thành Bồ-tát Đại Thừa. Hằng đêm họ hoá thân thành gái đứng đường đón khách để thoả mãn cho khách; các ngài biến thành kẻ trộm cướp, giật đồ để gieo duyên hoá độ cho người khác”.
Trường hợp này phải gọi là “Gậy ông đập lưng ông” hay “Gậy Bụt giả đập lưng Tổ dại”?
KINH SƯ CHÁNH TRUYỀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét