Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Ngài A Nan A Hàm bị đồng tính???


Thật vậy, những ai đọc kỹ bài kinh Bệ Ha Đề, số 214, Trung A Hàm, lưu truyền ở phương Bắc có quyền đặt nghi vấn nêu trên. Thế nhưng để thấy rõ đúng sai, thật giả, chánh tà cần phải đối chiếu kinh "Bệ Ha Đề" với kinh "Bahitika" tương đương, số 88, Trung Bộ Pali, lưu truyền ở phương Nam.

Bài phân tích dưới đây so sánh từng đoạn tương đương của hai bài kinh nêu trên sẽ cho thêm một minh chứng về tà kinh ngụy tạo trong hệ thống kinh tạng của Phật giáo.

Hy vọng mọi người đọc xong sẽ nảy sinh sự "phân vân trí thức" cần thiết, đó là những kinh - luật - luận mà mình đang tin tưởng, thọ trì có thực sự của Đức Phật hay không, hay do 'kẻ lạ' đời sau sáng chế ra. Biết rõ điều này, tu hành mới mong giải thoát, mới không uổng công phí sức.

SO SÁNH
Kinh Bahitika, P88, (HT Thích Minh Châu dịch Việt từ nguyên bản Pali) 
Kinh Bệ-Ha-Đề, A214, (TT Thích Tuệ Sĩ dịch Việt từ bản Hán ngữ)

Chánh kinh Pali: "Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).
Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Ði khất thực ở Savatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tôn giả đi đến lâu đài Pubbarama Migaramatu (Ðông Viên Lộc Mẫu giảng đường) để nghỉ trưa."
Tà kinh A-hàm: "Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ Tôn giả A-nan trú tại Xá-vệ, có chút việc tại Đông viên Lộc mẫu giảng đường. Lúc đó Tôn giả A-nan dẫn một thầy Tỳ-kheo ra khỏi Xá-vệ, đến Đông viên Lộc mẫu giảng đường. Công việc xong, Tôn giả dẫn thầy Tỳ-kheo trở về vườn Cấp cô độc, trong rừng Thắng."
Bình: Phật “du hoá” tại nước Xá-vệ thì hợp lý, nhưng “trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc” lại không hợp lý. Câu đúng phải là “Một thời Phật ngự tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc”.
Tà kinh A Hàm bịa thêm chuyện ông A-nan dẫn một Tỳ-kheo ra khỏi Xá-vệ làm gì? Hẳn nhiên, với đoạn văn úp mở trên, một người ngoại học chưa tin thánh hạnh nơi các Thánh Tăng có quyền nghi ngờ ông A-nan và vị Tỳ-kheo đã làm điều gì không đứng đắn.
Chẳng cần tìm đâu xa, sự úp mở “có vẻ đầy tội lỗi” này sẽ được chính ông A-nan trong tà kinh A Hàm không đánh tự khai. So sánh tiếp đoạn sau sẽ rõ.
***
Chánh kinh Pali: "Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala cưỡi trên con voi Ekapundarika và đi ra khỏi thành Savatthi trong buổi sáng sớm. Vua Pasenadi nước Kosala thấy Tôn giả Ananda từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với vị đại thần Sirivaddha:
-- Vị Tôn giả ấy, này Sirivaddha, có phải là Ananda không?
-- Thưa phải, tâu Ðại vương, Tôn giả ấy là Ananda.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với một người khác: -- Này Người kia, hãy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, rồi thưa như sau: "Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda không có công việc gì phải làm gấp, thưa Tôn giả, mong Tôn giả hãy vì lòng từ chờ đợi một lát".
Tà kinh A-hàm: "Khi ấy Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cỡi trên con voi Nhất-bôn-đà-lị cùng với Đại thần Thi-lị-a-trà từ thành Xá-vệ đi ra. Tôn giả A-nan khi ấy nhìn thấy Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la từ xa đi đến, bèn hỏi vị Tỳ-kheo đồng hành rằng: “Có phải là Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la ấy không?” Vị Tỳ-kheo đáp: “Đúng vậy.”
Tôn giả A-nan liền tẻ xuống đường, lánh vào một gốc cây. Vua Ba-tư-nặc từ xa nhìn thấy Tôn giả A-nan nơi gốc cây bèn hỏi: “Này Thi-lị-a-trà, có phải là Sa-môn A-nan ấy không?” Thi-lị-a-trà đáp: “Đúng vậy.”"
Bình: Rõ ràng là ông A-nan trong A Hàm đã làm điều xấu xa tồi bại với vị Tỳ-kheo nên gặp vua Ba-tư-nặc phải “tẻ xuống đường lánh vào một gốc cây”, tuy vậy ông vẫn bị phát hiện “nơi gốc cây”. 
Nhưng không lẽ ông A-nan người tường thuật bài kinh này lại đặt điều tự nói xấu mình như vậy? Hẳn là không rồi! Chắc chắn đã có một ông A-nan giả thứ hai cũng biết “Như vầy tôi nghe” để vu khống ông A-nan thật. Khốn thay, vì quá tích cực và ấu trĩ nên ông A-nan giả đã “dấu đầu hở đuôi”.
Tất nhiên những ông A-nan giả này cũng chẳng sợ gì mà không chế biến ra các bản kinh ngụy tạo khác để đánh lừa con Phật, phá hoại Phật Pháp. Vì thế cứ nhắm mắt tin vào các cuốn kinh-dị-dạng xuất hiện sau này đều là của Phật giáo, đây quả là một điều ngây thơ đến rồ dại.
Hiểu ra việc này có người phải xấu hổ với cả những đứa con nít rành câu chuyện cổ tích “Cô bé quàng khăn đỏ”. Với chúng, để dễ dàng lường gạt kẻ khác, một con cáo tinh ma còn biết giả giọng người thân của mình, huống hồ…

***
Chánh kinh Pali: "-- Thưa Tôn giả Ananda, có phải Thế Tôn không làm các thân hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?" 
Tà kinh A-hàm: "Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi: “A-nan, Đức Thế Tôn có hành những thân hành như vậy chăng? Tức là thân hành mà các Sa-môn, Phạm chí ghê tởm chăng?”
Bình: Câu hỏi của vua Pasenadi trong chánh kinh Pali quá rõ ràng, không cần giải thích gì thêm. Thế nhưng trong A Hàm, người đọc sẽ hiểu ngay ý vua Ba-tư-nặc muốn nói “thân hành như vậy” có nghĩa là thân hành “ghê tởm” của ông A-nan đã bị vua Ba-tư-nặc phát hiện (?) 
Rõ ràng miệng lưỡi ông A-nan giả quả là độc địa và hết sức… ngớ ngẩn. Bởi lẽ A-nan giả quên rằng mình đang là người thuật lại câu chuyện này. Có ai lại dại dột tự tố cáo chính mình như vậy? Chỉ có kẻ mạo ra bài kinh (tởm) này mới thế!
Đã là đồ giả thì bao giờ cũng dở. Kinh giả, “Thánh” giả cũng vậy!
***
Chánh kinh Pali:  "-- Thưa Ðại vương, Thế Tôn không làm các thân hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
-- Thưa Tôn giả Ananda, có phải Thế Tôn không làm các khẩu hành... không làm các ý hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?
-- Thưa Ðại vương, Thế Tôn không làm các khẩu hành, ý hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
-- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, điều mà tôi không thể nói lên một cách đầy đủ trong một câu hỏi, đã được Tôn giả Ananda nói lên một cách đầy đủ trong câu trả lời câu hỏi. Thưa Tôn giả, khi người ngu si, thiếu kinh nghiệm tán thán hay hủy báng những người khác, mà không chứng nghiệm và suy xét, thì chúng tôi không y cứ vào đấy và xem như là lõi cây. Nhưng thưa Tôn giả, khi người có trí, có kinh nghiệm tán thán hay hủy báng những người khác, có chứng nghiệm và suy xét, thì chúng tôi y cứ vào đấy và xem như là lõi cây".
Tà kinh A-hàm:  "Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, Như Lai không có những thân hành như vậy tức là thân hành mà các Sa-môn Phạm chí, những người thông minh trí tuệ và hàng thế gian khác ghê tởm.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! A-nan, điều mà tôi không đủ khả năng để nói, kể cả những người thông minh trí tuệ, và những hàng thế gian khác, thì A-nan đủ khả năng. Này A-nan, nếu ai không nhận định kỹ mà đã chê bai hay khen ngợi thì tôi không coi đó là chơn thật. Này A-nan, Đức Thế Tôn có những thân hành như vầy, những thân hành mà các Sa-môn Phạm chí những người thông minh trí tuệ và những hàng thế gian khác ghê tởm chăng?”
Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, Như Lai không bao giờ hành những thân hành như vậy, tức những thân hành mà các Sa-môn Phạm chí những người thông minh trí tuệ và những hàng thế gian khác ghê tởm.”"
Bình: Tại sao các dịch giả A-hàm đã lược bỏ không nhắc đến khẩu hành và ý hành mà chỉ nói về thân hành? Một đứa con nít có suy tư cũng hiểu rằng các ông gián điệp muốn cố tình “dịch tể” thêm vào cái “thân hành bất thiện” của ông A-nan chứ sao.
Theo Ba-tư-nặc A Hàm, điều mà ông và kể cả những người thông minh trí tuệ không đủ khả năng để nói nhưng ông A-nan “đủ khả năng” là gì? Ai cấm người đọc nghĩ rằng ông A-nan đã dám làm điều “thế gian ghê tởm” nhưng vẫn thản nhiên công nhận “thân hành như vậy” trước mọi người. Tà kinh A-hàm một lần nữa lại phơi bày sự thâm hiểm vốn có của mấy ông dịch sư qua câu nói hai chiều của ông Ba-tư-nặc.
Tại sao Tà kinh A-hàm lại biên dịch thêm vua Ba-tư-nặc gạn hỏi đến hai lần “thân hành như vậy” nơi Đức Thế Tôn? Hẳn là mấy ông “giả dịch” muốn khiến người đọc cũng giống như vua Ba-tư-nặc nghi ngờ Phật và A-nan nên mới hỏi tới hỏi lui như vậy.
Những ai còn tin A Hàm là kinh của Phật có hiểu ra những điều này không?

***
Chánh kinh Pali: "Nhưng thưa Tôn giả Ananda, thế nào là thân hành mà các vị Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?
-- Thưa Ðại vương, bất cứ thân hành gì bất thiện".
Tà kinh A-hàm: "Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành?” 
A-nan đáp: “Đại vương, đó là những thân hành bất thiện.”
Bình: Câu hỏi và câu trả lời trong chánh kinh Pali quá rõ. Thế nhưng, theo A Hàm, chỉ những “thân hành bất thiện như vậy” của ông A-nan-giả mới là thân hành, còn những thân hành thiện thì không phải thân hành ư? 
Các dịch giả Tà kinh A-hàm chỉ cần lược bỏ vài từ trong Chánh kinh Pali là tức khắc câu trả lời của ông A-nan trở nên ngây ngô, ngớ ngẩn; và lời cải biên của họ trở thành thâm độc, nham hiểm vô cùng.
Với những tên nằm vùng trong tôn giáo, đặc biệt là những tay luận sư gián điệp, cảnh giác với họ không bao giờ thừa!
***
Chánh kinh Pali: "Tôn giả Ananda, sau khi vua Pasenadi nước Kosala ra đi không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda tường thuật lên Thế Tôn tất cả cuộc đàm thoại với vua Pasenadi nước Kosala rồi dâng tấm vải ngoại hóa lên Thế Tôn.
Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:  -- Thật hạnh phúc thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Thật tốt đẹp thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Vua đã được yết kiến Tôn giả Ananda và được cúng dường".
Tà kinh A-hàm: "Sau khi vua đi không bao lâu, Tôn giả A-nan bèn đem chiếc y bệ-ha-đề đến trước Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi lui đứng một bên mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-lavì pháp mà bố thí chiếc y bệ-ha-đề này, vậy con xin Thế Tôn đặt chân lên trên chiếc y này để vương gia nước Câu-tát-la được tăng ích phước lành.”
Khi ấy Đức Thế Tôn bèn dẫm hai chân lên y bệ-ha-đề rồi bảo: “A-nan, nếu ông đã bàn luận những gì cùng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hãy kể lại cho Ta nghe.” Khi ấy Tôn giả A-nan bèn kể lại hết những điều đã luận bàn cùng vua nước Câu-tát-la cho Thế Tôn nghe"
Bình: Hãy nhớ lại bài kinh Vương Tử Bồ Đề, số 85, Trung Bộ 2, trong đó Đức Thế Tôn nhất định không chịu bước lên tấm vải mới mà Vương Tử trải ra để cung đón Ngài. Cuối cùng Tôn giả A-nan phải giải thích lý do và vị Vương Tử đã phải từ bỏ thiện ý của mình:
“-- Thưa vương tử, hãy cho cuộn lại tấm vải, Thế Tôn không có đi bộ trên vải, Như Lai còn nghĩ đến những người thấp kém.
Rồi vương tử Bodhi cho cuộn lại tấm vải…”
Theo Pali gốc, Đấng Từ Phụ không nỡ dẫm lên tấm vải mới vì thương tưởng đến những người còn nghèo khổ, thiếu cơm ăn áo mặc. Thế nhưng A Hàm lại trái ngược hoàn toàn khi bịa đặt thêm chuyện Phật dẫm hai chân lên tấm y cúng dường của vua. Hình ảnh này có ý gì?
Tất nhiên là không hay rồi! Bởi, một người ngoại học có quyền cho rằng đó là hành vi kẻ cả khinh miệt đồ cúng dường và người cúng dường. Một người chưa tin Phật có thiện cảm với hành vi vô lý này không? Dĩ nhiên là không! Biết vậy, họ có thèm cúng dường bố thí cho các đệ tử Phật không? Đương nhiên là không! Biết điều này một ông vua chưa tin Phật còn muốn “vì pháp mà bố thí” không? Hẳn nhiên cũng không! Nếu chẳng may vua bị kẻ xấu gièm pha khiến tự ái “con trời” nổi lên, nổi trận lôi đình giận cá chém thớt, lúc này chết ai? Tất nhiên là mấy ông con Phật. 
Đấy, các tổ sư dịch giả Bà-la-môn đã hết lòng “quy y” và đổ công sức tạo dựng ra Tam tạng “vĩ đại” cho Phật giáo là như thế đấy!
Xin mọi người hãy thận trọng, chớ có tin… chớ có tin… chớ có tin…!!!
Kinh Sư Chánh Tư Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét