Những ai đọc kĩ bài kinh sau đây và suy tư chín chắn sẽ thấy nhiều người tuy mang danh “Phật tử”, thế nhưng kì thật họ là con của các Tổ sư gốc Bà-la-môn, chứ không phải con của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bài kinh ‘MINH’ (2) (S.v,432)
“1) ...
2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập", không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt", không như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, Bà-la-môn hạnh.
3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập", như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt", như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay của Bà-la-môn hạnh.
4) Thế Tôn thuyết giảng như vậy... bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Những ai không rõ biết,
Khổ và Khổ tập khởi,
Không rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết Con Ðường ấy
Ðưa đến chỉ tịnh Khổ.
Những vị ấy không có
Tâm và tuệ giải thoát,
Họ không thể chấm dứt,
Phải đi đến sanh già.
Khổ và Khổ tập khởi,
Không rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết Con Ðường ấy
Ðưa đến chỉ tịnh Khổ.
Những vị ấy không có
Tâm và tuệ giải thoát,
Họ không thể chấm dứt,
Phải đi đến sanh già.
Những vị nào rõ biết,
Khổ và Khổ tập khởi,
Và rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết Con Ðường ấy
Ðưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già”
Khổ và Khổ tập khởi,
Và rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết Con Ðường ấy
Ðưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già”
Ý KIẾN CON PHẬT:
Theo lời dạy trên, các Sa-môn, Bà-la-môn nào không rõ biết như thật Bốn Thánh Đế, trong đó có Đạo Đế tức Tám Chánh Đạo, những người này còn không được Đức Thế Tôn thừa nhận là Sa-môn, Bà-la-môn huống hồ là con của Đức Phật.
Những ai đang nghĩ mình là con Phật Thích Ca hãy tự hỏi mình xem có thật biết Tám Chánh Đạo là gì không? Các hiểu biết ấy có đúng với các định nghĩa của Đức Thế Tôn trong chánh kinh Nikāya về Tám Chánh Đạo, bao gồm Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định không?
Chưa nói đến các chánh đạo khác, chỉ xét chánh đạo thứ tám là Chánh Định cũng đủ biết. Xuyên suốt trong kinh tạng Pāli, Đức Thế Tôn đều định nghĩa nhất quán Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định. Trước sau như một Ngài đều giảng dạy chỉ có Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định này mới đạt tới Chánh Trí Tuệ và Chánh Giải Thoát. Đây là chân lý bất di bất dịch qua bao đời Chư Phật.
Chính vì thế Bốn Thiền Bốn Chánh Định mới là chánh đạo về thiền định trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân lý về Con Đường Đoạn Diệt Khổ Đau. Chư Phật đã gọi là Chân lý, tất nhiên nó phải đúng cho tất cả mọi người, đúng qua tất cả mọi thời đại và đúng ở bất kì nơi đâu.
Điều này có nghĩa Bốn Thiền Bốn Thánh Định là Chân lý về thiền định, là chánh thiền định giúp đi tới giải thoát dành cho tất cả mọi người, ở bất kì đâu và từ thời Chư Phật quá khứ, lẫn trong hiện tại, và mãi mãi muôn đời sau.
Theo trên, mọi loại thiền không phải Bốn Thiền đều là ngoại đạo thiền, tà đạo thiền, lạc đạo thiền. Mọi loại định không phải Chánh Định Bốn Thánh Định đều là định thấp kém, định tà tưởng, định tà đạo.
Thế nhưng đau đớn thay, chính những người con Phật được xem là chánh tông ngày nay chẳng còn ai biết đến Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định là gì. Tất cả chỉ còn biết ‘phồng xẹp’, ‘giở bước đạp’, ‘Bút-thô thở vô, Bút-thô thở ra’, thiền minh sát, luận vi diệu pháp v.v...
Đó là chưa nói đến các vị ‘con hoang’. Họ đã không biết đúng Tám Chánh Đạo với Chánh Tinh Tấn là Bốn Chánh Cần, Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định thì chớ, lại còn nghe theo các tổ sư gốc Bà-la-môn xổ toẹt tất cả, xem các chánh đạo này chỉ là pháp thấp kém tiểu thừa. Qua đây đủ biết các ‘con hoang’ này đã đi xa tới đâu, bị đọa lạc cỡ nào.
Những ai đang nghĩ mình là con chính tông Đức Phật hãy tự hỏi mình có biết Đức Thế Tôn định nghĩa Chánh Thiền Thứ Nhất là gì không? Phải làm sao để ly được dục, ly bất thiện pháp tức ly được khổ để chứng được Sơ Thiền? Thế nào là trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ? Và làm sao để vững trú trong trạng thái này?
Làm sao để đoạn diệt được tầm tứ, chứng và an trú Thiền Thứ Hai? Thế nào là hỷ lạc do định sanh không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm?
Làm sao để ly được hỷ? Thế nào là trú xả, chánh niệm tỉnh giác? Thế nào là thân cảm được sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú của Thiền Thứ Ba?
Làm sao xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước? Thế nào là trạng thái không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh để chứng và trú Thiền Thứ Tư?
Chỉ hỏi bấy nhiêu cũng đủ biết các Phật tử ngày nay có còn là con chính tông Phật Thích Ca hay không? Hay họ là con các luận sư gốc Bà-la-môn, con các tổ sư vẽ ra các tà thiền, tà định? Rõ ràng lời tiên tri của Đức Thế Tôn về Diệu Pháp chỉ tồn tại năm trăm năm là hoàn toàn chính xác.
Cho nên mới có kệ rằng:
Những ai bị dắt dẫn,
Bởi tổ sư gián điệp,Họ không rõ thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết Bốn Thiền ấy,
Làm sao tịnh chỉ Khổ.
Những vị ấy không có,
Chánh Định giúp giải thoát,
Họ làm sao chấm dứt,Khỏi khổ đau sanh già.
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết Bốn Thiền ấy,
Làm sao tịnh chỉ Khổ.
Những vị ấy không có,
Chánh Định giúp giải thoát,
Họ làm sao chấm dứt,Khỏi khổ đau sanh già.
Những vị nào rõ biết,
Chánh Định là Bốn Thiền,Sẽ biết như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết Bốn Thiền ấy
Ðưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các Tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già”
Chánh Định là Bốn Thiền,Sẽ biết như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết Bốn Thiền ấy
Ðưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các Tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già”
TẠP CHÍ PHẬT GIÁO CHÁNH TRUYỀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét