Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

KINH A HÀM XUYÊN TẠC PHẬT


So sánh số 33
P90. Kinh Kannakatthala & A212. Nhất Thiết Trí
Chánh kinh Pāli: “Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, hôm nay vua Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn”.
Hai chị em Soma và Sakula được nghe: “Hôm nay vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn”. Rồi hai chị em Soma và Sakula đi đến vua Pasenadi nước Kosala tại phòng ăn, và thưa như sau:
- Tâu Ðại vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa giúp: “Bạch Thế Tôn, chị em Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không”.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi, ngồi xuống một bên…”
Tà kinh A Hàm: “Bạch Cù-đàm, vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc kính lời thăm hỏi Thánh thể được khang cường, an lạc không tật bệnh, đi đứng thoải mái khí lực như thường chăng? Vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc muốn đến gặp.”
Đức Thế Tôn đáp rằng: “Mong vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc được an ổn khoái lạc. Mong cho Trời, Người, A-tu-la, Kiền-tháp-hòa, La-sát và mọi loài khác cũng được an ổn khoái lạc. Vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc muốn đến xin cứ tự tiện tùy ý.” Lúc đó sứ giả nghe Phật nói, ghi nhớ kỹ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy nhiễu ba vòng rồi lui về.
Bấy giờ Tôn giả A-nan đứng sau lưng Đức Thế Tôn, quạt hầu Phật. Sau khi người sứ giả đi rồi, Đức Thế Tôn quay lại bảo rằng: “Này A-nan, ông cùng Ta sang ngôi nhà lớn hướng phía Đông, mở cửa sổ ra và đóng cửa lớn lại,vào trong chỗ kín đáo ấy. Hôm nay Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, nhất tâm, không loạn động, muốn nghe và thọ lãnh Chánh pháp.”
Khi ấy Tôn giả A-nan bạch Phật rằng: “Kính vâng.” Rồi Đức Thế Tôn dẫn A-nan sang ngôi nhà lớn hướng phía Đông kia, mở cửa sổ ra và đóng cửa lớn lại, dọn chỗ ngồi ở chỗ kín đáo, trải ni-sư-đàn và kiết già mà ngồi.”
PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN: - Trong kinh Pali, tất cả mọi người hiền trí từ vua chúa cho đến cả Phạm Thiên đều kính tôn bậc Thầy Trời Người. Các vua chúa, quan quyền, trưởng giả đều biết “cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn”. Các chư Thiên đảnh lễ xong phải đứng qua một bên, không dám ngồi trước mặt bậc Đạo Sư thiêng liêng. Thế nhưng trong A Hàm các nghi thức này đều bị lược bỏ, thay vào đó là kiểu ‘kính lời’ chung chung, thậm chí các Tỳ-kheo A Hàm còn vô lễ ngồi trước mặt Phật. So sánh bấy nhiêu cũng hiểu được ‘tấm lòng’ của các dịch sư gián điệp.
Hẳn là vua Ba-tư-nặc A Hàm độc ác lắm nên Đức Phật phải cầu “mong cho Trời, Người, A-tu-la, Kiền-tháp-hòa, La-sát và mọi loài khác cũng được an ổn khoái lạc”? Ông sứ giả ghi nhớ kỹ điều này mà về tâu lại thì vua Ba-tư-nặc phật lòng lắm lắm. Dịch giả A Hàm cài thêm câu này khiến Bụt A Hàm khác hoàn toàn với Đức Phật Pali, thật thiếu tế nhị, không có Tha Tâm Thông gì cả.
Chắc chắn Tà kinh A-hàm lại sắp bịa đặt hoặc xuyên tạc Bụt A Hàm điều gì đó nên mới “gắn” thêm vào miệng Ngài bảo ông A-nan dọn chỗ ngồi tiếp vua nơi kín đáo. Thực hư thế nào xem tiếp đoạn sau sẽ rõ.
***
Chánh kinh Pāli: “Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, con có nghe như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể tự cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, bạch Thế Tôn, có phải những vị ấy nói lời Thế Tôn nói, họ không xuyên tạc Thế Tôn, không đúng như thật; họ giải thích pháp đúng pháp và những ai nói hợp pháp, đúng pháp sẽ không có cơ hội để chỉ trích hay không?
- Thưa Ðại vương, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, những vị nói như vậy không nói đúng lời Ta nói, và họ xuyên tạc Ta một cách hư ngụy, không đúng sự thật.”
Tà kinh A Hàm: “Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, con nghe Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không, và hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’. Bạch Cù-đàm, Ngài đã nhớ là đã nói như vậy chăng?
Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại vương, Ta không nhớ là đã nói như vậy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, và hiện tại không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’.”
PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN: So sánh đến đây những người có trí có thể hiểu vì sao các dịch giả A Hàm bịa đặt ra chuyện Bụt A Hàm phải tiếp vua Ba-tư-nặc trong chỗ kín đáo rồi nhé! Thật vậy:
Trong Pali, một vị có Túc Mạng Minh nhớ hằng hà vô số kiếp về trước, lại nhớ cả hai tạng Kinh và Luật đồ sộ, thế nhưng trong A Hàm ngài vẫn không nhớ nổi một câu mình đã nói với vua Ba-tư-nặc hay sao? Vô lý!
- Hơn nữa trong Chánh kinh Pāli vua Pasenadi nghe kẻ khác nói lại chứ không phải chính ông nghe Phật nói, hai sự kiện này hoàn toàn khác nhau, cần phải phân biệt rõ. Nếu không rõ hư thực, người thọ trì tà kinh A Hàm chỉ còn nước tin rằng Bụt A Hàm phải dọn chỗ kín đáo để dễ đôi chối riêng với nhà vua mà thôi.
- Hỡi những người con Phật có lý trí, các vị cần phải ghi nhớ rằng, nếu cónhững ai nói như sau: “Sa-môn Gotama có nói kinh A Hàm và các kinh sau này” những vị nói như vậy không nói đúng lời Phật nói, và họ xuyên tạc Phật một cách hư ngụy, không đúng sự thật!
***
Chánh kinh Pāli: “Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với tướng quân Vidudabha: -- Này Tướng quân, ai đã đem vấn đề này vào trong nội cung?
Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa.”
Tà kinh A Hàm: “Lúc đó Đại tướng Bệ-lưu-la đứng sau lưng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, cầm phất trần hầu vua. Rồi Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la quay lại nói với Đại tướng Bệ-lưu-la rằng: “Hôm trước Ta ngồi với đại chúng, ai là người đầu tiên nói rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có và trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’?”
Đại tướng Bệ-lưu-la đáp rằng: “Tâu Thiên vương, có Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử là người đầu tiên nói như vậy.””
PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN: - Trong Pāli chính Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa là người đã xuyên tạc Đức Thế Tôn, là người đã đem vấn đề bịa đặt vào trong nội cung. Thế nhưng trong A Hàm ông ta lại biến thành kẻ đầu tiên nhắc lại điều Bụt A Hàm đã nói. Điều này có nghĩa sau ông ta còn có kẻ thứ hai, thứ ba… cũng chính tai họ được “như vầy tôi nghe” Bụt A Hàm nói, như vậy rõ ràng Bụt A Hàm là người đã chối điều mình đã nói (???)
Quả là những kẻ biên dịch A Hàm đã lươn lẹo ngụy biện thâm độc để biến trắng thành đen, đen thành trắng; tướng cướp thành nạn nhân, nạn nhân thành tướng cướp.
Không phải vô cớ khi các dịch giả A Hàm vẽ thêm hình ảnh Đại tướng Bệ-lưu-la cầm phất trần hầu vua. Trong A Hàm có rất nhiều hình ảnh vẽ thêm ông A-nan cũng đứng quạt hầu Phật. Hóa ra, Bụt A Hàm tuy đã xuất gia nhưng có khác gì vua chúa! Rõ ràng kẻ cải biên A Hàm vẽ như vậy không thuật đúng thời Phật, và họ đã xuyên tạc Phật một cách hư ngụy, không đúng sự thật!
***
Chánh kinh Pāli: “Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, rất có thể những điều Thế Tôn nói về một vấn đề khác, được người ta gán vào một vấn đề khác. Bạch Thế Tôn, liên hệ vấn đề gì Thế Tôn tự xem là nói những lời nói ấy?
- Thưa Ðại vương, Ta tự xem là đã nói những lời như sau: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy”.”
Tà kinh A Hàm: “Bạch Sa-môn Cù-đàm, có thể có những lời nói khác, nhưng được ghi nhớ khác. Bạch Cù-đàm, ngài có nhớ đã nói những gì chăng?”
Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại vương, Ta nhớ đã từng nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào trong một thời biết tất cả, trong một thời thấy tất cả’. Này Đại vương, Ta nhớ đã nói như vậy.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong tán thán rằng: “Những lời Sa-môn Cù-đàm nói như Sư. Những lời Sa-môn Cù-đàm nói như Thiện sư. Lại có những điều muốn hỏi, mong Ngài cho phép con hỏi.””
PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN: Theo Pāli, vua Pasenadi đã nêu rõ sự việc rằng Đức Thế Tôn nói lên một vấn đề này nhưng đã bị kẻ khác gán ghép thành một vấn đề khác để xuyên tạc Ngài. Vua Pasenadi xin Đức Thế Tôn khẳng định lại sự việc để ông được tận tai nghe. Đây là thái độ của một người trí.
Ngược lại, trong A Hàm, Bụt A Hàm đã được vua Ba-tư-nặc cứu thoát! Thật vậy, theo A Hàm, vua Ba-tư-nặc và người đầu tiên, người thứ hai, thứ ba… đều “như vầy tôi nghe” Bụt A Hàm nói, cho nên họ không thể ghi nhớ khác được, do vậy chỉ có chuyện Bụt A Hàm “có thể có những lời nói khác” mà thôi. Thế nên xin mời Bụt cứ việc nhớ ra điều gì đó mà nói khác đi cho êm xuôi (nói hai ba lưỡi như vậy mà!)
Thì ra Bụt A Hàm biết trước sẽ bị vua Ba-tư-nặc hạch hỏi nên ngài phải gặp vua chỗ kín đáo để dễ dàng đôi chối đó thôi. Các ông dịch giả A Hàm thâm độc thật!
***
Chánh kinh Pāli: “Rồi một người khác tâu với vua Pasenadi nước Kosala: -- Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa đã đến. Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa: -- Này Bà-la-môn, ai phổ biến câu chuyện này trong nội cung?
- Tâu Ðại vương, tướng quân Vidudabha.
Tướng quân Vidudabha lại nói: -- Tâu Ðại vương, chính Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa. Rồi có một người tâu với vua Pasenadi nước Kosala: -- Tâu Ðại vương, nay đã đến thời dùng xe.”
Tà kinh A Hàm: “Trong lúc Đức Thế Tôn cùng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đang luận việc này nửa chừng thì người sứ giả dẫn Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử trở lại đến chỗ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la tâu:
“Tâu Thiên vương, Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử đã đến đây.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe nói liền hỏi Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử rằng:
“Hôm trước ta cùng đại chúng đang hội tọa ai là người trước tiên nói rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm nói như vầy: Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, và trong hiện tại cũng không có. Không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’?”
Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử đáp: “Tâu Thiên vương, chính Đại tướng Bệ-lưu-la là người đã nói trước tiên.” Đại tướng Bệ-lưu-la nghe xong thưa: “Tâu Thiên vương, chính Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử là người nói trước.” Cứ như vậy hai người đó cãi nhau về vấn đề này.”
PHÂN TÍCH BÌNH LUẬNTrong Chánh kinh Pāli, vua Pasenadi hỏi đích danh Bà-la-môn Sanjaya xem kẻ nào đã đem câu chuyện xuyên tạc Đức Thế Tôn vào trong nội cung. Vị Bà-la-môn này đã đổ vấy cho tướng quân Vidudabha. Nhưng tướng quân Vidudabha không nhận và xác định chính Bà-la-môn Sanjaya. Hai người đều chối và đẩy tội cho nhau.
Tội này do ai hãy tạm gác sang một bên, vấn đề ở đây cần phải ghi nhớ là ngay khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài còn tại tiền đã có những kẻ xuyên tạc Ngài. Vậy thì sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt sao lại không có những kẻ như thế chứ? Theo đây, mọi người cứ nhắm mắt tin càn mọi kinh - luật - luận sau này do các tổ sư gốc Bà-la-môn truyền trao, như vậy có phải là quá ngây thơ cả tín không?
Chẳng cần tìm đâu xa, ngay đoạn kinh A Hàm tương đương ở đây thôi. Thay vì theo Chánh kinh hai ông cận thần chối tội và đổ lỗi cho nhau, thì trong A Hàm hai ông này chỉ cãi nhau về vấn đề ai nói trước tiên điều Bụt A Hàm đã nói chứ không phải vấn đề họ đã xuyên tạc Đức Thế Tôn. Các dịch giả A Hàm chỉ cần viếtlách một chút thôi sự chối tội đã sang qua Bụt A Hàm rồi. Chuyện này không có gì lạ, hủy báng sa-môn Gotama là căn bệnh di truyền của những kẻ phá hoại Phật giáo.
Qua so sánh hai bài kinh tương đương nêu trên càng thấy rõ hơn sự thâm hiểm của các dịch giả gián điệp khi họ đã cố tình xuyên tạc kinh điển Phật giáo một cách thâm độc. Những kẻ đã bịa đặt các sự kiện này trong A Hàm chẳng lẽ không thể dựng đứng những cuốn kinh luật khác hay sao?
Chỉ có điên rồ mới không thể nhìn ra sự thật đã quá rõ ràng như vậy!
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét