Dại Nhân: _ “Sanh tử tức Niết Bàn” - vào ra sanh tử nhưng vẫn thấy mình giải thoát.
Tiểu Thiên: _ Hóa ra con thiêu thân lao đầu vào lửa cũng biết đi tìm giải thoát để chứng ngộ “Niết Bàn sanh tử” như các ông?
Dại Nhân: _ Ngươi dám làm như chúng không? Nhát như thỏ, biết thế nào là Niết Bàn?
Tiểu Thiên: _ Hoàn toàn không dám! Vì sao? Vì Đức Phật không dạy “sanh tử tức Niết Bàn” mà Ngài dạy, “Hữu diệt là Niết Bàn” (Tương Ưng 2, tr.207).
Dại Nhân: _ Niết Bàn hữu diệt là sao?
Tiểu Thiên: _ Là diệt dục hữu, diệt sắc hữu, và diệt vô sắc hữu chứ sao. Bởi lẽ, dục là khổ vì thế diệt dục hữu là diệt một nỗi khổ.
Diệt sắc hữu có nghĩa đoạn diệt tham sắc tướng của vật chất thế gian như chùa to, Phật lớn, mũ áo cân đai, dù to, lọng lớn, thùng tiền két bạc… là diệt được khổ thứ hai.
Diệt vô sắc hữu tức đoạn diệt ham mê đạo vị, đạo danh, đạo phẩm, chức tước, quyền lực trong giáo hội… là diệt được khổ thứ ba.
Ông đã diệt ba sanh-hữu này tới đâu để biết thế nào là Niết Bàn? Chưa biết Niết Bàn là gì mà dám rêu rao “sanh tử cũng là Niết Bàn”, nếu gặp Đức Phật sẽ bị Ngài ví như một người mù bẩm sinh, bị kẻ bất lương khoác lên mình chiếc áo dơ bẩn nhưng bảo rằng áo đẹp bậc nhất; rồi cứ thế kẻ mù loà gặp ai cũng rêu rao mình có áo quý bậc nhất.
Cũng vậy, giữa “Niết Bàn sanh tử” của loài thiêu thân và Niết-bàn-hữu-diệt của Đức Thế Tôn; những ai là kẻ can đảm, đại trí, đại huệ sẽ tự nhận biết. Tiểu Thiên tôi không dám lạm bàn.
TẬP SAN PHẬT HỌC
------------------------------
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét