DẪN: Đây đó nhiều người vẫn thấy vài tăng ni quý tộc đi xe hơi, dùng hàng hiệu đắt tiền, tài sản không
kém đại gia. Nhờ đâu? Nhờ của Tam Bảo chứ đâu. Nhưng chiếu theo Bồ-tát giới họ
chỉ bị tội nhẹ mà thôi. Tất nhiên kẻ
chế ra Bồ-tát giới không nói huỵch tẹt ra như vậy, mà phải làm bộ đạo đức giả,
có vậy họ mới qua mặt những kẻ ngây thơ cả tin. Mọi người hãy suy ngẫm kỹ
nguyên văn giới khinh 27 và phần phân tích phản biện để thấy rõ hơn.
Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 27: “- GIỚI THỌ BIỆT THỈNH 53
Nếu Phật tử; tất cả chẳng được nhận của cúng dường
dành riêng về mình. Của cúng dưòng nầy thuộc về thập phương Tăng, nếu nhận
riêng thời là lấy của thập phương Tăng đem về phần mình. Và của vật trong tám
phước điền: Chư Phật, Thánh nhân, các Sư Tăng, cha, mẹ, và người bệnh, tự mình
riêng nhận dùng. Phật tử nầy phạm “khinh
cấu tội”.
Chú thích 53 (tr.35 của Bồ-tát giới): “Đây là cố ý
tìm cách cho thí chủ đem cúng riêng cho mình nên phạm tội khinh. Nếu đã thuộc
về chư Tăng, Tam Bảo, mà đi dành riêng về phần mình, thời thuộc về tội trọng
thứ hai.”
PHÂN TÍCH PHẢN BIỆN
Xin hỏi các Đại Thừa sư, Bồ-tát giới có
phải do Bụt Lô Xá Na ‘uỷ quyền’ cho Bụt Thích Ca ban đặt không? Nếu
vậy, những luật định chính thức này phải có giá trị gấp ngàn vạn lần các chú thích của kẻ đời sau.
Theo đây, Bồ-tát giới phán rõ ràng lấy vật
thuộc ‘tám phước điền’ chỉ phạm ‘khinh
cấu tội’ là... khinh cấu tội,
tức là tội khinh, NHẸ hơn tội trọng. Còn chú thích
phán như thế nào là chuyện của chú thích. Điều cần lưu ý là không
phải tất cả các bản Bồ-tát giới đều có chú thích thống nhất
giống nhau. Điều này cho thấy chú thích trong bản dịch này chỉ là ý
kiến riêng thêm vào của KẺ ĐỜI SAU
nhằm khỏa lấp đi sự TAI QUÁI
của Bồ-tát giới.
Giới biệt thọ thỉnh thứ 27 này TAI QUÁI ở chỗ nào? Thật dễ hiểu,
chiếu theo luật này một Bồ-tát con ma mãnh sẽ không ngán sợ tội
khinh, sẵn sàng lấy của ‘tám phước điền’ để hưởng thụ. Khi ấy các
chùa Đại Thừa chỉ còn có nước mạt. Đây là lý do vì sao kẻ vẽ ra
Bồ-tát giới ban luật 27, lấy của ‘tám phước điền’ chỉ bị tội khinh.
Tất nhiên, vài kẻ đời sau cũng thấy được sự
nguy hại này, cho nên phải vẽ ra chú thích 53 để cứu nguy cho hội
chúng mình không bị mạt vì ‘giới thọ biệt thỉnh’.
Thế nhưng, các Bồ-tát con cứ chiếu theo
Bồ-tát giới mà thi hành, cứ việc lấy của ‘tám phước điền’ và trưng
Bồ-tát giới ra để được nhẹ tội. Ai nói ra nói vào, quý vị chỉ cần
hỏi các người có phải là Bụt Lô Xá Na không, có phải là Bụt Thích
Ca Đại Thừa không mà đính chính vớ vẩn.
Còn nếu giới luật của Bụt Đại Thừa mà cần
phải bào chữa, bổ khuyết thì dứt khoát nó không phải là giới luật
của đấng Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác rồi. Dẹp bỏ là vừa!
Ai đó còn phân vân chưa dám dẹp bỏ, mời đọc lại vài
giới khinh khác của Bồ-tát giới để mạnh dạn dứt khoát với ngụy giới phá hoại
Đạo Phật
- Trích giới khinh thứ 1: "Mỗi sự đều đúng như
pháp mà cúng dường, hoặc tự bán thân cho đến quốc thành con cái,
cùng bảy báu trăm vật để cung cấp các bậc ấy. Nếu Phật tử lại sinh lòng
kiêu mạn, sân hận, ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y
theo pháp mà CÚNG DƯỜNG, Phật tử này phạm «khinh cấu tội».”
- Trích giới khinh thứ 6: "Mỗi ngày ba thời cúng dường, trăm thức uống ăn, giường
ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá
đáng ba lượng vàng đều phải cấp hộ cho pháp sư."
- Trích giới khinh thứ 26: "Nếu tự mình không có,
thì phải bán thân, bán con cái, lóc thịt
thân mình mà bán, để sắm đồ cung cấp cho những khách tăng ấy."
TẬP SAN LUẬT HỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét