Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BÀ LA MÔN CHAY VÀ ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA PHÁ HÒA HỢP TĂNG


DẪN: Có thể nói Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) là biểu tượng cho việc chia rẽ Tăng chúng, qua thủ đoạn lập giáo đoàn mới, với 5 điều luật mới, trong đó có việc "cấm ăn thịt cá". Cuối cùng kẻ chống Phật, hoại Tăng này đã bị đất rút và sa vào địa ngục. Đoạn trích chánh Luật Patimokkha dưới đây ghi lại thủ đoạn này.

Bên cạnh Devadatta còn có các Bà La Môn chay gian hiểm, họ cũng biết dùng thủ đoạn "CHAY MẶN" nhằm chống phá Đạo Phật Tam Tịnh Nhục, và chia rẽ Phật giáo với chiêu bài "Phật giáo chay - Phật giáo mặn". Mong rằng các con Phật sáng suốt để nhận chân kế sách ác hiểm này.

TRÍCH LUẬT PATIMOKKHA, ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI:
[592] Lúc bấy giờ, Đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veluvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta đã đi đến gặp Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto; đến rồi đã nói với Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto điều này:
- Này các Đại Đức, hãy đi. Chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo.
Khi được nói như thế, Kokālika đã nói với Devadatta điều này:
- Này Đại Đức, Sa-môn Gotama thật sự có đại thần lực, có đại oai lực. Làm thế nào chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo được?
- Này các Đại Đức, hãy đi. Chúng ta sẽ đi đến gặp Sa-môn Gotama và yêu cầu năm sự việc: “Bạch Ngài Đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.
Sa-môn Gotama sẽ không cho phép năm sự việc này. Và chúng ta đây sẽ công bố cho dân chúng biết về năm sự việc này.
- Này Đại Đức, với năm sự việc này thì có thể tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Này Đại Đức, bởi vì dân chúng có niềm tin với khổ hạnh...
[593] Sau đó, Devadatta cùng phe cánh đã đi đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Devadatta đã nói với Đức Thế Tôn điều này:
- Bạch Ngài, Đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức.
Bạch Ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội.
Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.
- Này Devadatta, thôi đi. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị sống ở rừng; vị nào muốn thì cứ cư ngụ ở trong làng.
Vị nào muốn thì hãy trở thành vị khất thực. Vị nào muốn thì cứ hoan hỷ việc thỉnh mời.
Vị nào muốn thì hãy là vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ. Vị nào muốn thì cứ hoan hỷ y của gia chủ.
Này Devadatta, Ta cho phép chỗ trú ngụ là gốc cây trong tám tháng.

Cá thịt là thanh tịnh với ba điều kiện là: “Không thấy, không nghe, và không nghi ngờ.”  (Theo bản dịch của Tỳ-khưu Indacanda)
Thừa tự Luật trích lục:
Tóm lại các Bà-la-môn chay cũng đã dùng phương thức lập lờ ngụy trá sau đây để chống phá Đức Phật, gây chia rẽ Tăng đoàn thành ‘Phật giáo chay - Phật giáo mặn’:
Ăn thịt là sát sanh à Sát sanh là tàn ác à Phật giáo Nguyên Thủy cúng dường thịt là sát sanh, còn ăn thịt là tàn ác, không có từ bi àHãy theo truyền thống ăn chay của Bà-la-môn giáo phát triển.
Các đệ tử Bà-la-môn chay có thể phá rối Chánh Pháp, họ có thể chia rẽ chúng Tăng, nhưng họ chẳng bao giờ thoát khỏi địa ngục vì tội tà kiến, phá hòa hợp Tăng.
THÍCH TAM TỊNH

NGƯỜI ĂN CHAY HOAN HÔ ĂN MẶN

Tôi ăn chay trường đã nhiều năm vì hai lý do tôi sẽ nói sau. Khi ăn chay và tìm hiểu những lời dạy thực sự của Đức Phật trong Chánh kinh Nguyên thủy về vấn đề chay mặn tôi mới ngộ ra nhiều điều lý thú.
Truy nguyên lịch sử của thói ăn chay sẽ thấy rõ nó xuất phát từ các sa-môn, Bà-la-môn trước cả thời Đức Phật. Như trong kinh Nikaya nhiều lần phản ảnh, các Bà-la-môn đã cổ xúy cho kiểu ăn chay và xem đó như một biểu hiện cho lòng từ tâm
Hơn nữa họ còn lớn tiếng chỉ trích, đả phá, vu khống những Tỳ Kheo ăn “tam tịnh nhục”. Những sự kiện như thế nhan nhản trong Kinh Nikaya, chỉ có những ai không đọc hoặc đọc không kỹ thì mới không thấy, không biết.
Có ăn chay mới thấm thía lời của Đức Phật. Ngay trong chánh Kinh, có lần Ngài nói rằng Ngài quán thấy hằng hà sa số chúng sanh trong từng giọt nước. Ngày nay, sự thật này đã được chứng minh dưới kính hiển vi. Rõ ràng tiếng rống sư tử đã mạnh mẽ tố cáo lối ăn chay đạo đức giả của các sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo.
Thực vậy, với một Tỳ Kheo ăn một miếng thịt thanh tịnh vì “không thấy, không nghe, không nghi ngờ” người khác giết con vật cho mình, hẳn nhiên vị Tỳ Kheo ấy đã từ bi gấp trăm, gấp ngàn vạn lần các ông sa-môn, Bà-la-môn “chay rởm”. 
Bởi lẽ, trong ly nước các ông uống; trong dĩa rau, miếng đậu hũ các ông ăn hằng ngày đã có vô số, vô lượng chúng sanh phải chết trong lỗ bụng của các ông. Không theo nguyên tắc “tam tịnh nhục” thì các sa-môn, Bà-la-môn chính là những kẻ sát sanh tàn nhẫn, vô nhân đạo và đạo đức giả nhất.
Nếu các sa-môn, Bà-la-môn cho rằng những vi sinh vật ấy quá nhỏ bé không đáng kể, thì xin nhắc họ rằng ai đã hô hào cái gọi là đạo đức hiếu sinh cho đến một con kiến tí xíu cũng không nên giết, vì dù nhỏ bé nó cũng là một sinh mạng kia mà.
Biết thương đến con kiến nhỏ gấp vạn lần con gà thì xin các ông hãy thương cả vô số những chúng sanh vi sinh trong ly nước, trong dĩa rau của các ông mà hãy nhịn uống nhịn ăn để đừng giết hại chúng nữa. Tất nhiên tổ sư của các ông dù có sống lại bảo các ông như thế các ông cũng chẳng dám.
Thế nhưng khi người ta ăn “tam tịnh nhục” một con gà, con cá thì các ông lại to mồm cho là độc ác. Thế mới biết cái thói đạo đức giả của các sa-môn, Bà-la-môn vẫn còn di truyền lâu dài dai dẳng qua hằng ngàn năm như thế nào.
Các sa-môn, Bà-la-môn lên giọng dạy đời người khác rằng không nên ăn cá thịt để người khác không phải sát sanh hại mạng. Đúng vậy! Thế thì họ cũng đừng nên ăn rau để người ta khỏi phải trồng trọt giết hại vô số côn trùng, sâu bọ. Chỉ biết phê phán người khác và không thấy sự vô lý của mình, đó cũng là tính chất giả đạo đức của những tên láu cá, hoặc nếu không thì cũng thuộc loại ngu si nhưng thích lươn lẹo.
Hẳn nhiều người còn nhớ ông sa-môn đầu tiên trong Đạo Phật hô hào ăn chay không ai khác hơn là Đề Bà Đạt Đa. Ông ta đã đề nghị Đức Phật ban thêm 5 giới cấm, trong đó điều thứ nămkhông được ăn thịt cá.
Tất nhiên Đức Phật đã từ chối đề nghị ngu dốt của Đề Bà Đạt Đa, bởi lẽ nếu nhờ không ăn thịt cá mà ly được dục thì các loài trâu, bò, dê, ngựa… đã tuyệt chủng từ lâu rồi. Lối đạo đức giả của Đề Bà Đạt Đa chỉ đánh lừa được các chú Tỳ-kheo trẻ người non dạ, chứ làm sao qua mắt được các bậc trưởng lão trải đời hiểu đạo.
Thế nhưng, ngay sau đó các Tỳ-kheo mới đã kịp thời tỉnh ngộ và họ biết ngay rằng chính kẻ đạo đức giả đề nghị không ăn thịt cá ấy đã xúi dục vua A Xà Thế giết cha đoạt ngai vàng, lăn đá làm Phật chảy máu, xua voi điên hòng giết hại Phật. Tham dục của một kẻ ăn chay như Đề Bà Đạt Đa có khi còn gấp ngàn vạn lần người đời ăn mặn.
Rõ ràng ăn chay đạo đức là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt, chúng chỉ là một đối với những kẻ giả đạo đức mà thôi! Đáng tiếc thay, sau này các đệ tử của Đề Bà Đạt Đa và các Bà-la-môn vẫn tiếp tục truyền thống giới cấm thủ ấy trong đạo Phật, đến độ xem nó như một phương cách để phân biệt chánh và tà, tốt và xấu, giữ giới hay không giữ giới.
Đã có kẻ còn lý sự bạt mạng cho rằng vì lính Pôn Pốt ở Campuchia theo truyền thống ăn thịt trong chùa nên tàn ác giết hằng triệu dân của mình. Nếu vậy bọn phát xít Nhật đã giết hằng chục triệu dân Trung Hoa và các dân tộc khác là do họ sinh ra và lớn lên trong một đất nước có truyền thống Đại Thừa chuyên ăn chay chăng?
Đọc đến đây hẳn người đọc phân vân thắc mắc vì sao tôi bênh vực cho truyền thống ăn “tam tịnh nhục”, thế nhưng lại ăn chay? Xin nói ngay, đó là do hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất tôi theo hạnh khất thực, thọ nhận món ăn theo sự cúng dường của đàn na tín thí và vùng tôi ở gồm toàn những người phải ăn chay vì họ kiêng thịt cá, bởi thế tôi vẫn vui lòng ăn chay. Qua nhiều năm ăn chay và gặt hái những bệnh tật, những nghiệp chướng từ ăn chay mà ra nên tôi bênh vực ăn “tam tịnh nhục” là vì vậy!
Thứ hai nếu tôi muốn ăn mặn cũng được, vì một số thí chủ khác hiểu tôi và sẵn sàng hộ độ riêng cho tôi đầy đủ. Nhưng làm thế tôi đã gây thêm phiền toái cho gia chủ. Vả lại tôi ăn chay để mạnh dạn nói lên những điều trên, và khi đó những kẻ ngu dốt nhưng đầy kiêu mạn không thể nói tôi vì thèm miếng thịt mà bênh vực ăn mặn.
Nói tóm lại, tôi là người ăn chay và sẽ hoan hô ăn “tam tịnh nhục” cho đến khi nào những người ăn chay hiểu điều đáng hiểu và không còn nói bậy mới thôi!
THÍCH TAM TỊNH

CON PHẬT HAY CON TỔ BÀ LA MÔN?


Những ai đọc kĩ bài kinh sau đây và suy tư chín chắn sẽ thấy nhiều người tuy mang danh “Phật tử”, thế nhưng kì thật họ là con của các Tổ sư gốc Bà-la-môn, chứ không phải con của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bài kinh MINH (2) (S.v,432)

1) ...

2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập", không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt", không như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, Bà-la-môn hạnh.

3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập", như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt", như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay của Bà-la-môn hạnh.

4) Thế Tôn thuyết giảng như vậy... bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Những ai không rõ biết,
Khổ và Khổ tập khởi,
Không rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết Con Ðường ấy
Ðưa đến chỉ tịnh Khổ.
Những vị ấy không có
Tâm và tuệ giải thoát,
Họ không thể chấm dứt,
Phải đi đến sanh già.
Những vị nào rõ biết,
Khổ và Khổ tập khởi,
Và rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết Con Ðường ấy
Ðưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già
Ý KIẾN CON PHẬT:
Theo lời dạy trên, các Sa-môn, Bà-la-môn nào không rõ biết như thật Bốn Thánh Đế, trong đó có Đạo Đế tức Tám Chánh Đạo, những người này còn không được Đức Thế Tôn thừa nhận là Sa-môn, Bà-la-môn huống hồ là con của Đức Phật.
Những ai đang nghĩ mình là con Phật Thích Ca hãy tự hỏi mình xem có thật biết Tám Chánh Đạo là gì không? Các hiểu biết ấy có đúng với các định nghĩa của Đức Thế Tôn trong chánh kinh Nikāya về Tám Chánh Đạo, bao gồm Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định không?
Chưa nói đến các chánh đạo khác, chỉ xét chánh đạo thứ tám là Chánh Định cũng đủ biết. Xuyên suốt trong kinh tạng Pāli, Đức Thế Tôn đều định nghĩa nhất quán Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định. Trước sau như một Ngài đều giảng dạy chỉ có Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định này mới đạt tới Chánh Trí Tuệ và Chánh Giải Thoát. Đây là chân lý bất di bất dịch qua bao đời Chư Phật.
Chính vì thế Bốn Thiền Bốn Chánh Định mới là chánh đạo về thiền định trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân lý về Con Đường Đoạn Diệt Khổ Đau. Chư Phật đã gọi là Chân lý, tất nhiên nó phải đúng cho tất cả mọi người, đúng qua tất cả mọi thời đại và đúng ở bất kì nơi đâu
Điều này có nghĩa Bốn Thiền Bốn Thánh Định là Chân lý về thiền định, là chánh thiền định giúp đi tới giải thoát dành cho tất cả mọi người, ở bất kì đâu và từ thời Chư Phật quá khứ, lẫn trong hiện tại, và mãi mãi muôn đời sau.
Theo trên, mọi loại thiền không phải Bốn Thiền đều là ngoại đạo thiền, tà đạo thiền, lạc đạo thiền. Mọi loại định không phải Chánh Định Bốn Thánh Định đều là định thấp kém, định tà tưởng, định tà đạo.
Thế nhưng đau đớn thay, chính những người con Phật được xem là chánh tông ngày nay chẳng còn ai biết đến Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định là gì. Tất cả chỉ còn biết ‘phồng xẹp’, ‘giở bước đạp’, ‘Bút-thô thở vô, Bút-thô thở ra’, thiền minh sát, luận vi diệu pháp v.v...
Đó là chưa nói đến các vị ‘con hoang’. Họ đã không biết đúng Tám Chánh Đạo với Chánh Tinh Tấn là Bốn Chánh Cần, Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định thì chớ, lại còn nghe theo các tổ sư gốc Bà-la-môn xổ toẹt tất cả, xem các chánh đạo này chỉ là pháp thấp kém tiểu thừa. Qua đây đủ biết các ‘con hoang’ này đã đi xa tới đâu, bị đọa lạc cỡ nào.
Những ai đang nghĩ mình là con chính tông Đức Phật hãy tự hỏi mình có biết Đức Thế Tôn định nghĩa Chánh Thiền Thứ Nhất là gì không? Phải làm sao để ly được dục, ly bất thiện pháp tức ly được khổ để chứng được Sơ Thiền? Thế nào là trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ? Và làm sao để vững trú trong trạng thái này?
Làm sao để đoạn diệt được tầm tứ, chứng và an trú Thiền Thứ Hai? Thế nào là hỷ lạc do định sanh không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm?
Làm sao để ly được hỷ? Thế nào là trú xả, chánh niệm tỉnh giác? Thế nào là thân cảm được sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú của Thiền Thứ Ba?
Làm sao xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước? Thế nào là trạng thái không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh để chứng và trú Thiền Thứ Tư?
Chỉ hỏi bấy nhiêu cũng đủ biết các Phật tử ngày nay có còn là con chính tông Phật Thích Ca hay không? Hay họ là con các luận sư gốc Bà-la-môn, con các tổ sư vẽ ra các tà thiền, tà định? Rõ ràng lời tiên tri của Đức Thế Tôn về Diệu Pháp chỉ tồn tại năm trăm năm là hoàn toàn chính xác.
Cho nên mới có kệ rằng:
Những ai bị dắt dẫn,
Bởi tổ sư gián điệp,Họ không rõ thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết 
Bốn Thiền ấy,
Làm sao tịnh chỉ Khổ.
Những vị ấy không có
,
Chánh Định giúp giải thoát,
Họ 
làm sao chấm dứt,Khỏi khổ đau sanh già.
Những vị nào rõ biết,
Chánh Đị
nh là Bốn Thiền,Sẽ biết như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết 
Bốn Thiền ấy
Ðưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các Tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già
TẠP CHÍ PHẬT GIÁO CHÁNH TRUYỀN

CHẾT CẢ NÚT! MÙ VỪA THÔI!


PHỔ HIỀN XÚI DẠI KẺ NGU


Trong phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền Bồ-Tát, kinh Hoa Nghiêm (Bản dịch của HT Thích Trí Quang) còn ghi rõ rành rành:
Đối với mười đại nguyện này, có ai đem lòng tin sâu xa mà tiếp nhận, ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng đọc thuộc lòng, cho đến chỉ sao chép được một bài chỉnh cú bốn câu, cũng mau chóng diệt được năm tội vô gián.”
Câu hỏi: Chỉ cần sao chép được một bài chỉnh cú bốn câu, cũng mau chóng diệt được năm tội vô gián: giết mẹ, giết cha, làm Phật chảy máu, giết A La Hán, phá hoà hợp Tăng. Chánh Pháp và luật nhân quả thể hiện như thế nào đây?
Một Ma vương không thể giả Bụt để nói như thế chăng? Chứng minh?
Cũng phẩm kinh trên, đoạn số 57:
“Nếu mà xưa kia
không có trí tuệ
nên tạo năm tội
địa ngục Vô gián,
nhưng nếu ngày nay
tụng đại nguyện vương
của đức Phổ hiền,
thì một sát na
tiêu diệt tức thì
năm tội như vậy”.
Câu hỏi: Lần lượt giết mẹ, giết cha, làm Phật chảy máu, giết A La Hán, phá hoà hợp Tăng rồi chỉ việc tụng đại nguyện vương của Bồ-tát Phổ Hiền “thì một sát na tiêu diệt tức thì năm tội như vậy” có hợp đạo lý, đúng nhân quả không? Nếu không, tại sao?
Nguyện thứ bảy của Phổ Hiền “…đối với chư vị Bồ-tát, Thanh Văn, Duyên giác, còn tu học, hết tu học, cho đến hết thảy các bậc Thiện tri thức, tôi đều khuyên mời đừng nhập Niết-bàn, hãy sống với những thời kỳ nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới, để lợi ích yên vui cho tất cả chúng sinh.”
Câu hỏi: Những ai tin Phổ Hiền phân biệt thế nào giữa Niết-bàn hữu dư y và Niết-bàn vô dư y?
Tại sao Đức Phật và các Thánh Tăng A La Hán đều nhập Niết-bàn nhưng vẫn giúp biết bao chúng sanh an vui?
Câu hỏi: Tại sao Phổ Hiền không biết khuyên mọi người nhập Niết-bàn hữu dư y và tiếp tục làm lợi ích cho chúng sanh; và trước khi nhập Niết-bàn vô dư y hãy đào tạo những người theo sau như các Thánh Tăng Tiểu Thừa?
Một kẻ còn bị sa lầy, còn bị chết đuối có cứu được kẻ trong bùn lầy được không?
Câu hỏi: Đức Phật trong chánh kinh chánh gốc khuyên dạy “Nhập vào Niết-bàn là sự thực hành phạm hạnh. Niết-bàn là mục tiêu cuối cùng. Niết-bàn là cứu cánh” (Tương Ưng tập 3, trang 331); và nhấn mạnh “Ðồng nghĩa với Niết-bàn giới là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si, cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc” (S.v,8).
Trong khi đó, Phổ Hiền trong Hoa Nghiêm xuất hiện hằng trăm năm sau do Bà-la-môn Long Thọ kết tập, một người có trí theo tinh thần khách quan khoa học nên tin vào đâu trước?
Nguyện thứ tám: “thường học theo Phật là như đức Tỳ lô giá na như lai của thế giới Sa bà này… lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích huyết làm mực, sao chép kinh điển chất bằng núi Tu di, vì tôn trọng chánh pháp mà thân mạng còn không tiếc…”
Câu hỏi: Đức Phật trong kinh Nguyên Thủy đã dạy: “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết...
Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết”? (Tăng Chi, Chương 1, trang 73).
Sống theo Phổ Hiền khổ hay sướng? Pháp luật của Hoa Nghiêm vụng thuyết hay khéo thuyết?
Câu hỏi: Đức Thế Tôn của ‘Tiểu Thừa’ dạy tiếp: “Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ” (Kinh Tăng Chi II, tr. 159).
Theo lời dạy trên, Phổ Hiền trong Hoa Nghiêm của Bà-la-môn Long Thọ có phải là bậc ác trí, tiểu tuệ không?
Nguyện thứ mười: “…mở bày đường chính của nhân loại chư thiên và Niết-bàn. Nếu chúng sinh vì làm bao nghiệp dữ mà bị những quả khổ nặng nề thì tôi chịu thay hết cho họ, làm cho họ được giải thoát, cứu cánh thành đạt vô thượng bồ đề”.
Câu hỏi: Mới nguyện thứ bảy Phổ Hiền khuyên mời đừng nhập Niết-bàn, vậy mà đến đây nói ngược lại. Cách nhau có mấy nguyện mà đã lú lẫn mâu thuẫn trước sau là bệnh gì?
Các Bồ-tát khác của Đại Thừa hẳn cũng như vậy?
Những kẻ diệt chủng, buôn người bán ma túy v.v.. dù làm bao nghiệp dữ cũng không còn sợ gì nữa vì đã có Phổ Hiền chịu thay hết cho họ. Các ác nhân còn sợ gì nữa?
TẬP SAN HỌC PHẬT


Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

PHỔ HIỀN CHỐNG PHẬT, XÚI TRẺ ĂN CỨT GÀ


Vì sao? Vì năm tội địa ngục Vô gián là:

1 GIẾT MẸ,
2 GIẾT CHA, 
3 GIẾT A LA HÁN,
4 LÀM THÂN PHẬT CHẢY MÁU,
5 PHÁ HÒA HỢP TĂNG

Năm tội tày đình như trên sẽ được tiêu diệt nhanh chóng nhờ nghe lời Phổ Hiền (hay Phổ Ác). Các nghịch tử tin lời Phổ hiền còn sợ gì nữa?

DIỆU LAM SƯU TẦM

PHỔ HIỀN CỦA BÀ LA MÔN LONG THỌ CHỐNG PHẬT THÍCH CA


Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

PHẢN BÁC NGỤY KING KIM CANG ĐẠI THỪA

Kinh Kim Cang Đại Thừa (Theo bản dịch của HT Thích Trí Quang)
Đoạn 23“Như lai là người nói phải, nói chắc, nói như sự thật, nói không lừa đảo, nói không mâu thuẫn.”
Đoạn 40“Trưởng lão Thiện hiện, các vị đừng nói Như lai nghĩ rằng Như lai giải thoát các loại chúng sinh; trưởng lão Thiện hiện, đừng nghĩ như vậy, vì thật không có một chúng sinh nào Như lai giải thoát. Nếu có chúng sinh Như lai giải thoát, thì thế chính là Như lai đã có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh thọ giả”.
Câu hỏi: Chiếu theo tinh thần “kinh Kim Cang”, rõ ràng Như lai không có công đức gì cả (?)
Trong tinh thần “vô phân biệt”, những ai tin “Bụt Kim Cang” có dám “vô phân biệt” Bụt Kim Cang với một kẻ giết người diệt chủng, khi y cũng dạy cho đồ chúng của y thế này: “Này các sát nhân, các ngươi đừng nói Ta đây nghĩ rằng Ta giết hại vô số chúng sinh; này các ngươi, đừng nghĩ như vậy, vì thật không có một chúng sinh nào bị Ta giết chết. Nếu có chúng sanh bị Ta giết chết, thì thế chính là Ta đã có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh thọ giả”?
Trong “kinh Kim Cang”, Bụt Kim Cang dạy như vầy: “Bồ-tát cũng vậy; Bồ-tát mà nói ta phải làm cho vô số chúng sinh đều được Niết-bàn, thì không được gọi là vị Bồ-tát; trưởng lão Thiện hiện, bởi vì thật ra không có pháp gì gọi là Bồ-tát. Vì thế Như lai nói tất cả pháp không phải ngã, nhân, chúng sinh thọ giả. (Đoạn 31)
Câu hỏi: Tuân theo lời dạy của Bụt Kim Cang, tên đồ tể diệt chủng phán tiếp: “Kẻ sát nhân cũng vậy; kẻ sát nhân mà nói ta đã giết vô số chúng sinh từ giã cõi đời, thì kẻ này không được gọi là Sát nhân; các ngươi, bởi vì thật ra không có pháp gì gọi là Sát nhân. Vì thế Ta nói tất cả pháp không phải ngã, nhân, chúng sinh thọ giả”. Theo đây, những tín đồ Đại Thừa cũng dám “vô phân biệt” sát nhân diệt chủng với các Bồ-tát Đại Thừa luôn chăng? 
Cũng trong Kim Cang kinh, Bụt Kim Cang ban Diệu pháp Đại Thừa thế này: “Trưởng lão Thiện hiện, thiện nam thiện nữ phát tâm bồ đề, thì sửa tâm mình bằng tuệ giác này: ta phải làm cho hết thảy chúng sinh đều được Niết-bàn, hết thảy chúng sinh được Niết-bàn rồi mà thật không thấy một chúng sinh nào được Niết-bàn cả.
Lý do là vì Bồ-tát mà có ý tưởng ngã nhân chúng sinh thọ giả, thì như thế là không phải Bồ-tát. Tại sao như vậy, trưởng lão Thiện hiện, bởi vì thật ra không có pháp gì là người phát tâm vô thượng bồ đề” (Đoạn 29).
Câu hỏi: Bụt Kim Cang sẽ trả lời sao với các oan hồn uổng tử khi tên đồ tể cũng y theo ngài “dạy” rằng: “Này các sát thủ, nam nữ tín đồ phát tâm dũng mãnh, thì củng cố tâm mình bằng giác tuệ này: ta phải làm cho hết thảy chúng sanh đều được diệt chủng, hết thẩy chúng sanh được diệt chủng rồi mà thật không thấy một chúng sanh nào được diệt chủng cả.
Lý do là vì Sát nhân mà có ý tưởng ngã nhân chúng sinh thọ giả, thì như thế là không phải Sát nhân. Tại sao như vậy, trưởng lão Ngu hiện, bởi vì thật ra không có pháp gì là người phát tâm vô thượng diệt chủng” ???
Bụt Kim Cang phán truyền: “Làm cho vô lượng vô số chúng sinh Niết-bàn như vậy, mà thật không thấy có chúng sinh nào được Niết-bàn cả. Tại sao như vậy, trưởng lão Thiện hiện, vì nếu Bồ-tát mà vẫn còn có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, thì Bồ-tát ấy không phải Bồ-tát.” (Đoạn 5)
Câu hỏi: Vâng theo Bụt Kim Cang, các vị giác ngộ pháp Đại Thừa có dám “vô phân biệt” theo lời dạy của tên đồ tể diệt chủng: “Làm cho vô lượng vô số chúng sinh diệt chủng như vậy, mà thật không thấy có chúng sinh nào được diệt chủng cả. Tại sao như vậy, trưởng lão Ngu hiện, vì nếu Sát nhân mà vẫn còn có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, thì kẻ giết người ấy không phải Sát nhân” ???
Bụt Kim Cang phán thêm: “Trưởng lão Thiện hiện, nếu phước có thật thì Như lai đã không nói phước nhiều, nhưng vì phước ấy thật là phi phước, thế nên Như lai nói là phước nhiều” (Đoạn  34)
Câu hỏi: Tín đồ Kim Cang có thấy vô lý không khi kẻ đồ tể phán tiếp: “Này các sát thủ, nếu tội có thật thì Ta đã không nói tội nhiều, nhưng vì tội ấy thật là phi tội, thế nên Ta nói là tội nhiều”?
Bụt Kim Cang nhắc nhở: “Thêm nữa, trưởng lão, bất cứ thiện nam hay thiện nữ nào học hỏi, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc kinh Kim cương này mà bị khinh dễ, thì biết người ấy tội ác đời trước đáng sa chỗ dữ, nhưng vì đời này bị người khinh dễ thì tội ác đó tiêu tan hết cả, người ấy sẽ được tuệ giác vô thượng” (Đoạn 27)
Câu hỏi: Đồ tể cũng khẩn thiết: “Thêm nữa, trưởng sát, bất cứ ác nam hay ác nữ nào học hỏi, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc lời dạy này mà bị khinh dễ, thì biết người ấy tội ác đời trước đáng sa chỗ dữ, nhưng vì đời này bị người khinh dễ thì tội ác đó tiêu tan hết cả, người ấy sẽ được tuệ giác vô thượng”. Giữa Bụt Kim Cang và tên đồ tể diệt chủng, ai đáng tin hơn ai? Ai “vô phân biệt” hơn ai? Hay cả hai đều dạy điều điên rồ, ngớ ngẩn?
Câu hỏi: Giả sử có một phạm nhân gây trọng tội, đáng lý phải bị giam cầm xử án, thế nhưng hắn chỉ bị khiển trách và được quan cai ngục xoá tội tha bổng, vì ác nhân ấy chỉ cần học hỏi, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc lời quan dạy.
Một ông quan như vậy có phải là “phụ mẫu chi dân”, có chí thiện chí thánh, có xứng đáng cho những người trí kính ngưỡng?
Câu hỏi: Phải chăng đây cũng chính là lý do vì sao những kẻ thực hiện theo pháp Kim Cang Đại Thừa sẽ bị mọi người khinh dễ?
Bụt Kim Cang nói phải, nói chắc, nói như sự thật, nói không lừa đảo, nói không mâu thuẫn như sau: “…giáo pháp Đại Thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã nhân chúng sinh thọ giả” (Đoạn 25)
Câu hỏi: Bụt Kim Cang đã vô phân biệt tất cả pháp, sao lại còn phân biệt “Xe to, xe nhỏ”? “Tâm không trụ vào đâu” sao lại còn trụ vào “pháp thấp, pháp cao”?
Câu hỏi: Liệu có đáng tin tưởng một “giác tuệ cao siêu” được kết tập, xiển dương bởi các tu sĩ gốc Bà-la-môn, với những lời phán truyền đã gây biết bao ngộ nhận tai hại, với biết bao sơ hở sai lầm căn bản như vậy?
Câu hỏi: Với những lời phán truyền ngớ ngẩn như trên, tín đồ Kim Cang Đại Thừa dựa vào đâu để chứng minh rằng Bụt Kim Cang có một trong mười danh hiệu của Phật Thích Ca: A La Hán Chánh Đẳng Giác, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn?
Phải chăng các tín đồ Kim Cang Đại Thừa tin Bụt Kim Cang chỉ vì mấy câu “Như vầy tôi nghe” cùng sự vẽ vời lươn lẹo của các luận sư ngoại đạo trá hình?
Câu hỏi: "kinh Kim Cang", cũng như nhiều kinh Đại Thừa khác, được giới thiệu bởi Cưu Ma La Thập, kẻ dám nhận cả mười cung nữ từ vua Dao Tần ban cho và cuối đời đã phải tự thú tội tà dâm (theo Cao Tăng Dị Truyện). Những người trí và có đức hạnh  có nên tin các bản kinh xuất hiện hàng trăm năm sau khi Phật nhập diệt và từ một ôn như vậy?
TẬP SAN HỌC PHẬT

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

CÁC TỔ ĐẠI THỪA BÀ LA MÔN KHÔNG THEO LUẬT PHẬT


Thật vậy, vì hầu hết các tổ này chỉ tự xưng rồi nghiễm nhiên gia nhập Tăng đoàn. Nguy hiểm hơn ở chỗ tất cả các vị này đều biết tự vinh danh mình là "thánh tăng, Bồ tát" rồi tung vào Phật giáo các kinh - luật - luận mới. Khốn thay các con Phật cứ thế nhắm mắt tin theo, không cân nhắc suy tư cẩn thận.

Bài so sánh phân tích dưới đây giữa hai bài kinh tương đương trong Pali và A Hàm góp phần báo động về tệ trạng kinh ngụy tạo cải biến trong Phật giáo. Rất mong các Phật tử lưu ý cảnh giác trong cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo, không bị dẫn dắt lầm lạc bởi kế sách gián điệp của ma vương.
SO SÁNH
Chánh kinhP75. Kinh "Magandiya" (số 75, Trung Bộ Pali) & Tà kinh "Man-Nhàn-Đề" (số 153, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “-- Này Magandiya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy các tánh con người sai biệt nhau.
-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu những người xưa kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới; thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu các Tỷ-kheo đồng ý, hãy cho con xuất gia, hãy cho con thọ đại giới để thành Tỷ-kheo.
Và du sĩ Magandiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Magandiya ở một mình an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là mục đích của vô thượng Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa". Tôn giả Magandiya hiểu biết như vậy.
Và Tôn giả Magandiya trở thành một vị A-la-hán nữa.”
Tà kinh A Hàm: “Bạch Thế Tôn, cúi mong Thế Tôn cho con xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo.”
Đức Thế Tôn nói: “Lành thay! Hãy đến đây, Tỳ-kheo! Hãy tu hành Phạm hạnh!” Man-nhàn-đề dị đạo liền xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo. Sau khi dị học Man-nhàn-đề xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo rồi, liền chứng quả A-la-hán.
Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả Man-nhàn-đề sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.”
Bình: - Trong Tà kinh A-hàm có sự ngược đời hết sức vô lý. “Bụt thuyết như vậy” cho ông Man-nhan-đề được chứng A-la-hán trước, rồi sau khi nghe Bụt dạy xong ông ta mới hoan hỷ phụng hành (?)
Một người đọc khách quan có quyền tự hỏi: Chẳng lẽ Bụt A Hàm muốn dụ khị Man-nhàn-đề xuất gia hay sao lại cho ông ta tốt nghiệp khống trước khi nhập học? Và chẳng lẽ Man-nhan-đề lại ngây thơ cả tin hoan hỷ đến thế ư? Thầy trò của một đạo trí tuệ là vậy sao?
Một bản Thánh kinh không thể tùy tiện phi lý như thế được, ngoại trừ có sự cố ý cải biên để tầm thường hóa bản kinh gốc khiến những người có trí tuệ phải tẩy chay nó hoặc khinh thường những kẻ tin nó. Thủ đoạn này gọi là “lấy vũ khí người để giết người”
Việc phá hoại không chỉ dừng lại ở đó một khi hiểu được vì sao những dịch giả A-hàm đã lược bỏ điều quy định bắt buộc đối với các ngoại học. Theo chánh Kinh và chánh Luật Pali, nếu các ngoại học muốn xuất gia theo Đạo Phật, họ phải sống biệt trú bốn tháng, sau đó các Tỳ-kheo xem xét và đồng ý mới cho xuất gia.
Hẳn nhiên nếu để y nguyên như Chánh kinh căn dặn, các tu sĩ Đại Thừa biết và tuân theo điều khoản này một cách nghiêm túc, thì các ông luận sư gốc Bà-la-môn ngoại đạo gián điệp khó mà tung hoành trong đạo Phật được.
Nếu các Tỳ-kheo biết xem xét kỹ lưỡng và không vội cả tin các luận sư gốc Bà-la-môn, thì các ông tổ gián điệp này làm sao kết tập được các kinh giả - luật giả - luận dỏm để phá hoại Phật Pháp.
Muốn nêu bằng chứng ư? Thì đây, A Tì Đạt Ma Luận của Đại Thừa là một chứng minh điển hình. Những ai quan tâm hãy đọc quyển luận này để biết Đại Thiên - Mahadeva - được xem như ông tổ của Đại Thừa đã xuất gia dễ dàng như thế nào và chia rẽ Phật giáo thâm độc ra sao.
Ở đây, chỉ trích lược theo nội dung tóm tắt từ bài viết của một tác giả khác, với phần trong ngoặc đơn là nhận xét của Chánh Tư Duy:
Đại Thiên thuộc dòng giõi Bà-la-môn, tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Sau đó vị Bà-la-môn này nghe rằng nếu quy y theo Phật giáo có thể diệt trừ hết tội lỗi nên xin được xuất gia (Ý kiến chúng tôi: chẳng lẽ Phật giáo là nơi rửa đại nghịch tội Vô gián và tội loạn luân sao? Có người phủ nhận cuốn luận này nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể. Nếu vậy, tất cả các cuốn luận khác cũng không thể chấp nhận).
Sau nhờ thông minh nên Đại Thiên được nhiều người hâm mộ. Một hôm ông nằm ngủ bị mộng tinhTrước đó vì ông tự xưng mình là A-la-hán (Ý kiến chúng tôi: Đại Thiên đã phạm giới Ba La Di thứ tưnên đệ tử hỏi ông, A-la-hán đã trừ hết các lậu hoặc, tại sao thầy còn xuất tinh? Ông trả lời, “Do bị thiên ma quấy nhiễu” (Ý kiến chúng tôi: Đại Thiên có hơn gì kẻ phàm phu tục tử?)
Sau đó Đại Thiên tự đưa ra năm điều giới hạn của thánh quả A-la-hán, trong đó điều đầu tiên cho rằng một vị A-la-hán còn bị xuất tinh (Ý kiến chúng tôi: Vô lý! Mình còn phàm phu lại kéo Thánh quả A-la-hán xuống ngang hàng với mình. Rõ ràng những ai vẫn còn bị mộng tinh, chưa có tâm thanh tịnh mới tin theo lời của Đại Thiên)
Từ đây tăng chúng bị chia làm hai phe: phe ủng hộ luận điểm của Đại Thiên và phe chống đốihai bên tranh cãi nhau không dứtCuối cùng nhà vua phải đích thân đến tịnh xá Kỳ Viên, ra lệnh cho chư Tăng hai phái tách rời nhau mà sống, rồi cho thi hành phép lấy biểu quyết (Dựa theo “Đại Thiên là ai?”, tác giả GD, mục Diễn Đàn, quangduc.com. Hết trích lược)
Tuy vậy, mãi về sau này sự tranh cãi vẫn còn tiếp diễn, phe của Đại Thiên tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, phái còn lại được gọi là Thượng Tọa Bộ. Tiếp đó Đại Chúng Bộ tự nhận mình là Đại Thừa - cỗ xe lớn (Mahayana) và gọi phái Thượng Tọa Bộ là Tiểu Thừa - cỗ xe nhỏ (Hinayana) - với ý miệt thị!
Trong thực tế sự phân hóa của Phật giáo không chỉ dừng lại ở đây. Nhiều người vẫn tin rằng "Phật Bảo" có tới vạn ức ông, "Pháp Bảo" có đến tám muôn bốn ngàn kiểu, "Tăng Bảo" có hàng trăm tông phái lớn nhỏ. Thử hỏi như vậy làm sao Tam Bảo thống nhất được như thời Đức Phật còn tại tiền? Có chăng chỉ là bề ngoài mà thôi!
Thử hỏi, nếu Tăng chúng áp dụng luật biệt trú bốn tháng và xem xét đức hạnh của Đại Thiên, thì ông ngoại đạo Bà-la-môn này làm sao xuất gia theo Phật giáo cho được, chứ đừng nói gì làm Tỳ-kheoĐã thế, Đại Thiên còn ngủ mơ tưởng bậy nên mộng tinh và lại dám tự xưng A La Hán.  Ấy thế mà khốn thay, có người vẫn tin theo ông Bà-la-môn tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo làm “Bồ-tát tổ sơ” của mình! Thật không sao tưởng nổi!
Nguyên nhân là do những kẻ đời sau đã không theo đúng chánh Kinh, giữ đúng chánh Luật, cho nên đã không có tri kiến chân chánh, để phát hiện những điều quá ư tà vạy. Chính vì thế Phật giáo mới bị xé tan thành tám mươi bốn ngàn mảnh, mỗi chùa theo một tông, mỗi Tăng Ni tu một phái, tứ chúng nát như tương tàu.
Đã đến lúc mọi người con Phật phải trở về nguồn cội đích thực của mình, nếu họ không muốn bị biến thành những đứa con mất gốc.
TẬP SAN PHẬT HỌC CHÁNH TRUYỀN