Trích lục Tạng Luật PATIMOKKHA, Tiểu Phẩm
“[150] Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư tỉa râu, để râu dài ra, để chòm râu dưới cằm, để râu thành bốn góc, tạo dáng lông ngực, tạo dáng lông bụng, làm đứng giống ngà voi, cạo lông ở chỗ kín. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?
…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn. …(như trên)…
- Này các Tỳ-khưu, không nên tỉa râu, không nên để râu dài ra, không nên để chòm râu dưới cằm, không nên để râu thành bốn góc, không nên tạo dáng lông ngực, không nên tạo dáng lông bụng, không nên làm đứng giống ngà voi, không nên cạo lông ở chỗ kín; vị nào cạo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác)”. (Bản dịch của TK Nguyệt Thiên)
Ý kiến:
Theo trích đoạn chánh Luật nêu trên, Bồ Đề Đạt Ma còn để râu tóc là phạm tội tác ác. Kẻ cố tình phá giới và nêu gương cho kẻ theo sau phá giới có phải là trùng trong lông sư tử không? Có đáng noi theo không? Có trí tuệ thực không?
Hãy nghe Đức Phật dạy trong bài kinh Sonadanda, số 4, Trường Bộ Pali:
"- Thật như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.”
LUẬT HỌC CHÁNH TRUYỀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét