Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

BỒ TÁT GIỚI LỘN LẠO!


DẪN: Trong phần dẫn nhập của Bồ-tát giới (trang 18) còn ghi rõ "Phật" ban giới Bồ-tát khi vừa mới chứng đạo, lúc 'Ngài' còn ngồi dưới cội cây Ni-liên-thiền, hội chúng chưa có một ai. Ấy thế mà trong Bồ-tát giới, xuất hiện hàng trăm năm sau khi Phật nhập diệt, lại cổ xúy Đại Thừa, coi khinh Nhị Thừa Nguyên Thủy. Đúng là LỘN LẠO. Đọc kỹ giới khinh thứ 16 dưới đây của Bồ-tát giới còn thấy nhiều điều lộn lạo hơn nữa

Nguyên văn “16.- GIỚI VÌ LỢI MÀ GIẢNG PHÁP LỘN LẠO
Nếu Phật tử, phải tận tâm học kinh luật oai nghi Đại thừa, thông hiểu nghĩa lý, khi thấy có hàng tân học Bồ Tát từ xa trăm dặm nghìn dặm đến cầu học kinh luật Đại Thừa, nên đúng như pháp giảng giải tất cả khổ hạnh, hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau mới tuần tự theo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp cho hàng tân học ấy được mở thông tâm ý. Nếu Phật tử vì quyền lợi, đáng dạy mà không dạy, lại giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn không có thứ lớp trước sau, thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Phản bác
Những ai còn tỉnh trí, đọc xong giới luật trên, hẳn phải thốt lên: ‘Bồ-tát giới cực kì phản động, tàn nhẫn và quỷ quái’. Không đúng ư? Những kẻ gian ác biết giới này, họ chỉ cần giả danh pháp sư khiến các ‘tân học Bồ-tát’ đến cầu pháp phải huỷ thân, đốt xác. Lúc ấy, Đại Thừa giáo sẽ bị biến ngay thành ‘Đại Thừa cáo’ (vì chỉ có cáo chồn mới muốn hại người cầu đạo), hoặc ‘Đại Thừa ngáo’ (vì chỉ còn toàn ngáo ộp tàn tật). Bồ-tát giới không tàn nhẫn quỷ quái thì còn là gì nữa?
Để thấy rõ hơn bộ mặt thật tà đạo quỷ quái của Bồ-tát giới, trước hết hãy thọ trì lại những lời dạy của chính Đức Thế Tôn trong kinh tạng Nguyên Thuỷ Tiểu Thừa Thanh Văn.
Trích Kinh Nguyên Thuỷ Tăng Chi II, trang 159:
“Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ”
Chiếu theo lời dạy trên, Bồ-tát giới và những ai tin nó, cổ vũ cho nó, thực hành theo nó đều thuộc vào loại ác trí, dại tuệ. Bởi, họ là những người làm hại mình, xúi dại người, làm hại cả hai, hại toàn thế giới.
Trích Kinh Tăng Chi I, trang 73:
“Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết... Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết”?
Chiếu theo lời dạy trên, các kinh - luật - luận Đại Thừa xúi dại con Phật huỷ hoại thân mạng đều thuộc vào loại pháp luật vụng thuyết, ác hiểm.
Trích Kinh Nguyên Thuỷ ‘Rāsiya (S.iv,330)
- “4) Có hai cực đoan mà người xuất gia không nên thực hành: Một là say đắm dục lạc đối với các dục vọng hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích. Hai là hành hạ tự thân, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Từ bỏ hai cực đoan này là con đường trung đạo, đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
5) Thế nào là Con Đường Trung Đạo ấy, này Thôn trưởng, đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðây là con đường Thánh Đạo Tám Ngành, tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Ðây là Con Đường Trung Đạo, này Thôn trưởng, được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Chiếu theo lời dạy trên, Đại Thừa giáo có đủ cả hai cực đoan: say đắm dục lạc và hành hạ tự thân. Các chúng Đại Thừa vừa ăn uống phi thời, ca múa đàn địch, phá chấp uống rượu... lại vừa đốt liều, đốt thân, chặt tay, khổ nhục. Đại Thừa giáo không phải là Con Đường Trung Đạo đúng như Phật Thích Ca chỉ dạy.
Chiếu theo lời dạy trên, Con Đường Trung Đạo theo Phật Thích Ca là con đường không sa vào hai cực đoan có hại: say đắm dục lạc và khổ hạnh ép xác. Đó chính là con đường Thánh Đạo Tám Nghành tức Tám Chánh Đạo chứ không phải ‘trung đạo giả’ theo kiểu nửa nạc, nửa mỡ của Đại Thừa.
Thử hỏi có Bồ-tát con nào biết chính xác Đức Phật Thích Ca đã định nghĩa nguyên văn các Tám Chánh Đạo như thế nào không? Như thế nào là Chánh Tinh Tấn tức Bốn Chánh Cần? Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ? Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định? Vì sao các chánh đạo này là trung đạo? Và chúng giúp đi tới giải thoát khổ đau như thế nào? Các chánh đạo này ‘tiểu cơ, tiểu giáo, ngoại đạo, tà kiến, tà giáo’ ở chỗ nào như kinh văn Đại Thừa và Bồ-tát giới phỉ báng; hay ngược lại chính những kẻ quay lưng với nó mới thực sự là các tà nhân, tà hạnh, tà hành?
Trích Kinh Nguyên Thuỷ ‘Sālha (AN IV:196)
- Này Sālha, Ta nói rằng giới thanh tịnh là một chi phần của Sa-môn hạnh. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, này Salha, sống chủ trương nhân khổ hạnh nhàm chán, xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, chấp chặt vào khổ hạnh nhàm chánnhững vị ấy không thể nào vượt qua dòng nước mạnh.
Theo lời dạy trên, các Bồ-tát con lai Bà-la-môn tuân theo giới ‘đúng như pháp giảng giải tất cả khổ hạnh, hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói’, tất cả không thể nào vượt qua dòng nước mạnh để giải thoát. Họ đúng là những kẻ hiện tại hành đạo khổ, tương lai quả báo cũng khổ.
* Trích Kinh Nguyên Thuỷ ‘Một Trăm Cây Thương’ (S.v,440)
“Ví như, này các Tỷ-kheo, một người tuổi thọ đến một trăm năm, mạng sống đến một trăm năm. Có người đến nói với người ấy: “Này Ông, vào buổi sáng, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi trưa, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi chiều, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Này Ông, như vậy mỗi ngày Ông bị đâm ba trăm cây thương, với tuổi thọ đến một trăm năm, với mạng sống đến một trăm năm. Sau một trăm năm, Ông sẽ được giác ngộ bốn Thánh đế trước kia chưa được giác ngộ”. Này các Tỷ- kheo, một thiện nam tử hiểu biết nghĩa lý (atthavasikena) có thể chấp nhận chăng? Vì sao?
Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân chuyển, khởi điểm không thể nêu rõ, đối với (những đau khổ) do bị thương đâm, do bị kiếm chém, do bị búa chặt. Dầu vậy đi chăng nữa, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng nhờ khổ và ưu mà Bốn Thánh Đế được chứng ngộ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng nhờ lạc và hỷ mà Bốn Thánh Đế được chứng ngộ.
Chiếu theo lời dạy trên, từ vô thuỷ vô chung các chúng sanh bị trầm luân trong đau khổ, giờ đây dù họ có phải chịu thêm một trăm năm bị thương đâm nhưng để giác ngộ giải thoát cũng sẵn lòng. Thế nhưng Chánh Pháp Nguyên Thuỷ Bốn Thánh Đế của Đức Thế Tôn cao siêu ở chỗ nhờ lạc và hỷ để đi tới giải thoát, chứ không phải bằng khổ và ưu. Đây mới thực sự là Diệu Pháp với ý nghĩa trọn vẹn của hai chữ Thánh Pháp.
Ngược lại, đời đã khổ đau tràn ngập vì sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não; giờ đây có pháp luật Đại Thừa lại phải khốn nạn nhiều hơn vì đốt thân, xả thịt, thử hỏi pháp luật của Đại Thừa thiết thực hiện tại chỗ nào? Hiền trí đại tuệ như thế nào? Đại pháp cái nỗi gì? Hay thực chất đây chỉ là ngụy pháp của các ác ma giả Bụt?
Trích Kinh Nguyên Thuỷ ‘Devadaha, số 101Trung Bộ 3
-- "Chư Hiền Nigantha, các Ông nghĩ thế nào? Khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ? Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ?” (Hết trích)
Ghi chú: Bồ-tát giới ca ngợi khổ hạnh, ép xác, huỷ thân mình vì tôn giáo; như vậy Bồ-tát giới là giới của các Nigantha hoặc của ác ma xúi dại con Phật, chứ không phải của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự. 
Thử hỏi:
- Những kiểu liều mình huỷ thân vì đạo như Bồ-tát giới có hơn gì những kẻ khủng bố cuồng tín, sẵn sàng huỷ hoại thân mình ôm bom tự sát cho tôn giáo của mình?
- Có một ngàn lẻ một cách cứu giúp cho các chúng sanh thú vật, tại sao Bồ-tát giới lại xúi dại ‘Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói’?
- Thân mạng các Bồ-tát con cũng giống như bò heo nai cá hay sao mà lại thí mạng mình gia ân kiểu đó? Thế gian khôn ngoan có ai điên dại như thế không?
- Kẻ cứu được người vật khác nhưng vẫn giữ được thân mạng mình có phải khôn ngoan hơn nhiều lần kẻ chỉ biết thí mạng mình cho kẻ khác.
- Nếu tất cả Phật tử đều lao theo Bồ-tát giới sẵn sàng huỷ hoại thân mình, hy sinh cho thú vật; Phật giáo sẽ còn lại gì ngoài những đống xương khô cùng những kẻ tàn tật?
Chỉ cần nhận thức rõ bấy nhiêu cũng đủ biết Bồ-tát giới là giới của ác ma giả Phật, chứ làm sao là giới của bậc Hiền trí, Đại tuệ cho được!
Chỉ cần nhận thức rõ bấy nhiêu cũng đủ biết Bồ-tát giới là giới của ÁC MA giả Phật, chứ làm sao là giới của bậc Hiền trí, Đại tuệ cho được. Khốn khổ thay, hơn 26 thế kỷ qua không một ai lên tiếng cảnh giác, không một lời phân vân thắc mắc. Quả thật BỒ TÁT GIỚI VÀ ĐẠI THỪA GIÁO LÀ MA TÚY CỦA NHÂN LOẠI!.
TẬP SAN LUẬT HỌC
---------------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét