Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

KIÊU MẠN HAY KHÔN NGOAN?


Không học giáo lý Đại thừa do các luận sư gốc Bà-la-môn xiển dương là kiêu mạn hay trí tuệ? Mỗi người học Phật phải suy nghĩ kỹ và trả lời cho đúng, kẻo PHẬT đâu không thấy, chỉ thấy toàn MA giả Phật.

Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 22
“22.-GIỚI KIÊU MẠN KHÔNG THỈNH PHÁP
Nếu Phật tử, mới xuất gia chưa hiểu kinh luật, mà tự ỷ mình là trí thức thông minh, hoặc ỷ mình là cao quý, lớn tuổi, hoặc ỷ mình là dòng sang, con nhà quyền quý, hoặc ỷ mình học rộng, phước to, giàu lớn v.v... rồi sinh lòng kiêu mạn mà không chịu học hỏi kinh luật với các vị Pháp sư học đạo trước mình. Vị Pháp sư ấy hoặc dòng hèn, con nhà hạ tiện, tuổi trẻ nghèo nàn, hèn hạ, hay có tật nguyền, nhưng lại thiệt có đức hạnh cùng thông hiểu nhiều kinh luật. Hàng tân học Bồ Tát không được nhìn vào dòng giống vị Pháp sư mà không chịu đến học đạo lý ĐẠI THỪA với vị ấy. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Phản bác
Bồ-tát giới 22 phán như trên là kiểu nói một chiều phiến diện. Trong thực tế, không phải là bất cứ ‘Vị Pháp sư nào hoặc dòng hèn, con nhà hạ tiện, tuổi trẻ nghèo nàn, hèn hạ, hay có tật nguyền’, nhưng lại thiệt có đức hạnh cùng thông hiểu nhiều kinh luật’. Có nhiều vị Pháp sư cũng nghèo hèn tật nguyền nhưng cũng phá giới hạnh, cũng không hiểu kinh luật như ai, chứ không phải cứ nghèo hèn tật nguyền là tốt cả. Bồ-tát con không thấu rõ chuyện này có ngày rơi vào bẫy của các Pháp sư ma mãnh, là tiêu đời luôn chứ không chỉ phạm ‘khinh cấu tội’.
Người đọc nào tinh ý sẽ thấy tất cả Bồ-tát giới cũng như ‘tam tạng Đại Thừa’ đều mang một chứng bệnh giống nhau, đó là kiểu nói một chiều phiến diện. Nguyên nhân là do những kẻ vẽ ra Bồ-tát giới hoặc tam tạng đời mới không thọ trì phương pháp phân tích đã được Đức Phật Thích Ca chỉ dạy rất nhiều lần trong Kinh Luật Nguyên Thuỷ.
Ở đây vận dụng phương pháp phân tích trong mối quan hệ giữa dòng giống với giới hạnh và trí tuệ, sẽ thấy có bốn hạng người:
- Người có dòng họ cao quý, giới hạnh trí tuệ (của vị ấy) cũng cao quý.
- Người có dòng họ cao quý, nhưng giới hạnh trí tuệ hạ liệt.
- Người có dòng họ tầm thường, giới hạnh trí tuệ cũng tầm thường.
- Người có dòng họ tầm thường, nhưng giới hạnh trí tuệ (của vị ấy) cao quý.
Theo đó có thể thấy rõ Bồ-tát giới cũng như các chú thích đều phiến diện một chiều, chỉ nêu được một trường hợp (người nghèo hèn nhưng có giới hạnh trí tuệ), vì Bồ-tát giới không biết phân tích một cách toàn diện để trình bày vấn đề đầy đủ, cho nên mới thiếu trước hụt sau, lộ trên hở dưới như vậy. Sự thiếu sót phiến diện này tạo biết bao kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, gây hại cho những ai tin theo.
Lại nữa, nguyên văn trong phần dẫn nhập của Bồ-tát giới có nêu rõ: Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, trong khi NGỒI DƯỚI CỘI BỒ ÐỀ, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới” (trang 8).Thế đấy lúc Phật mới chứng đạo, hội chúng chưa có một ai, lấy đâu ra “Phật tử, Pháp sư” mà xưng hô chỉ dạy. Còn chuyện Đại Thừa – Tiểu Thừa thì mãi sau này các luận sư gốc Bà-la-môn mới ‘đẻ’ ra để phân hóa Phật giáo. Ấy thế mà Bồ-tát giới một chiều xiển dương giáo lý Đại Thừa, khinh miệt giáo lý Nhị Thừa, xem giáo pháp Nguyên Thủy chẳng khác nào hàng ngoại đạo tà kiến. Chuyện phi lý rõ ràng kiểu này chỉ có những kẻ THIẾU TRÍ, THIẾU NÃO, CỰC KỲ NGU SI VÀ CUỒNG TÍN mới không nhận ra và ném bỏ.
Chính vì thế, dứt khoát Bồ-tát giới là giới của ác ma chứ không phải là giới của Phật.

TẬP SAN LUẬT HỌC 
----------------------

Xem thêm

PHẢN BÁC GIỚI DÂM CỦA BỒ TÁT GIỚI

BÁC GIỚI CẤM RAO LỖI

PHẢN BÁC GIỚI BÁN RƯỢU CỦA BỒ TÁT GIỚI 
http://phatgiaodoinay.blogspot.com/2016/04/phan-bac-gioi-ban-ruou-cua-bo-tat-gioi.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét