Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

ĐỆ TỬ A HÀM NGU... NGU... NGU... NGU...???

Thật vậy, đó là điều được thấy trong kinh "A Thấp Bối", Trung A Hàm. Thế nhưng để thấy rõ vấn đề cần đối chiếu với bài kinh tương đương trong Trung Bộ Pali. Bài phân tích so sánh dưới đây sẽ cho thêm một minh chứng về ngụy kinh trong Phật giáo.
SO SÁNH
Chánh kinh 'Kitagiri', số 70, Trung Bộ Pali & Tà kinh 'A Thấp Bối', số 195, Trung A Hàm
Chánh kinh Pāli: “ -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Một cá nhân cảm thọ bất cứ cảm giác nào, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; đối với người ấy, các pháp bất thiện được đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Ở đây đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng.
Ở đây, đối với một người khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng.
Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.”
Tà kinh A Hàm: “Thế Tôn dạy nói: _“Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, các ngươi có hiểu biết pháp ta nói như vầy: Nếu ai có cảm thọ về cảm thọ lạc, và khi người ấy cảm thọ về cảm thọ lạc rồi, thì các pháp ác bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện lại giảm? Nếu ai cảm thọ về cảm thọ khổ, và khi cảm thọ về cảm thọ khổ rồi, pháp ác bất thiện giảm và các thiện pháp sanh trưởng?”
A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, thưa rằng: _“Quả vậy, bạch Thế Tôn. Chúng con biết Đức Thế Tôn nói pháp như vậy, ‘Nếu ai có cảm thọ về cảm thọ lạc, và khi đã cảm thọ về cảm thọ lạc rồi, pháp ác bất thiện tăng trưởng và thiện pháp tổn giảm. Nếu ai cảm thọ về cảm thọ khổ, và khi đã cảm thọ về cảm thọ khổ rồi thì pháp ác bất thiện giảm và pháp thiện tăng trưởng.”
Đức Thế Tôn quở trách A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu rằng: _ “Các ngươi là người ngu. Do đâu mà các ngươi biết ta nói pháp như vậy? Các ngươi là người ngu. Từ miệng ai mà các ngươi biết Ta nói pháp như vậy? Các ngươi là người nguTa không nói một chiều, mà các ngươi lại thọ trì một chiều. Các ngươi là người ngu. Khi nào được các Tỳ-kheo hỏi, các ngươiphải đáp đúng như pháp rằng, ‘Chúng tôi chưa biết, sẽ hỏi lại các Tỳ-kheo.’”
Bình: Theo Chánh kinh Pāli, Đức Thế Tôn dạy rõ không thể đơn giản một chiều chỉ dựa vào các cảm thọ lạc hay khổ hay bất khổ bất lạc để nêu lên sự tăng trưởng hay đoạn diệt của ác pháp và thiện pháp.
Chính Đức Thế Tôn đã phân tích cụ thể có những cảm thọ lạc làm thiện pháp suy giảm, ác pháp tăng trưởng (như thọ lạc do dục mà có); nhưng cũng có những cảm thọ lạc làm thiện pháp tăng trưởng, ác pháp suy giảm (như thọ lạc từ Sơ Thiền hoặc Nhị Thiền). Các thọ khổ và thọ không khổ không lạc cũng như vậy.
Nhưng ngược lại trong Tà kinh A-hàm lời Phật dạy hoàn toàn khác: cảm thọ lạc khiến pháp ác tăng, pháp thiện giảm; cảm thọ khổ khiến pháp thiện tăng, pháp ác giảm (?) Chính Tỳ-kheo A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu đã xác nhận cả hai người được nghe Bụt dạy một chiều như vậy.
Thế nhưng sau này cả hai lại bị ông thầy phủ nhận (vì ý ông thầy nói hai chiều) và họ đã bị mắng chửi tàn nhẫn ngu… ngu… ngu… ngu… đến bốn lần. Sao ông Bụt trong A Hàm lúc nào cũng thô lỗ, chuyên chế và lươn lẹo như thế nhỉ? A Hàm không phải là tà kinh thì còn là gì nữa?
***
Chánh kinh Pāli: “Này các Tỷ-kheo, có sự thuyết trình gồm có bốn phần (Catuppadam = Bốn cú) chính nhờ thuyết trình này người có trí, không bao lâu, nhờ tuệ biết được ý nghĩa. Ta sẽ đọc sự thuyết trình ấy lên cho các Ông, này các Tỷ-kheo, các Ông nhờ Ta mà sẽ hiểu thuyết trình ấy.
-- Bạch Thế Tôn, chúng con là ai có thể biết được Pháp?
-- Này các Tỷ-kheo, cho đến một bậc Ðạo sư sống quá trọng vọng tài vật, là vị thừa tự tài vật, và sống liên hệ với tài vật, thời sự mua may bán đắt này không xảy ra: "Chúng tôi sẽ làm việc này như vậy, và như vậy chúng tôi sẽ không làm việc này như vậy", huống nữa là Như Lai, này các Tỷ-kheo, là vị sống hoàn toàn không liên hệ với các tài vật.”
Tà kinh A Hàm: “Bấy giờ Đức Thế Tôn nói rằng: “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, có pháp được gọi là Tứ cú, Ta nói cho các ngươi nghe, các ngươi có muốn biết không?”
A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu thưa: “Bạch Thế Tôn! Chúng con là hạng người nào và do đâu hiểu được pháp?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bèn nghĩ rằng: “Hạng người ngu si này vượt quá sự chỉ dạy của Ta. Đối với pháp luật chân chính này, còn cách biệt quá lâu dài. Nếu có vị thầy pháp luật nào tham trước việc ăn uống, không xả ly việc ăn uống mà đệ tử của vị ấy còn không nên dục tốc, phóng dật. Huống chi Ta lại là người không tham trước việc ăn uống, viễn ly sự ăn uống, do đó tín đệ tử của Ta nên nói, ‘Đức Thế Tôn là bậc thầy của ta. Ta là đệ tử của Đức Thế Tôn’…”
Bình: Theo Chánh kinh Pāli, Đức Thế Tôn liên hệ những bậc Đạo sư khác sống chạy theo vật chất, khi họ nói (tà) pháp họ còn không dựa trên sự may rủi, còn biết cân nhắc nên làm gì, không nên làm gì, huống hồ Đức Phật là một bậc Đạo sư tham-sân-si đã tận diệt.
Trong khi đó, ông Bụt A Hàm lại thầm chửi đệ tử của mình ngu si chỉ vì họ... chưa biết pháp mình dạy (?) Mấy người chưa tin Phật đọc tới đây sẽ nghĩ thế nào về bậc Thầy Trời Người? Hẳn là họ sẽ bất mãn với Bụt A Hàm, và chán ngấy những ai tin theo vị thầy này.
Mấy ông dịch giả A Hàm quả là… giả dịch rồi!
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
---------------------------------------
Xem thêm
--*--

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét