Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

NGUYÊN THỦY TIỂU THỪA CÓ VỊ KỶ KHÔNG???


Những ai còn dám nói rằng phái Tiểu Thừa là ích kỷ, chỉ biết tu cho riêng mình, không biết lợi tha, hãy mở to mắt đọc kỹ bài kinh “Thích Tử Mahanama” sau đây trong Tăng Chi 3, Chương 8, III. Phẩm Gia Chủ, (trang 584) sẽ rõ:
“1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha. Rồi Thích tử Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Thích tử Mahànàma bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?
- Này Mahànàma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahànàma, là người nam cư sĩ.
2. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ giữ giới?
- Này, Mahànàma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ giữ giới.
3. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?
- Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình,không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giớicho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỷ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.
4. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là nam cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?
- Này Mahànàma,
khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin;
khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới;
khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí;
khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo;
khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp;
khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe;
khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì;
sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp.
Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha”.
Tác ý thêm: Cư sĩ của Tiểu Thừa còn biết tự lợi, lợi tha như thế huống hồ vị Tỳ-kheo Thanh Văn. Dưới đây là đoạn kinh trong Tương Ưng, Đức Phật dạy cho các Tỳ-kheo Thanh Văn “Tiểu Thừa”:
-- “Này các Tỷ-kheo, Ta đã được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, các Ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt. Họ sẽ trở thành những vị thâm hiểu Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ đi đến Uruvelà, thị trấn Senà để thuyết pháp….”  (TƯ1, 105)
Những ai cho rằng chỉ có Đại thừa mới biết lợi tha, hãy nêu dẫn chứng cụ thế. Có bài kinh nào của Đại thừa dạy tự lợi và lợi tha thiết thực rõ ràng như hai đoạn kinh trên không? Hay lại “độ tha” theo kiểu sẵn sàng hy sinh thân mình cho người khác? Độ tha kiểu này, mấy con cá cắn câu, mấy con nai mắc bẫy có thua kém gì họ?
(Xem thêm bài kinh Người Có Lòng Tin, số 8, Tăng Chi tập 4, Chương 10, I. Phẩm Lợi Ích)
 Sadi Thích Nguyên Thủy
_________________
Trích lục kinh theo bản dịch của HT Minh Châu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét