Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

TỔ DẠI THỪA

Thần chủ Bắc mở cuốn kinh Tương Ưng hỏi Tiên vương Nam:
_ Thưa ngài, tôi có một thắc mắc khi đọc bài kinh Hang Con Gấu trong tạng Pali.
_ Nguyên văn thế nào, xin ngài đọc lên.
_ Vâng, xin lắng tai: “Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakuuta (núi Linh Thứu) trong hang Con Gấu (suukarakhatà). Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
-- Do thấy lý do gì, này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai?
-- Vì thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
-- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Do thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai…” (*) Thưa Tiên vương, trong bài kinh này còn giải thích rất rõ thế nào là vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, thế nào là tối thượng tôn kính.
_ Bài kinh đã quá rõ ràng, Thần chủ còn thắc mắc gì nữa?
_ Vâng, chính vì quá rõ ràng và hữu lý như vậy nhưng sao các tổ sư Thiền tông lại bày tỏ sự tối hạ phỉ báng Đức Thế Tôn. Như tổ Lâm Tế dám chấp phá xem Bụt là cục… khô? Thiền sư Triệu Châu lại trả lời con chó có Bụt tánh? Nhiều thiền sư xem Chánh Định - Tứ Thiền của Phật chỉ là “phàm phu thiền, tiểu thừa thiền, ngoại đạo thiền”?
_ Thật dễ hiểu! Vì các vị ấy tu theo “giáo ngoại biệt truyền” nên hành tà thiền lại ngỡ chánh thiền, đắc tà định lại tưởng chánh định, đạt tà giải thoát cứ ngỡ chánh giải thoát. Vì là tà thiền, tà định, tà giải thoát nên trước sau không thể đoạn tận các lậu hoặc, không thấy sự an ổn khỏi các khổ ách.
_ Như Huệ Khả chưa chi đã phải dầm mình giữa trời tuyết giá ngập gối, lại còn tự chặt tay?
_ Đúng vậy! Chính vì không thấy được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách và lại bị ách khổ từ đầu tới cuối, cho nên họ đã không bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai là lẽ đương nhiên. Họ chỉ khéo ngụy biện đánh lừa được những ai không tu chánh thiền cũng chẳng nhập chánh định mà thôi. Thánh Nhân không bao giờ phỉ báng các Thánh Nhân. Ngài cứ đến các hội chúng ngoại giáo thù ghét đạo Phật nhất, du côn nhất để xem họ có biết phá chấp rồi lươn lẹo như các tổ Đại Thừa không.
_ Tôi không cần đến cũng biết hơn thế!
_ Biết gì?
_ Biết chắc chắn, nếu hỏi họ: “Thế nào là tổ sư Lâm Tế và thiền sư Triệu Châu?” Họ sẽ trả lời: “Cục cứt nhão và con chó điên”.
_ Đó cũng là khẩu khí nhà Thiền!
_ Và Thiền gia gọi là “hồi quang phản chiếu”.
_ Hay “gậy ông đập lưng ông”?
_ Thì cũng thế, vô phân biệt mà!
_ Dại thật!
PHẢN QUANG
___________________________
(*) Bài kinh 58. VIII. Hang Con Gấu (S.v,233)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét