Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

ĐIỀU GÌ KHIẾN DIỆU PHÁP TỒN TẠI HOẶC BIẾN MẤT?

] Kinh “Diệu Pháp Hỗn Loạn 3”, Tăng Chi tập 2, Chương 5, XVI. Phẩm Diệu Pháp
1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn, và biến mất.
Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển bị nắm giữ sai lạc, với những văn cú đặt sai lầm. Này các Tỷ-kheo, với văn cú đặt sai lầm, ý nghĩa bị hướng dẫn sai lạc. Ðây là Pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người khó nóiđầy đủ những tánh khiến họ trở thành khó nóikhó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là Pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, khiến Diệu Pháp hỗn loạn và biết mất.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy không cẩn trọng để cho các người khác nói Pháp. Do duyên này của họ, Khế Kinh như bị đứt gốckhông còn là chỗ nương tựa. Ðây là Pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trưởng lão là những vị sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, không có hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, sẽ không hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
Ðây là Pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng bị chia rẽ. Khi chúng Tăng bị chia rẽ, này các Tỷ-kheo, có sự mắng nhiếc lẫn nhau, có sự đấu khẩu lẫn nhau, có sự thanh trừng lẫn nhau, có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác. Ðây là Pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất.
7. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn, và biến mất.
8. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp an trú, không hỗn loạnkhông biến mất.
Thế nào là năm?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển được nắm giữ tốt đẹp, với những văn cú được phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hướng dẫn chơn chánh. Ðây là Pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, dễ kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là Pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu; các vị ấy cẩn trọng để cho các người khác nói Pháp. Do duyên này của họ, kinh điển không bị đứt gốc, là chỗ nương tựa. Ðây là Pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
12. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
Ðây là Pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
13. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh luận, cùng một GIÁO LÝ, sống an ổn. Khi chúng Tăng hòa hợp, này các Tỷ-kheo, không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự đấu khẩu lẫn nhau, không có sự thanh trừng lẫn nhau, không có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín không có đổi khác. Ðây là Pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
{ Thừa tự Pháp trích lục
Theo lời dạy trên, việc các đệ tử Phật Thích Ca có thừa tự đúng Chánh Kinh của Phật Thích Ca hay không chính là pháp đầu tiên khiến Diệu pháp hỗn loạn biến mất; hay được an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Hiện nay, trăm người con Phật đều tin rằng mình đang thừa tự đúng “chánh kinh - chánh pháp”. Trong đó không ít người tin vào môn phái của mình chỉ vì ông thầy bảo sao nghe làm vậy, hoặc thậm chí chỉ vì nghĩ rằng văn tự nào bắt đầu bằng bốn chữ “Như vầy tôi nghe” đều là kinh của Phật (?!)
Thế nhưng khi Đức Phật tiên tri “kinh điển bị nắm giữ sai lạc”, điều này có nghĩa Ngài đã biết trước có những ngụy kinh giả tạo sai lạc do những kẻ phá hoại Phật Pháp tạo ra và phổ biến trong Phật giáo. Thông thường trong cuộc sống một câu chuyện trong làng mới ngày hôm qua còn “màu trắng”, ngày hôm sau đã bị biến thành “màu đen”, ra khỏi làng bị biến thành “màu xám”. Huống hồ ở đây là những kinh văn của một giáo phái ngay từ khi mới hình thành và phát triển đã khiến các giáo phái khác phải tự động bị thu hẹp.
Ấy thế mà có những người ngây thơ tin mọi văn bản sau này hàng trăm năm do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu đều là “kinh của Phật, lời của Phật”! Qua đó cho thấy sự cả tin ngây thơ trong Phật giáo đã đi quá xa biết dường nào, và đây cũng chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cho Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất.
Do vậy, vấn đề còn lại là phải nhận thức đúng đắn đâu là những “kinh điển được nắm giữ tốt đẹp, với những văn cú được phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hướng dẫn chơn chánh”, trong tinh thần hòa hợp ‘cùng một giáo lý’; chứ không phải tám vạn bốn ngàn pháp môn lai tạp từ các luận sư Bà-la-môn gián điệp.
Mỗi người con Phật phải tự suy xét vấn đề quan trọng này để tự cứu chính mình và góp phần để Diệu Pháp không bị hỗn loạn và biến mất.
TẬP SAN PHẬT HỌC
---------------------------------------
Xem thêm
Hiệu Thuốc Tử Thần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét