Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

CƯỚP HIẾP, TỘI NHẸ???

Đó là điều luật của giới khinh thứ 17 của Bồ-tát giới của Đại Thừa
Nguyên văn “17.- GIỚI CẬY THẾ LỰC QUYÊN GÓP 44
Nếu Phật tử, tự mình vì việc ăn uống tiền của, lợi dưỡng, danh dự mà thân cận quốc vương, hoàng tử cùng các quan, nương quyền cậy thế bức người để lấy tiền của, lại bảo người khác cũng cầu lợi như vậy. Tất cả sự cầu lợi ấy gọi là ác cầu, đa cầu, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 44 (tr.34 trong Bồ-tát giới): “Trong giới này, nương quyền cậy thế bức người lấy của, v.v…, chỉ trong phạm vi thâu thuế nặng, cho vay nặng lời, tiền đất tiền nhà quá cao, v.v… Nếu thật bức người mà sang đoạt thì thuộc tội trọng thứ hai.”
Phản bác
Đã gọi là ‘ác cầu’, ‘bức người để lấy tiền của’ tức là tội ăn cướp, chứ ‘khinh cấu tội’ sao được? Chính vì Bồ-tát giới phi lý như vậy cho nên kẻ đời sau mới phải vẽ thêm chú thích 44 để bào chữa.
Thế nhưng, chú thích 44 cho các việc nương quyền cậy thế bức người lấy của trong phạm vi thâu thuế nặng, cho vay nặng lãi, tiền đất tiền nhà quá cao là tội khinh cũng không thỏa đáng. 
Những ác nghiệp này dù không phải cướp bóc trực tiếp, nhưng chúng cũng gây bao khốn khổ cho người khác, thậm chí có thể khiến người khốn cùng tự vẫn. Tội lỗi đến như thế mà chú thích cho là nhẹ được sao? Vô lý! 
Chú thích 44 muốn khỏa lấp cho sự trái khoáy của Bồ-tát giới, thế nhưng nó chỉ bộc lộ rõ lối ngụy biện của kẻ lươn lẹo.
Nói Bồ-tát giới là tà giới, ngụy giới là vì vậy!
TẬP SAN LUẬT HỌC
---------------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét