Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

PHẢN BIỆN 48 DẠI NGUYỆN CỦA A DI ĐÀ


N Nguyện thứ 1: Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi, có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 1: Cõi nước A-di-đà dù không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nhưng vẫn có hạng trộm cướp, loạn luân, diệt chủng… vì những hạng này chỉ cần 10 niệm tên A-di-đà thôi, nhẫn đến một niệm cũng được vãng sanh về Tây phương Lạc cực ngay liền (nguyện 18). Hết thảy chúng sanh dù tàn ác đến đâu cũng yên tâm rồi nhé! Đã có A-di-đà rồi! Vô tư đi!
N Nguyện thứ 2: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, sau khi thọ chung, còn trở lại sa vào ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 3: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, thân chẳng màu vàng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 4: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 2, 3, 4: Nhơn thiên trong cõi A-di-đà vẫn còn phải mạng chung. Còn mạng chung là còn khổ ưu vì mạng tử. Còn khổ ưu vì mạng tử sao gọi là ‘cực lạc’ được? Làm sao bằng được các vị Thánh đệ tử của Phật Thích Ca nhập vào Niết Bàn Vô Dư Y, đoạn tận mọi khổ đau của sanh, già, bệnh, chết; bằng một pháp môn “thiết thực hiện tại, không có thời gian, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu”?
Còn chuyện nhơn thiên cõi A-di-đà có sa ác đạo lại không, có thân vàng thật không, có thân đồng đẳng thật không thì chỉ có… Cuội mới biết. Ai không tin cứ hỏi các em chú Cuội.
N Nguyện thứ 5: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng có Túc mạng thông, ít nhất là biết rõ những việc trăm nghìn ức na do tha kiếp (vô số kiếp) thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 6: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng Thiên nhãn thông, ít nhất là thấy rõ trăm nghìn ức na do tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 7: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng được Thiên nhĩ thông, ít nhất là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na do tha đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 8: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được Tha tâm thông, ít nhất là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh, trong trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 9: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng thần túc thông, khoảng một niệm, ít nhất là đi qua khỏi trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 5, 6, 7, 8, 9: Cũng như các nguyện 2,3,4; chuyện nhơn thiên trong cõi A-di-đà có Túc mạng thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông thật không thì chỉ có lên cung trăng hỏi chú Cuội may ra mới biết được.
Thật hư chuyện trên trời không thể chứng minh, thế nhưng trần gian vốn nhiều những kẻ cả tin mê tín, ham thần thông, khoái thần lực, nghe các nguyện đại này đam mê ngay cõi A-di-đà cũng phải. Điều này chứng tỏ kẻ vẽ ra các nguyện đại A-di-đà đích thực là tổ sư ngành quảng cáo.
Lại nữa, phái A-di-đà mượn danh Phật (Thích Ca), thần lực Phật (Thích Ca), vô tư ban cho đệ tử cõi mình ở hư không để lôi kéo đệ tử Phật (Thích Ca) tu theo phái mình, phân hóa thêm đạo Phật (Thích Ca). Quả thật, ai vẽ ra các nguyện A-di-đà mới chính là tổ sư ngành tâm lý chiến. Chỉ có điều với tội phá hòa hợp Tăng, chia rẽ Đạo Phật tất phải đọa vào địa ngục A Tỳ là điều chắc chắn.
N Nguyện thứ 10: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 10: Ở cõi Ta Bà này mấy người tự tử vì tật nguyền, vì thân tàn bệnh tật; có ai tham chấp lấy thân đâu. Họ cũng chán ghét thân mình đấy chứ. Chẳng lẽ cõi A-di-dà cũng có cả những người này?
 Vả lại, trước đó nhơn thiên cõi A-di-đà muốn mình được “thân màu vàng”, muốn thân hình đồng nhau không có kẻ tốt người xấu, giờ lại nói họ không tham chấp lấy thân là nghĩa làm sao? Nguyện kiểu này nếu không có mâu thuẫn, thời nhơn thiên cõi Ta Bà thành mất trí hết trơn.
N Nguyện thứ 11: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng trụ định tu, nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 11: Thiền định có chánh định và tà định. Tu tà định thì chỉ cần có định thôi là đủ. Còn tu chánh Định thì phải có chánh Giới trước, rồi sau đó tu chánh Định thì mới phát sanh chánh Tuệ giải thoát. Mấy hạng tu sĩ ngoại học quỷ quái, hoặc những kẻ ngu si dốt nát cần gì mấy pháp này.
N Nguyện thứ 12: Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh còn hữu hạn, ít nhất cũng chiếu thấu trăm nghìn na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 12: Nếu quang minh của Bụt A-di-đà là vô hạn, chiếu thấu trăm nghìn na do tha thế giới, hẳn mọi người trên trái đất này cũng phải thấy được, chứng minh được dễ dàng. Xin hỏi những người trung thực, tin bằng lý trí, có ai đã thấy ‘quang minh’ của A-di-đà không? Nó thế nào, ở đâu xin chỉ cho mọi người cùng thấy! Nếu không chứng minh rõ ràng, thời những ai tin A-di-đà đều ở ngôi Mê tín.
Còn nếu hiểu “quang minh” là trí tuệ chung chung mơ hồ theo kiểu vô chứng vô cớ như rứa, thì một kẻ đại bịp, đại nói láo cũng có được “quang minh” vô hạn này.
N Nguyện thứ 13: Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhất cũng đến trăm nghìn na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 13: Ông A-di-đà còn mong sống vô hạn nên mới phát nguyện thọ mạng không hữu hạn. Còn đây là những lời dạy của Đức Phật Thích Ca trong Chánh Kinh gốc: “Này Ananda, phải chăng ngay từ ban đầu Ta đã từng tuyên bố rằng mọi vật ưu ái, thân hình đều phải bị thay đổi, trở về hư không, biến dịch? Này Ananda, làm sao có thể được như vầy: Những gì sanh khởi, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến diệt? Thật không có sự trạng ấy. Này Ananda, những gì Như Lai đã từ bỏ, dứt khoát, xả ly, phóng xả, khước từ, chính là thọ, hành. Như Lai đã nói và nói một cách dứt khoát: "Không lâu, Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ". Nói rằng Như Lai vì muốn sống mà phản lại lời tuyên bố trên thời thật không có sự trạng ấy.” [Trích kinhĐại Bát Niết Bàn, DN 1]
Cũng vậy, này các Tịnh Độ tử, nói rằng Bụt A-di-đà vì muốn sống vô hạn mà không phản lại lời tuyên bố trên của Phật Thích Ca, thật không có sự trạng ấy, trừ phi muốn sống phá pháp.
Lại nữa, dưới đây là trích lược câu trả lời của ngài Sàriputta khi được ngài Kotthika hỏi về lý do tại sao Đức Thế Tôn không trả lời vấn đề “Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết?”
“-- Thưa Hiền giả, đối với ai chưa đoạn trừ tham đối với sắc… thọ… tưởng… hành… thức, chưa đoạn trừ dục, chưa đoạn trừ ái, chưa đoạn trừ khát, chưa đoạn trừ nhiệt tâm, chưa đoạn trừ khát ái, thời người ấy có quan điểm: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
Thưa Hiền giả, đối với ai đã đoạn trừ tham đối với sắc… thọ… tưởng… hành… thức, đã đoạn trừ dục, đã đoạn trừ ái, đã đoạn trừ khát, đã đoạn trừ nhiệt tâm, đã đoạn trừ khát ái, người ấy sẽ không có quan điểm: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
… Này Hiền giả, đây là nhân, đây là duyên, đây là lý do mà Thế Tôn không trả lời vấn đề ấy.” [K. Sàriputta - Kotthika (3) (hay Ái) (S.iv,368)]
Theo trên rõ ràng với nguyện 13 đã lộ tẩy tố cáo ông A-di-đà “chưa đoạn trừ tham đối với sắc… thọ… tưởng… hành… thức, chưa đoạn trừ dục, chưa đoạn trừ ái, chưa đoạn trừ khát, chưa đoạn trừ nhiệt tâm, chưa đoạn trừ khát ái” cho nên mới phát nguyện tồn tại vô hạn tại cõi Tây Phương Lạc Cực. Thói thường thế gian tham sống sợ chết nghe nguyện này khoái ông A-di-đà cũng phải.
N Nguyện thứ 14: Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh Văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 14: Chuyện thọ mạng, Thanh Văn, Bích Chi Phật ở cõi A-di-đà có hữu hạn hay vô hạn, chắc phải hỏi mấy kẻ ngủ mơ tin bừa tín ẩu hoặc hưởng bổng lộc từ phái A-di-đà mới dám nói liều nói đại.
N Nguyện thứ 15: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 15: Còn đây là câu trả lời của Đức Phật Thích Ca dành cho người có trí ở cõi Ta Bà: “Ở tại Sàvatthi. Ngồi một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có cái gì sanh mà không già và không chết không?
-- Thưa Ðại Vương, không có cái gì sanh mà không già và không chết.” [Trích kinh Vua (S.i,71)
Cũng vậy, vấn đề sanh-già-chết ngay cả với chư Thiên ở tất cả các từng Trời cũng không thoát khỏi quy luật này. Và Chư Thiên nào nhận thức được quy luật này là đã có con mắt của trí tuệ: “Và hàng nhiều ngàn chư Thiên khởi lên pháp nhãn ly trần vô cấu: "Phàm các pháp gì được sanh khởi, tất cả đều bị đoạn diệt" [Trích kinhRàhula (S.iv,105)]
Dân gian có chuyện kẻ cưỡi lừa treo cà-rốt trước miệng lừa để dụ nó bước tới. Những kẻ tham sống sợ chết, nghe nguyện này, quên lời dạy của Phật Thích Ca, chạy theo A-di-đà, nhất tâm niệm “A mi tò phò” không khéo bị kẻ đại lừa cho ăn cà-rốt thật!
Chứ gì nữa, người tỉnh táo nghĩ lại, chuyện thọ mạng nhơn thiên ở cõi A-di-đà có hữu hạn hay không là nói chuyện trên Trời, là tán chuyện hư không, là hứa điều viễn tưởng. Không suy xét cẩn thận, bạ đâu tin đó, chổng vó bái bừa chẳng khác nào cứ nhắm mắt cong lưng cho người khác cưỡi.
N Nguyện thứ 16: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, còn có người nghe danh từ bất thiện thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 16: Ai vẽ ra nguyện 16 này đã quên một trường hợp, đó là nhơn thiên cõi A-di-đà sở dĩ không nghe danh từ bất thiện là vì… ở Tây phương toàn những người câm và điếc cho nên không nói, không nghe được. Ai không đồng ý, cứ đưa chứng minh cụ thể xem thử. Chuyện trên trời tán như thế nào chẳng được!
Chỉ có điều không nghe danh từ bất thiện nhưng có thể hành bất thiện, suy tư bất thiện thì sao? Có thể lắm chứ. Vì sao? Vì rõ ràng nguyện 16 này quá mơ hồ, thiếu sót. Con nít thông minh cũng phản biện dễ dàng.
N Nguyện thứ 17: Lúc tôi thành Phật, nếu vô lượng chư Phật thập phương thế giới, chẳng đều ngợi khen xưng danh hiệu tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 17: Lời tự ngợi khen nhưng không thể kiểm chứng thì Dạ Xoa hoặc đệ tử Ba Lém cũng thừa sức nguyện. Chỉ có kẻ ngây thơ, không biết suy tư cân nhắc là tin liền.
N Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
{ Phản biện nguyện thứ 18: Các chúng sanh loạn luân, diệt chủng, trộm cướp, buôn người, bán ma túy… yên tâm rồi nhé. Các con chỉ cần chí tâm tín mộ, chí tâm bãi đáp an toàn, nhẫn đến 10 niệm “A mi tò phò” thôi cũng được vãng sanh ngay liền (Miễn sao đừng phạm ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp A-di-đà là được). Còn các chúng sanh thiện lành nhưng không biết niệm A-di-đà ráng chịu nhé các con. Đáng đời đáng kiếp chúng mày! Ai biểu không biết niệm A mi tò phò.
N Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 19: Kẻ nào còn không tin nguyện này của A-di-đà, cứ đi hỏi mấy người… đã chết khắc rõ. Tất cả âm hồn đã mạng chung có thấy đúng như nguyện của A-di-đà hay của Diêm Vương thì chỉ có những kẻ ưa nói láo, hoặc đồng bóng mới dám phán bừa.

N Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 20: Kẻ nào còn ngang bướng không tin các nguyện này, cứ qua Tây phương mà hỏi. Còn muốn biết thế nào là ‘tu các công đức’, cứ đến các chùa, thấy ‘hòm công đức’ ngay trước bàn thờ A-di-đà, bỏ tiền vào trong đó để kiếm chút công đức. Bụt A-di-đà và các Thầy Cô rất yêu thương các con nào biết ‘tu các công đức’, sẽ độ cho các con! Còn các con nào không biết ‘tu các công đức’, nếu đến cửa Từ Bi có bị làm ngơ cũng đừng có trách. (Tái bút: Đã gọi là tu các công đức thì tiền gì cũng được, từ đâu cũng được, từ ai cũng xong, càng nhiều càng tốt, miễn sao đừng nạp tiền âm phủ)
N Nguyện thứ 21: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đủ ba mươi hai tướng đại nhơn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 21:  Những ai ham mê vẻ bề ngoài tất dễ tin ngay nguyện này và khoái cõi A-di-đà. A Mi Tò Phò đã nói một là một, ba mươi hai là ba mươi hai, không lôi thôi mơ hồ gì hết. Đứa nào có giỏi cứ qua Tây phương nói chuyện phải trái, đúng sai với nhơn thiên cõi A-di-đà, đừng có ở cõi Ta Bà này mà lắm mồm lắm miệng! Hừ, thứ ‘ếch ngồi đáy giếng’ mà cũng ham đòi tướng vẻ kên kên!
N Nguyện thứ 22: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh đều quyết đến bực Nhứt sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng, tự tại hóa hiện, vì chúng sanh mà thoát hoằng thệ nguyện, tu các công đức, độ thoát mọi loài, đi khắp thế giới, tu Bồ Tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sinh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo vô thượng chánh giác, siêu xuất công hạnh của các bực thông thường, hiện tiền tu tập Đại nguyện của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 22: Lại thêm một nguyện đại không ai có thể kiểm chứng hoặc chứng minh cụ thể. Những ai còn mơ hồ về các dại nguyện của Phổ Hiền hãy tìm đọc “Đại Dại phần 2: Dại Nguyện Phổ Ác Bồ-tát trong vở bi hài kịch dài nhất lịch sử tôn giáo”.
N Nguyện thứ 23: Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật, mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 23: Thừa thần lực Phật để đi cúng dường Phật, chuyện này chẳng khác nào mấy vua quan tham nhũng tạo quyền thế để những đệ tử nương theo hối lộ, đút lót. A-di-đà nguyện kiểu này giống như ngầm gián tiếp vu cáo chư Phật mười phương muốn… hối lộ!
Những ai còn nghi ngờ kiểu ca ngợi xỏ xiên thấu cáy này của các ngoại học, hãy đọc kỹ các kinh văn Nguyên Thủy và cả các kinh văn cải biến sẽ tìm thấy vô số những kiểu lưỡi câu hai móc của những kẻ phá hoại ngầm Tam Bảo.
N Nguyện thứ 24: Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật, hiện công đức của mình, muốn có những vật cúng dường, nếu không có được, tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 24: Hẳn là A-di-đà (hay kẻ vẽ ra các nguyện này) biết rõ các Bồ-tát Đại Thừa còn tham luyến, còn “muốn có những vật cúng dường” cho nên mới phát nguyện kiểu này để dụ khị kẻ khác. Những ai còn tham vật cúng dường nghe nguyện này, chắc chắn sẽ mê cõi Tây phương của ngài A-di-đà lắm lắm.
Các Bồ-tát cõi A-di-đà mà gặp các Tỳ-kheo Thanh Văn chân chánh, chắc chắn họ sẽ được nhắc nhở lời Phật dạy “hãy thừa tự Pháp, chớ đừng thừa tự tài vật”. Khoe khoang hoặc tham đắm vật cúng dường đều là biểu hiện của sự dính mắc sắc hữu tham kiết sử, một mồi nhử nguy hiểm của Ác ma. Các Bồ-tát cõi A-di-đà nếu có thật, họ còn phải tu nhiều lắm mới mong hiểu được thế nào là ly dục tham tức ly khổ, ly sắc hữu tham tức ly sầu, ly vô sắc hữu tham tức ly lụy.
N Nguyện thứ 25: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, không được Nhứt thiết trí, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 26: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, chẳng đều được thân kim cương Na La Diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 25, 26: Những người trí nghe những nguyện này liền nhớ đến kiểu Mẹ Mìn dụ con nít để bắt cóc con nít: “Theo bà về nhà, con nít ở nhà bà có nhiều đồ chơi lắm, nhiều quần áo đẹp lắm. Bà cho tất cả. Ke, ke, ke…” Miếng mồi có hấp dẫn, cá mới cắn câu mà lị.
À, mà thân ‘kim cương Na La Diên’ là cái quái gì vậy? Ai biết chỉ dùm cho mọi người cùng thấy kẻo A-di-đà mang tiếng là “Ông Mìn” trong tôn giáo, và những ai tin theo A-di-đà mang tiếng là “hài nhi tóc bạc” (già đầu nhưng vẫn còn dại).
N Nguyện thứ 27: Lúc tôi thành Phật, thời trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhơn thiên, hình sắc đều sáng đẹp sạch sẽ, rất tột vi diệu, dầu là người được thiên nhãn cũng không có thể tính biết. Nếu có người biết danh số các đồ vật ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
N Nguyện thứ 28: Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ Tát trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức nhứt, chẳng thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vô lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 27, 28: Chú Cuội nghe được mấy nguyện này, cũng phải la lớn: “A-di-đà Bụt. Thật vậy, thật vậy, những ai biết các danh số các đồ vật ấy được rõ ràng, hoặc không thấy được cây đạo tràng cõi A-di-đà thì cả chú Cuội tôi cũng không còn ở trên cung Trăng nữa. Mô Phật”
Chú Cuội la lớn nhưng lại nghĩ thầm “Ha ha ha… Ta đố đứa nào ở dưới đất chứng minh được chuyện này có thật hay không có thật. Ngài A-di-đà siêu thiệt, xứng đáng là thầy tổ của ta. S..ư.. p..h..ụ…, bái phục, bái phục”
N Nguyện thứ 29: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 29: A lô! Nhắn ngài A-di-đà (hoặc kẻ vẽ ra nguyện này) lần sau có nguyện đại, các ngài làm ơn nói rõ dùm. Chỉ riêng ở cõi Ta Bà này cũng đã có nhiều loại kinh lắm, có nhiều loại pháp lắm. Ví như kinh có kinh Vệ Đà, kinh Cô-ran, kinh Thánh, kinh Đại Thừa, kinh Nguyên Thủy. Còn pháp thì có chánh pháp, tà pháp, pháp Tiểu Thừa, pháp Đại Thừa, pháp Mật Thừa…
Quý ngài nói chung chung như rứa, mấy người đã có trí huệ biện tài biết ngay quý ngài còn quá hời hợt, chủ quan, nông cạn, không thể thành Phật được. Ai không tin, đọc kỹ kinh Nikaya cấp 1 sẽ thấy Đức Phật Thích Ca và các Thánh Tăng A La Hán nói rất minh xác, nói rất đầy đủ, nói rất cụ thể, không một kẽ hở.
Chắc chắn ngài Cưu Ma La Thập, người giới thiệu “kinh A-di-đà”, khi giảng đến nguyện này sẽ thích chí vô cùng. Bởi lẽ, những kẻ vội tin kinh A-di-đà cũng sẽ tin ngài Cưu Ma La Thập, người thọ trì giảng thuyết kinh A-di-đà, cũng có trí huệ biện tài lắm lắm (?!)
Thế nhưng mà có thể nào ngài Cưu Ma La Thập cũng chính là tác giả của kinh A-di-đà không nhể? Có thể lắm chứ! Bởi lẽ, dựa hơi Phật (Thích Ca), vẽ hưu vẽ vượn làm mê hoặc con Phật (Thích Ca) để vừa được ở chung với 10 mỹ nữ từ Vua Diêu Tần ban cho, vừa được người khác kính trọng, ai lại không thích, ôn nào không dám!
Ai phản đối nhận định trên hãy nêu chứng minh cụ thể để bảo vệ cho luận sư Cưu Ma La Thập. Nếu không có chứng cứ cụ thể, họ hãy đọc kỹ chánh kinh Nguyên Thủy để biết đã có rất nhiều những kẻ ác tâm mạo danh Phật Thích Ca, chúng cũng biết “như vầy tôi nghe” để phá hoại ngầm Tam Bảo. Nhờ vậy các Phật tử sẽ cảnh giác hơn trước những kinh-luật-luận đời mới, sẽ tránh khỏi bị đọa vào địa ngục vì tà kiến. Cho nên Đức Phật Thích Ca đã phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần chớ có tin những chỗ không đáng tin là vì vậy.
N Nguyện thứ 30: Lúc tôi thành Phật, nếu có ai hạn lượng được trí tuệ biện tài của Bồ Tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 30: Ai vẽ ra nguyện này chơi khăm thật! Làm thế nào mà người dưới mặt đất lại “hạn lượng” được “trí tuệ” của các Bồ-tát cõi A-di-đà ở trên hư không, thưa ngài? Như Đức Phật Thích Ca đã dạy muốn biết được trí tuệ của một người, phải đàm đạo với kẻ ấy, phải cần có thời gian dài, phải chú tâm tác ý và phải có trí tuệ nữa.
Mọi người đều biết cõi nước A-di-đà ở trên hư không, người bình thường muốn đến được chỉ có nước nằm mơ, hoặc làm em chú Cuội nói bừa, hoặc phải… mạng vong hồn lìa khỏi xác thì may ra. Nguyện kiểu này chẳng khác nào vẽ bánh Trung Thu giữa trời và tố cáo những ai tin theo là cả tin, ngây thơ và thiếu trí tuệ. Nói chơi khăm là đúng quá chứ sao!
N  Nguyện thứ 31: Lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, các nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số không thể nghĩ bàn thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 31: Loa, loa, loa! Có vị chánh trực nào đã đến cõi A-di-đà thấy cõi Tây phương thanh tịnh không? Và làm ơn chỉ rõ cách nào để các nơi đều soi thấy vô lượng vô số thanh tịnh ấy dễ dàng như thấy mặt mình trong gương sáng?
Các vị chỉ dùm cho thiên hạ biết, kẻo ông A-di-đà mang tiếng nói láo, bán bánh vẽ. Nếu không có nơi nào soi thấy rõ như ông A-di-đà phát nguyện thì rõ ràng ông A-di-đà chưa thành Phật, không ở ngôi Chánh giác thật rồi. Hu hu hu…
À, người trí chỉ hỏi các vị chánh trực chứ không hỏi những kẻ tin bừa, nguyện bừa, thực hành bừa rồi nói bừa đâu nhá. Hai mươi thế kỷ qua đã có vô số vô lượng những kẻ “vô trí diệc vô đắc” tín-nguyện-hạnh bừa ẩu rồi. Có hỏi những kẻ nhắm mắt đặt đức tin lên trên lý trí này cũng bằng thừa. Uổng công vô ích!
N Nguyện thứ 32: Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất tràn lên đến hư không, lầu nhà cung điện ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương, hiệp chung lại mà thành; vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới. Bồ Tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy, thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng như thế, tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 32: Rõ ràng kẻ nghĩ ra nguyện này đang ở dưới đất nhưng lại thích vẽ chuyện trên trời để dụ những nai tơ giữa trần thế. Bởi lẽ vật chất ở cõi Ta Ba sở dĩ được xem là “chất báu” vì nó quý hiếm, khó tìm, khó được; ví dụ như kim cương, vàng, ngọc… Còn nếu nhiều vô số vô lượng thì quý báu gì nữa! Kim cương, vàng, ngọc mà nhiều như cát bùn, có đem khoe còn bị cho là đồ dở hơi, điên khùng, không khéo còn bị nghi là Ác ma trưng mồi câu để hại người tham ái.
Đã vậy, cứ đem “chất báu” ra khoe và dụ dỗ những người trí đã ly tham trong các dục, những người đã thấy sự nguy hại của “chất báu”, tất sẽ bị quở là loại có tâm tham dục, miệng lưỡi của Ác Ma. Những ai còn đam mê “chất báu”, mùi thơm, vị ngon… là đang tu theo hạnh của Devadatta, của các sa-môn Bà-la-môn ô nhiễm, chứ không phải tu theo hạnh Phật Thích Ca. Ai không tin hãy đọc kỹ ba trích đoạn chánh kinh dưới đây sẽ rõ:
] Trích kinh Các Uế NhiễmTăng Chi 4 Pháp, V. Phẩm Rohitassa,
“Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn chấp nhận vàng và bạc, không từ bỏ nhận lấy vàng và bạc. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ ba của Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn, không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.”
] Trích kinh Manicùlam (Châu Báu Trên Đỉnh Đầu) (S.iv,325)
Đức Thế Tôn trả lời cho thôn trưởng Manicùlaka:
“…Này Thôn trưởng, các Sa-môn Thích tử không được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được nhận lấy vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử đã từ bỏ châu báu và vàng bạc. Họ đã ly khai vàng và bạc.
Ðối với ai được dùng vàng bạc, người ấy cũng được phép dùng năm dục công đức. Ðối với ai được phép dùng năm dục công đức, người ấy hoàn toàn thọ trì phi Sa-môn pháp, phi Thích tử pháp.
Này Thôn trưởng, Ta nói như sau: Cỏ được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỏ. Củi được đi tìm cầu bởi ai cần đến củi. Cỗ xe được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỗ xe. Người được đi tìm cầu bởi ai cần đến người. Nhưng này Thôn trưởng, không bất cứ một lý do gì Ta nói rằng vàng, bạc được chấp nhận, được tìm cầu.”
] Trích kinh “Nói Cho Dân Nagaravinda”, số 150, Trung Bộ 3
“20. Này các Gia chủ, nhưng nếu du sĩ ngoại đạo ấy hỏi các Ông như sau: "Do căn cứ gì về các Tôn giả ấy, do truyền thống gì, các vị nói về các Tôn giả ấy như sau: Chắc chắn các Tôn giả ấy là ly tham, hay đang đi trên con đường điều phục tham; hay ly sân, hay đang đi trên con đường điều phục sân; hay ly si, hay đang đi trên con đường điều phục si?"
21. Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Các Tôn giả ấy sống tại các trú xứ xa vắng trong các khu rừng nhàn tịnh.
Nhưng tại các chỗ như vậy, không có các sắc do mắt nhận thứckhông có các tiếng do tai nhận thức… không có các hương do mũi nhận thức… không có các vị do lưỡi nhận thức… không có các xúc do thân nhận thứcđể họ có thể cảm giác, và sau khi cảm giác, có lòng thích thú.
22. Chư Hiền giả, do căn cứ này, do những truyền thống này, mà chúng tôi nói về các Tôn giả ấy như sau: "Thật vậy, chư Tôn giả ấy ly tham hay đang đi trên con đường nhiếp phục tham; hay ly sân, hay đang đi trên con đường nhiếp phục sân; hay ly si, hay đang đi trên con đường nhiếp phục si". Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo như vậy.”

N Nguyện thứ 33: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, được quang minh của tôi chiếu đến nhẹ nhàng hơn thiên nhơn, nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 33: Nói đến “các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương” tất nhiên phải bao gồm mọi người trên trái đất này. Thế nhưng mọi người trên trái đất này có ai thấy và chỉ cho người khác thấy cụ thể quang minh của A-di-đà như thế nào không? Nó “minh quang” ra làm sao? Nó “Nhẹ nhàng” như thế nào?
Người trí phải thấy bằng mắt và tin bằng lý trí, bằng chứng minh cụ thể; chứ không thấy và tin bằng sự tưởng tượng, bằng sự ngây thơ, bằng tin càn tín ẩu.
Chiếu theo nguyện này, đối với những người có trí và trung thực, không ai thấy và chứng minh được cụ thể quang minh của A-di-đà, như vậy ông A-di-đà chắc chắn chưa thành Phật, không ở ngôi Chánh giác. Còn đối với những người vô trí, tin bừa tín ẩu, hoặc nói trạng nói liều thì… miễn bàn.
N Nguyện thứ 34: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh hiệu của tôi mà không được vô sanh pháp nhẫn, cùng các môn thâm tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 34: Cứ hỏi những người hiền trí chánh trực, thậm chí cả những Tịnh Độ tử chân thật nằm trong thế giới mười phương, những người đã từng nghe không chỉ một mà rất nhiều lần danh hiệu A-di-đà xem họ có biết “vô sanh pháp nhẫn” là cái quái gì? “Thâm tổng trì” là cái chi chi? Nó giúp diệt khổ như thế nào? Nó ích lợi cho chúng sanh ra sao? Chắc chắn câu trả lời chân thật chỉ là cái lắc đầu. Và đây chính là thêm một minh chứng cho nguyện đại của A-di-đà đã không thành sự thật, chứng tỏ ông A-di-đà chưa thành Bụt, chưa ở ngôi Chánh giác.
Giả sử các tín đồ Tịnh Độ tin bừa và giải thích bừa rằng “vô sanh pháp nhẫn” là pháp không còn tái sanh, điều này mâu thuẫn với nhiều nguyện khác, chẳng hạn như nguyện thứ 2, thứ 35, thứ 43. Nếu pháp môn “thâm tổng trì” cao siêu và chỉ cần nghe danh hiệu A-di-đà có liền được, thời chú Cuội và đệ tử chú Cuội cũng có vô lượng pháp môn này, chẳng cần gì đến A-di-đà. 
N Nguyện thứ 35: Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, vui mừng tin mến phát Bồ-đề tâm, nhàn ghét thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 35: Lúc tôi thành Cuội, mọi người trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, vui mừng tin mến phát Cuội Đề Tâm, nhàn ghét thân gái hoặc trai hoặc ở giữa. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân gái hoặc trai hoặc ở giữa nữa, thời tôi không ở ngôi Dóc Tổ (Rõ ràng nguyện đại của Cuội tôi cao hơn nguyện đại của A-di-đà. Nó có thực đến độ nào, ai không tin cứ hỏi mấy người đã… chết).
N Nguyện thứ 36: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh, mãi đến thành Phật. Nếu chẳng được như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 36: Còn đây chính là lời Đức Phật Thích Ca trong bài kinh Như Lai, Tăng Chi 1 Pháp, Phẩm Một Người:
5. Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. 
Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân…”
Thông thường ở đời, cái gì duy nhất, hiếm hoi mới quý, nhất là ở đây lại là Đấng Như Lai, A La Hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Trái lại nhiều như cát sông Hằng còn quý giá gì nữa.
Do vậy những ai có chánh tri kiến tất sẽ tin Đức Như Lai trong kinh gốc Nguyên Thủy, chấp nhận trong thế giới hiện tại chỉ có một Đức Phật Thích Ca thiêng liêng duy nhất, vô thượng, vô song, có trí tuệ và phẩm hạnh không thể ước lường. Còn ai tin các kinh văn sau này theo kiểu “chúng sanh đồng Phật tánh” như kinh Pháp Hoa để rồi như một Thiền sư buộc phải trả lời “con chó cũng có Bụt tánh” (!).
Hoặc giả, tin Phật có nhiều như… kiến theo kiểu “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật Như Lai” (kinh Kim Cang, đoạn 28) để rồi nhiều người vô tư tin luôn Chương thứ 11 của kinh Bốn Mươi Hai Chương thuộc Đại Thừa dạy rằng “Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn” (???) Ai cấm những người khác nghĩ rằng một “vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng” là vị vô tư vô tâm đang ở ngoài đồng gặm cỏ. Có vị nào trong số đó có niệm, có trụ, có tu, có chứng? Hiểu ra điều này có thấy đúng như Đức Phật đã cảnh báo “Kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc súc sanh” (S.iv,306 - 308)?
Khốn khổ thay những cái bẫy chết người ấy đã an nhiên tồn tại qua hàng bao thế hệ, nhưng không một lời cảnh báo, không một ai cảnh giác. Vì sao nên nỗi? Vì vô minh tin càn những Ác ma tất phải gánh lấy tà kiến và phải đọa vào địa ngục chứ làm sao khác được.
N Nguyện thứ 37: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ Tát hạnh, thời chư Thiên và người đời đều kính trọng người đó. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 37: Có biết bao các Tịnh Độ tử rất nhiều lần “nghe danh hiệu A-di-đà, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ Tát hạnh”, thế nhưng đâu phải ai cũng kính trọng họ, thậm chí còn coi thường họ vì cái tội cả tin mê tín. Với thực tế này chứng tỏ lại thêm một lời nguyện của ông A-di-đà đã không thành hiện thực, và vì vậy ông A-di-đà chưa thành Phật, chưa ở ngôi Chánh giác.
Rõ ràng kẻ vẽ ra nguyện này chỉ cố tâm dụ dỗ những kẻ ngây thơ, khoái được người khác kính trọng. Còn những người tin theo cũng chỉ biết nhắm mắt vâng phục chứ không cần suy tư, phán xét, hay so sánh giữa lời nguyện và thực tế thế nào. Hỡi ơi, Trời đã sinh ra Cuội, sao còn sinh ra Đà thế nhỉ!
N Nguyện thứ 38: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà đến trên thân. Nếu còn phải cắt may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 37: Còn đây là lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về một trong những sợ hãi sẽ xảy ra trong tương lai khiến cho người tu theo đạo ly dục sẽ bị thối đọa suy đồi: “1. - Có năm sợ hãi về tương lai này, hiện chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai, các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sợ hãi ấy.
2. Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trong tương lai sẽ tham muốn các y tốt đẹp. Do họ tham muốn các y tốt đẹp, họ sẽ từ bỏ các y nhặt nơi đống rác, họ sẽ từ bỏ các khu rừng, các vùng cao nguyên, các trú xứ xa vắng, họ sẽ đi đến các làng, thị trấn, kinh đô vua chúa và sống tại các chỗ ấy. Vì nhân y áo, họ sẽ rơi vào những hành vi tầm cầu không thích hợp.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ nhất về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, cần phải tinh tấn để đoạn trừ sợ hãi ấy. (Xem thêm các sợ hãi thứ hai, ba, bốn, năm trong kinh “Sự Sợ Hãi Trong Tương Lai” (4), Tăng Chi tập 2, Chương 5, Phẩm Chiến Sĩ, trang 484)
Nhìn các Thầy Tịnh Độ tử ngày nay với mũ áo cân đai không thua gì các diễn viên, người mẫu trên sân khấu, mọi người sẽ thấy lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca chính xác như thế nào, sẽ thấy vì nhân y áo dẫn đến những tầm cầu không thích hợp đáng sợ như thế nào.
N Nguyện thứ 39: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi không được sự hưởng thụ vui sướng bằng vị Tỉ Khưu đã dứt hết mọi phiền não, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 39Lại phải nhờ đến chú Cuội để làm đối chứng cho những lời nguyện hão huyền, hứa lèo hứa cuội, không có cơ sở để kiểm chứng: “Lúc tôi thành Cuội, hàng nhơn thiên trong cõi Cung Trăng không được sự hưởng thụ vui sướng bằng vị Tỉ Khưu đã dứt hết mọi phiền não, thời tôi không ở ngôi Dóc Tổ” (Ai không tin cứ lên cõi trời của chị Hằng Nga, tới gốc cây Đa mà hỏi đàn em của Cuội)
N Nguyện thứ 40: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của chư Phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu, đúng theo ý muốn, như thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 40: Hầu hết các nguyện đại của ông A-di-đà đều có một điểm chung đó là không thể kiểm chứng trong thực tế, không có cơ sở để chứng minh thực giả, đúng sai. Người vẽ ra các nguyện này cũng là một Tổ sư tâm lý trong tôn giáo, biết đánh đúng vào đặc điểm dễ cả tin của quảng đại quần chúng tín ngưỡng. Còn đối với người trí những nguyện này chẳng khác nào kiểu “bánh vẽ trên trời”, hoặc treo cà-rốt dụ lừa.
Chỉ có điều kẻ vẽ ra các đại nguyện này mượn danh Đức Phật Thích Ca, chế ra cõi “Phật A-di-đà” với đầy dẫy những phi lý, phi nhân quả để dụ dỗ con Phật Thích Ca, tạo giáo phái mới nhằm phân hóa phá hoại Phật giáo. Đây là tội “phá hòa hợp Tăng” hậu quả phải đọa vào địa ngục Vô gián. Những ai nhắm mắt tín càn, nguyện đại, và hành ẩu theo kẻ gian ngụy, vô tư chia rẽ phá hòa hợp Tăng, tất cũng phải gánh lấy tai ương của đọa xứ.
N Nguyện thứ 41: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành, mà các căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 41: Các “Bồ-tát” ở bất cứ phương nào nghe nguyện này mà thích A-di-đà chỉ vì muốn các căn đủ đẹp, mê tịnh tướng, các “Bồ-tát” ấy vẫn còn tham luyến sắc thân, tức thân kiến kiết sử. Bất cứ ai, dù là Bồ-tát nhưng vẫn còn bị trói cột bởi kiến chấp thân tốt đẹp, thân tịnh tướng là vẫn còn bị tham dục chi phối, còn vướng ngã mạn hơn thua, còn đứng xa Pháp và Luật của bậc Vô Dục.
Bởi thế, trong Chánh Kinh gốc, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhắc đi nhắc lại nguyên nhân của dục tham và cách đoạn trừ nó. Dưới đây là những lời dạy thiết thực, cao sâu của Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, chỉ có những bậc Hiền trí, Đại tuệ đã thoát ly thân kiến kiết sử mới hiểu thấu:
-- “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại…
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến dục tham chưa sanh không sanh khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tướng bất tịnh. Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận” (Tăng Chi Bộ tập I, tr.11).
-- “Bất tịnh cần phải tu tập để đoạn tận tham” (Ud 34)
-- “Này các Tỷ-kheo, khi sống tùy quán bất tịnh trên thân tham tùy miên đối với tịnh giới được đoạn trừ” (It. 80)
-- “Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về bất tịnh. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về bất tịnh, cái gì thuộc tham ái được trừ diệt” (Đại Kinh Giáo Giới La Hầu La, số 62, Trung Bộ II)
N Nguyện thứ 42: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát, ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều được giải thoát tam muội. Trụ tam muội đó, trong khoảng thời gian một niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà vẫn không mất chánh niệm. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 42: Chỉ cần nghe được danh hiệu, dù là danh hiệu “A-di-đà” mà được “giải thoát tam muội” đủ biết cái ‘tam muội’ ấy ‘muội’ như thế nào? Không đúng ư? Các đệ tử phái Tịnh Độ đã bao nhiêu lần nghe danh hiệu “A-di-đà” rồi? Có ai được “giải thoát tam muội” chưa? Nó giải thoát thế nào? Giúp diệt khổ cụ thể ra sao?
Nếu tất cả các đệ tử phái Tịnh Độ kể cả các Hòa thượng, Thượng tọa, Tổ sư, Đại sư đã tín-nguyện-hành cả đời và nghe danh hiệu A-di-đà cả tỉ lần, nhưng vẫn chưa có ai được ‘giải thoát tam muội’, như vậy hoặc là lời nguyện của A-di-đà là tào lao, hứa nhăng hứa cuội; hoặc là các Tịnh Độ tử chẳng có ai là Bồ-tát cả, chỉ là phàm phu cả thảy. Vì là phàm phu cho nên mới tin ngay đạo phàm phu, mới nhắm mắt hành theo kẻ phàm phu, mới nguyện đại theo kiểu phàm phu.
Còn nếu có người được ‘tam muội giải thoát’ rồi, họ còn tu hành làm gì nữa? Còn tụng kinh gõ mõ ê a A-mi-tò-phò làm chi nữa? Rõ ràng tất cả các Tổ sư, Đại sư Tịnh độ ai nấy đều cố công niệm A-mi-tò-phò cho đến lúc chết, như vậy chẳng có vị nào là Bồ-tát rồi! Bất hạnh cho Tịnh Độ Tông quá! Buồn thương cho những ai tin bừa tín ẩu quá
Thế nhưng, căn cứ theo nguyện đại này một kẻ đại nói láo nghe vài lần danh hiệu A-di-đà rồi hô hoán lên rằng y đã được ‘tam muội giải thoát’, những kẻ ngu muội cũng tin y là “Bồ-tát” để rồi bị lừa gạt, hãm hại. Thử hỏi nguyện đại của A-di-đà có dại nguyện không? Có bắc cầu cho ma phá đạo không? Có nguy hiểm cho Chánh pháp không?
N Nguyện thứ 43: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung đều được thác sanh chốn Tôn quí, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 43: Kẻ vẽ ra nguyện này biết chắc cõi Ta Bà đời sau chẳng ai có Thiên Nhãn Minh (trừ những kẻ đại nói láo), cho nên chẳng có ai kiểm chứng được chuyện này, vì thế cứ nguyện bừa cho những kẻ cả tin mê theo.
Đặt giả thuyết vua quan nhà Lương kiếp trước nhờ nghe danh hiệu A-di-đà mà được sanh dòng tôn quý, để rồi đời sau nhắm mắt cố công “tín-nguyện-hành A-mi-tò-phò” thì sao? Kết quả là mất nước, nhà tan, tàn vong hoại diệt. Qua đấy đủ biết pháp A-di-đà khốn khổ như thế nào. Còn việc vua quan nhà Lương có được qua Tây phương không hay phải du địa ngục A-tỳ vì tà kiến, phải hỏi Diêm Vương hoặc Chú Cuội may ra mới biết được.
N Nguyện thứ 44: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu Bồ Tát hạnh, trọn đủ công đức, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 44: Các Bồ-tát phương khác có nghe được danh hiệu A-di-đà không? Có vui mừng hớn hở không? Có tu Bồ-tát hạnh không? Ai kiểm chứng được hoặc chứng minh được những điều này? Nguyện đại khơi khơi kiểu này cần gì phải thành “Phật” mới thành được. Một đứa con nít tám tuổi, ưa nói láo gạt đứa con nít khác cũng nguyện được, cũng thành được. Chính vì vậy chỉ có các “hài nhi tóc bạc” (già đầu nhưng vẫn còn dại mới dám tin liền).
N Nguyện thứ 45: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, đều đặng Phổ đẳng tam muội, trụ tam muội này mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy Vô lượng bất tư nghị tất cả chư Phật. Nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 45: Chỉ cần nghe danh A-di-đà thôi cũng chứng được Phổ đẳng tam muội thì cần gì phải Bồ-tát, một Ác ma đại gian ngụy cũng chứng được dễ dàng, một kẻ ưa nói láo lừa gạt người khác cũng chứng được tức thì. Vì sao? Vì chẳng lấy gì làm bằng chứng. Mơ hồ, vô căn cứ, tạo duyên cho ma phá đạo là căn bản gốc của 48 nguyện đại A-di-đà. Và như vậy các nguyện đại của A-di-đà thừa điều kiện đạt kỷ lục về những lời hứa hão huyền tà vạy, và Tịnh Độ phái đạt kỷ lục về số người mê muội tin theo.
N Nguyện thứ 46: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong cõi nước tôi, muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng nghe pháp ấy. Nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 46: Muốn nghe gì được nghe nấy là chuyện không có gì ầm ĩ. Mấy em nhỏ ở cõi Ta Bà này chỉ cần nhấn nút cái tivi, laptop, smartphone, ipad cũng vừa nghe vừa thấy liền mọi thứ. Cho nên nguyện này lỗi thời rồi, không có gì to tát.
Thế nhưng cõi A-di-đà có cả những kẻ loạn luân, diệt chủng, trộm cướp… (vì họ chỉ cần biết niệm 10 tiếng Di Đà là được vãng sanh) và chưa được cải tạo tốt nên vẫn còn giữ những thói quen xấu thì sao? Lúc ấy ai bảo đảm cõi A-di-đà không có pháp xấu? Hẳn chỉ có chú Cuội mới dám cam đoan ở cõi Tây phương hành lạc dù có cả kẻ ác nhưng vẫn toàn pháp lành!
Chỉ có việc nói rõ ‘muốn nghe diệu pháp gìthời liền tự nhiên đặng nghe diệu pháp ấy’ để lời nguyện trở nên rõ ràng minh bạch mà cũng không nói được thì A-di-đà Chánh Giác ở chỗ nào?
Còn các Tịnh Độ tử cõi Ta Bà phải lưu ý điều này: ma còn giả Phật được, huống hồ “pháp” ở cõi A-di-đà. Cho nên các vị cứ một chiều tin bừa tín ẩu, nghe nhầm pháp gian pháp giả, không biết phân biệt chánh tà, chân ngụy; có bị lôi xuống cõi đọa xứ là điều chắc chắn. Đến lúc ấy cứ tấu với Diêm Vương mà kiện mấy củ khoai.
N Nguyện thứ 47: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bực bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 47: Có rất nhiều người trí cõi Ta Bà sau khi tín-nguyện-hành và suy tư chín chắn đã thấy được sự vô lý, phi nhân quả, viễn vông, mơ hồ của pháp môn Tịnh Độ đã từ bỏ A-di-đà. Lúc ấy họ kháo nhau câu nói của thế gian: Bất thối chuyển chẳng qua cũng chỉ là ‘ngựa quen đường cũ, tật xấu không chừa’, ‘đánh chết cái nết không buông’ mà thôi.
N Nguyện thứ 48: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền được Đệ nhất âm hưởng nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
{ Phản biện nguyện thứ 48: Kẻ vẽ ra một lố các dại nguyện đến đây đã cạn ý cạn lời nên đành phải nảy nòi ra thêm chuyện mơ hồ bá vơ “đệ nhất âm hưởng nhẫn” cho xong việc. Tịnh Độ tử nào đã chứng được “đệ nhất âm hưởng nhẫn” làm ơn chứng minh rõ nó giúp diệt khổ như thế nào đây? Lợi ích thiết thực cụ thể như thế nào đây?
Nếu không nói rõ, một Ác ma ưa nói láo gạt người cũng có thể tự phong là Bồ Tát, cũng chứng được “đệ nhất âm hưởng nhẫn A-di-đà”, rồi vẽ ra trăm ngàn điều mê ly huyễn hoặc để dụ dỗ những người con Phật. Lúc ấy thật khốn khổ cho cõi Ta Bà này!
Mà khổ thật! Thực tế đã có không ít những các con nhang đệ tử Phật, vì nhắm mắt tin theo các tà pháp hư vô ở trên trời nên đã bị lợi dụng, lừa tình, gạt tiền. Mọi người không mau nhận thức được sự nguy hiểm của những Bụt giả, pháp dỏm để tránh xa, thì ngay hiện tại đã không được giải thoát mà tương lai còn phải bị đọa vào cõi dữ, bàng sanh, địa ngục.
Kết luận: Tóm lại qua 48 đại nguyện của A-di-đà một người trí biết suy tư cẩn trọng hẳn phải nhận ra những điều nhảm nhí, vô căn cứ, mơ hồ, tà vạy, phi nhân quả, phi đạo lý của pháp môn Tịnh Độ. Những người có trí đều hiểu ngay thời Phật Thích Ca cũng đã có nhiều kẻ mạo danh Phật, cũng biết ‘như vầy tôi nghe’ để đánh lừa Phật tử. Do vậy vài trăm năm sau nếu nảy nòi ra những kiểu ‘Tôi nghe như vầy’ khác, với những pháp môn ‘mì ăn liền’ dễ dãi, khoa trương; mọi người cần phải cảnh giác chớ có tin liền. Mọi người cần phải thận trọng suy tư phán xét, nếu không sẽ bị rơi vào bẫy của những kẻ gian ngụy.
Mong rằng mọi người con của Đức Phật Thích Ca hãy tỉnh táo, khôn ngoan và thận trọng để nhận diện những kẻ gián điệp xâm nhập vào Đạo Phật, rao truyền kinh giả - pháp giả, phá hoại Phật pháp ngay từ bên trong, phân hóa biến chất Phật giáo với tám vạn bốn ngàn tà pháp. Được vậy các Phật tử mới tránh khỏi đọa xứ, súc sanh, địa ngục vì tà kiến, vì tội phá hòa hợp Tăng.
Đến đây không có gì hay hơn lời cảnh báo tiên tri của Đức Chánh Biến Tri Thích Ca Mâu Ni về sự xuất hiện của tà kinh, tà pháp thay thế cho Chánh Kinh, Chánh Pháp. Xin trân trọng giới thiệu để mọi người cảnh giác hơn với những “cái chốt trống mới kinh – luật – luận” cải biên sau này:
 “Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, dân chúng Dasàrahà có một cái trống tên là Anaka.
Khi cái trống Anaka bắt đầu nứt ra, dân chúng Dasàrahà đóng vào một cái chốt khác. Cho đến một thời gian, này các Tỷ-kheo, cả cái thùng ván của trống Anaka biến mất và chỉ còn lại những cái chốt tụ tập lại.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai. Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.
Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không sẽ đi đến tiêu diệt.” Bài kinh Cái Chốt Trống (S.ii,266)
!!!
(*) Chú thích Nguồn Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét