Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT!


Đó là TÁM CHÁNH ĐẠO, cũng là ĐẠO ĐẾ, tức Chân Lý Về Con Đường Diệt Khổ. Chân Lý đích thực chỉ có MỘT chứ không có hai. Nếu có hai thì đó là ngụy 'chân lý', là tà 'chân lý'. Chính vì thế Phật tuyên bố "BÁT CHÁNH LÀ ĐỘC ĐẠO".

Độc Đạo này dẫn đến giải thoát vĩnh viễn khổ đau khỏi Sanh - Già - Bệnh - Chết, không có con đường thứ hai. Để làm được chuyện này không phải dễ, do vậy ĐẠO LỘ này không chỉ có một mà có tới TÁM NGHÀNH phân biệt. Đó là 1.Chánh Tri Kiến, 2.Chánh Tư Duy, 3.Chánh Ngữ, 4.Chánh Nghiệp, 5.Chánh Mạng, 6.Chánh Tinh Tấn, 7.Chánh Niệm, 8.Chánh Định.

Trong đó Chánh NiệmBốn Niệm Xứ, Chánh ĐịnhBốn Thiền, Bốn Thánh Định. Rõ ràng trong Bốn Niệm Xứ không có niệm A-di-đà, niệm thần chú giống như Bà-la-môn. Vì vậy các pháp này là TÀ NIỆM.

Trong Bốn Thiền, Bốn Thánh Định (bao gồm Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền) không có thiền nào là Thiền Tông, thiền Công án, thiền Minh Sát, thiền hét, thiền đánh, thiền đập, thiền trà, thiền ôm, thiền ấp... Vì tất cả đều là TÀ THIỀN, TÀ ĐỊNH, không đưa đến giải thoát rốt ráo. 

Vì nếu chúng cũng đưa đến giải thoát rốt ráo, như vậy không chỉ có một con đường mà là nhiều đạo lộ, không phải như Đức Phật tuyên bố nhiều lần. Đức Phật đã sai lầm ư? Chắc chắn không, mà chỉ có tà kiến, tà tư duy, tà nghiệp mới quay lưng với Chánh Phật Pháp.

Chính vì thế, còn phải 'đi đâu loanh qoanh cho đời mỏi mệt'!!!

TẠP CHÍ MINH TRIẾT

TÀ TRÍ CŨNG TIN!

Hai vị Luận sưKinh sư ngồi nói chuyện với nhau. Vị thứ nhất hỏi:
_ Tứ Diệu Đế được Phật dạy trong kinh điển, đúng không?
_ Đúng vậy! Vị thứ hai đáp.
_ Có phải những điều trong Kinh văn chỉ là thường pháp, là tục đế? Tạng Luận mới chính là siêu pháp, là chân đế?
_ Không phải. Ngược lại mới đúng. Tạng Luận là thường pháp, là tục đế. Tạng Kinh mới chính là siêu pháp, là chân nghĩa đế.
_ Chứng minh?
_ Tôi hỏi ông: Kinh và Luận, tạng nào được kết tập lần đầu tiên?
_ Kinh kết tập trước. Nhưng các Tổ nói rằng, trong kỳ hạ thứ bảy Phật lên cung trời Đao Lợi dạy Vi Diệu Pháp cho chư Thiên và cho mẹ Ngài. Lúc Phật trở về còn có cầu thang bắc từ trên trời xuống đất nữa đấy! Sợ không?
_ Không sợ, cũng chẳng tin!
_ Vì sao?
_ Vì nếu quả có một sự kiện “hy hữu” như vậy, tại sao suốt trong Kinh tạng Nikaya và Luật Patimokkha chánh gốc Đức Thế Tôn không hề nhắc đến một lần nào? Vàng, kim cương người ta còn làm giả được, huống hồ ba dấu tích mơ hồ ấy. Đúng là ngây thơ! Ông có phân biệt sự khác nhau giữa “tưởng tri chư Thiên là chư Thiên” và “tuệ tri chư Thiên là chư Thiên” không? Chuyện ông vừa kể là tưởng tri hay tuệ tri?
_ À… thì… mà chẳng lẽ không tin các luận sư?
_ Vấn đề là điều họ nói có đáng tin hay không. Giả sử hôm nay có kẻ xấu bịa chuyện Phật xuống địa ngục dạy “Pháp Diệu Vi” còn cao siêu hơn cả Kinh-Luật-Luận, thế nhưng vài trăm năm sau vẫn có những người nhắm mắt tin theo. Vậy, đám con cháu này thuộc loại khờ hay dại?
_  Ơ… nhưng trong kinh Nikaya Đức Phật cũng có nói đến Abhidhamma.
_ Đúng thế, nhưng đừng lập lờ đánh lận con đen. Nói cho chính xác, trong bài kinh Nghĩ Như Thế Nào (Trung Bộ 3), Đức Phật đã dùng khái niệm “Abhidhamma” (Thắng Pháp, A-tỳ-đàm) để gọi chung các hệ thống Bốn Như Ý Túc, Bốn Chánh Cần, Bốn Niệm Xứ, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi và Tám Chánh Đạo. Ai giữ giới thanh tịnh đọc kinh, hiểu nghĩa đều thấy hệ thống “Abhidhamma – 37 Phẩm Trợ Đạo” này mới thực sự cao siêu vi diệu. Các hệ thống Thánh Pháp này rõ ràng rành mạch và đầy ý nghĩa cụ thể giúp diệt khổ, chứ hoàn toàn không phải là một mớ khái niệm rối rắm, vô giá trị như trong tạng Luận. Ông có biết thủ đoạn “dùng vũ khí người để giết người” của mấy tay gián điệp không?
_ Ờ… mà Phật nói Kinh, đọc khó hiểu quá, xem luận giải dễ hiểu hơn! Chú giải kinh Pháp Cú của ngài Phật Âm đọc hay như tiểu thuyết.
_ Không giữ gìn Thánh Giới cho thanh tịnh, làm sao hiểu được Thánh Pháp? Lại nữa, một ông thầy nói, người nghe không hiểu, phải chờ các ông luận-sư-đệ-tử chú giải thêm mới hiểu. Điều này có hai khả năng xảy ra: một là ông thầy dở hơn luận-đệ-tử, hai là những người nghe quá ngu không hiểu nổi ông thầy. Thử hỏi: Phật và Tổ, ai giỏi hơn? Ai đáng tin hơn?
_ À… thì Phật cao siêu hơn, đáng tin hơn.
_ Như vậy trường hợp thứ nhất đã bị loại trừ. Cứ đem luận ra tuyên truyền, coi chừng là trường hợp thứ hai đó. Nhất là khi luận giải không y cứ chánh Kinh của Phật.
_ Nhưng… lời Phật trong Kinh điển chỉ dành cho kẻ kém cỏi, cạn cợt. Trong ấy Ngài thường dùng những danh từ chế định tục đế như người, loài vật, hữu tình... Còn tạng Luận, mọi pháp đều được chia chẻ rất tỉ mỉ và các chữ trừu tượng như năm uẩn, mười hai xứ được dùng. Như vậy, vì tạng Luận dạy rất đặc biệt, vì phương pháp phân tích rất đặc biệt, nên mới gọi là “Tripitaka” Tam Tạng thánh điển Kinh-Luật-Luận.
_ Ông chê bai chánh pháp không khác gì các Bà-la-môn đương thời Đức Phật. Ông có biết vì sao khi du sĩ ngoại đạo Ajita khoe người bạn của ông ta biết đến năm trăm tâm xứ, Đức Phật đã không thèm trả lời lấy một câu không? Năm trăm tâm xứ của người bạn du sĩ ngoại đạo Ajita khác gì với hàng trăm khái niệm tâm sở, tâm vương… trong tạng “Vi diệu pháp” của các luận sư gốc Bà-la-môn sau này? Ông có hiểu vì sao lối phân tích “chẻ sợi tóc làm tư” bị người trí chê trách không? Ông hãy chứng minh cái “chân đế chia chẻ rất tỉ mỉ” của tạng Luận giúp diệt tham-sân-si, diệt triền cái, diệt kiết sử, diệt dục cụ thể như thế nào? Ông có hiểu…
_ Trời ơi! Ông hỏi nhiều quá, tôi biết đường nào trả lời!
_ Vậy nghe tôi hỏi từng câu: Tứ Diệu Đế là gì?
_ Là Bốn Chân Lý diệu kỳ.
_ Còn gọi là gì?
_ Bốn Thánh Đế.
_ Nghĩa là gì?
_ Là Bốn Chân Lý của Bậc Thánh Nhân!
_ Thế đấy! Chính Đức Phật đã xác chứng Tứ Diệu ĐếBốn Chân Lý Diệu Kỳ, là Bốn Chân Lý của Bậc Thánh Nhân và Bốn Thánh Chân Lý này được giảng dạy xuyên suốt trong Thánh Kinh. Như vậy Thánh Kinh làm sao là thường pháp, là tục đế, là dành cho kẻ kém cỏi được. Có chăng là vì những kẻ ngu si, dốt nát, giới luật không thanh tịnh mới không hiểu rõ nên mới chê càn nói bậy. Trong kinh điển gốc còn biết bao những pháp thiết thực khác, nhưng vì có người cứ nhắm mắt mê tín theo các luận sư gốc Bà-la-môn gián điệp nên mới không hiểu, đã thế còn quay lại coi thường chánh Kinh, chánh Pháp. Những kẻ như vậy có đáng bị đọa địa ngục không? Liệu tôi còn phải chứng minh gì nữa?
Im lặng hoàn toàn…
Đến đây, người đọc nào tỉnh trí mới biết được câu nói nào của Kinh sư, câu nói nào của Luận sư. Xin dành phần phân định và phán định cho người đọc.
PHÁP LUẬT THỰC HÀNH

ĐẦU ĐÀ ẾCH NHÁI


Trong khu rừng vắng, hai vị Tiên Nhân đang ngồi đàm luận với nhau. Vị thứ nhất đặt vấn đề:
_ Thưa ngài, Phật Tổ Như Lai có tinh tấn ngủ ngồi không?
_ Không! Kinh tạng còn ghi rõ Rồi Thế Tôn sau khi đã đi kinh hành ngoài trời một phần lớn của đêm. Khi đêm đã gần mãn, Ngài rửa chân, bước vào tịnh xá, và nằm xuống phía hông bên phải theo thế nằm của con sư tử, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác và nghĩ đến lúc thức dậy” (Tương Ưng 1, kinh số107)
_ Còn ngài Đại Ca Diếp - Đệ Nhất Đầu Đà - có ngồi ngủ không?
_ Theo sự tìm hiểu của tôi, không thấy ngài nhắc đến điều này! Tôi nói như vậy vì căn cứ vào bài kinh Trở Về Già, vị Thánh Tăng đã thưa với Đức Thế Tôn về lợi ích hạnh đầu đà của mình“- Bạch Thế Tôn, con thấy có hai lợi ích nên đã lâu ngày con sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng... con đi khất thực... con mang y phấn tảo... con mang ba y... con thiểu dục... con tri túc... con sống viễn ly... con sống không giao thiệp... con sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần” (Tương Ưng tập 2, kinh số 202). Rõ ràng Ngài Đại Ca Diếp đã không nêu khổ hạnh chỉ ngồi không nằm.
_ Rõ ràng, hạnh Đầu Đà của Đệ Nhất Đầu Đà - Đại Ca Diếp không có chuyện chỉ ngồi, không nằm. Thế, còn các Thánh Tăng A La Hán khác thì sao?
_ Theo tôi biết trong Chánh kinh có ít nhất một vị. Trong Trưởng lão Tăng Kệ, Ngài Anuruddha đã nói “Suốt năm mươi lăm năm, Ta không bao giờ nằm, Trong hai mươi lăm năm, Ðoạn dứt được ngủ nghỉ” (Thera. 83, kệ số 904). Mấy ông trường khổ hạnh Ni-kiền-tử biết được điều này hẳn không còn dám khinh thường đệ tử Phật.
_ Còn trong tạng Luật Patimokkha có quy định giới không nằm chỉ ngồi không?
_ Không bắt buộc một ai. Tuy vậy trong Bộ Tập Yếu, XV. Nhóm Năm Của Upali, Phần Đầu Đà [1191], Đức Phật đã phân biệt cụ thể: “Này Upāli, đây là năm hạng (đầu đà) oai nghi ngồi. Thế nào là năm? Hạng (đầu đà) oai nghi ngồi có bản tánh ngu khờ, có bản tánh si mê; hạng (đầu đà) oai nghi ngồi có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn; hạng (đầu đà) oai nghi ngồi do điên khùng, do mất trí; hạng (đầu đà) oai nghi ngồi (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của Đức Phật khen ngợi;” và cũng có hạng (đầu đà) oai nghi ngồi chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự ức chế, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này. Này Upāli, đây là năm hạng (đầu đà) oai nghi ngồi”.
_ Hẳn nhiên Ngài Anuruddha thuộc hạng thứ năm, và hạnh không nằm chỉ ngồi không phải là giới đầu đà quan trọng trong Đạo Phật.
_ Bên cạnh đó trong Phần Phân tích giới Tỳ-kheo, Chương Pārājika thứ nhất có đoạn ghi rõ như vầy: “Rồi Sudinna Kalandaputta đã đạt được sự xuất gia trong sự hiện diện của Đức Thế Tôn, đã đạt được sự tu lên bậc trên. Khi đã được tu lên bậc trên không bao lâu, đại đức Sudinna đã thọ trì và thực hành các đức hạnh đầu đà có hình thức như vầy: là vị ngụ ở rừng, là vị chuyên khất thực, là vị mặc y paṃsukūla (phấn tảo), là vị đi khất thực theo tuần tự từng nhà. Đại đức đã sống nương tựa vào ngôi làng nọ trong xứ Vajjī.”
_ Nếu vậy tại sao nhiều người tin rằng nói tới giới hạnh đầu đà là nói tới hạnh không nằm, chỉ ngồi?
_ Vì họ đã không biết những Pháp và Luật nêu trên. Ngoài ra họ cũng không biết Đức Phật đã dạy rõ trong bài kinh Chân Nhân.
_ Ngài dạy thế nào?
_ Ông hãy lắng nghe nguyên văn thế này: “Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "... Không phải vì mình theo hạnh thường ngồi (không nằm) mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh thường ngồi (không nằm), nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy, sau khi lấy Đạo Lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh thường ngồi (không nằm). Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp” (Lược trích TB3, 113).
_ Lành thay, Đạo Lộ chính là Tám Chánh Đạo, trong đó không có Chánh Đạo nào lấy hạnh không nằm chỉ ngồi làm chánh yếu. Rõ ràng, không phân biệt chuyện này, chẳng lẽ mấy ông tu sĩ khổ hạnh Ni-kiền-tử là đệ nhất đầu đà hay sao?
_ Phật tử tham dự lễ hội ‘Đầu Đà’ để sách tấn nhau tinh tấn thì được, chứ đó không phải là ‘đạo lộ chánh yếu’ để đi tới giải thoát. Không hiểu rõ điều này coi chừng còn thua xa một vị!
_ Vị nào?
_ Ếch nhái!
PHÁP LUẬT THỰC HÀNH

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

SƯ TỬ THÀNH TROY

Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của hình tượng Bồ-tát Văn Thù Sư LợiBồ-tát Địa Tạng cưỡi trên lưng sư tử?
LS LONG XÀ TỬ: Sư tử vốn được ví như chúa sơn lâm. Nó tượng trưng cho sức mạnh vô địch. Tiếng rống của sư tử làm chấn động cả núi rừng khiến các loài thú khác phải run sợ, kinh hồn, khiếp vía. Cho nên Đức Phật đã ví mình như sư tử và khi Ngài vạch rõ sự ấu trĩ, trống rỗng của 62 tà thuyết luận chấp của ngoại đạo, đó là Ngài đã rống tiếng rống sư tử. Sự xuất hiện của Đạo Phật đã xoá đi sự bất bình đẳng về giai cấp, các ông Bà-la-môn đã không còn vị trí thống trị như xưa.
Lại nữa, các Bà-la-môn thường ví mình mạnh mẽ to lớn như voi chúa đứng đầu thiên hạ (chỉ không dám sống trong rừng núi mà thôi), nhưng nghe mấy ông Tỳ-kheo Thanh Văn Nguyên Thủy tụng mấy câu sau đây trong kinh Tăng Chi, tất họ phải run sợ, khiếp đảm, toát mồ hôi hột: 
“Này các Tỷ-kheo, các loài thú thuộc loại bàng sanh nghe tiếng rống của con sư tử, vua các loài thú, phần lớn chúng trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Các loài ở hang tìm vào hang. Các loài ở nước tìm xuống nước. Các loài ở rừng tìm vào rừng. Các loài chim bay lên hư không. Này các Tỷ-kheo, các loài voi chúa ở tại làng, thị trấn hay thành phố, bị trói bởi các dây da cứng chắc, bứt đứt, giật đứt những sợi dây ấy, khiếp đảm cuồng chạy tung cả phân và nước tiểu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của con sư tử, vua các loài thú, đối với các loài bàng sanh, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực” (Chương 4, trang 611).
Do đó, đương thời Đức Phật cũng có không ít những sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo hận thù Đạo Phật nên họ đã không từ một thủ đoạn nào để vu khống, xuyên tạc, phỉ báng, chống phá Tam BảoNhìn vào hiện trạng Phật giáo ngày nay ngay tại thánh địa của đạo Phật cũng có thể thấy rõ được sự khốc liệt đó. 
Tuy vậy, tiếng rống chân lý của “Chúa Sơn Lâm” vẫn còn tiếp tục vang xa tới những nơi khác, đến độ muốn hủy diệt nó, các ngoại đạo sư phải dùng mọi cách phá hoại, kể cả việc tạo ra mấy con trùng trong lông sư tử để đục khoét, làm vữa nát chính thịt của sư tử. Cho nên người ta hay nói “sư tử trùng thực sư tử nhục” là vậy.
Biết rõ điều đó nên hàng trăm năm sau khi Phật nhập diệt, các tổ sư gốc Bà-la-môn như các ngài Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm… đều hiền lành như nai tơ, mới nghe đến chữ “Phật” thôi là các ngài đã sợ khiếp vía và quy y theo Phật giáo dễ dàng. Các ngài ra sức chạy theo tiếng rống của sư tử và cứu nguy bằng cách phân chia Phật giáo thành nhiều tông phái khác nhau cho đa phương, đa diện. 
Không những thế, nhờ các ngài đã kết tập được các kinh văn mới còn cao siêu hơn các kinh điển gốc, nên các ngài mới nỗ lực cổ xuý cho các pháp cải biến. Nhờ vậy, chúng ta mới có được mấy bộ luận vĩ-đại-thừa to lớn đến như thế. Mô Phật! Thật là đại phước, đại hạnh, đại may mắn cho những người tin theo.
Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi và Bồ-tát Địa Tạng hiện thân trong kinh điển cao siêu ấy phải có sức mạnh thần sầu quỷ khóc, dám ngồi cả trên lưng sư tử (hay lân sư tử cũng thế); có như vậy mới thị hiện được uy lực tối thượng, mới ra vô địa ngục, mới trấn quỷ trừ tà được chứ. Đến chúng tôi tu hành lâu năm còn phải sợ hãi, cúc cung bái lạy, huống hồ bọn đầu trâu mặt ngựa trên dương trần lẫn dưới âm phủ. Nói tóm lại, đó là biểu tượng siêu sức mạnh đáng kính ngưỡng của các ngài Bồ-tát Đại Thừa.
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Cùng Địa Tạng Vương Bồ-tát Ma Ha Tát.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNGNam Mô Con Ngựa Thành Troy Ngầm Phá Phật Pháp Mà Không Biết Ma Hay Thánh!
TẬP SAN HỌC PHẬT

BỒ ĐỀ ĐẠT MA PHẠM TỘI TÁC ÁC

Trích lục Tạng Luật PATIMOKKHA, Tiểu Phẩm
[150] Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư tỉa râu, để râu dài ra, để chòm râu dưới cằm, để râu thành bốn góc, tạo dáng lông ngực, tạo dáng lông bụng, làm đứng giống ngà voi, cạo lông ở chỗ kín. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?
…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn. …(như trên)…
- Này các Tỳ-khưu, không nên tỉa râukhông nên để râu dài ra, không nên để chòm râu dưới cằm, không nên để râu thành bốn góc, không nên tạo dáng lông ngực, không nên tạo dáng lông bụng, không nên làm đứng giống ngà voi, không nên cạo lông ở chỗ kín; vị nào cạo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Bản dịch của TK Nguyệt Thiên)
Ý kiến:
Theo trích đoạn chánh Luật nêu trên, Bồ Đề Đạt Ma còn để râu tóc là phạm tội tác ác. Kẻ cố tình phá giới và nêu gương cho kẻ theo sau phá giới có phải là trùng trong lông sư tử không? Có đáng noi theo không? Có trí tuệ thực không?
Hãy nghe Đức Phật dạy trong bài kinh Sonadanda, số 4, Trường Bộ Pali:
"- Thật như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.”  
LUẬT HỌC CHÁNH TRUYỀN

A LA HÁN LÀ AI? BỒ TÁT LÀ AI?

Hỏi: Trong truyền thống Đại Thừa hình tượng của các A-la-hán rất cổ quái kỳ dị; ngược lại các Bồ-tát ai nấy đều xinh đẹp ưa nhìn, thậm chí Bụt Di Lặc còn vô tư thoải mái đến độ phanh ngực, hở bụng, lòi rốn. Tại sao có sự tương phản như vậy?
Luận Sư LONG XÀ TỬ trả lời: Thật vô cùng dễ hiểu. Phàm ở đời, ai mà chẳng thích đẹp đẽ, ghét xấu xí; thích tự do, ghét lề luật gò bó. Tinh thần Đại Thừa được các tổ sư gốc Bà-la-môn xiển dương phải khác biệt hẳn với truyền thống cũ. Sự khác biệt đó nếu biết xuôi theo thị hiếu của người đời mới dễ dàng được chấp nhận và phát triển. Cứ vẽ các A-la-hán với các căn trong sáng, tướng mạo oai nghi, phong thái ung dung như trong kinh Nguyên thuỷ Tiểu Thừa mô tả, không khéo Phật tử Đại Thừa tu theo họ hết thì nguy. Còn gì là cỗ xe to lớn cải biến?
Nhưng tôi nói trước, cứ vặn vẹo nhau vẻ đẹp xấu bên ngoài, hẳn sẽ bị các thiền sư gọi là chấp tướng đấy nhé. Các ngài đã chủ trương không chấp dung sắc từ lâu rồi. Ngay cả những bậc pháp khí Đại Thừa mới bước chân vào chốn thiền môn cũng đã ngộ được diệu lý thượng thừa này. Có lần tôi nghe hai chú tiểu con cà khịa với nhau thế này:
Tiểu A trách: “Sao tổ Bồ Đề Đạt Ma đã xuất gia còn để râu tóc bờm xơm?”
Tiểu B quát: “Cậu chấp tướng!”
Tiểu A vặn: “Tổ không chấp tướng, sao còn chấp áo quần? Không bản thể tồng ngồng luôn cho trọn?”
Tiểu B nạt: “Tổ không chấp râu tóc, nhưng còn chấp áo quần là may đấy. Có “giáo ngoại biệt truyền” còn lõa thể nữa kia. Này, cậu dám thách mình phá chấp không hả?”
Tiểu B vừa hét vừa đưa tay nắm lấy lưng quần đe dọa. Tiểu A sợ xanh mắt, ôm mặt quay lưng chạy thục mạng, không dám hồi đầu thị… bạn. Chuyện kể cứ như đùa, nghe vui hỉ. Pháp khí thượng thừa có khác!
Cho nên cứ ganh tỵ hỏi tới hỏi lui chuyện sắc tướng, không khéo các nhà phá chấp lại như chú tiểu B, cải tiến Phật giáo phát triển thêm một bước nữa, biến tất cả thành “bản lai” trống trải từ trên xuống dưới thì khốn. Lúc ấy xem ai xấu hổ cho biết!
Cũng chuyện chấp tướng, Đức Phật hóa thân của kinh Tiểu Thừa quá nghiêm trang, khắc kỷ đến độ làm nhiều người phải sợ hãi khiếp phục. Ngang ngạnh như vua A Xà Thế khi đến gần tịnh xá của Phật còn phải hoảng vía, lông tóc dựng ngược. Uy vũ như vua Pasenadi còn phải cung kính, quỳ mọp sát đất để được hôn chân Ngài. Các chư Thiên cho đến cả Đại Phạm thiên cũng chẳng ai dám ngồi trước mặt Ngài. 
Nghiêm quá đến độ Tỳ-Kheo cười hở răng như ngài Di Lặc cũng bị Phật chê là còn “trẻ con trong giới luật bậc Thánh”. Cứ trang nghiêm như thế thời tinh thần tự do, phóng khoáng, an nhiên tự tại phải bị diệt mất chứ còn gì nữa.
Có lẽ các luận sư gốc Bà-la-môn sau này cũng bị sợ hãi như vậy, nên các ngài đã giới thiệu Bụt Di Lặc tương lai cho các con Phật với một hình ảnh hoàn toàn khác. Bụt Di Lặc của Đại Thừa giáo thoải mái, dung dị, bình dân đến độ bọn con nít lục tặc xem ngài như búp bê. Đứa móc mắt, đứa ngoáy tai, đứa chọc rốn. Có đứa còn leo cả lên đầu lên cổ ngài, thản nhiên đùa vui thích thú. Vậy mà ngài vẫn cười toe toét y như mấy anh hề, vui thiệt là vui! Chẳng thế có người tưởng ngài là ông Địa, hạ xuống dưới đất, nhét trong góc nhà, vô tư cho hút thuốc lá cũng chẳng sao. Đúng là hiền như Bụt!
Cái sự tự do, vui tươi, phóng khoáng của ngài Di Lặc quả thực tuyệt vời hết chỗ chê. Hãy thử hình dung hội Long Hoa tương lai, khi tất cả mọi người từ đấng giáo chủ cho đến tăng, ni, sa di, sa di ni, nam nữ cư sĩ đều không chấp chước vào sự gò bó xiêm y, tất cả đều bắt chước sự hồn nhiên thoải mái như Bụt Di Lặc, lúc ấy thật tự tại vô ngại biết bao là tình. Không khéo mọi người vì thấy được những điều “siêu tự nhiên” vui nhộn hấp dẫn mà theo Phật giáo hết không chừng.
Sự tương phản đó là tốt hay xấu? Thắng hay liệt? Nên hay không nên?
Tóm lại, từ hình ảnh Đức Phật Thích Ca trang nghiêm, thiêng liêng đến hình tượng Bụt Di Lặc bình dân, phồn thực chẳng khác nào một anh hề vui nhộn, là một đóng góp đáng kể của các luận sư gốc Bà-la-môn Đại Thừa phát triển. Chúng ta phải mang ơn các ngài.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNGMô Phật! Hết ý kiến!
TẬP SAN HỌC PHẬT

CƯỚP HIẾP, TỘI NHẸ???

Đó là điều luật của giới khinh thứ 17 của Bồ-tát giới của Đại Thừa
Nguyên văn “17.- GIỚI CẬY THẾ LỰC QUYÊN GÓP 44
Nếu Phật tử, tự mình vì việc ăn uống tiền của, lợi dưỡng, danh dự mà thân cận quốc vương, hoàng tử cùng các quan, nương quyền cậy thế bức người để lấy tiền của, lại bảo người khác cũng cầu lợi như vậy. Tất cả sự cầu lợi ấy gọi là ác cầu, đa cầu, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 44 (tr.34 trong Bồ-tát giới): “Trong giới này, nương quyền cậy thế bức người lấy của, v.v…, chỉ trong phạm vi thâu thuế nặng, cho vay nặng lời, tiền đất tiền nhà quá cao, v.v… Nếu thật bức người mà sang đoạt thì thuộc tội trọng thứ hai.”
Phản bác
Đã gọi là ‘ác cầu’, ‘bức người để lấy tiền của’ tức là tội ăn cướp, chứ ‘khinh cấu tội’ sao được? Chính vì Bồ-tát giới phi lý như vậy cho nên kẻ đời sau mới phải vẽ thêm chú thích 44 để bào chữa.
Thế nhưng, chú thích 44 cho các việc nương quyền cậy thế bức người lấy của trong phạm vi thâu thuế nặng, cho vay nặng lãi, tiền đất tiền nhà quá cao là tội khinh cũng không thỏa đáng. 
Những ác nghiệp này dù không phải cướp bóc trực tiếp, nhưng chúng cũng gây bao khốn khổ cho người khác, thậm chí có thể khiến người khốn cùng tự vẫn. Tội lỗi đến như thế mà chú thích cho là nhẹ được sao? Vô lý! 
Chú thích 44 muốn khỏa lấp cho sự trái khoáy của Bồ-tát giới, thế nhưng nó chỉ bộc lộ rõ lối ngụy biện của kẻ lươn lẹo.
Nói Bồ-tát giới là tà giới, ngụy giới là vì vậy!
TẬP SAN LUẬT HỌC
---------------------------
Xem thêm

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

NHÉP KINH THỜI ĐẠI 9.9

 (Tiểu Ananda nhép y theo Chánh kinh “Tam Minh”, số 13, Trường Bộ 1)

1. Như vầy tôi nghe.
2. Một thời bây giờ Đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn hàng ngàn năm.  
Trong thời hiện tại, cũng có nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào ở tại Bắc phương như Bà-la-môn Tịnh Độ, Bà-la-môn Thiền Tông, Bà-la-môn Hoa Nghiêm, Bà-la-môn Pháp Hoa, Bà-la-môn Mật Tông và nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào khác.
3. Lúc bây giờ, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa Bà-la-môn Lạc Đạo và Bà-la-môn Mật Xa trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng, vừa đi vừa suy nghĩ tư duy.
4. Thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo nói:
- Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơiTây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo pháp môn niệm Bụt. Ðó là con đường do Bà-la-môn Tịnh Độ giảng dạy.
5. Thanh niên Bà-la-môn Mật Xa nói:
- Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơiTây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo pháp môn niệm Chú. Đó là con đường do Bà-la-môn Mật Tông giảng dạy.
6. Thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo không thể thuyết phục được thanh niên Bà-la-môn Mật Xa, và thanh niên Bà-la-môn Mật Xa cũng không thể thuyết phục được thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo.
7. Khi ấy thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo nói với thanh niên Bà-la-môn Mật Xa:
- Này Mật Xa, có một Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, xuất gia từ gia đình Phật tử chính thống, nay trú ở phương Nam, tại một vườn xoài trên bờ sông Chánh Pháp, phía Bắc làng Chánh Đạo. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về các Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời". Này Mật Xa, hãy đến Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn và hỏi Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn về việc nghị luận này, và Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.
- Tôn giả, xin vâng!
Thanh niên Bà-la-môn Mật Xa trả lời với thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo.
8. Lúc bây giờ hai thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo và Mật Xa đến Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, khi đã đến liền nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn và ngồi xuống một bên, khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo bạch Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn:
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa hai chúng tôi trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng vừa đi vừa suy nghĩ, tư duy. Tôi nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo pháp môn niệm Bụt, đó là con đường do Bà-la-môn Tịnh Độ giảng dạy". Thanh niên Bà-la-môn Mật Xa nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo pháp môn niệm Chú. Đó là con đường do Bà-la-môn Mật Tông giảng dạy". Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, đó là sự tranh luận, sự luận chấp, đó là sự bất đồng ý kiến.
9. - Này Đạo Lạc, Ngươi nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo pháp môn niệm Bụt. Ðó là con đường do Bà-la-môn Tịnh Độ giảng dạy". Còn thanh niên Bà-la-môn Mật Xa nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo pháp môn niệm Chú. Đó là con đường do Bà-la-môn Mật Tông giảng dạy". Nhưng này Đạo Lạc, ở nơi đây cả hai tranh biện cụ thể về vấn đề gì, luận chấp cụ thể về vấn đề gì và bất đồng ý kiến cụ thể về vấn đề gì?
10. – Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, về vấn đề chánh đạo và tà đạo. Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, nhiều Bà-la-môn hiện nay thuyết dạy nhiều con đường sai khác như các vị Bà-la-môn Đại Xa, các vị Bà-la-môn Tư Án, và các Bà-la-môn Long Xà, Phế Thân, Vô Phước. Các Bà-la-môn này đều dạy rằng tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Niết Bàn Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo. Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, như gần làng hay gần trị trấn có nhiều con đường sai khác, nhưng tất cả con đường này đều dẫn đến làng. Cũng vậy, có tám mươi bốn ngàn Bà-la-môn thời đại thuyết dạy tám vạn bốn ngàn con đường sai khác - như các vị Bà-la-môn Đại Xa, các vị Bà-la-môn Tư Án, các Bà-la-môn Long Xà, Phế Thân, Vô Phước. Tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Niết Bàn Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo.
11. - Này Đạo Lạc, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến?"
- Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Này Đạo Lạc, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến".
- Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Này Đạo Lạc, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến".
- Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn dến".
12. - Thế nào Đạo Lạc? Có Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn lai tạp tận mặt đã thấy Tây-phương-lạc-cực?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có vị nào. Trừ khi họ “thấy” bằng tưởng.
- Thế nào Đạo Lạc? Có sư tổ nào của các Bà-la-môn lai tạp đã tận mặt thấy Tây-phương-lạc-cực?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có vị nào. Trừ khi họ “thấy” bằng tưởng.
- Thế nào Đạo Lạc? Có Bà-la-môn nào cho đến bảy đời tôn sư và đại tôn sư của những vị Bà-la-môn lai tạp đã tận mặt nhìn thấy Tây-phương-lạc-cực?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có vị nào. Trừ khi họ “thấy” bằng tưởng.
13. - Thế nào, này Đạo Lạc. Những vị tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn cổ đại, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những vị Bà-la-môn tinh thông các kinh cải biến cũng hát lên, trì tụng và ngâm giảng như các vị Ba-la-mật-mửa, Lăng Giả, Lăng Điên, Dại Bi, Đà-la-si, những vị này có nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy chỗ ở Tây-phương-lạc-cực, chỗ đến Tây-phương-lạc-cực, chỗ đi Tây-phương-lạc-cực?"
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có vị nào. Trừ khi họ “thấy” bằng tưởng.
14. - Này Đạo Lạc, như vậy Ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị lai tạp đã tận mặt thấy Tây-phương-lạc-cực; không có một sư tổ nào của các Bà-la-môn lai tạp đã tận mặt thấy Tây-phương-lạc-cực, không có một đại tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông các kinh cải biến đã tận mặt thấy Tây-phương-lạc-cực; không có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn lai tạp đã tận mắt thấy Tây-phương-lạc-cực; trong những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn cổ đại, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn lai tạp cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Ba-la-mật-mửa, Lăng Giả, Lăng Điên, Dại Bi, Đà-la-si, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Tây-phương-lạc-cực ở đâu, Tây-phương-lạc-cực từ đâu đến, Tây-phương-lạc-cực sẽ đi đâu".
Như vậy, các Bà-la-môn lai tạp đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo".
Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chánh xác, không hợp lý?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chánh xác, không hợp lý.
15. - Này Đạo Lạc, những Bà-la-môn lai tạp không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo", thật không thể có sự kiện ấy.
Này Đạo Lạc, ví như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Như vậy, này Đạo Lạc lời nói của những Bà-la-môn lai tạp, người đầu không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Giống như lời nói mù quánglời nói của những Bà-la-môn lai tạp như vậy là lời nói đáng chê cười, là lời nói suông, là lời nói không tưởng, là lời nói trống rỗng.
16. - Này Đạo Lạc, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn lai tạp như phần đông nhiều người khác - có thể thấy sao mai, mặt trời không, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ sao mai, mặt trời mọc và lặn?
- Thưa vâng, Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, các Bà-la-môn lai tạp như phần đông nhiều người khác có thể thấy sao mai, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay đảnh lễ chỗ sao mai, mặt trời mọc và lặn.
17. - Này Đạo Lạc, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn lai tạp - như phần đông nhiều người khác thấy sao mai, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ sao mai mặt trời mọc và lặn, những vị này có thể thuyết dạy con đường đưa đến sự cộng trú với sao mai, mặt trời không? Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với sao mai, mặt trời cho những ai thực hành theo?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không thể được!
18. - Này Đạo Lạc, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn lai tạp như phần đông nhiều người khác, thấy sao mai, mặt trời trong khi các vị này cầu khẩn tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ sao mai, mặt trời mọc và lặn, những vị này không có thể thuyết dạy con đường đưa đến sự cộng trú với sao mai, mặt trời: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với sao mai, mặt trời cho những ai thực hành theo".
Ngươi cũng nói các Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các tôn sư của những Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các đại tôn sư của các Bà-la-môn lai tạp cũng không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực.
Ngươi cũng nói trong những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn cổ đại, những vị sáng tác các thần chú, được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn thời đại cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy - như các vị Ba-la-mật-mửa, Lăng Giả, Lăng Điên, Dại Bi, Đà-la-si, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Tây-phương-lạc-cực ở đâu, Tây-phương-lạc-cực từ đâu đến, Tây-phương-lạc-cực sẽ đi đâu".
Này Đạo Lạc, những nơi mọi người thấy sờ sờ trước mắt như sao mai, mặt trời mà còn chưa đến được, còn chưa biết được; huống hồ những nơi không biết không thấy như cõi Tây-phương-lạc-cực.
Như vậy các Bà-la-môn lai tạp đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo". Này Đạo Lạc, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chánh xác, không hợp lý?"
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, sự kiện là như vậy, thời lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chánh xác, không hợp lý.
19. - Lành thay, này Đạo Lạc! Những Bà-la-môn lai tạp không biết, không thấy con đường đưa đến cọng trú nơi Tây-phương-lạc-cực mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.
Này Đạo Lạc, như có người nói: "Tôi yêu và ái luyến một cô gái đẹp trong nước này". Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp mà Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết là người giai cấp nào, là Sát-đế-lỵ, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?" Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người hay người bậc trung? Da đen sẩm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, ấp nào, hay thành phố nào?" Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông đã yêu và đã ái luyến một người Ông không biết, không thấy?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý?
- Vâng phải, Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn. Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia không chánh xác, hợp lý.
20. - Cũng vậy, này Đạo Lạc, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các đại tôn sư của các Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn lai tạp, cũng không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực.
Ngươi cũng nói những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn cổ đại, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia các thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn lai tạp cũng hát lên, cũng trì tụng và giảng dạy như các vị Ba-la-mật-mửa, Lăng Giả, Lăng Điên, Dại Bi, Đà-la-si, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Tây-phương-lạc-cực ở đâu, Tây-phương-lạc-cực từ đâu đến, Tây-phương-lạc-cực sẽ đi đâu".
Như vậy các Bà-la-môn lai tạp đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến sự cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo". Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chánh xác, hợp lý?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chánh xác, hợp lý.
21. - Lành thay, Đạo Lạc, những Bà-la-môn lai tạp không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo", thật không có sự kiện ấy.
Này Đạo Lạc, như một người muốn xây tại ngã tư đường một cái thang để leo lên lầu. Có người hỏi: "Này bạn, Ông muốn xây một cái thang để leo lên lầu, vậy Ông có biết lầu ấy là về hướng phải, hay về hướng trái, hay về hướng trước, hay về hướng sau? Nhà lầu ấy cao hay thấp, hay trung bình?". Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông xây một cái thang để leo lên một cái lầu mà Ông không biết, không thấy?". Hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Đạo Lạc, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói người kia không chánh xác, hợp lý?
- Vâng phải, bạch Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn. Sự kiện là như vậy thời lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.
22. - Cũng vậy, này Đạo Lạc. Ngươi nói rằng các Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các tôn sư của các Bà-la-môn lai tạp cũng không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các đại tôn sư của các Bà-la-môn lai tạp cũng không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn lai tạp không thể tận mắt thấy được Tây-phương-lạc-cực.
Người cũng nói trong những ẩn sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn cổ đại, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được bình tán và ngày nay những Bà-la-môn lai tạp cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy - như các vị Ba-la-mật-mửa, Lăng Giả, Lăng Điên, Dại Bi, Đà-la-si, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Tây-phương-lạc-cực ở đâu, Tây-phương-lạc-cực từ đâu đến, Tây-phương-lạc-cực sẽ đi đâu?"
Như vậy các Bà-la-môn lai tạp đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến sự cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo". Này Đạo Lạc, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông các kinh cải biến là không chánh xác, không hợp lý?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn lai tạp là không chính xác, hợp lý.
23. - Lành thay, Đạo Lạc. Những Bà-la-môn lai tạp không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.
24. Này Đạo Lạc, như sông Aciravati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người đứng bờ bên này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia, hãy lại đây! Bờ bên kia, hãy lại đây". Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Aciravati đến bờ bên này không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không thể vậy.
25. - Cũng vậy, này Đạo Lạc, những Bà-la-môn lai tạp, loại bỏ những pháp tác thành người Sa-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Sa-môn, những vị này đã nói: "Chúng tôi cầu khẩn Bụt, chúng tôi cầu khẩn chư Thần, chúng tôi cầu khẩn các Thánh, chúng tôi cầu khẩn Táo Bà, chúng tôi cầu khẩn Trời, chúng tôi cầu khẩn Đất, chúng tôi cầu siêu, chúng tôi cầu an, chúng tôi niệm chú. Này Đạo Lạc, những Bà-la-môn tinh thông các kinh cải biến ấy, loại bỏ những pháp tác thành người Sa-môn - vì kêu gọi, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán, sau khi thân hoại mạng chung, những vị ấy sẽ cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực, thật không có sự kiện ấy.
26. Này Đạo Lạc, như sông Aciravati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tiến đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia, và muốn lội qua bờ bên kia. Người này đứng bên bờ này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia hãy lại đây! Bờ bên kia hãy lại đây!" Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Aciravati đến bờ bên này không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không thể vậy.
27. - Cũng vậy, này Đạo Lạc, có năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh. Năm pháp này được xem là sợi dây chuyền, sợi dây thắng trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Những sắc pháp do mắt cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục, ái lạc; những tiếng do tai cảm nhận... những hương do mũi cảm nhận... những vị do lưỡi cảm nhận.. những xúc do thân cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục lạc. Này Đạo Lạc, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, được xem là sợi dây chuyền, sợi dây thắng trong giới luật của bậc Thánh. Này Đạo Lạc, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, các Bà-la-môn lai tạp chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, đã tận hưởng năm pháp ấy.
28. - Này Đạo Lạc, những Bà-la-môn tinh thông các kinh cải biến, loại bỏ những pháp tác thành người Sa-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Sa-môn, chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, tận hưởng chúng, bị trói buộc bởi sự trói buộc của dục lạc, sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực, thật không có sự kiện ấy.
29. Này Đạo Lạc, như sông Acivarati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người này ở bên bờ này trùm đầu và nằm ngủ. Này Đạo Lạc, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Người ấy có thể từ bên này của sông Aciravati đến bờ bên kia không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có thể được.
30. - Cũng vậy, này Đạo Lạc, có năm triền cái được gọi là chướng ngại, cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Dục cái, sân cái, hôn trầm thụy miên cái, trạo hối cái, nghi cái. Này Đạo Lạc, năm triền cái này được gọi là chướng ngại, cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược. Này Đạo Lạc, các Bà-la-môn lai tạp, bị chướng ngại, bị triền phược, bị che đậy, bị trói buộc bởi năm triền cái này, không biết thoát ra.
Này Đạo Lạc, thật vậy, những Bà-la-môn lai tạp, loại bỏ những pháp tác thành người Sa-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Sa-môn, bị chướng ngại, bị triền phược, bị che đậy, bị trói buộc bởi năm triền cái, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực, thật không thể có sự kiện ấy.
31. Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe những Sa-môn niên cao lạp trưởng, tôn sư và đại tôn sư cùng nhau nói chuyện không? Tây-phương-lạc-cực có dục ái hay không dục ái?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có dục ái.
- Có hận tâm hay không hận tâm?
- Thưa, không có hận tâm.
- Có sân tâm hay không sân tâm?
- Thưa, không có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Thưa, không có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Thưa, có tự tại.
32. - Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn lai tạp có dục ái hay không dục ái?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, có dục ái nhưng khéo che dấu, không biết cách chỉ dạy đoạn trừ dục triền cái.
- Có hận tâm hay không hận tâm?
- Thưa, có hận tâm nhưng khéo che dấu, không biết cách chỉ dạy đoạn trừ hận triền cái.
- Có sân tâm hay không có sân tâm?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, có sân tâm nhưng khéo che dấu, không biết cách chỉ dạy đoạn trừ sân triền cái.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Thưa, có nhiễm tâm nhưng khéo che dấu, vì không hộ trì các căn, không giữ nghiêm giới luật.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Thưa, không có tự tại nhưng khéo che dấu. Có chăng, chỉ là cửa miệng, nói suông, không chỉ dạy cụ thể.
33. - Này Đạo Lạc, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn lai tạp là có tham ái, Tây-phương-lạc-cực không có tham ái. Giữa các Bà-la-môn lai tạp là có tham ái và nơi Tây-phương-lạc-cực không có tham ái, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không thể có được.
34. - Lành thay, Đạo Lạc. Này Đạo Lạc, những Bà-la-môn lai tạp có dục áiấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực - Thật không thể có sự kiện ấy.
35. Này Đạo Lạc, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn lai tạp có hận tâm, Tây-phương-lạc-cực không có hận tâm... các Bà-la-môn lai tạp là có sân tâm, Tây-phương-lạc-cực không có sân tâm... các Bà-la-môn lai tạp là có nhiễm tâm, Tây-phương-lạc-cực không có nhiễm tâm... các Bà-la-môn lai tạp không có tự tại, Tây-phương-lạc-cực có tự tại.
Giữa các Bà-la-môn lai tạp có hận tâm, có sân tâm, có nhiễm tâm, không có tự tại và Tây-phương-lạc-cực không có hận tâm, không có sân tâm, không có nhiễm tâm, có tự tại có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không thể có được.
36. - Lành thay, Đạo Lạc. Này Đạo Lạc, những vị Bà-la-môn lai tạp sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực - Thật không thể có sự kiện ấy.
Này Đạo Lạc, ở đời các Bà-la-môn thời đại dầu có tinh thông các kinh cải biến, khi các vị này ngồi (với sự tự tín), thật sự đang chìm (trong bùn lầy), và khi đang chìm (trong bùn lầy) phải sống trong thất vọng, lầm tưởng rằng đã đến cảnh giới an lạc hơn. Do vậy đối với những Bà-la-môn lai tạp sự tinh thông ấy được gọi là bãi sa mạc không có nước, sự tinh thông ấy cũng được gọi là rừng rậm không có đường lối, sự tinh thông ấy cũng được gọi là sự bất hạnh.
37. Khi nghe vậy, thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo bạch Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn:
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, tôi có nghe nói Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn biết con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực.
- Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Ở đây có người sinh trưởng ở làng Chánh Đạo, nhưng chưa bao giờ rời khỏi chỗ này. Có người hỏi con đường đưa đến làng Chánh Đạo. Này Đạo Lạc, đối với người ấy đã sinh trưởng ở làng Chánh Đạo này, chắc không có gì nghi ngờ hay khó khăn thì phải?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, thật không có gì nghi ngờ hay khó khăn. Vì cớ sao? Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, người ấy sinh trưởng ở làng Chánh Đạo đều biết rõ tất cả con đường đưa đến làng Chánh Đạo.
38. - Này Đạo Lạc, đối với người ấy đã sinh trưởng ở làng Chánh Đạo, còn có thể nghi ngờ và có khó khăn hỏi đến con đường đưa đến làng Chánh Đạo nhưng đối với Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn thì không có nghi ngờ hay khó khăn gì khi hỏi đến Tây-phương-lạc-cực giới hay con đường đưa đến Tây-phương-lạc-cực giới! Này Đạo Lạc, Ta biết đến Tây-phương-lạc-cực, Tây-phương-lạc-cực giới và con đường đưa đến Tây-phương-lạc-cực giới.  
39. Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo bạch Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn:
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, tôi đã nghe: "Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, giảng dạy con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực". Lành thay, nếu Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú nơi Tây-phương-lạc-cực! Mong Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn tế độ chúng Bà-la-môn thời đại!
- Này Đạo Lạc, vậy hãy lóng nghe và khéo tác ý kỹ, Ta sẽ nói.
- Dạ, xin vâng.
40. - Này Đạo Lạc, nay ở đời đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện, Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ðức Như Lai ấy sau khi tự mình chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm-thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.
41. Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sinh ở một giai cấp khác nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi có lòng tin ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
42. Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp, thân nghiệp, ngữ nghiệp, thanh tịnh. Mạng sống trong sạch, giới hạnh đầy đủ, thủ hộ các căn, chánh niệm, tỉnh giác và biết tri túc.
43. Này Đạo Lạc, thế nào là Tỷ-kheo giới hạnh cụ túc?
Ở đây, này Đạo Lạc, Tỷ-kheo từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh...   do lạc thọ, tâm được định tĩnh... chứng và trú thiền thứ nhất, ... (như kinh Sa-môn quả, số 2, Trường Bộ 1, đoạn kinh số 43-75, với những thay đổi thích hợp).
76. Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với Từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
77. Này Đạo Lạc, như người lực sĩ thổi tù và khiến tiếng được nghe khắp bốn phương, không có gì khó khăn, cũng vậy này Đạo Lạc, đối với mọi hình thức của sự sống, không có ai là vị ấy bỏ qua hay bỏ sót mà không biến mãn với tâm giải thoát, câu hữu với Từ. Này Đạo Lạc, đó là con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực.
78. Lại nữa, này Đạo Lạc, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với Bi... với tâm câu hữu với HỶ... biến mãn một phương với tâm câu hữu với Xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, với Hỷ, với Xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
79. Này Đạo Lạc, như người lực sĩ thổi tù và khiến tiếng được nghe khắp bốn phương, không có gì khó khăn, cũng vậy này Đạo Lạc, đối với mọi hình thức của sự sống, không có ai là vị ấy bỏ qua hay bỏ sót mà không biến mãn với tâm giải thoát, cùng khởi với Bi, với Hỷ, với Xả. Này Đạo Lạc, đó là con đường đưa đến cộng trú nơi Tây-phương-lạc-cực.
80. Này Đạo Lạc, Ngươi nghĩ thế nào? Vị Tỷ-kheo Thanh Văn an trú như vậy là có dục ái hay không dục ái?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, không có dục ái.
- Có hận tâm hay không có hận tâm?
- Thưa, không có hận tâm.
- Có sân tâm hay không có sân tâm?
- Thưa, không có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Thưa, không có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Thưa, có tự tại.
81. Này Đạo Lạc, Ngươi nói Tỷ-kheo Thanh Văn không có dục ái, Tây-phương-lạc-cực không có dục ái. Giữa Tỷ-kheo Thanh Văn không có dục ái và nơi Tây-phương-lạc-cực không có dục ái, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, có thể có được.
82. - Lành thay, Đạo Lạc. Này Đạo Lạc, Tỷ-kheo Thanh Văn sau khi thân hoại mạng chung sẽ cọng trú nơi Tây-phương-lạc-cực. Thật có thể có sự kiện ấy.
Này Đạo Lạc, Ngươi nói Tỷ-kheo Thanh Văn không có hận tâm, Tây-phương-lạc-cực không có hận tâm... Tỷ-kheo Thanh Văn không có nhiễm tâm, Tây-phương-lạc-cực không có nhiễm tâm. Tỷ-kheo Thanh Văn có tự tại, Tây-phương-lạc-cực có tự tại.
Giữa Tỷ-kheo Thanh Văn không có hận tâm, không có sân tâm, không có nhiễm tâm, có tự tại và nơi Tây-phương-lạc-cực không có hận tâm, không có sân tâm, không có nhiễm tâm, có tự tại, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Thưa Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, có thể có được.
83. - Lành thay, Đạo Lạc. Này Đạo Lạc, Tỷ-kheo Thanh Văn sau khi thân hoại mạng chung sẽ cọng trú nơi Tây-phương-lạc-cực. Sự kiện ấy thật có thể có.
84. Khi nghe nói vậy, hai thanh niên Bà-la-môn Lạc Đạo và Mật Xa bạch Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn! Thật vi diệu thay, Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn! Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày.
Và nay chúng con xin quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Nguyên Thủy đệ tử Thế Tôn nhận chúng con làm người hộ độ; từ này trở đi cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.
TIỂU ANANDA