Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Oan Thị Mầu!


Hai đạo sĩ cùng bị thác sanh vào địa ngục, liền khấu kiện Diêm Vương. Cả hai than khóc, tấu nỗi oan khiên:
_ Thưa Diêm Vương, hẳn là có sự nhầm lẫn. Cả đời chúng tôi không làm ác, chí tâm hành đạo, thế nhưng vì sao chết lại bị đọa vào địa ngục thế này?
_ Các ông không làm ác như thế nào? Diêm Vương hỏi.
Đạo sĩ thứ nhất mau miệng:
_ Dạ thưa, tôi luôn tâm niệm và giảng dạy mọi người phải biết xem thường pháp thấp của Tiểu Thừa, không chấp vào nhị biên, phải theo đại giáo cao siêu để thấy “Phiền não tức Bồ-đề”
Ngay lập tức Diêm Vương đập bàn, quát:
_ Thì giờ đây ngươi được vào địa ngục đầy phiền não để tha hồ hưởng thọ “Bồ-đề” của mình, còn đòi hỏi gì nữa?
Diêm Vương hất hàm nhìn đạo sĩ thứ hai. Vị này rụt rè, sợ hãi:
_ Dạ, còn con chỉ cả đời sách tấn, khuyên ngăn mọi người đừng theo pháp của hàng Thanh Văn hạ căn thiểu trí, mà phải tu theo Bồ-tát đại hạnh, lấy “Sanh tử là Niết Bàn”
Diêm Vương lại gầm lên:
_ Chính nơi đây chứ còn đâu nữa, mỗi phút giây trong địa ngục này, ngươi đều được chết đi sống lại nhiều lần để tha hồ chứng nghiệm “Niết Bàn” của mình. Nghiệp báo này do chính các ngươi tạo ra, chứ còn ai vào đây?
Cả hai đạo sĩ vẫn còn ấm ức:
_ Nhưng thưa ngài, chúng tôi chỉ y kinh mà nói.
_ Kinh gì?
_ Dạ, kinh Đại Thừa.
_ Xuất hiện lúc nào?
_ Sau khi Phật nhập diệt hàng trăm năm.
_ Do ai kết tập và xiển dương?
_ Thưa, do các bồ tát, tổ sư, luận sư gốc Bà-la-môn.
Nghe đến đây Diêm Vương nhỏm hẳn người dậy:
_ Đó, đó chính là chỗ đáng tội của các ngươi, cứ nghe càn tin bậy để rồi ôm giữ tà kiến.
Hai oan gia cố biện bạch:
_ Nhưng các vị đại luận sư của chúng tôi, ai nấy cũng đều quy y Phật, cạo đầu đắp y, các kinh văn do họ kết tập đều ghi là Phật thuyết.
_ Những kẻ gián điệp muốn phá Phật pháp không làm nổi việc như thế hay sao? Chẳng lẽ họ lại tự vỗ ngực xưng tên rồi bảo các ông quay lại chê bai kinh thật, pháp thật để cho bị tẩy chay à? Họ chỉ có một cách duy nhất là ngụy trá làm gián điệp, giả danh lời Phật mới dụ được những kẻ cả tin như các ông, mới xúi được các ông chống báng khinh thường chính nguồn gốc của mình, rõ chưa? Ai đã từng khuyến cáo các ông chớ có tin càn cho dù đó là kinh điển, truyền thống hay đạo sư của mình? (1)
Nói xong, Diêm Vương chỉ tay về hướng một tội nhân đang phải chịu cực hình khủng khiếp, cất tiếng hỏi hai vị oan gia:
_ Các ngươi có biết tội nhân ấy là ai không?
Cả hai đạo sĩ nhìn nhau rồi lắc đầu:
_ Thưa không.
Diêm Vương thở phì:
_ Các ngươi đã nghe đến cái tên “Migalaṇḍika” bao giờ chưa?
Hai đạo sĩ càng ngơ ngác hơn nữa:
_ Dạ chưa.
Diêm Vương ngán ngẫm:
_ Đúng là ngây thơ, thiếu trí tuệ như các ngươi nên mới cả tin, mắc bẫy những kẻ gián điệp ngụy trá mà không biết. Migalaṇḍika chính là một sa-môn giả hiệu ngay trong thời Đức Phật, y chui vào hàng ngũ tăng đoàn để thừa cơ hội mỗi ngày giết chết hàng chục vị Tỳ-kheo. Các ngươi không tin hãy mở tạng luật Pātimokkha mà đọc. (2)
Diêm Vương chỉ tay sang một đám đông tội nhân khác, nạt lớn:
_ Bên cạnh Migalaṇḍika còn có rất nhiều các sa-môn, Bà-la-môn khác mang dã tâm phá hoại Chánh Pháp và giờ đây bọn họ đang phải trả giá cho tội ác của mình. Có kẻ bỏ công theo dõi Đức Phật hàng tháng trời để tìm sơ hở sai lầm của Đức Thế Tôn nhằm vu cáo phỉ báng Ngài. Lại còn những kẻ ác tâm khác như Potaliputta, Sonakāyana, Sanjaya, Nigantha NataputtaMagandiyaLohicca, Paccaniikasāta, Vassakāra,BhāradvājaBrahandu v.v... tất cả bọn họ đều biết ngụy trá rằng chính tai họ nghe Phật nói thế này, dạy thế kia để xuyên tạc lời Phật, đánh lừa con Phật, phá hoại Phật Pháp. Các ngươi không tin hãy đọc kỹ kinh Nikaya sẽ rõ. (3).
Thở dài một hơi, Diêm Vương chép miệng ngao ngán:
_ Chánh pháp không đọc, đi đọc tà pháp. Chánh đạo không dạy, đi dạy tà đạo. Đại nhân quân tử không tin, đi tin tiểu nhân nguỵ trá. Tội ấy do ai? Có phải các ngươi đã bị oan như... Thị Mầu không?
Đến đây cả hai tội nhân cúi đầu im lặng. Diêm Vương nghiêm giọng:
_ Như ta đây còn biết, chỉ có “diệt phiền não mới chứng được Bồ-đề của Phật”, phải “đoạn sanh tử mới đắc Niết Bàn của Như Lai”. Chỉ có những kẻ chấp tà kiến, tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn, tưởng tri Bồ-đề là Bồ-đề mới nói như các ngươi. Đức Phật đã nhiều lần tuyên bố, “Kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc bàng sanh” (4)Vì các ngươi đã mang tà kiến lại còn đi gieo rắc tà kiến cho kẻ khác nên làm bàng sanh cũng không được. Vào địa ngục là đúng, còn oan khuất gì nữa?
Nói xong, Diêm Vương quay sang bọn ngục tốt hét lớn:
_ Bay đâu! Hãy cho hai tà kiến nhân này vào chung ngục hình với các tiền bối của họ để tất cả cùng hưởng thọ “Bồ-đề phiền não” và “Niết-bàn sanh tử” của họ, làm gương cho những kẻ khác, mau lên!
Phán Quan
----------------------------
(1) Kinh “Các Vị Ở Kesaputta” (AN 3:57)
(2) Chương Pārājika thứ ba, Phân Tích Giới Tỳ-khưu I
(3) Vài kinh điển hình trong hàng trăm dẫn chứng:
Trung Bộ số 36, 58, 75, 90, 136...  
Tăng Chi Bộ: (AN 3:57-128), (AN 4: 35 - 187 - 233), (AN 8:12), (AN 10:94)...
Tương Ưng Bộ: (S.i,113 - 122 - 161 - 179), (S.iv,116 - 330)...
Tiểu Bộ: (SN 12 - 80), (Ud 13 - 28 - 38 - 39 - 44 - 51 - 60 - 78 - 79...)
(4) Kinh Tương Ưng (S.iv,306) + (S.iv,308)

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Bồ-tát cứu thế


Bé gái nói với bà:

_ Ngoại ơi, cháu nghe bà tụng kinh mỗi ngày, riết cũng thuộc nằm lòng nữa đấy!

_ Úi chu choa, cháu của bà giỏi thế cơ à! Hãy bố thí pháp cho bà nghe nào!

_ Dạ! Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Hạnh nguyện Phổ Hiền Bồ-tát, Bồ-tát Phổ Hiền phát đại nguyện thứ mười: Nếu chúng sinh vì làm bao nghiệp dữ mà bị những quả khổ nặng nề thì tôi chịu thay hết cho họ, làm cho họ được giải thoát, cứu cánh thành đạt vô thượng bồ đề” (*)

Bà Ngoại chắp hai tay lên đầu:

_ Ôi, đấng Bồ-tát cứu thế của con! Nám mô Đại nguyện Phổ Hiền Bồ-tát Ma ha tát!

Bé gái liền vung dao hét lớn:

_ Bà ơi, như vậy từ nay cháu cứ tha hồ làm ác, thoải mái tạo tội, mặc tình gây nghiệp dữ cũng không còn sợ quả báo địa ngục gì nữa, vì đã có Bồ-tát Phổ Hiền gánh hết tội lỗi cho cháu rồi, phải không thưa ngoại?

Bà Ngoại la hoảng:

_ Oái! Má ơi, tía ơi, bà cố ơi cứu con!

Hoàng Vi sưu tầm
___________________________
(*) Trích nguyên văn trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch của HT Thích Trí Quang

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Phật Pháp Nhuộm Màu


Hỏi: Theo “Lời Giới Thiệu Kinh Trung Bộ” bản in 1986, HT Thích Minh Châu đã phải bộc bạch như sau: 
“Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà-la-môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy
Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà-la-môn, đã khôn khéo xuyên tạc Đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành
Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch”.
HT Thích Minh Châu đã biết như thế, thấy như thế nhưng tại sao sau đó ngài lại “im lặng”, không tiếp tục nêu rõ những ác ý, những dụng tâm hiểm độc của các tổ sư gốc Bà-la-môn để cho ánh sáng chân lý quét sạch những cuồng vọng đen tối?
Thích Đại Xa: Dù HT Thích Minh Châu có công rất lớn dịch mấy bộ kinh Pāli Tiểu… Nguyên Thuỷ, thế nhưng không phải vì thế rồi ổngmuốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. HT cũng phải biết tuân thủ “luật im lặng” của “xã hội vàng” chứ. Nếu mọi người cứ nói năng lung tung như vậy dẫn đến loạn tám mươi bốn ngàn xứ quân thì khốn.
Cho nên mấy lần tái bản sau này có “Như Lai sứ giả” nào dám in lại lời giới thiệu dễ gây đụng chạm, xúc phạm của HT đâu. Bây giờ thời đại xa lộ thông tin với cái in-tờ-nét lộng hành nên ai đó mới lôi nó ra, chêm vào bản in vi tính cho thiên hạ dòm, đúng là vạch áo cho người xem lưng, chẳng biết tế nhị gì cả; đã thế lại còn đem ra hỏi nhau cho thêm phần rắc rối. Quả thực nhàn cư vi bất thiện, ở không sinh lắm chuyện.
Những kẻ thích vạch lá tìm sâu nên biết thêm điều này để răn mình, đó là tương truyền ngay sau khi “Lời Giới Thiệu Kinh Trung Bộ” được phát hành đã có hai vị Hòa Thượng đầu đàn đến tận văn phòng của Tiến sĩ Thích Minh Châu để “hỏi thăm sức khoẻ và làm việc”.
Nội dung câu chuyện chỉ có ba người biết, nhưng sau đó Tỳ-kheo Thích Minh Châu đã phải “im lặng” như nai. Chỉ cần một phần mười sáu trí tuệ của thám tử Xê-lốc-hôm (Sherlock Holmes) cũng có thể phán đoán vài mẫu đối thoại đại loại như sau:
Hòa Thượng A: -- Này chú em Minh Châu! Tiểu đệ đừng ỷ mình là tu sĩ có bằng Tiến sĩ Phật học đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam rồi muốn giới thiệu như thế nào thì giới thiệu đấy nhá!
Tiểu đệ muốn ngồi yên với cái chức Viện trưởng Viện Vạn Hạnh, hay muốn được xây tháp xá lợi sớm, hay làm du tăng khất sĩ rồi “vắng bóng" một đi không trở lại như ai đó thì cứ việc nói. Chuyện đó đối với các sư huynh không khó giải quyết đâu.
Các sư huynh đây có kinh nghiệm đầy mình trong giai đoạn “pháp nạn” cơ mà, đương đầu với cả một chế độ độc tài gia đình trị với bao nhiêu quân đội, vũ khí các huynh còn không ngán, nhằm nhò gì một ngòi bút với vài giọt mực của tiểu đệ.
Hòa Thượng B: -- Hay tiểu đệ muốn an dưỡng ngoài tuyết giá rồi tự chặt tay sám hối như tổ Huệ Khả cũng được, việc “thượng minh” rồi “hạ châu” như vậy, các huynh đây đều lo liệu được cả.
Chắc tiểu đệ còn nhớ tích truyện trong “Hán Sở Tranh Hùng”, kẻ đưa Hàn Tín lên làm tể tướng là Tiêu Hà thì kẻ chém đầu Hàn Tín được cũng là Tiêu Hà, đúng không?
Vả lại “nan hổ địch quần hồ”…, à không “một con én không làm nổi mùa xuân”…, à quên “một hạt cát chẳng làm nên sa mạc, một hạt tuyết chẳng thể tạo mùa đông”. Tiểu đệ à! Suy tính cho kỹ đi chú em!
Tôi nhắc nhở chuyện này để những kẻ theo sau cứ liệu hồn mà hỏi!
Thích Tiểu Xa: Thực ra ngay trong bản luận án tiến sĩ “So sánh Kinh Trung A Hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pāli”, HT Thích Minh Châu đã tốn thêm nhiều công sức nhằm giúp mọi người thấy rõ hơn thâm ý của các tổ sư gốc Bà-la-môn.
Hơn thế nữa, trong những dịp thích đáng, HT đều có nhã ý tặng cho mỗi vị chức sắc trong giáo hội một quyển để tham khảo, nhưng khốn nỗi các ngài mải lo những chuyện đại sự khác như: thi đua xây dựng chùa to, Phật lớn; tạo thùng phước sương vĩ đại, lấy bằng cấp học vị… cho nên họ đã bỏ qua một bên những ý kiến “lung tung” của HT. 
Vả lại, có lẽ HT Thích Minh Châu “muốn” thực hiện đúng theo lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh Tăng Chi tập 1, Chương 2, phẩm Tâm Thăng Bằng (IV), trang 130-131:
 “…Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các ác Tỷ-kheo cường mạnh, trong khi ấy, các thuần tịnh Tỷ-kheo yếu đuối.
Trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo thuần tịnh giữ thái độ im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỷ-kheo, hoặc đi đến các quốc độ biên địa.
Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là bất hạnh cho đa số, là không an lạc cho đa số, là không lợi ích cho đa số, là bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.”
Nhưng giờ đây, thời đại mới sẽ phải đúng như điều chánh biến tri của Đức Phật:
“…Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các thuần tịnh Tỷ-kheo cường mạnh, trong khi ấy, các ác Tỷ-kheo yếu đuối.
 Trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, các ác Tỷ-kheo giữ thái độ im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỷ-kheo, hoặc đi các chỗ khác.
Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạnh phúc cho đa số, là an lạc cho đa số, là lợi ích cho đa số, là hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.”
Mỗi người con Phật hãy là các thuần tịnh Phật tử cường mạnh, tích cực phổ biến lõi cây Chánh Pháp Nikāya và Pātimokkha, hộ trì đúng Phật Pháp Chánh tông để gieo duyên lành, tạo phước báu cứu mình cứu người thoát khỏi mê lầm của tà kiến, tà pháp nguy hiểm.
Có vậy chúng ta mới đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số; đem lại hỷ lạc, hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người.
Theo đó những pháp nào mà những người con Phật cần thọ trì, tu tập, xương minh, quảng bá? Chính Đức Thế Tôn đã dạy rõ:
“Này Cunda, thế nào là những pháp do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả các Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau, để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người?
Những pháp ấy là Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tám Thánh Đạo.
Này Cunda, những pháp ấy do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau, để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc của muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người.”
Những ai nghĩ rằng mình đang tu theo Đạo Phật, hãy tự hỏi xem mình đã hiểu về các giáo pháp này như thế nào? Chúng hỗ trợ cho tu đạo và hành đạo như thế nào? Họ đã áp dụng chúng trong thực tế đến đâu?
Và những “Như Lai sứ giả” có giảng dạy về các Pháp này không? Có y cứ đúng những lời dạy của Đức Thế Tôn về các Pháp này không, hay lại theo đuôi các ông luận sư Bà-la-môn, luận giải dạy như thế này, chú giải nói như thế kia?
Tỉnh thức trả lời các câu hỏi trên, người Phật tử sẽ biết thật sự Phật Pháp có bị nhuộm màu hay không?
Theo "Tập San Vạn Hạnh"

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Truyền thống chống phá



Với những ai có một chút hiểu biết về Ấn Độ Giáo nói chung, và Bà-la-môn Giáo nói riêng, họ đều biết rõ ăn chay vốn là truyền thống lâu đời của các Bà-la-môn giáo, chứ không phải của Đạo Phật.

Không phải chỉ có thời Đức Phật Thích Ca không thôi, mà từ nhiều đời kiếp trước các Bà-la-môn cũng đã dựa vào ăn chay để chống phá Chư Phật ‘tam tịnh’ quá khứ. Bài kinh “Amagandha” trong tạng Pali chánh gốc là chứng minh điển hình.

Trong bài kinh này, các Bà-la-môn từ nhiều kiếp trước đã biết móc mỉa, cạnh khóe chuyện ăn mặn của Đạo Phật, và ĐỨC PHẬT QUÁ KHỨ KASSAPA đã phải rống tiếng sư tử để dạy cho họ biết thế nào là “ĂN ĐỒ HÔI THỐI, ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI”.

Trong Kinh Luật Pali chánh gốc còn ghi lại hàng trăm dẫn chứng khác về việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã rống tiếng sư tử minh định rõ về vấn đề này.

Hy vọng các Bà-la-môn chay phát triển đời sau đọc kỹ bài kinh ‘Amagandha’ dưới đây để không còn tiếp tục dựa vào truyền thống ăn chay của mình đả kích chống phá Chánh Tam Bảo, và gây phân hóa chia rẽ Phật giáo thành Phật giáo chay – Phật giáo mặn. Sự phân chia này chỉ bắt đầu phát sinh từ khi các luận sư Bà-la-môn đời sau gia nhập vào Phật giáo. Đây cũng là tội “PHÁ HÒA HỢP TĂNG”, một trong năm đại nghịch tội phải đọa vào địa ngục Vô gián.

KINH HÔI THỐI (Amagandha) (Sn 42)
Tiểu Bộ tập 1, Kinh Tập – Sutta Nipata, Chương 2 – Tiểu Phẩm

Bà-la-môn:

239. Các bậc Thiện chơn chánh,
Ăn hạt giống cây thuốc,
Ăn đậu đũa, đậu rừng,
Ăn lá, ăn rễ cây,
Ăn trái các dây leo,
Nhận được thật đúng pháp.
Vị ấy không nói láo,
Vì các dục thúc đẩy.

240. Ôi ngài Kassapa,
Ai ăn các món ăn,
Do người khác bố thí,
Khéo làm, khéo chưng dọn,
Trong sạch và thù thắng;
Ăn lúa gạo thơm ngon.
Ai ăn uống như vậy
Là ăn thịt hôi thối.

241. Này bà con Phạm thiên,
Chính Ngài tuyên bố rằng:
Ta không ăn đồ thối,
Ðể nuôi sống thân Ta.
Nhưng Ngài ăn món ăn
Bằng lúa gạo thơm ngon,
ĂN THỊT CÁC LOÀI CHIM,
Nấu ăn thật khéo léo
Ta hỏi Kassapa:
Ý nghĩa sự kiện này,
Ngài định nghĩa thế nào,
Là ăn đồ hôi thối?

ÐỨC PHẬT KASSAPA:

242. Sát sanh và hành hình,
Ðả thương và bắt trói,
Trộm cắp và nói láo,
Man trá và lừa đảo,
Giả bộ kẻ học thức,
Ði lại với vợ người,
ÐÂY LÀ ĐỒ ĂN THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
.

243. Ở đời, các hạng người,
Không chế ngự lòng dục,
Ðam mê các vị ngon,
Liên hệ đến bất tịnh,
Theo chủ nghĩa hư vô,
Bất chánh khó hướng dẫn,
ÐÂY LÀ ĂN ĐỒ THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
.

244. Ai thô bạo, dã man,
Sau lưng nói gièm pha,
Phản bạn không từ bi,
Lại cống cao ngạo mạn,
Tánh không có bố thí,
Không cho ai vật gì,
ÐÂY LÀ ĂN ĐỒ THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
,

245. Phẫn nộ và kiêu mạn,
Cứng đầu và chống đối
Man trá và tật đố,
Nói vô ích, huênh hoang,
Kiêu mạn và quá mạn,
Thân mật với kẻ ác,
ÐÂY LÀ ĂN ĐỒ THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
,

246. Ác giới, nợ không trả,
Làm người điểm chỉ viên,
Làm những nghề dối trá,
Ở đây, kẻ giả vờ,
Ở đây người bần tiện,
Những người làm ác nghiệp,
ÐÂY LÀ ĂN ĐỒ THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
.
247. Ở đời đối hữu tình,
Người không biết kiềm chế,
Lấy cướp sở hữu người,
Chú tâm làm hại người,
Ác giới và tàn nhẫn
Ác ngữ, thiếu lễ độ,
ÐÂY LÀ ĂN ĐỒ THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
,

248. Hạng tham ô, thù nghịch,
Tìm cách để giết hại,
Luôn luôn hướng về ác,
Sau chết sanh tối tăm,
Chúng sanh ấy rơi vào,
Ðịa ngục đầu xuống trước.
ÐÂY LÀ ĂN ĐỒ THỐI,
ĂN THỊT KHÔNG PHẢI THỐI
,

249. Không phải do cá thịt,
Cùng các loại nhịn ăn,
Không phải do lõa thể,
Ðầu trọc và bện tóc,
Không do tro trét mình,
Mặc da thú khô cứng,
Không phải do săn sóc,
Nuôi dưỡng lửa tế tự,
Không do nhiều khổ hạnh,
Ðể được chứng bất tử,
Không bùa chú tế tự,
Các tế đàn thời tiết,
Làm con người trong sạch,
Nếu nghi hoặc chưa đoạn.

250. Do sống hộ trì căn,
Với các căn nhiếp phục,
Vững trú trên Chánh pháp,
Thích chân trực, hiền hòa,
Vượt khỏi các tham ái,
Ðoạn tận mọi khổ đâu,
Bậc trí không nhiễm dính,
Ðiều được thấy, được nghe.

251. Nhiều lần, Thế Tôn thuyết,
Ý nghĩa lời dạy này,
Bậc bác học kệ chú,
Thâm hiểu ý nghĩa ấy.
Bậc ẩn sĩ nói lên,
Với những kệ tuyệt diệu,
Bậc không ăn đồ thối,
Ðộc lập, khó hướng dẫn.

252. Nghe xong những lời dạy,
Lời Thế Tôn khéo nói,
Chấm dứt ăn đồ thối,
Ðoạn tận mọi khổ đau,
Vị ấy đảnh lễ Phật,
Với tâm ý nhún nhường,
Thỉnh cầu được cho pháp,
Xuất gia tại nơi đây.


HT Thích Minh Châu dịch Việt

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Đức Phật tiên tri về kinh giả


] Trích kinh Tăng Chi tập 1, Chương 2, trang 132:
“Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ sai lạc các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều vô phước làm cho Diệu Pháp biến mất. 
Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ đúng đắn các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, hạnh phúc, và an lạc cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều phước đức, làm cho Diệu Pháp an trú”
{ Thừa tự Pháp trích lục
Khi Đức Thế Tôn chánh biến tri các tu sĩ “nắm giữ sai lạc các kinh điển” điều này có nghĩa có các kinh điển sai lạc, kinh giả, kinh dởm, kinh ngụy tạo được gắn thêm bốn chữ “Như vầy tôi nghe”. Những kinh ngụy tạo này được các “văn tự thích ứng” bọc lót, xiển dương, cổ xúy; nói khác đi đây chính là các tạng Luật và tạng Luận ngụy tạo đi kèm với các kinh văn ngụy tạo để tạo nên “Tam tạng kinh - luật- luận ngụy tạo”.
Các tu sĩ đời sau vì nhắm mắt tin vào các “tam tạng ngụy tạo” nên quay lại khinh thường các Kinh - Luật chánh gốc, tiếp tay cho những kẻ ngoại học gián điệp chặn đứng cả văn và nghĩa chánh Pháp - chánh Luật của Đức Thế Tôn.
Tất cả lên mặt xem các Pháp Bảo này chỉ là pháp sơ cơ, tầm thường, kém cỏi, tiểu thừa; hoặc chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế. 
Tất cả quay lưng với những lời dạy đích thực của Đức Thế Tôn, nhắm mắt tôn vinh các “Tam tạng rởm ngụy tạo” để rồi đeo mang lấy tà kiến tất phải rơi vào đọa xứ, địa ngục, khiến “bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người”.
Ai gieo gió phải gặt bão. Kẻ gieo rắc đau khổ mê lầm tất phải chịu quả báo mê lầm đau khổ, chất chứa vô phước vì tiếp tay cho kẻ ác khiến Diệu Pháp phải bị quên lãng xem thường.
Các đệ tử Phật cả tin mê tín đang lầm đường lạc lối phải tỉnh mau kẻo trễ!!!
Thừa Tự Pháp

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Chúc Mừng Xuân Mới


Nhân khi đất trời chuyển mùa, Thần Hộ Pháp Dhammapala đến thăm Thần Hộ Tự chùa Việt. Cả hai chào hỏi nhau xong, Thần Hộ Pháp nhìn quanh rồi thắc mắc:
- Thần Hộ Tự này, vì sao chùa của Ngài khắp nơi treo bảng “Chúc Mừng Xuân Mới” chứ không phải “Chúc Mừng Năm Mới” như người ta?
- Bạch Ngài, vì chúng tôi chúc mừng nhau theo thời tiết của đất trời, chứ không theo lịch phong kiến đô hộ xưa cũ.
- Các Ngài cũng ăn Tết như người khác?
- Thưa, đối với người con Phật, ngày nào giữ tròn giới hạnh, làm lành lánh ác, ngày đó là ngày Tết, ngày hội, ngày Xuân. Chùa Việt Nam ăn Tết mừng Xuân cũng trong tinh thần ấy.
- Lành thay. Mùa Xuân của đất trời bắt đầu bằng muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa Xuân trong Đạo Phật phải bắt đầu từ giới hạnh thanh tịnh mà nên.
- Thưa Ngài, mùa Xuân sâu bọ cũng nảy nở rất nhiều. Mùa Xuân trong đạo cũng thế ạ! Có người còn nói bây giờ là thời “mạt pháp”, là mùa đông của giáo pháp.
- Thực ra chỉ có con người mạt, chứ Phật Pháp không bao giờ mạt. Với người có giới hạnh thanh tịnh thì mùa Xuân Chánh Pháp mãi tồn tại bất diệt.
- Còn khi giới hạnh không thanh tịnh, sâu bọ mới nảy sinh, mới không biết phân biệt đâu là chánh Pháp, đâu là ngụy pháp giả danh.
- Đúng vậy. Phật Pháp qua hơn hai ngàn năm trăm năm đã bị ngộ nhận sai lạc quá nhiều so với thời Đức Phật còn hiện tiền.
- Thưa, chính Đức Phật cũng đã nhắc nhở rất nhiều về điều này.
- Nhưng nhiều người không biết, bởi vì Chánh Kinh Chánh Luật đã không còn được y cứ tìm hiểu trước. Trái lại cứ bạ đâu tin đó, nghe sao tin vậy, cho nên mới ra nông nổi. Phật cao bao nhiêu, ác ma cũng vói theo bấy nhiêu.
- Vâng, thưa Ngài. Sự cả tin ngây thơ sẽ là nô lệ cho tôn giáo giả danh. Phải có giới hạnh thanh tịnh cùng với trí thấy biết chánh tà, chân ngụy mới mong thoát khỏi sự đô hộ của ác ma giả Phật. Được vậy mới trở về đúng theo Chánh Đạo của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, thưa Ngài.
- Lành thay, phước báu thay cho những ai biết đúng Chánh Tam Bảo để nương theo. Xin chúc chùa Việt của Ngài: Xuân mới tràn đầy giới hạnh thanh tịnh cùng với trí thấy biết thanh tịnh, để trở thành Thánh địa cho các nơi tìm đến học hỏi.
- Dạ, xin tri ân Thần Hộ Pháp Dhammapala.
Hai vị Thần nói xong cùng hợp sức phóng hào quang sáng rực khắp đất trời Việt Nam.
Thần Hộ Tự

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

"Tâm Địa Quáng"


“Kinh Tâm Địa Quán” của Đại thừa có câu thế này: “Vào biển Phật Pháp, lòng tin là gốc. Qua sông sanh tử, giới là thuyền bè”. Rõ ràng đây là kiểu nói phiến diện, một chiều của một kẻ thiểu trí đời sau giả lời Phật dạy.
Vì sao như thế? Bởi lẽ, lòng tin có chánh tín, tà tín; giới luật có chánh giới, tà giới. Không biết phân biệt rõ ràng tà chánh tất sẽ dẫn đến vàng thau lẫn lộn; chánh tà khó phân.
Thật vậy, nếu lòng tin là gốc nhưng nếu tin vào tà pháp thì sao? Gốc mục chứ sao!
Nếu giới là thuyền bè, vậy tà giới là gì? Là bè lủng, và ác giới là thuyền của hải tặc chứ còn gì nữa!
Cho nên rằng thì là câu trên phải chỉnh lại như vầy mới chính xác:
“Vào biển Phật Pháp, tà tín là chết.
Qua sông sanh tử, tà giới tất chìm!”
hoặc
“Vào biển Phật Pháp, chánh tín là bến.
Qua sông sanh tử, chánh giới là cầu”
Một câu nói trong “kinh” nhưng một chiều phiến diện, cần phải đính chính cho đúng, dứt khoát đó không phải là câu nói của Bậc Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác, và vì vậy “Tâm Địa Quán” thực ra chỉ là tà kinh ngụy tạo mà thôi.
Tâm Địa Sáng

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Tru di tam tộc


_ Ông nội ơi, xem này, cháu tự tay mình chép lại đoạn kinh ông thường tụng mỗi đêm.
_ Ồ, cháu của ông giỏi quá! Đâu, cháu đọc lớn cho ông nghe nào!
_ Dạ! Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Hạnh Nguyện Phổ hiền Bồ-tát có dạy rõ thế này“Đối với mười đại nguyện này, có ai đem lòng tin sâu xa mà tiếp nhận, ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng đọc thuộc lòng, cho đến chỉ sao chép được một bài chỉnh cú bốn câu, cũng mau chóng diệt được năm tội vô gián (*).
Ông nội suýt soa:
_ Ôi, ơn Giời. Cháu đây rồi, thần linh ôi. Chính luận sư Bà-la-môn Long Thọ đã xuống tận Long Cung để thỉnh kinh này đấy cháu ạ. Thiêng lắm, phải tin nhá!
_ Vâng ạ! Ông ơi, n vậy từ nay cháu cứ thoải mái phạm năm tội vô gián: giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán, làm Phật chảy máu, phá hoà hợp Tăng mà không còn sợ gì nữa, phải không ông?

Ông nội bủn rủn:

Chết mụ. Tiêu đời nhà cụ!

Theo Tinh Hoa Tôn Giáo

_____________________
(*) Theo nguyên văn bản dịch của HT Thích Trí Quang

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Khỉ Văn


Cả nhà đang xem phim “Tây Du Ký” đến đoạn Bụt Tây Du ký phong cho con khỉ Tôn Ngộ Không được làm Đấu Chiến Thắng Phật, chợt chú bé quay sang nói với mẹ:

_ Mẹ hay nói con “thằng khỉ này”, vậy là mẹ cũng gọi con “thằng P…”

Bà mẹ vội vàng lấy tay ngăn miệng con, vừa vói tay tắt TV vừa lẩm bẩm:

_ Đúng là khỉ văn vẽ chuyện khỉ vương. Chắc giờ này “Ngô thừa sai” cũng đã được Diêm Vương phong cho làm “Đấu Chiến Thắng Ngục” rồi cũng nên.

Diệu Trang sưu tầm

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Phân biệt chánh tà



Con Phật Thích Ca nói với các Bà-la-môn phát triển:

Ngươi đâu phải Pháp Phật
Ngụy tạo quá chuyên chế
Kẻ ngu không phân biệt
Cả hai CHÁNH VÀ TÀ

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Tây du hí


_ Ngoại ơi, sao lúc nào cháu cũng thấy bà lâm râm lẩm bẩm “Nam mô A mi tò phò” rồi gục lên gục xuống, ngủ gà ngủ gật, cực khổ làm chi hả bà?
_ Để được vãng sanh Tây phương cực lạc cháu à!
_ Ở đó có gì?
_ Có bảy lớp lưới giăng, các hàng cây, ao hồ, đường đi, lầu gác. Tất cả đều bằng nhiều thứ báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, trân châu, mã não…
_ Nhưng có bọn tham lam, trộm cắp, cướp của, giết người, gian manh, xảo quyệt, loạn luân, diệt chủng… không hả bà?
_ Có chứ, vì họ chỉ cần niệm “A mi tò phò” mười lần, thậm chí một niệm thôi, là được ngài từ bi cứu rỗi về đó ngay liền.
_ Dù họ có được ngài A Di Đà cải hóa, nhưng con cháu của họ cứ noi gương họ, tiếp tục làm ác tạo tội rồi niệm mười tiếng “A Di Đà” là được giải thoát, chừ cõi Ta Bà này bao giờ mới hết khổ hở bà? Ông A Di Đà nguyện kiểu chi mà ác rứa? À, còn các nạn nhân của những kẻ xấu ác, những người hiền lương đáng thương nhưng không biết niệm “A mi tò phò” thì sao?
_ Ờ… thì… ráng chịu chứ biết làm sao! Ngài A Di Đà quên phát nguyện cứu họ.
_ Còn những người cố tin, cứ nhắm mắt niệm “A Di Đà” nhưng không lo chống giặc cứu nước như vua quan Lương Võ Đế thì sao?
_ Ừ … thì… tuyệt chủng luôn chứ cứu sao được!
_ Nếu những kẻ vừa tàn sát họ vừa niệm “A Di Đà”, chết đi đâu?
_ Về Tây Phương luôn chứ đi đâu! Đường nào cũng đến La-mã! Miễn sao họ không phạm năm tội vô gián và hủy báng pháp là được. “Nhẫn đến mười niệm” thôi cũng ok mà. Chính ngài A Di Đà đã phát đại nguyện như thế rồi, còn lo gì nữa?
_ Quỷ thần ơi! Nạn nhân hiền lương nhưng không biết niệm “A Di Đà” lại bị bỏ lờ, không cứu. Kẻ cố tâm tu tập nhất niệm cũng bị tuyệt chủng thảm thương (họ có được siêu thoát về Tây phương không thì chỉ có… Cuội mới biết). Kẻ sát hại nhưng chỉ cần niệm “A mi tò phò” vài lần lại được cứu rỗi. Trời đất, vậy nhân quả ở đâu? Chánh nghĩa chỗ nào? Từ bi trí tuệ thế ư? Bấy nhiêu thôi cũng đủ biết nó là Tây phương cực khổ chứ cực lạc làm sao được hả bà?
_ À… ừ… mà thôi, bà cứ tin lời Phật. 
_ Yêu quái cũng biết giả lời Phật thì sao?
_ Thì… là… chậc, cháu hỏi nhiều quá! Cứ tín, nguyện, hạnh là đến đó liền hè!
_ Chừng nào đến đó, bà nhớ í-mèo (email) cho cháu biết, bà nhé!
_ Ở đó chắc không có in-tờ-nét hay còm-pú-tờ đâu cháu à.
_ Gửi thư cũng được.
_ Làm gì có bưu điện.  
_ Hay gọi tề-lế-phôn.
_ Cũng chẳng có điện thoại.
_ Vậy mà thằng Tí nói ông cố nó gọi điện về, nghe rõ lắm!
_ Đấy, thấy chưa, có linh ứng không? “Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn” cơ mà, phải tin chứ! Thế ông nó nói gì?
_ Ổng dặn nó: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, vì theo truyền thống, vì nghe người ta đồn, vì đó là kinh điển, vì nhân lý luận siêu hình, vì theo một lập trường, vì đánh giá hời hợt những dữ kiện, vì phù hợp với định kiến, vì uy quyền”. Nói một hơi, ổng còn hét lớn: “Chớ có tin cho dù đó là ông A Di Đà hay luận sư Bà-la-môn Cưu Ma La Thập! Tu hành gì cái thứ dám nhận cả mười cung nữ từ vua Diêu Tần ban cho!” (1)
_ Trời đất, thằng dóc tổ!
_ Bà nói ai?
_ Thằng Tí!
_ Không có đâu bà. Ông cố nó còn sống, ở phương Tây lận. Chỉ có điều, trước đây mọi người trong xóm của nó sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, nói dối, uống rượu, buôn lậu tràn lan thả cửa, chẳng ai sợ địa ngục vì đều tin rằng về già niệm mười tiếng “A Di Đà” là xong ngay. Nhưng từ khi tin lời nó, mọi người sợ quả báo địa ngục, biết tuân theo luật nhân quả, bỏ ác làm lành, nên xóm nó giờ đây được an vui thanh bình. Mọi người gọi đó là “Đây phương cực lạc” và tẩy chay Tây phương cực khổ của ông A Di Đà từ lâu rồi.
_ Ừ nhỉ, vậy mà bà không nghĩ ra. Thôi, từ nay bà chẳng thèm cầu mong chuyện “Tây du hí” nữa. Mèn đéc, may phước cho bà quá. Nám mô A Di Đà Phật, í quên, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
_ Có chánh kiến chánh tín rồi, dù bà không gọi điện thoại, cháu cũng biết chắc bà đã được vãng sanh cõi lành.
_ Ôi, cháu của bà đã báo hiếu cho ông bà, cha mẹ nhiều rồi đấy. Lành thay!
Tôn Ngoi
________________
(1) Ghi chú: Chuyện dịch sư Cưu Ma La Thập lấy cả mười cung nữ từ vua Diêu Tần ban cho theo “Cao Tăng Dị Truyện” và "Tranh Biện”  của Xích Liên xuất bản, 1929 - 1932, quyển Thượng, trang 151–169. Nguồn Internet.
Cưu Ma La Thập (344-413), người nước Quy Tư - Tân Cương , sống sau Phật cả ngàn năm, cũng là tác giả của cuốn luận A Di Đà ca ngợi hết lời cho kinh A Di Đà do chính mình giới thiệu và chuyển dịch (?!)
Việc vẽ ra một cuốn kinh giả rồi viết thêm một cuốn luận thật nhằm khiến những kẻ ngây thơ tin ngay cuốn kinh giả đó, chuyện này một tên gián điệp hạng bét cũng thừa biết và thừa sức thực hiện, chỉ có những kẻ khờ dại mới không hiểu mà thôi.


Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Tứ Y Tà

Ảnh Internet

Theo “kinh” Đại Bát Niết Bàn của Đại thừa, phẩm Tứ Y có dạy rằng:
-- Y pháp bất y nhân (y theo pháp không y theo người).
Câu hỏi: Gặp tà pháp, y theo thì sao? Gặp bậc chân nhân không nương theo thì thế nào?
-- Tứ Y phán: “Y nghĩa bất y ngữ (y theo nghĩa không y theo lời).
Câu hỏi: Ôm nhằm tà nghĩa có khổ không? Gặp lời chánh ngữ của chánh đạo không nương, có ngu không?
-- Tứ Y phán: “Y trí bất y thức (y theo trí không y theo thức).
Câu hỏi: Chấp vào tà trí nguy hại thế nào? Gặp tri thức của chánh tri kiến không theo, có dại không?
-- Tứ Y phán: “Y theo kinh liễu nghĩa, không y theo kinh chẳng liễu nghĩ”.
Câu hỏi: Nếu tà kinh được tà nhân giải thích để liễu tri tà kiến nên dễ hiểu cứ y theo, có đoạ địa ngục không? Nếu chánh kinh ý nghĩa thâm sâu phải có giới hạnh thanh tịnh mới hiểu được, kẻ giới hạnh chưa tinh nghiêm nên không liễu nghĩa mà không cố tâm tìm hiểu có điên không?
KếtĐương nhiên, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chính gốc không có những điều này. Vì sao? Vì một bậc Chánh Đẳng Giác luôn chủ trương phân tích để hiểu một vấn đề toàn diện không bao giờ dạy những điều ấu trĩ, thô thiển, một chiều như vậy. Một người có trí tuệ chỉ cần bấy nhiêu, cũng đủ biết đâu là ngụy kinh phải từ bỏ, đâu là chánh kinh phải y theo.

Chánh Y