Ảnh Internet |
Theo “kinh” Đại Bát Niết Bàn của Đại thừa, phẩm Tứ Y có dạy rằng:
-- “Y pháp bất y nhân” (y theo pháp không y theo người).
Câu hỏi: Gặp tà pháp, y theo thì sao? Gặp bậc chân nhân không nương theo thì thế nào?
-- Tứ Y phán: “Y nghĩa bất y ngữ” (y theo nghĩa không y theo lời).
Câu hỏi: Ôm nhằm tà nghĩa có khổ không? Gặp lời chánh ngữ của chánh đạo không nương, có ngu không?
-- Tứ Y phán: “Y trí bất y thức” (y theo trí không y theo thức).
Câu hỏi: Chấp vào tà trí nguy hại thế nào? Gặp tri thức của chánh tri kiến không theo, có dại không?
-- Tứ Y phán: “Y theo kinh liễu nghĩa, không y theo kinh chẳng liễu nghĩ”.
Câu hỏi: Nếu tà kinh được tà nhân giải thích để liễu tri tà kiến nên dễ hiểu cứ y theo, có đoạ địa ngục không? Nếu chánh kinh ý nghĩa thâm sâu phải có giới hạnh thanh tịnh mới hiểu được, kẻ giới hạnh chưa tinh nghiêm nên không liễu nghĩa mà không cố tâm tìm hiểu có điên không?
Kết: Đương nhiên, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chính gốc không có những điều này. Vì sao? Vì một bậc Chánh Đẳng Giác luôn chủ trương phân tích để hiểu một vấn đề toàn diện không bao giờ dạy những điều ấu trĩ, thô thiển, một chiều như vậy. Một người có trí tuệ chỉ cần bấy nhiêu, cũng đủ biết đâu là ngụy kinh phải từ bỏ, đâu là chánh kinh phải y theo.
Chánh Y
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét