Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

PHẬT ÂM -BUDDHAGHOSA- Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm trong Phật giáo Nam Tông (Phần 1)


PHẬT ÂM - BUDDHAGHOSA
Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm
trong Phật giáo Nam Tông

Tập khảo cứu vạch trần các chú thích nham hiểm
của Bà-la-môn Phật Âm trong tạng Luật Patimokkha (*)
Hoàng Thiên
PHẦN 1


GIỚI THIỆU TÓM TẮT
Tập khảo luận này căn cứ theo các chú thích, chú giải của luận sư Bà-la-môn Phật Âm trong Tạng Luật Pātimokkha (Vinayapiṭaka), bản tiếng Việt, được dịch giả Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên ghi chú thêm.

Để dễ theo dõi, trước hết cần biết khái quát bố cục nội dung của Tạng Luật Pātimokkha. Tạng Luật Pātimokkha gồm có năm phẩm chính:

1. Phẩm Phân Tích Giới Tỳ-khưu
2. Phẩm Phân Tích Giới Tỳ-khưu-ni
3. Đại Phẩm
4. Tiểu Phẩm
5. Tập Yếu

Trong đó hai phẩm đầu, Phẩm 1 & 2, Phân Tích Giới Tỳ-khưu và Phân Tích Giới Tỳ-khưu-ni, ghi lại nguyên nhân từng sự kiện để từ đây Đức Thế Tôn ấn định điều luật. Kế đó là phần phân tích mở rộng các trường hợp đặc biệt, phần định nghĩa và giải thích các khái niệm trong điều luật.

Hai phẩm kế, Phẩm 3 & 4, Đại Phẩm và Tiểu Phẩm, trình bày các trường hợp khác liên quan đến điều Luật, đến nghi thức, đến hội chúng v.v… Ví dụ các luật định cho lễ xuất gia, lễ Bố Tát, việc an cư mùa mưa, lễ Tự Tứ ra hạ, các hành xử vi phạm.

Phẩm 5 - Tập Yếu là phẩm tóm tắt theo dạng hỏi đáp.
Về số điều luật Pātimokkha: với Tỳ-khưu Tăng có tổng cộng 227 điều, với Tỳ-khưu Ni có 311 điều, được phân thành các tội chính theo bảng tóm tắt dưới đây.
ĐIỀU LUẬT
TĂNG
NI
Tội Trục xuất, hay tội Triệt khai, Bất cộng trú (Pārājika)
4
8
Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)
13
17
Tội Bất định, phán định tùy sự kiện (Aniyata)
2
0
Tội Ưng xả đối trị (Nissaggiya Pācittiya)
30
30
Tội Ưng đối trị (Pācittiya)
92
166
Tội Ưng phát lộ (Pāṭidesanīya)
4
8
Tội Ưng học (Sekhiya)
75
75
Pháp dàn xếp tranh tụng
7
7
Tổng số điều luật
227
311
Các chú thích, chú giải của Bà-la-môn Phật Âm (Buddhaghosa) cũng theo các Phẩm và bố cục nêu trên. Căn cứ theo đây, tập khảo luận này trình bày rõ những chú giải thâm hiểm của luận sư Bà-la-môn Phật Âm.
Mỗi giải trình gồm có ba phần chính:
1. Phần trích đoạn nguyên văn chánh Luật có những chú thích đáng nghi ngờ của Phật Âm Bà-la-môn
2. Phần nội dung chú thích của Phật Âm được dịch giả giới thiệu trong phần ghi chú ở cuối mỗi trang.
3. Phần lật giải của Hoàng Thiên.
Trong tập khảo luận này, những đoạn in đậm hoặc có gạch dưới (kể cả trong các trích đoạn chánh Luật) là của Hoàng Thiên.
Đến đây điều cần nói rõ thêm, tác giả Hoàng Thiên rất trân trọng công lao dịch thuật tạng Luật cùng các chú thích trung thực của dịch giả Nguyệt Thiên. Mọi phê phán trong tập khảo luận này chỉ nhắm vào Bà-la-môn Phật Âm, và với một thiện chí muốn gióng lên tiếng chuông báo động trước những thủ đoạn phá hoại nguy hiểm của gián điệp Bà-la-môn đối với Phật giáo Nam Tông nói riêng và Phật giáo nói chung.
Với lòng thành kính đối với Chánh Tam Bảo, mong rằng bản khảo luận này sẽ góp phần thanh tịnh hóa sự ô nhiễm về Pháp, sự ô nhiễm về Luật đã được Đức Thế Tôn khuyến cáo từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước. Cũng hy vọng rằng tiếng chuông cảnh báo sẽ giúp nhiều người tỉnh thức hơn nhằm chung sức chung lòng duy trì Phật Pháp được mãi trường tồn theo đúng với tinh thần Chánh Pháp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
________________________________

TẠNG LUẬT
Phần 1
PHẨM PHÂN TÍCH GIỚI TỲ-KHƯU



Dẫn: Trích đoạn dưới đây là những dòng đầu tiên trong phần Phân Tích Giới Tỳ-kheo có chú thích đáng nghi ngờ của luận sư Bà-la-môn Phật Âm.
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.1 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Chương 1. Verañjā:
[1] Lúc bấy giờ, Đức Phật Thế Tôn ngự tại Verañjā, ở cội cây Nimba của dạ xoa Naḷeru [1], cùng với đại chúng Tỳ-khưu có số lượng năm trăm vị Tỳ-khưu.
Chú thích của dịch giả Indacanda từ giải thích của Bà-la-môn Phật Âm:

[1Theo ngài Buddhaghosa giải thích ở Samantapāsādikā (Chú Giải Tạng Luật), Verañjā là tên của một thành phố, Pucimanda là cây Nimba (Từ điển Pāli-English của Pāli Text Society cho biết đó là một loại cây có lá đắng và gỗ cứng), Naḷeru là tên của một dạ-xoa, và Đức Thế Tôn ngự ở khu vực lân cận của cây ấy.

{
Lật giải của Hoàng Thiên:
Ngay chú thích đầu tiên đã cho thấy sự dễ dãi trong luận chứng và sự cả tin trong giải trình.
Thật vậy:
Luận sư Bà-la-môn Phật Âm sống sau Phật Thích Ca một ngàn năm căn cứ vào đâu lại nói “Verañjā là tên một thành phố”? Địa danh ‘Verañjā có thể là tên của một thị trấn, một huyện lỵ, một ngôi làng, một vùng núi, một khu rừng, hoặc tên một khu đất ân tứ của Bà-la-môn Verañjā được chứ? Một ông luận sư gốc Bà-la-môn hậu sinh nói khơi khơi như vậy, có bằng chứng đáng tin gì để một chiều y theo?
Đối với một địa danh phải căn cứ vào thư tịch, sử liệu, địa chí khoa học để xác định, chứ không đơn thuần dựa vào chú giải, luận giải; nhất là chú giải, luận giải của một ông Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm. Ai tin Phật Âm hãy đưa ra bằng chứng đáng tin cậy để bảo vệ cho luận sư Bà-la-môn, đồng thời để chứng minh mình không tin bừa tín bậy!
Tất nhiên ông Bà-la-môn giả sư hậu sinh phải ra vẻ rành rẽ như vậy để những ai cả tin sẽ dễ dàng chấp nhận “chú giải dạ xoa” kế tiếp của “ngài”.
- Nhưng trước khi tìm hiểu thêm, hãy căn cứ vào Chánh Kinh Nikāya để đối chứng. Trong bài kinh  “Verañjā”, số 11, Tăng Chi tập 3, Chương 8 Pháp, Phẩm Lớn cũng có ghi lại sự kiện này. Theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, nguyên văn như sau: “Một thời, Thế Tôn trú ở Veranjà, dưới gốc cây Nalerupucimanda”Cụ thể là vậy, thế nhưng Buddhaghosa sống sau Phật một ngàn năm đã biết rõ hơn “Naḷeru là tên của một dạ-xoa”. Dạ-xoa là loài gì? Trong nhiều truyện chú giải Kinh Pháp Cú của Phật Âm, những Dạ-xoa lắm khi là ngạ quỷ, ăn thịt người ngoen ngoẻn. Luận sư Bà-la-môn Phật Âm chỉ cần gán khơi khơi một danh xưng là đã có thể ghép Đức Thế Tôn ở chung với ma quỷ rồi!
Ai bênh Bà-la-môn Phật Âm hãy nêu các chứng minh cụ thể “Naḷeru là tên của một dạ-xoa”. Nếu không, những người ngoại học chưa tin Phật đọc xong chú thích này có thể liên tưởng đến chuyện ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’ thì oan cho Phật giáo xiết bao.
Thực ra Đức Thế Tôn cũng có lúc gặp ma quỷ thật, bởi ‘Phật cao bao nhiêu, ma quỷ cũng vói theo bấy nhiêu’Thế nhưng gặp mặt là chuyện khác, sống thân cận là chuyện khác, không biết phân biệt rạch ròi chuyện này có ngày rơi vào thâm kế của kẻ ác. Chánh Kinh và chánh Luật đã phản ánh rất nhiều những thủ đoạn ác hiểm chống phá Đạo Phật của các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại học; kể cả việc họ giả danh Tỳ-khưu, giả danh quy y Tam Bảo để xuyên tạc lời Phật, ám hại Tăng chúng ngay từ bên trong. Chuyện này chỉ có những ai không đọc Kinh - Luật gốc hoặc đọc không kỹ mới không biết.
Ngay ở đây, các đoạn chánh Luật kế tiếp từ phần [2] tới [4] đã ghi lại những chỉ trích mánh khóe, vị kỷ của Bà-la-môn Verañjā và lời hùng biện đáp trả của Đức Thế Tôn. Trong đoạn Luật này, Bà-la-môn Verañjā đưa ra phê phán nào, sa-môn Gotama đã dùng chính những danh nghĩa ấy nhưng theo một lập trường khác để phản bác lại, khiến Bà-la-môn Verañjā không thể nói gì hơn ngoài việc giả dối vinh danh Phật, giả dối quy y Phật rồi tìm cách trả thù hèn hạ. Vị nào muốn biết rõ hơn, mời đọc kỹ cả hai bản Chánh Kinh và Chánh Luật.
Còn một điều quan trọng khác rất đáng lưu ý nhưng Bà-la-môn Phật Âm đã bỏ lờ không chú giải. Đó là trong phần cuối đoạn [4] có nêu sự kiện Bà-la-môn Verañjā sau khi xin quy y làm cư sĩ, đã thỉnh cầu “Xin ngài Gotama hãy nhận lời tôi về việc cư trú mùa mưa ở Verañjā cùng với hội chúng Tỳ-khưu”. Thế nhưng suốt ba tháng mùa mưa, “cư sĩ” gốc Bà-la-môn Verañjā đã bỏ mặc “ngài Gotama và Tăng chúng” không thèm đoái hoài hộ độ. Sau đó trong đoạn [9] chính Bà-la-môn Verañjā đã thừa nhận sự “vô tình cố ý” này.
Trước hết, hãy đặt vài nghi vấn về sự “quy y” của Bà-la-môn Verañjā để thấy rõ sự giả dối của ông ta. Từ đây mới có quyền nghi ngờ chính đáng về việc “xuất gia” của Bà-la-môn Phật Âm một ngàn năm sau.
- Vì sao “cư sĩ” Bà-la-môn Verañjā đã ca ngợi sa-môn Gotama, đã xin quy y làm cư sĩ, đã thỉnh mời Đức Thế Tôn và Tăng chúng an cư mùa mưa tại Verañjā, thế nhưng lại để mặc cho các vị Tỳ-khưu phải khất thực trong bối cảnh khó khăn về vật thực, trong khi chính Bà-la-môn Verañjā đã thừa nhận không phải là không có vật bố thí”?
Có đáng tin không về sự vinh danh, về sự quy y, về “lòng bố thí” và sự bận rộn của Bà-la-môn Verañjā như chính lời của ông ta thú nhận trong đoạn thứ chín“[9]…- Bạch ngài Gotama, sự thật là các vị đã được tôi thỉnh mời và đã trải qua mùa (an cư) mưa. Tuy nhiên, việc cúng dường chưa được dâng cúng. Và điều ấy không phải là không có vật bố thí cũng không phải là không có lòng bố thí. Trong trường hợp này, điều ấy làm sao có thể đạt được khi cuộc sống tại gia có nhiều phận sự và có nhiều việc cần phải làm?”
Phật Âm, trong các luận giải của mình, có giải chú minh bạch sự kiện quan trọng này không? Một Bà-la-môn Verañjā ngay trong thời Phật còn đáng hoài nghi như vậy, liệu có nên nhắm mắt tin liền một Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm nhảy ngang vào Đạo Phật như Phật Âm?
Để biết được tường tận hơn về những thâm ý của luận sư Bà-la-môn Phật Âm, xin mời đọc tiếp phần chánh Luật đoạn thứ năm và các chú thích của Phật Âm.
Trích đoạn chánh Luật:
“[5] Vào lúc bấy giờ, Verañjā có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành (setaṭṭhikā) [4], vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực.
Vào lúc bấy giờ, có những người buôn ngựa từ xứ Uttarāpatha đã đến cư trú mùa mưa ở Verañjā cùng với năm trăm con ngựa. Ở các bãi nhốt ngựa, họ có chuẩn bị từng phần (pattha) lúa mạch [5] cho các vị Tỳ-khưu. Vào buổi sáng, các vị Tỳ-khưu mặc y cầm y bát rồi đi vào trong thành Verañjā để khất thực. Khi không nhận được đồ ăn khất thực, các vị đi đến khất thực ở các bãi nhốt ngựa và mang về tu viện (mỗi vị) một phần lúa mạch. Các vị giã đi giã lại trong cối giã rồi thọ dụng. Đại Đức Ānanda nghiền phần lúa mạch ở tảng đá rồi dâng lên Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn thọ dụng thức ấy.”
Dưới đây là chú thích của người dịch dựa theo chú giải của Bà-la-môn Phật Âm:

[4] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Có nhiều xương trắng nằm rải rác vì có quá nhiều người chết đói hoặc là tên của một loại bệnh mốc trắng ở cây lúa;” chúng tôi tạm dịch thoát như trên.

[5] Theo ngài Buddhaghosa, lúa mạch này đã được tách vỏ trấu và hấp chín. Các người buôn ngựa đem theo lúa mạch để cho ngựa ăn ở những vùng không kiếm ra cỏ và họ đã xén phần ăn sáng của ngựa để dâng cho các vị Tỳ-khưu. Ngài Mahāsamaṇa Chao giải thích ở tác phẩm Vinayamukha thì 1 pattha có dung tích bằng hai bàn tay bụm lại.

{
Lật giải của Hoàng Thiên:
- Dựa vào đâu luận sư Bà-la-môn Phật Âm biết rõ tình cảnh khó khăn vật thực ở Verañjā trước đó một ngàn năm đến độ Có nhiều xương trắng nằm rải rác vì có quá nhiều người chết đói hoặc là tên của một loại bệnh mốc trắng ở cây lúa”? Luận sư Bà-la-môn Phật Âm có Túc Mạng Minh chăng? Chứng minh? Hay “ngài Buddhaghosa” vẽ vời thêm cho ra vẻ biết rõ mọi chuyện để những kẻ cả tín mới dễ tin ngài là “Thánh Tăng”?
Hay “ngài Buddhaghosa” vẽ thêm cảnh “khó khăn vật thực” ở Verañjā thành ra thảm cảnh “xương trắng, lắm người chết đói” để chú giải ngầm rằng việc khất thực của các Tỳ-khưu tại đây là vô tâm, tàn nhẫn? Ai cấm người đọc các chú thích của Buddhaghosa có quyền nghĩ như thế?
- Đã vậy, Chánh Luật ghi rõ lúa mạch đã được chuẩn bị từng phần cho các vị Tỳ-khưu. Còn ông Bà-la-môn giả sư sống sau đó một ngàn năm lại biết rõ ràng hơn lúa mạch dành cho ngựa và đã được tách vỏ, hấp chín (?)
Thật khó biết được lúa mạch có dành cho ngựa thật không, vì ngựa thường ăn cỏ và đang trong mùa mưa, cỏ không thiếu. Đang lúc nạn đói xảy ra mà ngựa lại ăn lúa mạch thì hơi khó ở, những người đói ăn há để yên? Vả lại đi buôn ngựa mà phải vận chuyển theo lúa mạch cho ngựa ăn lại càng khó khăn hơn nữa. 

Tuy vậy dưới ngòi bút chú giải của Phật Âm, các Tỳ-khưu trở thành những kẻ không những ăn xén của người mà còn ăn xén của ngựa nữa (?) Phải chăng Phật Âm muốn sách mé rằng các Tỳ-khưu ăn cám ngựa để gieo duyên ban phước cho cả ngựa? Ai cấm người đọc chú thích của Phật Âm suy nghĩ như vậy!
Đã vậy, trong khi chánh Luật mô tả rõ các vị Tỳ-khưu phải “giã đi giã lại trong cối giã” phần lúa mạch đã được chuẩn bị, nhưng ông Bà-la-môn sống sau một ngàn năm biết rõ lúa mạch được “tách vỏ và hấp chín”? Nếu lúa mạch đã được hấp chín rồi còn phải giã đi giã lại trong cối giã làm gì? Chú thích kiểu này khiến người đọc có thể hiểu lầm các ông con Phật không những ăn xén mà còn ăn sang, trong khi thiên hạ bị chết xương trắng đầy đồng?
Như đã nói ở trên, điều đáng chú giải nhưng Phật Âm lại không chú giải để giúp mọi người biết rõ thêm về ác tâm của vị tiền bối Bà-la-môn Verañjā, còn những sự kiện được chú giải lại bị “ngài” vẽ vời xuyên tạc bóp méo.
Đến đây hãy đặt vài câu hỏi: Tại sao Bà-la-môn Verañjā đã mời Đức Thế Tôn và Tăng đoàn an cư mùa mưa tại Verañjā nhưng lại để mặc cho các vị Tỳ-khưu vẫn phải đi khất thực trong hoàn cảnh không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực”? Do Bà-la-môn Verañjā khó khăn vật thực ư? Không đúng, vì chính Bà-la-môn Verañjā đã xác nhận“không phải là không có vật bố thí”Do Bà-la-môn Verañjā bận rộn nên quên ư? Ngụy biện! Bà-la-môn Verañjā không mù đến độ không thấy năm trăm vị Tỳ-khưu mỗi ngày phải khất thực tại Verañjā đang thiếu đói!
Những ai còn hồ nghi điều này hãy đọc thêm trích đoạn dưới đây trong “Chuyện Tiểu Anh Vũ” (số 430, Tiền thân Cullasuka, Tiểu Bộ) để biết rõ hơn:

“Chuyện này bậc Ðạo Sư kể tại Kỳ Viên liên hệ phẩm Verañjā của Luật Tạng.

Sau thời an cư mùa mưa tại Verañjā, khi bậc Ðạo Sư lên đường dẫn đến Sāvatthi, Tăng chúng ngồi tại Chánh pháp đường thảo luận và bảo nhau:
- Này các Hiền giả, đức Như Lai vốn là một vị quý tộc Sát-đế-lỵ được bảo dưỡng tế nhị, dầu đã thành Phật có đủ thần thông lực, vẫn theo lời thỉnh cầu của một Bà-la-môn ở Verañjā an cư ba tháng với vị ấy. Rồi do áp lực của Ác Ma, Ngài không nhận được thực phẩm cúng dường từ tay vị Bà-la-môn ấy, thậm chí một ngày thôi, Ngài liền từ bỏ mọi tham dục và cứ ở lại nơi ấy suốt ba tháng sống bằng nước lã và một ít cám xay. Kỳ diệu thay là hạnh tri túc của các đức Như Lai!...” <Hết trích>
Nếu nói theo kinh ‘Pháp Môn Căn Bản’ phải tuệ tri ‘Ác Ma là Ác Ma’, thì thực ra Ác Ma trong câu chuyện Tiền Thân nêu trên chính là các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo hiểm độc, có ác tâm tiêu diệt Phật giáo. Trong Kinh và Luật gốc có rất nhiều những chứng cứ về việc này. Đây là điều cần phải chú thích, thế nhưng ông “thánh Tăng” Phật Âm, người được xem là vị am tường Kinh Luật Phật giáo, lại không chú thích cho thiên hạ nhờ, trái lại chỉ chú thích những điều mơ hồ, vô căn cứ với nhiều thâm ý phá hoại.
Lý do khả tín có thể chấp nhận, đó là Bà-la-môn Verañjā cũng thuộc loại hiểm độc như rất nhiều các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Bởi, không những Bà-la-môn Verañjā quá tàn nhẫn với các vị Tỳ-khưu mà còn với dân chúng Verañjā. Vì theo lời Bà-la-môn Verañjā, ông ta “không phải là không có vật bố thí” thế nhưng lại để cho tình trạng tồi tệ tại Verañjā (theo Phật Âm) “Có nhiều xương trắng nằm rải rác vì có quá nhiều người chết đói”, như vậy không quá tàn nhẫn là gì? Tất nhiên không thể đổ hết trách nhiệm của việc khó khăn vật thực tại Verañjā cho một mình Bà-la-môn Verañjā, nhưng ở đây sự việc đáng chú giải Phật Âm lại không chú giải để chứng tỏ mình biết tường tận điều đáng biết những chuyện hàng ngàn năm trước.
Dù tin hay không tin Phật Âm thì rõ ràng những lời ca ngợi và quy y của Bà-la-môn Verañjā là giả dối, không đáng tin cậy. Tất nhiên, Đức Thế Tôn thừa biết lòng dạ của Bà-la-môn Verañjā, nhưng Ngài và Tăng đoàn sẵn sàng chấp nhận khó khăn để ở lại Verañjā vì một lý do cao thượng khác chứ không phải vì Bà-la-môn Verañjā, và cũng không phải vì để chứng minh hạnh thiểu dục tri túc mà bắt mình cùng chúng Tỳ-khưu phải đói khổ như vậy.
Điều lưu ý thêm, trong chánh Luật ở cuối đoạn số [5] có lời tiên tri của Đức Thế Tôn rất cần chú giải nhưng không thấy Bà-la-môn Phật Âm giải chú. Đó là việc Đức Thế Tôn đã tán thán hạnh kham nhẫn của các Tỳ-khưu và tiên tri như sau:
- Này Ānanda, tốt lắm! Tốt lắm! Này Ānanda, (điều ấy) đã được khắc phục bởi các ngươi là những người hoàn thiện. Về sau này, con người sẽ chê bai cơm gạo sāli và thịt.”
Vì sao “về sau này, con người sẽ chê bai cơm gạo sāli và thịt”? Ai tin Phật Âm tìm giúp có chú giải nào của ông Bà-la-môn giải thích điều này không? Nếu có, chú thích ấy thế nào? đáng tin bao nhiêu phần trăm? Nếu không có, ông Bà-la-môn giả sư cũng mù tịt những chuyện đáng phải biết như nhiều người đời sau. Mọi người cần biết rõ như vậy để chớ có vội tin ngay tất cả những gì của “ngài Buddhaghosa” hậu sinh sau Phật một ngàn năm.
Nếu những ai tin Phật Âm không tìm thấy chú giải hoặc giải thích được lời tiên tri trên, họ hãy mở chánh Kinh Tương Ưng, đọc kỹ bài kinh Gia Tộc (S.iv,322) sẽ rõ. Khi ấy Đức Thế Tôn trú tại rừng Pāvarikamba, thuộc Nālandā, nơi cũng đang bị đói kém.
Ngoại đạo sư Nigantha Nātaputta đã xúi dục đệ tử là Thôn trưởng Asibandhakaputta đến trách móc Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-khưu ở tại Nālandā là gây tổn hại thêm cho dân chúng đang thiếu ăn. Đức Thế Tôn đã rống tiếng sư tử về những nguyên nhân thật sự phá hại gia đình, đồng thời nói rõ sự bố thí cho các bậc Phạm hạnh là phước báu hy hữu cho thí chủ. Nói khác đi, Đức Thế Tôn và hội chúng Tỳ-khưu chấp nhận đói khổ ở lại Nālandā, chính là để gieo duyên lành cứu họ.
Chính vì lẽ đó, sự có mặt của Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-khưu tại Verañjā thực ra là để tạo duyên cứu độ. Đây là lý do chính yếu vì sao Đức Thế Tôn chấp nhận ở lại Verañjā. Và dân Verañjā cũng nhờ công đức cúng dường này mà “về sau con người sẽ chê bai cơm gạo sāli và thịt” bởi sự quá sung túc, thừa mứa do quả lành phát sinh, vì trước đó họ đã chắt chiu chia sẻ cho các vị Phạm hạnh. Những ai tin luật Nhân Quả mới hiểu được điều này.
Cũng cần nói rõ thêm, trong đoạn chánh Luật số [6], Đức Thế Tôn đã không cho ngài Mục-kiền-liên thị hiện thần thông để giúp Tăng đoàn, vì Phật không muốn có sự xáo trộn trong dân chúng, cũng như không muốn bỏ lại các Tỳ-khưu không có thần thông. Rõ ràng, sự cứu giúp chúng sanh của bậc Đạo Sư và vị Thánh đệ tử có sự khác biệt! (Xem Chánh Luật)
Còn đoạn chánh Luật số [9] có ghi rõ, khi duyên lành đã đủ, Đức Thế Tôn cùng ngài Ānanda đến Bà-la-môn Verañjā thông báo việc rời khỏi Verañjā. Chính Bà-la-môn Verañjā cũng đã thú nhận tội lỗi và đã thỉnh cầu Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng ngày mai thọ cơm. Tất nhiên lần này Đức Phật cũng đã “im lặng nhận lời” nhưng không phải để gieo duyên cứu độ dân chúng Verañjā, mà là để gieo duyên cứu độ cho chính Bà-la-môn  Verañjā, kẻ đã có ác tâm với Đạo Phật.
Thật là hạnh Từ Bi vô thượng! Thật là đức trí tuệ vô song! Một Đấng Như Lai A La Hán Chánh Biến Tri tối thượng!
Đáng tiếc thay, không phải ai cũng nhận thức được sự vi diệu này, kể cả “ngài Thánh tăng Buddhaghosa”! Bởi, một ngàn năm sau, vị hậu duệ Bà-la-môn này xem ra cũng không chịu thua kém tiền bối Verañjā trong việc giả danh đệ tử Phật phá hoại Tam Bảo. Đáng tiếc hơn nữa, những người con Phật đã không học kỹ những bài học Ngài dạy, lại cả tín ngây thơ để cho ma đưa lối, quỷ dẫn đường.
Những ai còn chủ quan tin tưởng một chiều Phật Âm và không tin có những gián điệp ma mãnh mang ác tâm phá hoại Phật giáo, trước hết hãy đọc kỹ phần phụ ghi của dịch giả Pháp Minh trong cuốn sách “Chú giải Kinh Pháp Cú tập 1”, tác giả Phật Âm - Buddhaghosa, nơi trang 93:
“Ngài Buddhaghosa, tác giả bộ Chú Giải Pháp Cú Kinh, là một Tỳ-khưu ở xứ Thaton, dòng dõi Bà-la-môn xuất gia theo Phật giáo vào thế kỷ thứ V, Ngài rất thông suốt Tam Tạng và được Phật giáo Nam Tông xem là một vị Thánh Tăng, đã có công chấn chỉnh Phật giáo suy đồi ở Tích Lan, thủ tiêu những kinh điển mà Ngài cho là không đúng đường lối của Đức Phật, và có viết lại bằng Pāli những Bộ Chú Giải, nhất là bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) mà chư Tăng ngày nay lấy làm kinh chánh để tu học về GIỚI - ĐỊNH - TUỆ.
Tuy nhiên, gần đây có một số chư Tăng ở Thái Lan bắt đầu ngờ vực những công trình của Ngài. Vì lẽ, dòng dõi Bà-la-môn của Ngài bao giờ cũng chủ tâm dẹp bỏ Phật giáo, hay ít nhất cũng hạ bệ Phật và sắp Ngài vào hàng dưới Đức Phạm Thiên của họ, biết đâu chừng những kinh chính thống Phật giáo đã bị thiêu đốt và thay thế bằng những giáo lý lai Bà-la-môn?” <Hết trích>
Ai đó muốn biết Kinh tạng Pāli có bị lược bỏ hay không, hãy căn cứ vào số thứ tự và các bài kinh chỉ còn tựa đề trong tạng Nikāya sẽ thấy rõ hàng loạt các bài kinh trong Tương Ưng và Kinh Tập (Sutta Nipata) đã bị biến mất, thậm chí cả một chương nói về thiền trong Tương Ưng đã bị xoá sạch chỉ còn lại tựa đề; riêng đối với Tăng Chi, Trung Bộ và Trường Bộ việc thủ tiêu các bài kinh rồi đánh lại số thứ tự không khó khăn gì.
Nếu so sánh các bài kinh Pāli còn sót lại với các kinh tương đương trong A Hàm, người đọc còn phát hiện thêm nhiều những cải biên xuyên tạc, phỉ báng Tam Bảo trong A Hàm còn kinh hoàng hơn nữa. Thế nhưng qua hàng ngàn năm, trong Đại Thừa giáo, chúng vẫn không bị phát hiện. Vì sao? Nguyên nhân chính là do các tạng kinh gốc bằng tiếng Sanskrit đã bị thủ tiêu không còn một cuốn khiến không ai có thể đối chứng, và người Phật tử thì chỉ có biết một chiều tin tưởng vào các tổ sư Bà-la-môn gián điệp!
Còn đối với các Kinh và Luật gốc không thủ tiêu được thì sao? Tất nhiên các gián điệp Bà-la-môn phải tìm mọi cách để“thay thế bằng những giáo lý lai Bà-la-môn” khác bằng cách “kết tập” thêm những kinh-luật-luận ngụy tạo “cao siêu, phát triển”đồng thời họ vẽ thêm những chú giải - chú thích cho có vẻ “uyên bác”.
Các gián điệp Bà-la-môn khéo léo chèn thêm vào Phật giáo tạng Luận, mượn danh Vi diệu pháp. Họ đề cao chúng và kích thích các con Phật chú ý vào đây đến độ bỏ quên Kinh Luật gốc. Có như vậy “các ngài” mới triệt tiêu được Phật Pháp và dẫn dắt những người tin theo rơi vào một mê lộ khác!
Những luận sư dòng dõi Bà-la-môn muốn làm bấy nhiêu việc, nếu họ không xuất gia theo Phật giáo liệu có làm được không? Chắc chắn là không! Việc cạo đầu đắp y xâm nhập vào Phật giáo có quá khó đối với họ không? Chắc chắn là không! Vậy, tại  sao mọi người lại dễ dàng tin ngay các ông Bà-la-môn giả sư như Phật Âm, Đại Thiên, Mã Minh, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước...?
Đã thế mọi người đều nhất ngôn y chỉ tin bừa vào tất cả các tài liệu do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu, để rồi quay lại coi thường chánh Kinh và chánh Luật của Đức Thế Tôn?
Các tu sĩ Phật giáo phía Bắc thì xem Kinh và Luật nguyên thuỷ chỉ là thứ sơ khai, thấp kém, tiểu thừa; còn các tu sĩ phía Nam lại xem những lời dạy đích thực của Phật trong Kinh gốc chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế, tạng Luật để trói người (sic)thử hỏi lời tiên tri của Đức Thế Tôn về giáo Pháp chỉ tồn tại năm trăm năm là đúng hay sai?
__________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.2 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Chương 1. Verañjā (tiếp theo):
DẫnTrong đoạn Luật [7] và [8] ghi lại sự kiện ngài Sāriputta hỏi Đức Thế Tôn các thời Đức Phật nào phạm hạnh được tồn tại lâu dài và vì sao như vậy. Đức Phật trả lời trong thời của các Đức Thế Tôn Kakusandha, Konāgamana, và Kassapa phạm hạnh được tồn tại lâu dài hơn. Nguyên nhân là vì Chín Tạng Thánh Kinh được nỗ lực thuyết giảng và vì giới bổn Pātimokkha được công bố.
Nghe vậy ngài Sāriputta đã khẩn cầu Đức Thế Tôn quy định các điều học và thiết lập giới bổn Pātimokkha để phạm hạnh được tồn tại lâu dài. Đức Phật đã giải thích việc quy định điều học và công bố luật Pātimokkha phải đúng thời và có nguyên nhân của nó. Một trong các nguyên nhân đó đã được ghi lại trong tạng Luật và có thêm chú thích của Phật Âm Bà-la-môn như sau.
Trích Luật: “[8]... Này Sāriputta, cho đến khi nào hội chúng chưa đạt đến sự lớn mạnh về việc học nhiều thì cho đến khi ấy một số pháp đưa đến lậu hoặc chưa xuất hiện trong hội chúng này. Này Sāriputta, chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc học nhiều nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.[14]
Này Sāriputta, bởi vì hội chúng Tỳ-khưu không có ô nhiễm, không có tội lỗi, có ác pháp đã lìa, được thanh tịnh, trong sạch, đã an trú vào mục đích.[15]
Này Sāriputta, bởi vì trong số năm trăm Tỳ-khưu này, vị Tỳ-khưu thấp nhất (đã) là vị Nhập Lưu, không còn pháp bị đọa, được bền vững, và hướng đến sự giác ngộ.
Chú thích của người dịch và Bà-la-môn Phật Âm:
[14] Phần “sự lớn mạnh về việc học nhiều” này không có ở đĩa CD Budsir IV của Thái Lan. Chúng tôi thêm vào theo bản dịch tiếng Anh của học giả I. B. Horner.
[15] Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, và Tri kiến về sự giải thoát (Theo lời giảng giải của ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải của Hoàng Thiên:
Đoạn luật trích dẫn ở trên không phù hợp với nội dung của cả đoạn văn và có nhiều mâu thuẫn. Bởi lẽ, ở đây Đức Phật đang nêu các lý do để quy định các điều học và công bố giới luật Pātimokkha. Theo ý nghĩa này đoạn luật trên có những nghi vấn sau:
- Tại sao “sự lớn mạnh về việc học nhiều” lại là nguyên nhân đưa đến lậu hoặc sanh khởi khiến Phật chế giới? Chẳng lẽ sự lớn mạnh về việc học nhiều Kinh, nhiều Luật là ác pháp khiến Tăng bảo suy đồi? Chẳng lẽ “sự lớn mạnh của việc học ít” mới khiến Tăng bảo phát triển?
- Chẳng lẽ: “bởi vì hội chúng Tỳ-khưu không có ô nhiễm, không có tội lỗi, có ác pháp đã lìa, được thanh tịnh, trong sạch, đã an trú vào mục đích...  Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, và Tri kiến về sự giải thoát” nên Phật mới chế giới?
- Chẳng lẽ “bởi vì trong số năm trăm Tỳ-khưu này, vị Tỳ-khưu thấp nhất (đã) là vị Nhập Lưu, không còn pháp bị đọa, được bền vững, và hướng đến sự giác ngộ” nên Phật mới chế giới?
Rõ ràng là hết sức vô lý và mâu thuẫn. Sự vô lý và mâu thuẫn này sẽ được giải nghi trong bài kinh Bhaddāli, số 65, Trung Bộ 2 do HT Thích Minh Châu dịch ViệtĐoạn chánh kinh dưới đây giúp mọi người biết rõ ràng hơn lý do cụ thể Phật chế giới cấm. Ngài dạy cho Bhaddāli:
“Này Bhaddāli, khi các loài hữu tình bị thối thất, khi diệu pháp bị diệt mất, thời các học giới có nhiều hơn và các vị Tỷ-kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn. Này Bhaddāli, khi nào một số hữu lậu pháp (Asavatthaniya dhamma) chưa hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư vẫn không chế định một học giới cho các đệ tử.
Và này Bhaddāli, ở đây, chỉ khi nào một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, chỉ khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy. Này Bhaddāli, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa lớn mạnh, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng. Và này Bhaddāli, chỉ khi nào Tăng chúng đã được lớn mạnh, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy.
Này Bhaddāli, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa đạt được quyền lợi tối thượng... chưa đạt được danh xưng tối thượng... chưa đạt được đa văn... chưa đạt được địa vị kỳ cựu, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng. Và này Bhaddāli, ở đây, chỉ khi nào Tăng chúng đã đạt được địa vị kỳ cựu, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy”.
Chú ý, trong đoạn Kinh nêu trên Phật dạy rất rõ ràng “khi Tăng chúng chưa đạt được đa văn” và các “pháp hữu lậu” do đa văn chưa hiện khởi thời Đức Phật chưa chế giới. Ngược lại khi Tăng chúng đạt được “đa văn” và các “pháp hữu lậu” do đa văn phát sinh, lúc ấy Đức Phật mới chế giới để khắc phục. “Đa văn” không phải là “sự lớn mạnh về việc học nhiều”, mà là “văn chương đa tạp, hý luận quá nhiều” nên pháp phiền não lậu hoặc mới phát sinh khiến phạm hạnh suy đồi nên Đức Phật mới phải chế giới khắc phục.
Cũng theo chú thích [14] của dịch giả, đoạn “sự lớn mạnh về việc học nhiều” không có trong bản của Thái Lan, và không phù hợp với nội dung của đoạn Luật. Do vậy cụm từ thêm vào này không thích đáng và dễ gây ngộ nhận. Cũng vậy, chú thích [15] của Bà-la-môn Phật Âm rất dễ gây ngộ nhận và mâu thuẫn theo kiểu“bởi vì hội chúng Tỳ-khưu… đã an trú vào mục đích Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, và Tri kiến về sự giải thoát”, cho nên Phật mới chế giới cấm!!!
Qua hai trường hợp này những ai có trí đều phải thận trọng với tất cả tài liệu thêm vào sau này và nhất là các chú thích của Phật Âm Bà-la-môn. Xin mời đọc tiếp Chương kế tiếp để thấy rõ hơn nhận định trên.
__________________________­­­­­­­­­­­­­­­
CHƯƠNG PĀRĀJIKA THỨ NHẤT
(Về tội Tẩn xuất, hay tội triệt khai, bất cộng trú)
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.3 Phân Tích giới Tỳ-khưu, I. Chương Pārājika thứ nhất
Lời dẫn: Đây là chương nói về tội Ba-la-di thứ nhất, tức là tội dâm dục đôi lứa dẫn đến bị trục xuất khỏi Tăng chúng. Phần đầu chương này kể lại nguyên nhân sự việc Tỳ-khưu Sudinna đã hành động đôi lứa với người vợ cũ. Sau đó Đức Thế Tôn đã ấn định điều luật.
Câu chuyện bắt đầu về Tỳ-khưu Sudinna, khi vừa mới xuất gia, nạn đói xảy ra, vị này nghĩ gia đình mình vốn giàu có nên Đại Đức muốn về lại quê nhà để có thể vận động gia đình, bà con giúp đỡ các đồng đạo của mình tại đây. Với thiện chí đó, Tỳ-khưu Sudinna đã trở về làng Kalanda gần Vesālī. Đại Đức đã đến trước nhà của cha mình để khất thực và gặp lại người nữ tỳ cũ của quyến thuộc. Trích đoạn Luật dưới đây ghi lại cuộc gặp gỡ này cùng với chú thích của Bà-la-môn Phật Âm. Từ đây những chú thích nào dịch giả giới thiệu rõ từ Phật Âm - Buddhaghosa, chúng tôi ghi tựa dẫn trực tiếp là “Chú thích của Bà-la-môn Phật Âm”.
Trích Luật: “Khi ấy, trong lúc đang trút món cháo chua đã để cách đêm ấy vào bình bát của Đại Đức Sudinna, người nữ tỳ của quyến thuộc của Đại Đức Sudinna đã nhận ra đặc điểm của các cánh tay, của các bàn chân, và của giọng nói (của Đại Đức Sudinna) [4]” (Hết trích)
------------
Chú thích của Bà-la-môn Phật Âm:
[4] Ngài Buddhaghosa giải thích ở Chú Giải Samantapāsādikā rằng đã tám năm trôi qua nên người nữ tỳ không thể nhận ra Đại Đức Sudinna mà chỉ nhận biết qua các đặc điểm trên (Đại Đức Sudinna xuất gia vào năm thứ mười hai của Đức Thế Tôn và lúc bấy giờ là năm thứ hai mươi).
{
Lật giải của Hoàng Thiên:
Lại một chú giải đâm hơi và khơi khơi của ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật một ngàn năm. Đoạn chánh Luật đã mô tả rõ ràng người nữ tỳ của quyến thuộc đã không nhận diện được ngay Đại Đức Sudinna, mà chỉ nhận ra bởi “đặc điểm của các cánh tay, của các bàn chân, và của giọng nói”. Vì sao? Vì nàng là “nữ tỳ của quyến thuộc” Sudinna chứ không phải của Sudinna. Vả lại, trước đây và hiện nay, nàng quen với thân phận nữ tỳ nên nàng không dám nhìn trực tiếp thẳng mặt vị chủ cũ hoặc vị Tỳ-khưu là điều dễ hiểu.
Còn chú giải của Bà-la-môn Phật Âm đã không giải chú được gì hay hơn ngoài chú thích khơi khơi rất cần thẩm sát, đó là thời gian “tám năm trôi qua”. Hơn thế nữa Phật Âm còn biết rõ “Sudinna xuất gia vào năm thứ mười hai của Đức Thế Tôn và lúc bấy giờ là năm thứ hai mươi” (?)
Có vị nào tìm được tài liệu đáng tin cậy về chú giải này, xin đưa ra để minh chứng giúp Phật Âm; nếu không, ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật một ngàn năm mang tiếng chú giải tầm bậy, vẽ vời khơi khơi cho ra vẻ hiểu biết để đánh lừa mấy kẻ cả tin (Trong Tứ Phần Luật của Đại Thừa  còn chú thích ‘khủng khiếp’ hơn, nói rằng Phật chế giới Ba-la-di thứ nhất này vào năm thứ 5 sau khi thành đạo (?) Theo đây, tất cả các dữ kiện sai khác này đều phải thận trọng tham khảo)
Chuyện ban giới cấm hành dâm vào năm thứ năm hay năm thứ hai mươi hãy để hạ hồi phân giải. Ở đây cần nhận thức một thực tế, đó là không nhất thiết phải sống xa nhau lâu dài mới không nhận ra nhau. Một người chủ như Sudinna trước kia sống tại gia giầu có sung túc nay trở thành một vị Tỳ-khưu cạo đầu, sống theo hạnh đầu đà, đắp y rách từ xác chết thì việc một thời gian ngắn “người nữ tỳ của quyến thuộc” cũng không nhận ra Sudinna là lẽ bình thường, chứ đâu cần phải tới “tám năm trôi qua”. Nhất là ở hai địa vị cách biệt giữa người chủ nam và tôi tớ nữ.
Hay chú giải “đâm hơi” của ngài Buddhaghosa giúp người đọc có thể suy nghĩ thêm rằng trước đó giữa ông chủ cũ Sudinna và người nữ tỳ đã có quan hệ lén lút với nhau vào ban đêm, cho nên người nữ tỳ dù “tám năm trôi qua” vẫn nhận ra Tỳ-khưu Sudinna bởi “đặc điểm của các cánh tay, của các bàn chân, và của giọng nói”Ai cấm người đọc chú thích của ông luận sư Bà-la-môn nghĩ như thế?
Cần lưu ý thêm, theo chánh Luật, trong hai chương liên tiếp, đều nêu rõ có sự “khó khăn về vật thực” xảy ra tại Verañjā (đoạn thứ [5]), và tại  xứ Vajjī  quê cũ của Tỳ-khưu Sudinna (đoạn [15]). Như đã nói ở trên, chính vì Đại Đức Sudinna nghĩ rằng gia đình mình vốn sung túc, có thể giúp các Tỳ-khưu tại Vesāli có thêm vật thực cúng dường, nên Đại Đức đã quyết định trở về làng Kalanda gần Vesālī để giúp đỡ đồng đạo của mình.

Theo đây, một câu hỏi quan trọng cần được đặt ra là: sự kiện nạn đói xảy ra “vào lúc bấy giờ” ở Verañjā và Vajjī là cùng thời điểm hay khác thời điểm? Nạn đói được ghi lại ở hai chương liên tiếp có thể nói lên phần nào tính tương tục đồng thời của sự kiện.
Nếu cùng thời điểm thì việc Đại Đức Sudinna xuất gia và trở về làng cũ là cùng ‘vào lúc bấy giờ’, chứ không phải cách nhau tám năm như Phật Âm đã chú giải. Và như vậy sự việc sẽ càng hợp lý hơn khi một tân Tỳ-khưu mới xuất gia như Sudinna do “không nhận thức được điều nguy hại”, nên đã hành dâm với người vợ cũ. Đúng theo tạng Luật, cuối đoạn [17] có ghi rõ lý do hành vi của tân Tỷ-kheo Sudinna: “Trong khi điều học chưa được quy định, vị ấy không nhận thức được điều nguy hại nên đã tiến hành việc đôi lứa với người vợ cũ ba lần. Do việc ấy, nàng ta đã mang thai.”
Ngược lại, ai tin ông Phật Âm và tin thời gian “tám năm trôi qua” xin đưa ra dẫn chứng cụ thểCần nói rõ thêm, ngay cho dù luận sư Bà-la-môn Phật Âm có dựa vào cuốn luận giải nào đó cũng cần phải thận trọng ghi nhận. Vì sao? Vì thực tế ‘dòng dõi Bà-la-môn của Ngài bao giờ cũng chủ tâm dẹp bỏ Phật giáo (Sđd), do vậy Phật Âm Bà-la-môn hoàn toàn có thừa khả năng một tay viết chú thích, một tay viết luận giải để phá hoại Tam Bảo. Đây là thủ đoạn hiểm ác đã được các tổ sư, luận sư, dịch giả gốc Bà-la-môn ở phương Bắc thực hiện.
Theo đó chú thích “tám năm” của Phật Âm cần phải được thẩm tra kỹ lưỡng, nếu không Tăng Đoàn thời Đức Phật dễ bị mang tiếng xấu một cách thâm độc, và những ai nhắm mắt tin theo luận sư Bà-la-môn sẽ mang tội phỉ báng Tam Bảo. Không đúng ư? Hãy đặt vài câu hỏi để thấy rõ thâm ý của chú thích:
Tỳ-khưu ngay thời Phật đã không được giáo dục kỹ lưỡng hay sao mà Sudinna dù đã tám năm xuất gia vẫn “không nhận thức được điều nguy hại”, lại nông nổi đến độ chỉ một lần trở về quê nhà đã dễ dàng hành dâm với người vợ cũ? Tăng Đoàn thời Phật vào năm thứ hai mươi vẫn còn ngây thơ như vậy sao?
Chỉ có ai tin Phật Âm và những chú thích thâm độc của “ngài” mới ngây thơ, chứ Tăng Đoàn thời Phật chắc chắn không ngây thơ. Ai hồ nghi hãy đọc đoạn chánh Luật [19] để biết sự thống hối của ĐĐ Sudinna về lỗi lầm của cá nhân và những lời khuyên dạy của các vị Tỳ-khưu đồng đạo chí lý như thế nào.
Thêm vào đó, ngay cuối đoạn [18] trước đó, chánh Luật có ghi rõ, sau đấy cả vợ cũ và con trai của Đại Đức Sudinna cũng xuất gia và đắc đạo quả.
Trích Luật: [18]... Thời gian sau, cả hai người ấy đã rời nhà xuất gia sống không nhà [5] và đã chứng đắc quả vị A-la-hán.”
Chánh Luật chỉ ghi “thời gian sau”, thế nhưng sau đó một ngàn năm, Phật Âm Bà-la-môn đã chú thích rõ ràng cứ y như mình cũng có mặt ngay tại thời điểm đó.
Chú thích của Phật Âm:
[5] Theo ngài Buddhaghosa cho biết, hai mẹ con đã xuất gia sau đó khoảng bảy hoặc tám năm.
{
Lật giải của Hoàng Thiên:
Ông Bà-la-môn giả sư Phật Âm sống sau Phật một ngàn năm căn cứ vào đâu lại biết rõ vợ và con trai Đại Đức Sudinna xuất gia “sau đó bảy hoặc tám năm”???
Rõ ràng Tăng Đoàn thời Đức Phật không ngây thơ, cho nên vợ cũ và con trai Đại Đức xuất gia cũng đã đắc đạo quả A-la-hán. Thế nhưng những ai tin “ngài Buddhaghosa” sẽ bị mang tiếng ngây thơ, nếu họ không đưa ra những tài liệu đáng tin cậy chứng minh chú thích của Phật Âm là xác đáng.
Ở đây cần mở ngoặc nhắc nhở một dữ kiện ‘kinh hoàng’ khác, đó là trong bản ‘Tứ Phần Luật’ lưu hành ở phương Bắc có bịa thêm sự kiện trong khi TK Sudina và vợ cũ hành dâm với nhau, một con quỷ trong vườn mạng chung và nhập vào bào thai (?) Đứa bé (quỷ) sau này cũng đi tu và đắc quả... A-la-hán (tr.20). Theo đây các A La Hán trong đạo Phật cũng đều là ma quỷ tái sanh hết không chừng (!?) Thế nhưng ai chứng kiến chuyện này? Đức Phật, ngài Upali, hay các ông Bà-la-môn gián điệp? Mọi người cần nhận thức rõ điều này để thấy Luật đã bị ô nhiễm như thế nào và các ông Bà-la-môn gián điệp tai quái như thế nào.
Tất nhiên sự nham hiểm của các gián điệp Bà-la-môn ở cả hai miền Nam và Bắc không dừng lại ở đó, và sự cả tin ngây thơ của con Phật cũng không chỉ có bấy nhiêu. Xin mời đọc tiếp chánh Luật Pātimokkha, phần phân tích tội Pārājika - Bất cộng trú do hành dâm với nữ nhân, và các chú giải của Phật Âm Bà-la-môn để biết rõ hơn ai thâm hiểm, ai đáng triệt khai, ai ngây thơ, ai đáng phê phán.
Theo chánh Luật, Đức Thế Tôn sau sự kiện của Sudinna đã ban hành điều luật Triệt khai - Bất cộng trú thứ nhất về tội hành dâm. Trích đoạn nguyên văn:
“- Này các Tỳ-khưu, như thế thì Ta sẽ quy định điều học cho các Tỳ-khưu vì mười điều lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các Tỳ-khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp,[8] và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị Tỳ-khưu nào thực hiện việc đôi lứa là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.[9] Và điều học này đã được Đức Thế Tôn quy định cho các Tỳ-khưu như thế.
 --------
Chú thích của Phật Âm:
[8] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng Saddhamma gồm có ba phần: Pariyattisaddhamma (Pháp Học) gồm tất cả các lời dạy của đức Phật đã được kết tập thành Tam TạngPatipattisaddhamma (Pháp Hành) là 13 pháp Đầu-đà, 14 pháp hành, 82 phận sự chính, Giới, Định, và Minh SátAdhigamasaddhamma (Pháp Đắc Chứng) là 4 Đạo, 4 Quả, và Niết Bàn.
Về 82 phận sự chính Ṭīkā (Sớ giải) giải thích rằng: 66 phận sự của vị hành parivāsa(bắt đầu với điều “Không nên ban phép tu lên bậc trên, ..., không nên đi kinh hành ở đường kinh hành (trong khi vị kia) đi kinh hành ở trên mặt đất”), không ngụ chung với 5 hạng Tỳ-khưu: vị cũng thực hành parivāsa nhưng thâm niên hơn, vị xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu, vị Tỳ-khưu xứng đáng hành mānatta, vị đang thực hành mānatta, vị xứng đáng sự giải tội, tính là 5 điều thành 71. “Không nên tiếp nhận sự đảnh lễ, sự đứng dậy, ..., sự kỳ cọ lưng trong khi tắm của các vị Tỳ-khưu trong sạch” tính là 1 điều thành 72. “Không nên bôi nhọ vị Tỳ-khưu trong sạch với sự hư hỏng về giới, v.v...” tính là 10 điều. Tổng cọng là 82 phận sự.
[9] Từ “bất cộng trú” đã được sử dụng quen thuộc khi đề cập đến tội pārājika. Thật ra, “bất cộng trú” là từ dịch của “asaṃvāsa” trong “... pārājiko hoti asaṃvāso,” chứ không phải của “pārājika.” “Pārājika” được xem là tên của tội, còn “asaṃvàsa” có thể xem như là một hình thức xử lý tội pārājika, là không được sống chung và tiến hành các hành sự như là lễ Uposatha, lễ Parāraṇā, v.v....
Ngài Buddhaghosa chỉ ra động từ liên quan là “parājeti = khuất phục, đánh bại, chế ngự, chiến thắng” và giải thích rằng vị “pārājiko” là vị “parājito: quá khứ phân từ thể thụ động của parājeti, có nghĩa là: bị khuất phục, bị đánh bại, bị chế ngự.” Như vậy, “pārājika” có nghĩa là “kẻ thất trận, kẻ bại trận người thua cuộc” và được sử dụng cho tên của một loại tội cực nặng trong giới bổn Pātimokkha của Tỳ-khưu gồm 4 điều được trình bày trong chương này. Chúng tôi giữ nguyên từ “pārājika” không dịch. Trường hợp cần thiết sẽ dùng từ “bất cộng trú” để quý vị có thể dễ dàng nắm vững được vấn đề.” (Hết trích)
{
Lật giải của Hoàng Thiên:
Đến đây những người trí có thể hiểu được vì sao Phật Âm chú thích cho ra vẻ thông suốt, biết rõ mọi chuyện. Vì chỉ có như vậy Phật Âm mới dễ hớp hồn những kẻ cả tin ngây thơ, để rồi từ đây mọi chú thích chú giải của vị ‘Thánh Tăng Bà-la-môn’ sẽ được nhất nhất tin theo, không cần phải phán xét suy tư gì cả. Thậm chí nhiều nơi người ta chỉ còn biết có tạng Luận, xem các luận giải của ông Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm ‘làm kinh chánh để tu học về Giới - Định - Tuệ đến độ bỏ lơ cả tạng Kinh và tạng Luật của Đức Phật.
Không có gì khó khăn để đưa ra những minh chứng cho thấy Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và cả chư Phật thời quá khứ trước sau như một đều chỉ tuyên dương hai tạng Thánh Kinh Nikāya và Thánh Luật  Pātimokkha mà thôi. Chính Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã xác định rõ đây là các Đại Căn Cứ Địa tối quan trọng mà tất cả các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni đệ tử Phật phải y cứ. Những người con Phật chân chính phải căn cứ vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh và trong Luật để xác định đâu mới đúng là giáo pháp phải thọ trì, đâu là những giả pháp giả danh giả nghĩa phải gạt bỏ.
 “8. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: "Tại trú xứ kia có vị trưởng lão, vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Ðối diện với vị trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy: "Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””.
Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với LuậtNếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương xứng với Luậtthời các Thầy có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.
9. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: "Tại trú xứ kia có vị trưởng lão, vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Ðối diện với vị trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy: "Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””.
Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với LuậtNếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luậtthời các Thầy có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Trưởng lão ấy đã thọ giáo chơn chánh”Này các Tỷ-kheo, như vậy là Đại căn cứ địa thứ tư các Thầy cần phải thọ trì.” (Xem thêm các ĐẠI CĂN CỨ ĐỊA thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong Tăng Chi tập 2, Chương 4, tr.135-140 = [I.4.180.2-9])
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trước lúc nhập diệt Đức Thế Tôn còn lưu tâm khuyến giáo về các Đại Căn Cứ Địa tối quan trọng này, và Ngài gọi đó là BỐN ĐẠI GIÁO PHÁP cần phải ghi nhớ thọ trì: “Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì. Này các Tỷ-kheo, bốn Ðại Giáo Pháp này, các Ngươi hãy thọ trì.”
Thế nhưng đáng tiếc thay, các con Phật đời sau lại làm ngược lại, họ nhắm mắt tin theo tất cả các luận sư gốc Bà-la-môn. Những tổ sư gián điệp ngoại học này nhảy ngang vào Đạo Phật, chỉ cần tự xưng Bồ-tát này, A-la-hán nọ, Thánh tăng kia là tức khắc được vinh danh, tín phục, tuân hành.
Các con Phật ngây thơ tin tưởng ngay liền tất cả mọi văn tự, và xem nó là “Kinh” của Phật, chỉ vì nó có bốn chữ “Như vầy tôi nghe”, và được truyền trao từ những vị “tổ sư đắc đạo” (?)
Các con Phật vô tư thực hành cả những giới luật cải biến đời sau, quay lại khinh thường phỉ báng cả những giới hạnh nguyên thủy Pātimokkha. Có Hòa thượng tự hào theo phái mới, quay lại phỉ báng hạnh ôm bình bát khất thực của “Tiểu Thừa” là “đạo của những kẻ ăn mày” (?) Có nhiều kẻ nhắm mắt theo các tổ sư gốc Bà-la-môn và truyền thống ăn chay của họ, lên án giới thọ dụng và cúng dường theo “tam tịnh nhục” là sát sanh hại mạng (?)
Đáng sợ hơn, các con Phật nhưng lại tin theo “ai đó” hơn tin Phật, cho rằng Pháp Bảo không chỉ có Kinh và Luật, mà bao gồm cả “Tam tạng thánh điển Kinh - Luật - Luận”. Càng nguy hiểm hơn nữa khi nhiều người tin rằng Tạng Luận Vi Diệu Pháp, được giảng từ trên trời (?), truyền thừa về sau này mới là chân nghĩa đế, còn những lời dạy trong chánh Kinh chỉ là những danh chế định tầm thường, sơ khai, cạn cợt (?)
Có thể nói các văn kiện đời sau được kết tập từ các luận sư gốc Bà-la-môn, bao gồm: Tam Tạng kinh - luật - luận ở phương Bắc cùng tạng Luận và các luận giải, chú giải ở phương Nam, chính là “con ngựa thành Troy” trong Phật giáo. Chúng được ngụy trá đưa vào Đạo Phật nhằm làm ô nhiễm Pháp, làm ô nhiễm Luật, làm Diệu Pháp hỗn loạn và hủy hoại (Xem thêm “Sư già mất dạy và Con ngựa thành Troy trong Phật giáo Nam Tông” của Nhị Tạng Vương)
Ở đây, điều thấy rõ nhất là những chú thích, chú giải của “ngài Buddhaghosa” đã được dùng làm căn cứ địa để tìm hiểu, giải thích mọi dữ kiện trong Kinh và trong Luật, nhất là theo lối chiết tự, từ chương, văn phạm theo kiểu “chỉ ra động từ liên quan” như ở trên. Đây là kiểu học mót theo một trong năm đức tánh căn bản của Bà-la-môn giáo, được ghi lại trong kinh tạng Nikāya. Phật Âm và những ai tin vị Bà-la-môn này chính là các Bà-la-môn với năm truyền thống: “nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân” (Kinh Nikāya)
Trong chánh Kinh, những lời dạy, những học pháp của Đức Thế Tôn đều mang tính thực tiễn, với những phương pháp hành cụ thể. Ngay ở ngoài đời một em học sinh bình thường cũng còn biết học phải đi đôi với hành, hành phải đi đôi với học, bởi lẽ học mà không hành như con mọt sách, hành mà không học như trâu to kéo cày. Thế nhưng nhiều thế hệ tu sĩ tin theo luận sư Bà-la-môn Phật Âm phân chia Pháp học là pháp học, pháp hành là pháp hành, pháp thành là pháp thành (?)
Để rồi dẫn đến tình trạng mấy vị tu sĩ chỉ mới thuộc được vài trăm khái niệm mơ hồ, được phân tích liệt kê theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư” từ tạng Luận Vi Diệu Pháp, liền nghĩ rằng mình đã nắm được “pháp vi diệu”, quay ra lơ là việc Thiền định, xem thường mấy ông “pháp hành”. Ngược lại, các vị theo “pháp hành” đơn giản nghĩ rằng cứ ngồi thiền, tụng kinh rồi cũng đến được Niết Bàn của Phật, còn chuyện học pháp để dành cho mấy ông thích lý luận!
Các “thiền sư” ngồi lim dim như cóc cứ ngồi, các “luận sư” học leo lẻo như vẹt cứ học, được một chút tuổi hạ quay ra hơn thua với nhau, ngấm ngầm lên mặt với nhau. Tất cả đều tin theo “ngài Buddhaghosa”, với những phân định rõ ràng rằng pháp học là pháp học, pháp hành là pháp hành, pháp thành rồi cũng sẽ… thành! Chết cả nút là vậy!
Để không chết cả nút, xin mời đọc tiếp Phần giải thích các khái niệm trong điều luật Bất cộng trú thứ nhất, và những giải thích “vẽ sừng cho sư tử” của Bà-la-môn Phật Âm.
Chánh Luật định nghĩa rõ: “…[27] Sự học tập: Có ba sự học tập: sự học tập về Tăng Thượng Giới, sự học tập về Tăng Thượng Tâm, sự học tập về Tăng Thượng Tuệ.[12] Ở đây, “sự học tập” được đề cập trong ý nghĩa này là sự học tập về Tăng Thượng Giới.”
--------
Chú thích của Phật Âm:
[12] Adhisīla: Tăng thượng giới là giới bổn PātimokkhaAdhicitta: Tăng thượng tâm là sự tu tập các loại định hợp thếAdhipaññā: Tăng thượng tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
Lật giải:
Còn dưới đây là phần định nghĩa ngay trong Tạng Luật Pātimokkha này:
“[2] ... Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?
– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.
Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng Thượng Giới bổn Pātimokkha?
– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng Thượng Giới bổn Pātimokkha”.  (Tập Yếu, I. Mười sáu phần chính thuộc phân tích giới Tỳ-khưu)
Rõ ràng phần giải thích “Adhisīla - Tăng Thượng Giới” của Phật Âm là vô căn cứ và thô thiển. Phật Âm đã không biết phân biệt thế nào là giới bổn Pātimokkha tức những ‘sự quy định của bộ luậtvà thế nào là Tăng Thượng Giới bổn Pātimokkha’ tức những ‘sự phân tích mở rộng của bộ luật, nên mới định nghĩa ấu trĩ Adhisīla: Tăng thượng giới là giới bổn Pātimokkha’. Tất nhiên các định nghĩa khác của ông Bà-la-môn giả sư cũng ô nhiễm và hồ đồ không kém! Khốn thay, những người đời sau cứ vô tư tin bậy để rồi truyền dạy nhau những chú giải ô nhiễm tầm bậy của “ngài Buddhaghosa”.
Trích đoạn Luật nêu trên là định nghĩa theo chánh Luật, còn nói theo chánh Kinh, những ai còn hoài nghi hãy đọc kỹ bài kinh “Học Giới” số  88, Tăng Chi chương 3, IX. Phẩm Sa-Môn để thấy rõ hơn những định nghĩa cụ thể của Đức Thế Tôn, nhờ vậy mới thấy rõ hơn những chú thích của Bà-la-môn Phật Âm là ấu trĩ, thô thiển và vô căn cứ.
Trong bài kinh này, Đức Thế Tôn đã dạy rõ:
“-  Có ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng Thượng Giới Học, Tăng Thượng Định Học, Tăng Thượng Tuệ Học.
Thế nào là Tăng Thượng Giới Học?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học giới. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tăng Thượng Giới Học.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tăng Thượng Định Học?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tăng Thượng Định Học.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tăng Thượng Tuệ Học?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ", như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập", như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt", như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tăng Thượng Tuệ Học.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba học giới”.
Trong bài kinh “Học Pháp” kế tiếp, phần Tăng Thượng Giới, Tăng Thượng Định cũng được Đức Thế Tôn định nghĩa tương tự, chỉ có khác định nghĩa về Tăng Thượng Tuệ. Cụ thể như sau:
“4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tăng Thượng Tuệ Học? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú Vô Lậu Tâm Giải Thoát, Tuệ Giải Thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tăng Thượng Tuệ Học.” (Sđd)
Như vậy, căn cứ vào chánh Kinh, Tăng Thượng Định học (cũng được xem như Tăng Thượng Tâm học) được định nghĩa rõ ràng là Chánh Định - Bốn Thiền, Bốn Thánh Định, và Tăng Thượng Tuệ học là như thật rõ biết Bốn Thánh Đế, hay chứng đạt và an trú Vô Lậu Tâm Giải Thoát, Tuệ Giải Thoát.
Xuyên suốt tạng Kinh Nikāya, trước sau như một, Đức Thế Tôn đều chỉ dạy và giải thích rất nhiều về những học pháp quan trọng này. Rõ ràng những ai không biết những học pháp quan trọng này, đã không đọc hoặc đọc không kỹ chánh Kinh của Phật, nên họ mới dễ dàng chấp nhận những tri kiến phi pháp phi luật của Phật Âm Bà La Môn Buddhaghosa.
Rõ ràng theo chánh Kinh, Đức Phật đã nhờ Bốn Thiền Bốn Thánh Định mới chứng Tam Minh (Kinh Saccaka), từ Thiền Thứ Tư Ngài nhập Niết Bàn (Kinh Đại Bát Niết Bàn). Do vậy Đức Phật mới đặt Bốn Thiền Bốn Thánh Định là Chánh Định thuộc Tám Chánh Đạo để giúp những người con Phật đi tới giác ngộ giải thoát. Chính vì Chánh Định Bốn Thiền quan trọng như vậy, cho nên Phật Âm cũng giống như các tổ sư gốc Bà-la-môn phương Bắc phải bằng mọi cách xoá sổ nó.
Hẳn là những người con của Phật sau này đã không thể nhập được vào Thánh Thiền Định này của Đức Phật, cho nên không ai thấy được giá trị màu nhiệm của Thánh Định để bảo vệ nó trước sự xuyên tạc của các Bà-la-môn gián điệp. Ở phương Bắc Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định của Phật bị xem là phàm phu thiền, tiểu thừa thiền, ngoại đạo thiền; còn ở phương Nam thì chỉ nói qua loa để rồi cũng rơi vào bẫy của các Bà-la-môn gián điệp. Tất cả thi nhau leo lẻo những khái niệm mơ hồ ‘định hợp thế’, ‘định suất thế...’ do các Bà-la-môn gián điệp nặn ra.
Những ai tin theo Phật Âm hãy cho biết dựa vào đâu luận sư Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm lại định nghĩa khác biệt với Đức Thế Tôn?
Đức Thế Tôn đã dạy Tăng Thượng Tâm là “sự tu tập các loại định hợp thế” ở đâu? Trong bài kinh nào? Kết quả ra sao?
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni dạy Tăng Thượng Tuệ là “sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế” ở đâu? Trong bài kinh nào? Kết quả ra sao?
Các sự tu tập này giúp ly tham - ly sân - ly si, giúp đoạn diệt khổ đau và đi tới giải thoát cụ thể như thế nào?
Giữa định nghĩa của Đức Thế Tôn và định nghĩa của Phật Âm Bà-la-môn, định nghĩa nào rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đáng nương theo hơn?
Giữa Đức Thế Tôn và một ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả ngàn năm nhảy ngang xương vào đạo Phật, ai đáng tin hơn ai?
Tóm lại, ai tin theo Đức Phật mới là con của Phật! Ai tin theo Phật Âm Bà-la-môn là đệ tử của Bà-la-môn Phật Âm.
Đến đây, xin mời người đọc xem tiếp chánh Luật, phần định nghĩa và giải thích mở rộng các trường hợp liên quan đến tội thực hiện hành vi đôi lứa để thấy rõ hơn sự thâm hiểm của vị giả sư Bà-la-môn nàycó vậy mới tránh khỏi phải làm đệ tử của kẻ “đối nghịch Tỳ-khưu” Phật Âm.
Trích đoạn Luật được dịch theo ý của Phật Âm:
“[40] Các Tỳ-khưu đối nghịch (bhikkhupaccatthikā) [15] đem người nữ lại gần vị Tỳ-khưu rồi kết hợp dương vật (của vị ấy) với đường đại tiện (của người nữ); nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika...
[44] Các Tỳ-khưu đối nghịch (bhikkhupaccatthikā) được phân tích như thế nào thì những vị vua đối nghịch (rājapaccatthikā),[16] những kẻ trộm cướp đối nghịch (corapaccatthikā), những kẻ vô lại đối nghịch (dhuttapaccatthikā), những kẻ thảo khấu đối nghịch (uppalagandhapaccatthikā) nên được phân tích như thế.”...
--------
Chú thích của Phật Âm:
[15] Ṭīkā giải thích “bhikkhupaccatthikā” là “các kẻ đối nghịch của Tỳ-khưu” còn ngài Buddhaghosa thiên về ý “các Tỳ-khưu đối nghịch.” Theo văn phạm, hai cách dịch trên đều có khả năng tùy theo cách phân tích danh từ kép “bhikkhupaccatthikā” là tappurisa hay kammadhāraya. Xin xem phần [44] bên dưới để xác định mạch văn và có được sự chọn lựa hợp lý.
[16] Nếu ở trên dịch là “các kẻ đối nghịch của Tỳ-khưu” thì ở đây phải dịch là “các kẻ đối nghịch của vị vua” xét ra không hợp lý. Chính vì ở đây phải chọn “các vị vua đối nghịch” nên có thể xác định ý nghĩa cho phần [40] ở trên là “những Tỳ-khưu đối nghịch.
{
Lật giải của Hoàng Thiên:
Nếu y theo Buddhaghosa, từ “bhikkhupaccatthikā” hiểu là các “Tỳ-khưu đối nghịch”, e rằng Tăng Đoàn Phật giáo kinh hoàng quá! Thật vậy, trong các đoạn kế tiếp có trường hợp các Tỳ-khưu bị các “Tỳ-khưu đối nghịch” tức “các đồng đạo” ép quan hệ một cách khủng khiếp với cả xác chết, thú vật, phi nhân, kẻ vô căn, người nam…! Một Tăng Đoàn của những người đi theo đạo đức, giới hạnh, ly dục, diệt dục lại đối xử với đồng đạo của mình như vậy được sao? Nếu hiểu các “Tỳ-khưu đối nghịch” làm chuyện này, e rằng rơi vào bẫy của Phật Âm Bà-la-môn, phỉ báng Tăng chúng một cách nguy hiểm.
Vả lại, trong các đoạn [75] và [76] có trường hợp các “vương tử Licchavi ở thành Vesālī” bắt ép các Tỳ-khưu phạm tội với Tỳ-khưu-ni, Ni tập sự, sadi ni, gái điếm, kẻ vô căn, nữ gia chủ… Các vương tử Licchavi ở thành Vesālī là điển hình cho những “kẻ đối nghịch với Tỳ-khưu”. Chính vì đối nghịch với Tỳ-khưu cho nên người ta mới nhẫn tâm làm những chuyện bất nhân, tán tận lương tâm như vậy.
Đọc kỹ chánh Kinh và chánh Luật có thể tìm thấy rất nhiều những bằng chứng về những thủ đoạn tàn nhẫn nhằm chống phá và tiêu diệt Tăng Ni Phật giáo của những sa-môn, Bà-la-môn, các kẻ “đối nghịch của Tỳ-khưu”. Do vậy theo Ṭīkā, dịch “bhikkhupaccatthikā” là “các kẻ đối nghịch của Tỳ-khưu” chính xác hơn, vì chỉ có những kẻ đối nghịch Tỳ-khưu mới làm như thế để phá hạnh của các vị Tỳ-khưu và phá hoại Tăng chúng.
Cách dịch này vẫn đúng đối với rājapaccatthikā (những kẻ đối nghịch vua), corapaccatthikā (những kẻ đối nghịch (kiểu) trộm cướp), dhuttapaccatthikā (những kẻ đối nghịch (kiểu) vô lại), uppalagandhapaccatthikā (những kẻ đối nghịch (kiểu) thảo khấu). Ví dụ vì vua Pasenadi là người của Phật giáo, nên những kẻ đối nghịch với vua ghét lây các Tỳ-khưu và bắt họ làm những chuyện dâm dật ghê sợ. Hoặc vì những kẻ đối nghịch quá tàn nhẫn nên mới bắt ép những người tu hành làm những chuyện ghê tởm với xác chết, với thú vật theo kiểu của bọn trộm cướp, bọn vô lại, bọn thảo khấu (Bản Tứ Phần Luật của Đại Thừa ghi là “Tỳ-kheo bị oan gia áp bức” cũng phù hợp theo ý này)
Tóm lại, Buddhaghosa dịch danh từ kép “bhikkhupaccatthikā” thành “các Tỳ-khưu đối nghịch” là một thâm ý của ông Bà-la-môn này. Nó khiến người đọc hiểu lầm trong Tăng chúng đệ tử Phật có những ông Tỳ-khưu đối nghịch quái ác nên mới hại nhau như vậy! “Ngài Buddhaghosa” chỉ cần tráo đổi con chữ là tức khắc che dấu được dã tâm “đối nghịch Tỳ-khưu” của ngài để làm hại các “Tỳ-khưu đối nghịch” với đạo Bà-la-môn giáo. Phật Âm thật quái ác! Và chính vị luận sư Bà-la-môn này mới thực sự là ‘kẻ đối nghịch của Tỷ-khưu’ theo kiểu giả danh, trộm cướp tướng mạo Tỷ-khưu! Xin mời đọc tiếp các trích Luật dưới đây và các chú thích của Phật Âm để thấy rõ hơn.
__________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.4 Phân Tích giới Tỳ-khưu, I. Chương Pārājika thứ nhất (tt)
[55] Vào lúc bấy giờ, có người thanh niên Bā-la-môn nọ đem lòng say đắm Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā. Khi ấy, lúc Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã đi vào làng để khất thực, thanh niên Bā-la-môn ấy đã đi vào liêu cốc nấp kín rồi chờ đợi. Khi đi khất thực trở về sau bữa ăn, Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã rửa chân rồi đi vào liêu cốc và ngồi xuống ở trên giường. Khi ấy, người thanh niên Bā-la-môn ấy đã nhấc bổng Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā lên và làm điều tồi bại. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã kể lại sự việc ấy cho các Tỳ-khưu-ni. Các Tỳ-khưu-ni đã kể lại sự việc ấy cho các Tỳ-khưu. Các Tỳ-khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, vị Ni không ưng thuận thì vô tội.[20]
-----------
Chú thích của dịch giả theo giải thích của Phật Âm:
[20] Lúc này, vị Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã là vị A-la-hán. Còn người thanh niên ấy khi vừa đi khuất tầm mắt của vị Tỳ-khưu-ni thì quả địa cầu đã nứt tạo ra lỗ hổng hút vào lòng đất như thể quả địa cầu này không thể nâng đỡ nỗi kẻ độc ác ấy. Anh ta lập tức bị đọa vào địa ngục Avīci và ở vào trạng thái bị lửa địa ngục thiêu đốt (theo giải thích của ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải:
Căn cứ vào đâu luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa sống sau Phật cả ngàn năm lại biết Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā “lúc này… đã là A-la-hán”, đã thế lại còn biết chính xác thanh niên Bà-la-môn khi vừa đi khuất tầm mắt của vị Tỳ-khưu-ni thì quả địa cầu đã nứt tạo ra lỗ hổng hút vào lòng đất”  “lập tức bị đọa vào địa ngục Avīcivà ở vào trạng thái bị lửa địa ngục thiêu đốt”? Tất nhiên nếu dựa vào các chú giải, luận giải khác của Phật Âm để chứng minh thì miễn bàn.
Trước khi nói đến chú thích đáng nghi ngờ của Bà-la-môn Phật Âm, cần nói rõ thêm, trong chánh Kinh cũng có một vị Tỳ-khưu-ni tên Uppalavaṇṇā. Cụ thể hơn, theo bài kinh “Các Nữ Đệ Tử Tỳ-khưu-ni”, Tăng Chi 1 Pháp, Phẩm Người Tối Thắng, chính Đức Thế Tôn đã ấn chứng: “Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavaṇṇā.
Lại nữa, trong Trưởng Lão Ni Kệ, Phẩm XI, Tập 12 Kệ, cũng có nói đến Thánh Nữ Uppalavaṇṇā. Xin trích lược vài đoạn từ II đến IV, để thấy rõ sự gan dạ, bản lĩnh và thần lực của Bà:
“II. Sung sướng nàng nói lên quả chứng của mình:
227. Ta biết các đời trước,/ Thiên nhãn được thanh tịnh,/ Trí biết được tâm người,/ Nhĩ giới được trong sạch.
228. Ta chứng được thần thông,/ Lậu tận ta đạt được,/ Ta chứng sáu thắng trí,/ Lời Phật dạy, làm xong.”
III. Nàng hiện lên một thần thông với sự chấp thuận của bậc Ðạo Sư và ghi như sau:
229. Do hiện hóa thần thông,/ Ta đến xe bốn ngựa,/ Ta đảnh lễ chân Phật,/ Thế giới chủ, quang vinh.”
IV. Nàng bị Ác ma đến quấy phá, tại rừng cây Sàla và trách móc Ác ma.
 … 231. Trăm ngàn người cám dỗ,/ Có đến đây như ngươi/ Mảy lông ta không động,/ Ta không gì hoảng hốt,/ Ác ma, làm gì ta,/ Khi ngươi đến một mình.
232. Ta có thể biến mất,/ Hay vào bụng nhà ngươi,/ Ta đứng giữa hàng mi,/ Ngươi không thấy ta đứng.
233. Với tâm khéo nhiếp phục,/ Thần túc khéo tu trì,/ Sáu thắng trí, ta chứng,/ Lời Phật dạy, làm xong…”
Trong Chánh Kinh Nikāya, Thánh nữ Uppalavaṇṇā thần thông là như vậy! Còn trong Chánh Luật, Chương Nissaggiya (Ưng Xả), Phần Y, điều học thứ năm, Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã dám một mình nghỉ trưa trong rừng Andha, và thủ lãnh bọn cướp có cúng dường phần thịt. “[46]… Sau đó, khi trải qua đêm ấy Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã sửa soạn phần thịt ấy, dùng thượng y buộc lại thành gói, rồi đã bay lên không trung và hiện ra ở Veḷuvana.
Theo Chánh Kinh và Chánh Luật, Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā quả là một Thánh nữ gan dạ, bản lĩnh và đầy thần lực!
Ở đây, tạm xem như không có trường hợp trùng tên. Thánh nữ đệ nhất thần thông Uppalavaṇṇā và vị Tỳ-khưu-ni bị hãm hại cùng là một người. Thế nhưng, Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā trong đoạn Luật nêu trên lúc bị hãm hại chắc chắn chưa chứng đắc A-la-hán và chưa có thần thông. Vì sao? Vì Bà chưa chứng đắc, chưa có thần lực nên mới bị hãm hại như vậy! Rõ ràng kiểu phong Thánh bừa bãi “lúc này” của ông Bà-la-môn giả sư là rất hồ đồ, vô lý và đầy thâm ý.
Nếu ai đó cho rằng ngài Buddhaghosa cũng là A-la-hán có thần thông biết rõ suy nghĩ cùng đạo quả của những người sống trước “ngài” một ngàn năm, vậy tại sao “lúc này” một vị “Đệ nhất thần thông” như Thánh nữ Uppalavaṇṇā biết các đời trước, có Thiên nhãn thanh tịnh, có Thiên nhĩ nghe xa, có trí biết được tâm người, thế nhưng lại không biết ai say đắm mình, có ý định làm hại mình? lại không biết có người nấp trong liêu cốc của mình?
Nếu “lúc này” Uppalavaṇṇā đã là A-la-hán có thể hóa hiện được cả cỗ xe bốn ngựa, có thể bay lên không trung và hiện ra tại nơi khác, thế nhưng tại sao “lúc này” Bà lại chịu bất lực để bị “nhấc bổng” lên như thế?
Một Thánh nữ với đầy đủ thần thông tối thắng, dù có đến trăm ngàn người cám dỗ như ác ma cũng không đụng được mảy lông, có thể biến mất, hay vào bụng của ác ma, đến ác ma cũng không làm gì được, thế nhưng “lúc này” lại không tự bảo vệ được mình, không giúp thanh niên Bà-la-môn tránh khỏi tội ác khiến phải đoạ vào địa ngục Avīci?
Hẳn nhiên ‘địa ngục Avīci’ và ‘quả địa cầu nứt toác’ cũng do Bà-la-môn Phật Âm bịa ra. Nhằm mục đích gì? Thứ nhất để những ai ngây thơ sẽ dễ tin rằng Phật Âm là ‘thánh Tăng’ chuyện gì cũng biết, thứ hai để mọi người an tâm tin tưởng rằng Phật Âm là người của Phật giáo. Nếu Phật Âm chú thích thanh niên Bà-la-môn sau khi hãm hại Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā không biết bị quả báo gì thì còn ai tin ngài?
Kiểu phong Thánh đâm hơi “lúc này” của Phật Âm có quá vô lý không? Nếu không vô lý thì có ý đồ gì? Không lẽ Phật Âm muốn chú giải ngầm rằng điều ấn chứng của Đức Phật trong Kinh Tăng Chi là giả dối, khoác lác? Thần thông của Đạo Phật cũng thành vô dụng tầm thường trước một thanh niên Bà-la-môn?
Nếu ai đó nói bừa rằng đây là nghiệp quả của Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā thì bản thân người nói lấy tư cách gì để phán như vậy? Họ phải chứng minh cụ thể, nếu không, một kẻ vô lại nào đó cũng thực hiện hành vi đồi bại và nói những kẻ bị y làm bậy là do nghiệp quả của họ thì sao?   
Hẳn chú giải phong Thánh “lúc này” của luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa là hoàn toàn vô lý, không thể tin cậy. Thế nhưng nó lại có tác dụng xuyên tạc sự bất lực của thánh đạo quả A La Hán của đạo Phật, đặc biệt Thánh đạo quả “Đệ nhất thần thông tối thắng của Tỳ-khưu-ni”, đồng thời khiến những kẻ cả tín đời sau dễ dàng tin “ngài Buddhaghosa” quả là thánh Tăng A-la-hán, chuyện gì cũng biết, sự gì cũng thông!
Thế nhưng với người trí, ông Bà-la-môn giả sư Phật Âm đời sau cũng quái ác không thua gì các ông Bà-la-môn đã hãm hại các Tỳ-khưu-ni thời Phật! Nguy hiểm hơn, Phật Âm đã hãm hại cả những ai tin vào vị Bà-la-môn này.
__________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.5 Phân Tích giới Tỳ-khưu, I. Chương Pārājika thứ nhất (tt)
[61] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu tên Sundara đã được xuất gia ở thành Rājagaha và (đang) đi trên đường. Có người nữ nọ sau khi nhìn thấy vị ấy đã nói điều này:
- Thưa ngài, xin chờ chốc lát, tôi sẽ đảnh lễ.
Trong khi đảnh lễ, người nữ ấy đã vén y nội lên rồi dùng miệng ngậm lấy dương vật (của vị ấy). Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này Tỳ-khưu, có phải ngươi đã ưng thuận?
- Bạch Thế Tôn, con đã không ưng thuận.
- Này Tỳ-khưu, vị không ưng thuận thì vô tội. [22]  ...
-----------
Chú thích của Phật Âm:
[22] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng vị này đẹp trai (sundara) và là vị Bất Lai.”
{
Lật giải:
Lại thêm một chú thích đâm hơi đoán mò và một kiểu phong Thánh ngang xương rất tai quái của ông Bà-la-môn giả sư Phật Âm!
Thật vậy! Căn cứ vào đâu Buddhaghosa sống sau Phật cả ngàn năm biết Tỳ-khưu Sundara đẹp trai và là vị Bất Lai? Chẳng lẽ bất kỳ ai có tên “đẹp trai” cũng đều đẹp trai như tên gọi?
Trong Tưởng Lão Tăng Kệ cũng có một vị Tỳ-khưu tên Sundara-Samudda (Thera. 49), cũng đẹp trai, cũng bị một kỹ nữ cám dỗ, nhưng ngài đã kiên định thắng vượt dễ dàng để rồi chứng Ba Minh, chứ không thụ động và hoài nghi như Tỳ-khưu Sundara ở đây. Và Đức Phật trong Thánh Tạng cũng không mất thì giờ về chuyện phải hỏi một vị Thánh Tăng Sundara-Samudda có ‘ưng thuận’ khi bị cám dỗ hay không!
Thế nhưng theo chú thích của Bà-la-môn Phật Âm, Sundara được phong ngay đạo quả Bất Lai (?) Vì sao như vậy? Vì nhờ “ngài Buddhaghosa” mà người đọc có thể hiểu thêm rằng Thánh Tăng của Đạo Phật vẫn còn thụ động, dễ dàng bị nữ nhân quấy rối tình dục “vén y nội lên”, để rồi bị lạm dụng làm chuyện phi phạm hạnh (hành vi này có quá trình và đã thực hiện được) ngay cho dù không muốn? Xong, “thánh tăng Bất Lai” của Đạo Phật vẫn ngây thơ hoài nghi không biết có tội hay không có tội??? Phật Âm thâm hiểm đến thế thì thôi! Những ai tin theo “ngài” ngây thơ đến thế là cùng!
Không thâm hiểm, không ngây thơ ư? Nếu Tỳ-khưu Sundara đã là Bất Lai tức đã đoạn dứt được năm hạ phần kiết sử thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham dục và sân, hẳn phải biết rõ phạm tội là phạm tội, vô tội là vô tội thì còn khởi nghi hoặc gì nữa? Sundara còn hoài nghi, nhất là hoài nghi trường hợp rõ ràng về nhục dục như vậy, làm sao là vị Thánh Bất Lai cho được! Một vị Thánh Bất Lai lại thụ động ngồi “cho vén y nội lên”, rồi còn bị cưỡng dâm đến như vậy thì còn Thánh tướng với ai, uy lực cái nỗi gì?
Nếu Đức Thế Tôn cũng đã biết Sudara là “Bất Lai” như Phật Âm chú thích, nhưng Ngài vẫn cứ hỏi, để rồi sau đó tha tội, điều này có nghĩa Ngài đã biết một vị Thánh Bất Lai nhưng vẫn còn yếu ớt, còn dễ dàng bị nữ nhân quấy rối “vén y lên” rồi cưỡng bức tình dục, cho nên Ngài mới xóa tội cho như thế (?) Cha bênh con là lẽ thường tình ư? Nhờ chú giải của “ngài Buddhaghosa”, mọi người mới biết được Tam Bảo thực ra... chẳng có thánh bảo gì ư?
Như được biết, thời kỳ đầu hoằng pháp, mặc dù chưa có bộ Luật Pātimokkha, các Thánh Tăng đều đoạn dứt các kiết sử, biết tự thực hành theo đúng chánh Pháp, nên chắc chắn không có ai hoài nghi “ấu trĩ” như Sundara. Nếu Sundara muốn “thị hiện” để tạo duyên cho Phật chế giới thì không thể ở trong cương vị của bậc Thánh được, vì như vậy sẽ làm giảm giá trị của Thánh quả Bất Lai. Lại nữa, thị hiện kiểu này chỉ bắc cầu cho các Tỳ-khưu ranh mãnh tha hồ giả ngây thơ ‘nổi nghi hoặc’ rồi nói dối là đã ‘không ưng thuận’ để được vô tội! Do vậy, chắc chắn một Thánh Tăng không bao giờ ‘thị hiện’ kiểu này! Có chăng chỉ có ‘Thánh Tăng Phật Âm Bà-la-môn’ mà thôi!
Tóm lại, qua chú giải [20] và [22] của Phật Âm, không thể viện bất cứ lý do chân chính nào để biện minh cho ác ý bịa đặt, cho việc tự ý “phong thánh” của Buddhaghosa.  Ác ý này nhằm mục đích xuyên tạc Thánh Đạo Quả của Đạo Phật, biến các Thánh Tăng Thánh Ni của Phật giáo thành ngây thơ, bất lực; khiến bậc Đạo Sư mang tiếng oan đã phong Thánh bừa, và đã  thiên vị bao che tha tội cho các “Thánh” đệ tử của mình. Rõ ràng chú giải của luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa là kiểu tự ý bịa đặt và hoàn toàn vô lý, nhưng nó lại có thâm ý tầm thường hoá Thánh vị của đạo Phật và gây những ngộ nhận tai hại cho Tam Bảo.
Ấy thế mà khốn thay, “ngài Buddhaghosa” qua hàng ngàn năm đã “được Phật giáo Nam Tông xem là một vị Thánh Tăng, đã có công chấn chỉnh Phật giáo suy đồi ở Tích Lan, thủ tiêu những kinh điển mà Ngài cho là không đúng đường lối của Đức Phật, và có viết lại bằng Pāli những Bộ Chú Giải, nhất là bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) mà chư Tăng ngày nay lấy làm kinh chánh để tu học về GIỚI - ĐỊNH - TUỆ.” (Sđd)
Nguy hại thay, thực tế đúng như vậy, và lời tiên tri của Đức Chánh Biến Tri về Diệu Pháp chỉ tồn tại năm trăm năm là hoàn toàn chính xác (AN 8:51)Chỉ có điều, cũng đúng như lời Phật dạy ‘khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất’ (S.ii,223). Diệu Pháp biến mất vì con người mạt chứ Phật Pháp không bao giờ mạt. Những người con Phật muốn không ngu, không mạt; phải lấy đúng chánh Kinh chánh Luật của Phật mà thực hành!


------------------------------------
CHƯƠNG PĀRĀJIKA THỨ NHÌ
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.6 Phân Tích giới Tỳ-khưu, II. Chương Pārājika thứ nhì
Lời dẫnChương Pārājika thứ nhì này nói về tội trộm cắp bị trục xuất. Dưới đây là những trích đoạn Luật phần phân tích mở rộng thêm một số trường hợp vị Tỳ-khưu chỉ thị cho các vị Tỳ-khưu khác lấy trộm và có chú thích của người dịch theo sự giải thích của Phật Âm Bà-la-môn.
[121] … Vị Tỳ-khưu (A) [7] chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy lấy trộm vật tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị (nào) nói cho vị khác thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lấy trộm (D) đồng ý thì vị khởi xướng (A) phạm trọng tội (thullaccaya); vị ấy (D) lấy trộm vật ấy thì tất cả đều phạm tội pārājika.
Vị Tỳ-khưu (A) chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy lấy trộm vật tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ấy (B) chỉ thị vị khác (D) thì vị ấy (B) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lấy trộm (D) đồng ý thì vị ấy (D) phạm tội tác ác (dukkaṭa); vị ấy (D) lấy trộm vật ấy thì vị khởi xướng (A) vô tội, vị truyền chỉ thị (B) và vị lấy trộm (D) phạm tội pārājika.
-----------
Chú thích của Dịch giả:
[7] Dựa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa, chúng tôi thêm vào A, B, C, D để cho dễ hiểu.
{
Lật giải:
Hẳn lời giải thích của “ngài Buddhaghosa” là xúi bừa truyền ẩu, cho nên trích đoạn Luật trên đã không dễ hiểu mà còn khó hiểu nhiều hơn, thậm chí có thể gây ngộ nhận tai hại. Thật vậy:
- Tại sao trong khi đoạn thứ nhất vị lấy trộm (D) mới chỉ đồng ý thôi chứ chưa lấy trộm thì vị khởi xướng (A) đã phạm trọng tội, nếu vị (D) lấy trộm thì tất cả (A+B+C+D) đều phạm tội pārājika; thế nhưng ở đoạn thứ hai cũng gần y như vậy, chỉ khác nhau vị (B) trực tiếp nói với (D) thay vì vị (C), vị khởi xướng (A) lại được vô tội?
Lý và tình ở đây thế nào để biện hộ cho vị khởi xướng (A) đây? Cứ kiểu này mọi người mặc tình xúi dại kẻ khác trộm cắp, còn mình vô tội ư? Những kẻ nào nghe xúi dại hành bậy, bị tội ráng chịu, ngu cho chết ư? Vô lý qúa!
Theo luật pháp thông thường, và cũng phù hợp với toàn bộ tạng Luật Pātimokha nói chung, kẻ khởi xướng thường cũng bị kết tội y như kẻ nhận chỉ thị hành động. Bởi, không có kẻ khởi xướng thì làm gì có chuyện?
Ở đây thiết nghĩ phải hiệu chỉnh đoạn thứ hai như thế này mới ổn:
“Vị Tỳ-khưu (A) chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy lấy trộm vật tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội tác ác (dukkaṭa). (Nhưng) vị ấy (B) chỉ thị vị khác (E) thì vị ấy (B) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lấy trộm (E) đồng ý (dù chưa lấy) thì vị ấy (E) phạm tội tác ác (dukkaṭa); vị ấy (E) lấy trộm vật ấy thì vị (C) vô tội [vì chưa nghe truyền và vị (D) không lấy trộm], vị truyền chỉ thị (A+B) và vị lấy trộm (E) phạm tội pārājika.”
Nếu không đúng như vậy, đọc tiếp đoạn nói về tội giết người ở chương Pārājika thứ ba sau chương này mới kinh sợ. Nhưng trước khi tìm hiểu sự kinh sợ đó, hãy đối chiếu trong Tứ Phần Luật của Đại Thừa (Sđd) để biết thêm về vấn đề này.
Trong tài liệu này tại trang 51 và 52 có nêu những trường hợp vị khởi xướng sai bảo vị khác lấy. Nói chung vị khởi xướng và vị thực hành lấy trộm đều có thể bị phạm tội Ba-la-di, hoặc tội khác tuỳ theo mức độ vi phạm như trong tạng Luật Pātimokkha. Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ:
- Vị khởi xướng sai vị khác lấy (được hiểu là không có ý bảo lấy trộm), nhưng vị thi hành lại lấy với ý định trộm. Trường hợp này người thi hành phạm tội, người bảo lấy mới không phạm tội. Sự việc này hợp lý hơn, có thể ghi nhận được.
Trở lại tạng luật Pātimokkha, xin mời đọc tiếp chương Pārājika thứ hai với các chú thích đáng nghi ngờ khác của Phật Âm để thấy rõ thêm nhiều kinh sợ khác.
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.6 Phân Tích giới Tỳ-khưu, II. Chương Pārājika thứ nhì
[134] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ đi vào nơi nghĩa địa đã nhặt lấy vải paṃsukūla ở thi thể chưa hoại. Và có ngạ quỷ (peta) trú trong thi thể ấy.[8] Khi ấy, ngạ quỷ ấy đã nói với vị Tỳ-khưu điều này:
- Thưa ngài, xin chớ lấy đi tấm vải choàng của tôi.
Vị Tỳ-khưu ấy không chú ý đến nên đã nhặt lấy. Khi ấy, thi thể ấy đã đứng dậy và đi sát phía sau vị Tỳ-khưu ấy. Sau đó, vị Tỳ-khưu ấy đã đi vào trú xá và đóng cửa lại. Khi ấy, thi thể ấy đã té xuống ngay tại chỗ ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ... (như trên)...
- Này Tỳ-khưu, ngươi không phạm tội pārājika. Và này các Tỳ-khưu, không nên lấy vải paṃsukūla ở thi thể chưa hoại; vị nào lấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa)...
-----------
Chú thích của Phật Âm:
[8] Do sự luyến ái với tấm vải choàng nên người có tấm vải choàng ấy đã bị tái sanh làm peta ở nơi thi thể ấy. Peta có khả năng làm thi thể ấy đứng dậy. Sau khi cửa bị đóng lại, peta ấy biết đã bị mất tấm vải choàng nên đã từ bỏ thi thể ấy rồi theo nghiệp đi tái sanh lần nữa; do đó, thi thể ấy bị té ngã xuống đất (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải:
Giải thích về một sự việc vô hình xảy ra cả ngàn năm trước, đâu phải chỉ có “ngài” luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa mới làm được. Một em học sinh lớp 9 có óc tưởng tượng một chút cũng “chú giải” dễ dàng. Đố ai chứng minh được “chuyện peta” nào là thật hay giả? Chẳng thế người đời thường nói ‘bói ra ma, quét nhà ra rác’ là gì. Bởi vậy chỉ có mấy em học sinh lớp năm vì ngây thơ nên mới tin bừa.
Khốn thay, trần gian không phải chỉ có những em học sinh lớp năm là ngây thơ cả tín, trong tôn giáo cũng có nhiều người như thế, cho nên “ngài” luận sư Bà-la-môn Phật Âm với những chú giải mơ hồ kiểu này mới trở thành “Thánh Tăng” một cách dễ dàng.
À, nhưng nếu nhờ bị mất tấm vải choàng mà từ bỏ kiếp peta để được đi tái sanh nơi khác, vị Tỳ-khưu lượm vải paṃsukūla phải có công đức giúp quỷ ma giải nghiệp chứ sao lại bị tội? Hẳn theo ý “ngài” Phật Âm Bà-la-môn, Chánh Luật đã xử ép các Tỳ-khưu quá đáng! Thật tội nghiệp!
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.7 Phân Tích giới Tỳ-khưu, II. Chương Pārājika thứ nhì (tt)
[159] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ nhìn thấy hũ bơ lỏng nên đã thọ dụng mỗi lần một chút ít (thokaṃ thokaṃ). Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ... (như trên)...
- Này Tỳ-khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).[11]
-----------
Chú thích của Dịch giả:
[11] Trường hợp này chúng ta có thể thắc mắc rằng: “Nếu tổng số bơ lỏng vị ấy đã thọ dụng trị giá bằng năm māsaka hoặc hơn năm māsaka thì vị ấy có phạm tội pārājika hay không?” (Yếu tố “có ý định trộm cắp” được hiểu ngầm). Đương nhiên là vị ấy phạm tội pārājika. Tuy nhiên, trường hợp của vị này có chút khác biệt. Chúng tôi hiểu như sau về lời giải thích của ngài Buddhaghosa: Vị ấy thọ dụng mỗi lần một chút ít như thế trị giá bằng một māsaka hoặc kém một māsaka nên chỉ phạm tội tác ác (dukkaṭa) cho mỗi lần thọ dụng. Sau khi thọ dụng lần thứ nhất, vị ấy sám hối, quyết tâm rằng: “Ta sẽ không làm như thế nữa.” Vì đã trong sạch trở lại, nên vào ngày kế khi vị ấy thọ dụng thêm một chút ít thì lại phạm tội tác ác (dukkaṭa) nữa. Vị ấy lại sám hối tội. Tiến trình phạm tội và sám hối được tiếp diễn.Chính vì lý do đó, số lượng bơ lỏng vị ấy đã thọ dụng không được tính gộp lại mà chỉ tính riêng cho mỗi lần thọ dụng. Nếu vị ấy không sám hối tội, thì sẽ tùy theo tổng số lượng bơ lỏng vị ấy đã thọ dụng mà định tội.
{
Lật giải:
Chuyện “Nếu tổng số bơ lỏng vị ấy đã thọ dụng trị giá bằng năm māsaka hoặc hơn năm māsaka thì vị ấy có phạm tội pārājika” hay không, hãy để Tăng chúng dựa theo từng sự việc, từng cá nhân cụ thể định đoạt. Còn trong trường hợp này chúng ta nên thắc mắc rằng: Vị Tỳ-khưu nọ dù có “tự sám hối” một mình suông như vậy có “trong sạch trở lại” được không?
Nếu các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni theo lời chú giải của luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa cũng trộm cắp rồi sám hối suông như trên và tự cho rằng mình “đã trong sạch trở lại” thì sao? Một vị Tăng hoặc Ni ranh mãnh không sám hối nhưng nói bừa đã sám hối để thoải mái trộm cắp và thọ dụng bơ lỏng đúng theo “chỉ đạo” của Phật Âm được miễn tội chăng?
“Tiến trình phạm tội và sám hối được tiếp diễn” với quyết tâm rằng “Ta sẽ không làm như thế nữa.” nhưng rồi cứ tiếp tục phạm tội vì “đã trong sạch trở lại” thì Tăng chúng sẽ như thế nào đây? Xã hội có chấp nhận không? Ai tin Bà-la-môn Phật Âm cứ chỉ cách “sám hối” kiểu này cho mấy kẻ trộm cắp để “trong sạch trở lại” và thoải mái… trộm cắp tiếp!
Rõ ràng chuyện luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa giải chú “tha tội” cho các Tỳ-khưu quả thật không đơn giản rồi!
Trong trường hợp trên, có thể hiểu vị Tỳ-khưu chỉ phạm tội tác ác chứ không bị trục xuất vì vị ấy không lấy trộm mà chỉ ‘ăn trộm’ (ăn lén) theo đúng nghĩa đen của từ. Hơn nữa vật ‘ăn lén’ lại không quá quan trọng, nó chỉ là ‘bơ lỏng’ và ‘mỗi lần cũng chỉ một chút ít’, việc này không quá nghiêm trọng đến độ bị trục xuất, vì thế khép tội tác ác là thích đáng rồi!
Đến đây, trước khi qua phẩm Ba-la-di thứ ba - tội sát sanh, mời người đọc xem qua hình ảnh được lưu hành trên Internet mô tả cảnh Phật Âm đang trao các bài luận của mình cho chư Tăng Phật giáo Tích Lan (Theo Wikipedia)  Xin hỏi những người trí có nên tin tưởng một chiều vào một luận sư có “dòng dõi Bà-la-môn bao giờ cũng chủ tâm dẹp bỏ Phật giáo”  sống sau Phật một ngàn năm như Phật Âm không? Một gián điệp không dám cạo đầu đắp y ư? không viết nổi các luận giải, chú giải hay sao mà tin bừa?
Bức tranh mô tả cảnh Bà La Môn Phật Âm đang trao các bài luận của mình
cho chư Tăng Phật giáo Tích Lan (Theo Wipikedia)
Nhìn tấm hình trên có người liên tưởng đến chuyện Trọng Thủy giả kết thân làm gián điệp để tráo Nỏ Thần thật bằng Nỏ thần giả, phá tan thành Cô Loa.
Chính vì thế, trong những trường hợp đáng nghi ngờ, mọi sự cảnh giác và suy tư cẩn trọng là rất cần thiết. Mong các đệ tử Phật Thích Ca lưu tâm đến điều này để không rơi vào tình cảnh như vua An Dương Vương, chỉ vì cả tin nên dẫn đến bị mất nước, diệt vong tàn hoại.
--------------------------------------
CHƯƠNG PĀRĀJIKA THỨ BA
Lời dẫn: Chương Pārājika thứ ba này liên quan đến tội sát sanh bị trục xuất. Sự kiện xảy ra khi Đức Thế Tôn trú tại thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Tại đây Đức Phật sau một buổi giảng về pháp quán bất tịnh, Ngài đã tự thân giáo hóa bằng thiền tịnh độc cư trong vòng nửa tháng, không gặp bất kỳ một ai ngoạitrừ người dâng vật thực.
Nhân cơ hội này, “sa-môn giả mạo Migalaṇḍika biết một số vị Tỳ-khưu quán thân bất tịnh đến độ nhàm chán chính bản thân mình, nên đã “giúp họ giải thoát” bằng cách “đoạt lấy mạng sống nhiều vị Tỳ-khưu rồi cầm cây gươm đẫm máu đi đến giòng sông Vaggumudā”Cũng theo chánh Luật, cao điểm có ngày sa-môn giả mạo Migalaṇḍika giết đến sáu mươi vị Tỳ-khưu, khiến cho Tăng chúng suy giảm hẳn đi.
Sau đó Đức Thế Tôn đã cho triệu tập tất cả Tăng chúng tại Vesālī lại để giáo giới, khiển trách và ban hành điều luật Pārājika thứ ba, tức tội liên quan đến việc sát sanh hại mạng. Đức Thế Tôn trong khi giáo giới cho các Tỳ-khưu tại VesālīNgài đã chỉ dạy pháp môn Định Niệm Hơi Thở.
Một ngàn năm sau sa-môn gián điệp Phật Âm cũng không thua gì sa-môn giả mạoMigalaṇḍika, nhưng “ngài” không thô thiển xách cây gươm đẫm máu sát hại Tăng đoàn như Migalaṇḍika, mà ôm bút chú giải tầm bậy, đâm lén và sát hại ngầm các người con của Phật một cách vô cùng thâm độc. Hãy đọc kỹ trích đoạn Luật sau đây cùng các chú giải của sa-môn Phật Âm để nhận diện rõ bộ mặt gián điệp và thủ đoạn ác hiểm của luận sư Bà-la-môn.
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.8 Phân Tích giới Tỳ-khưu, III. Chương Pārājika thứ ba, được dịch theo giải thích của Phật Âm:
“ [178] ... Có niệm, vị ấy thở ra; có niệm, vị ấy thở vào.[2]
Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra dài;” hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vào dài.”
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra ngắn;” hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vào ngắn.”[3]
Nhận biết rõ toàn bộ hơi thở, tôi sẽ thở ra[4] vị ấy thực tập, “Nhận biết rõ toàn bộ hơi thở, tôi sẽ thở vào” vị ấy thực tập… (Xem thêm trong tạng Luật)
-----------
Chú thích của Phật Âm:
[2] Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa: “Assāsoti bahi nikkhamanavāto. Passāsoti anto pavisanavāto” (Hơi thở ra là gió đi ra bên ngoài. Hơi thở vào là gió đi vào bên trong). Như thế “assasati” là thở ra, “passasati” là thở vào, và phương pháp “Niệm hơi thở ra hơi thở vào” được trình bày hơi thở ra trước rồi mới đến hơi thở vào. Từ điển của Childers và A. P. Buddhadatta Mahā Thera cho nghĩa bị đảo lộn; có một vài bản dịch cũng bị vướng phải điểm này.
[3] Trong bốn mệnh đề đầu, động từ được sử dụng là “pajānāti = biết rõ” và có liên từ “vā hay là, hoặc là” xen vào giữa. Từ mệnh đề thứ năm trở đi, động từ là “sikkhati = thực tập, thực hành, học tập.”
[4] Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa, “sabbakāya” nên được hiểu là “phần đầu, phần giữa, và phần cuối của toàn bộ hơi thở ra (sakalassa assāsakāyassa ādimajjhapariyosānaṃ) khi thở ra hoặc toàn bộ hơi thở vào khi thở vào. (Hết trích)
{
Lật giải:
Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa: “Assāsoti bahi nikkhamanavāto. Passāsoti anto pavisanavāto” (Hơi thở ra là gió đi ra bên ngoài. Hơi thở vào là gióđi vào bên trong)” có thừa thãi, ngớ ngẩn và vô dụng không?
- Thừa thãi thì có, chứ ngớ ngẩn và vô dụng thì không! Thật vậy, hơi thở không phải là “gió” chứ là gì? Chẳng lẽ hơi thở là ‘đất, nước hay lửa’? Ai không đồng ý hãy làm ơn chỉ rõ ý nghĩa của câu chú thích: “Hơi thở ra là gió đi ra bên ngoài. Hơi thở vào là gió đi vào bên trong” để giúp mọi người hiểu rõ nó có lợi ích và giá trị như thế nào?
Thế nhưng, chú thích thừa thãi này dễ khiến những người ngây thơ tin rằng ‘ngài Phật Âm’ am tường tam tạng nghĩa lý, cho nên hoàn toàn cả tin nơi ‘ngài’ không cần suy nghĩ, để rồi từ đây rơi luôn vào tử lộ do ‘ngài’ vẽ ra. Thật vậy, thông thường có hít vào trước rồi mới thở ra sau, thở ra rồi lại hít vào tuần tự, có vậy mới không bị rối loạn hô hấp. Người sắp chết chỉ thở hắt ra vài hơi mà không hít vào là mất. Do vậy tỉnh giác theo hơi thở vào rồi hơi thở ra mới hợp lý và tu tập không bị trở ngại.
Lại nữa, khi hít vào dài nên phải thở ra dài, hít vào ngắn sẽ thở ra ngắn là điều hết sức bình thường tự nhiên. Trong khi đó theo lời ‘chỉ dại’ của Buddhaghosa, nhịp thở thứ hai là hít vào dài nhưng nhịp kế tiếp lại thở ra ngắn là điều bất bình thường, đến độ vô lý và nguy hiểm. Cứ thế tiếp theo đây là hít vào ngắn nhưng thở ra dài ư? Thở hít kiểu này không bị tai ương mới lạ!
Cho nên những ai nhắm mắt tu theo chú giải của luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa sẽ gặp triệu chứng khó thở ngay tức khắc, không những thế còn nguy hiểm về lâu dài, nếu không bị rối loạn nhịp thở thì cũng bị rối loạn tinh thần. Thực tế đã cónhiều người vì tin và thực hành theo lối chỉ “dại” của Phật Âm nên đã gặp tai biến. Ai đó không tin cứ thử tập vài hơi sẽ biết, nhưng trước đó hãy cẩn trọng đọc thêm chánh Kinh để khỏi phải mất công tu liều hại mạng.
Trong bài Kinh Nhập Tức, Xuất Tức Niệm (Niệm Hơi Thở Vào, Hơi Thở Ra), số 118, Trung Bộ 3, HT Thích Minh Châu dịch như sau:
“Chánh niệm, vị ấy thở ; chánh niệm, vị ấy thở ra.
Thở  dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài".
Hay thở  ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn".
"Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập” (Xem Chánh Kinh)
Rõ ràng đầu tiên phải thở vào trước rồi mới thở ra sau. Thở vào dài phải thở ra dài; thở vào ngắn phải thở ra ngắn. Đây là điều đương nhiên, bình thường và rất cần thiết. Thế nhưng Phật Âm chỉ cần chú giải đâm hơi ngược lại là đủ giết những ai tin theo. Phật Âm phán:
- “gió” thở ra trước, “gió” thở vào sau; tiếp theo
- “gió” thở vào dài nhưng “gió” thở ra ngắn;
Theo đây, với những người mới tu tập hơi thở, chỉ đơn thuần tập thở ra - thở vô trước, tất nhiên các nhịp thở kế tiếp phải là:
- “gió” thở ra ngắn nhưng “gió” thở vào dài; hoặc
- “gió” thở vào ngắn nhưng “gió” thở ra dài v.v…
Cứ như vậy là đủ khiến những kẻ tu theo tức thở, nhức đầu, đau ngực, dở điên dở khùng! Cho nên có người gọi “Định niệm hơi thở ra hơi thở vào” của Phật Âm là “thiền tắc thở”, ngẫm cũng đúng chẳng oan. Ai không tin cứ việc tập thử để nhất trí rằng các chú giải ác hiểm ‘đâm hơi’ của luận sư Bà-la-môn thật sự là… hiểm ác.
Chưa hết, câu Như lý tác ý “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô” là hoàn toàn phù hợp với nhóm 4 câu đầu thuộc phần quán thân của Định Niệm Hơi Thở. Trong khi đó hơi thở vô ra chỉ là một hành của nội thân không phải “toàn thân”, cho nên ‘cảm giác toàn thân’ là như lý tác ý nhắc tâm định trên thân chứ không phải ‘nhận biết rõ toàn bộ hơi thở’ như Phật Âm chú thích.
Vả lại khi đã tỉnh giác theo hơi thở thì đương nhiên phải cảm giác theo dõi toàn bộ thở vào, hơi thở chặng giữa, hơi thở ra, chứ còn gì nữa. Chính vì vậy câu suy diễn của luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa “phần đầu, phần giữa, và phần cuối của toàn bộ hơi thở ra” là hoàn toàn không hợp lý và thừa thãi.
Bản dịch của HT Thích Minh Châu và của các dịch giả Phật giáo khác vì trung thực với lời dạy của Phật nên đã không bị vướng vào cái bẫy chết người của ông Bà-la-môn giả sư gián điệp. Tất nhiên sự nguy hiểm chết người không chỉ có bấy nhiêu. Mời đọc tiếp!


____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.8 Phân Tích giới Tỳ-khưu, III. Chương Pārājika thứ ba (tiếp theo)
Lời dẫn: Dưới đây là trích đoạn chánh Luận phần phân tích mở rộng thêm về trường hợp sát sanh có sự chỉ thị cùng với chú thích của người dịch theo sự giải thích của Phật Âm Bà-la-môn.
… [190] Vị Tỳ-khưu (A) [5] chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị (nào) nói cho vị khác thì vị (nói) ấy phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị giết người (D) đồng ý thì vị khởi xướng (A) phạm tội thullaccaya (trọng tội); vị ấy (D) đoạt lấy mạng sống của người ấy thì tất cả đều phạm tội pārājika.
Vị Tỳ-khưu (A) chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị ấy (B) chỉ thị vị khác (D) thì vị ấy (B) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị giết người (D) đồng ý thì vị ấy (D) phạm tội dukkaṭa (tác ác); vị ấy (D) đoạt lấy mạng sống của người ấy thì vị khởi xướng (A) vô tộivị truyền chỉ thị (B) và vị giết người (D) phạm tội pārājika
-----------
Chú thích của Dịch giả:
[5] Chúng tôi thêm vào A, B, C, D để cho dễ hiểu.”
{
Lật giải:
Thú thực, đọc đoạn dịch Luật ở trên không thấy dễ hiểu mà còn sợ hãi nhiều hơn khi biết “vị khởi xướng (A) vô tội”. Cứ kiểu này những kẻ chủ mưu cứ xúi bừa giết ẩu, chết ai ráng chịu, còn mình khỏe re vô tội!
Do vậy, để bàn tay nhám nhúa của các gián điệp không làm ô nhiễm Luật, không để những giải chú của Pātimokkha thành quái dị, trích đoạn thứ hai nêu trên cần phải hiệu chỉnh cho đúng với tinh thần từ bi trí tuệ nhân bản của Đạo Phật như sau:
“Vị Tỳ-khưu (A) chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Nhưng) vị ấy (B) chỉ thị vị khác (E) thì vị ấy (B) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị giết người (E) đồng ý (dù chưa thực hiện) thì vị ấy (E) phạm tội dukkaṭa (tác ác); vị ấy (E) đoạt lấy mạng sống của người ấy thì vị (C) vô tội[vì chưa nghe truyền và vì vị (D) không giết người], vị truyền chỉ thị (A+B) và vị giết người (E) phạm tội pārājika
Phải hiểu vị (C) được vô tội, còn tất cả các vị (A+B+E) đều phạm tội pārājika, như vậy mới đúng với tinh thần đạo đức Từ Bi nhân bản và cũng nghiêm minh thích đáng của Đạo Phật. Ai tin theo lời “ngài Buddhaghosa” và chấp nhận vị khởi xướng (A) được vô tội, đừng có than trách nếu vị (A) cứ mặc tình xúi bừa kẻ khác giết hại những người thân của mình!
Nghiêm khắc mà nói, Phật Âm chỉ với tội xúi bậy người khác tu “thiền tắc thở” và hiểu sai kẻ khởi xướng giết người được vô tội cũng đã đủ khép ông Bà-la-môn này vào tội pārājika rồi!
Cũng may những người đời sau chỉ mới tin Phật Âm là “Thánh Tăng”, chứ nếu tin “ngài” là “Âm của Phật” thật thì thế gian này chết thêm một mớ rồi! Hú hồn!


____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.9 Phân Tích giới Tỳ-khưu, III. Chương Pārājika thứ ba (tt)
Lời dẫn: Trích đoạn chánh Luật dưới đây thuộc phần giải thích mở rộng các khái niệm. Theo đây có hai trường hợp xúi giết người được vô tội rất vô lý.
[202] Hành động theo giờ hẹn nghĩa là quy định giờ hẹn hoặc là trước bữa ăn, hoặc là sau bữa ăn, hoặc là ban đêm, hoặc là ban ngày. (Bảo rằng): “Hãy đoạt lấy mạng sống người ấy vào giờ hẹn ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy vào giờ hẹn ấy thì cả hai phạm tội pārājika; (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy trước hay sau giờ hẹn ấy thì vị khởi xướng vô tộicòn vị giết người phạm tội pārājika.
Hành động theo dấu hiệu nghĩa là vị làm dấu hiệu (bảo rằng): “Tôi sẽ nháy mắt, hoặc là tôi sẽ nhướng mày, hoặc là tôi sẽ ngẩng đầu lên, ngươi hãy đoạt lấy mạng sống người ấy theo dấu hiệu ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy theo dấu hiệu ấy thì cả hai phạm tội pārājika; (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy trước hay sau dấu hiệu ấy thì vị khởi xướng vô tội còn vị giết người phạm tội pārājika.
Lật giải:
Thật sự rất khó biện minh cho vị khởi xướng giết người được vô tội trong cả hai trường hợp trên, nhất là đối với một chánh pháp của trí tuệ và hạnh đức được thể hiện xuyên suốt tạng luật Pātimokkha. Theo luật pháp thông thường và cũng theo tinh thần phân minh của chánh Luật, kẻ khởi xướng dù ít dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều phải chịu trách nhiệm trước việc xúi bẩy kẻ khác giết người. Đây cũng là điều hiển nhiên trong pháp luật công bằng của một xã hội nhân bản nhân văn.
Đạo Phật cũng vậy, trong suốt phần tội sát sanh của chánh Luật, vị khởi xướng giết người đều bị phạm tội triệt khai hoặc tác ác một khi đã ra chỉ thị, tuỳ theo kẻ giết người có thực hiện hay không tội ác. Những ai chấp nhận cho vị khởi xướng được vô tội nghĩ sao nếu kẻ khởi xướng chỉ thị kẻ sát nhân giết chết chính người thân của mình?
Do vậy, không loại trừ khả năng hai đoạn Luật nêu trên đã bị Phật Âm Bà-la-môn cải biến nhằm làm ô nhiễm chánh Luật của Phật giáo, khiến tạng Luật Pātimokkha trở nên nghịch lý và mâu thuẫnCho nên người học Luật đọc đến đây cần phải hiểu những sự vô lý trong Pātimokkha hoàn toàn có khả năng bị “ai đó” biến đổi, cải biên phá hoại, nhờ vậy mới không được tin liền.
Dù trong đạo hay ngoài đời, “vị khởi xướng” giết người phải tùy theo sự việc cụ thể để xác định tội danh chứ không thể dễ dàng “vô tội” như đoạn Luật (cải biên) nêu trên đã quy định.
Các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni vừa là thành viên của Đạo Phật vừa là thành viên của xã hội. Do vậy, một khi họ phạm tội, dù là khởi xướng giết người, cũng phải bị pháp luật ngoài đời xem xét và kết tội. Nếu pháp luật xét thấy họ bị hàm oan, cho họ vô tội mới được vô tội.
Trong Đạo Phật cũng vậy, vị phạm tội cũng phải được xem xét, kết tội tùy theo mức độ vi phạm; còn nếu thực sự vô tội sẽ được tha tội. Tăng chúng không thiên vị, không bao che, cần xét đúng người, phải xử đúng tội. Đây là lẽ đương nhiên của một hội chúng không tin càn hành bậy.
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.9 Phân Tích giới Tỳ-khưu, III. Chương Pārājika thứ ba (tt)
[215] ...  Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà không sanh sản nọ đã nói với vị Tỳ-khưu thường lui tới với gia đình điều này:
- Thưa ngài, ngài hãy tìm thuốc men làm cho tôi có thể sanh sản đi.
- Này chị gái, tốt thôi!
Rồi đã cho cô ấy thuốc men. Cô ấy đã chết đi. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này Tỳ-khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội dukkaṭa (tác ác).[6]
---------------
Chú thích của Phật Âm:
[6] Tội dukkaṭa (tác ác) vì làm thầy thuốc (theo ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải:
Chú giải của luận sư Bà-la-môn Buddhaghosa vô căn cứ và đầy ác ý! Dựa vào đâu Phật Âm biết vị Tỷ-khưu là thầy thuốc? Hẳn ông Bà-la-môn muốn chú giải rằng vì là thầy thuốc nên biết rõ thuốc nào nên uống, thuốc nào không nên uống, cho nên vị thầy thuốc cho người ta uống thuốc mình bị chết, thì hoặc là vị thầy thuốc này cố ý giết người, hoặc phải bị tội nặng thêm chứ sao lại được bao che giảm án. Đức Phật thiên vị chăng? Theo đây, bất kỳ vị Tỳ-khưu nào làm thầy thuốc dù cố ý giết người cũng được giảm tội thành tác ác - dukkaṭa hay sao? Rõ ràng chú thích của ông luận sư Bà-la-môn vừa vô lý lại vừa ác ý!
Một người học luật thông thường đọc kỹ chánh Luật cũng thừa hiểu rằng: vị Tỳ-khưu nêu trên không phạm tội Ba-la-di mà phạm tội dukkaṭa (tác ác) vì vị này không cố ý giết người. Vị ấy chỉ đưa “thuốc men” cho người đàn bà với ý muốn giúp bà ta sanh sản mà thôi. Cái chết của người phụ nữ chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn, do vậy ở đây vị Tỳ-khưu phải chịu tội tác ác tương đương với tội ngộ sát ngoài đời.
Sự kiện thật rõ ràng, chánh Luật thật công minh, chỉ có chú thích của ‘ngài’ luận sư Bà-la-môn Phật Âm đời sau là độc thâm nguy hiểm.
CHƯƠNG PĀRĀJIKA THỨ TƯ
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.10 Phân Tích giới Tỳ-khưu, IV. Chương Pārājikathứ tư
Lời dẫn: Chương này nói về tội không chứng đắc nhưng tuyên bố chứng đắc. Các trích đoạn chánh Luật dưới đây thuộc phần giải thích các khái niệm hoặc phần mở rộng các trường hợp liên quan có chú thích đáng nghi ngờ của Phật Âm Bà-la-môn.
Trích Luật: “[236]… Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.[3]
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[3] Vô phiền não giải thoát (suññato vimokkho) là nội tâm không còn tham sân si, vô tướng giải thoát (animitto vimokkho) là nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si, vô nguyện giải thoát (appaṇihito vimokkho) là không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải:
Ai đã hiểu các chú giải này của “ngài” Buddhaghosa làm ơn giải thích rõ hơn thế nào là sự khác nhau giữa “nội tâm không còn tham sân si”, “nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si”, và “không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si”? Tất nhiên các giải thích phải theo đúng với định nghĩa của Đức Thế Tôn trong chánh Kinh mới có giá trị.
Chiếu theo định nghĩa của Phật Âm nếu ‘tâm không có tham-sân-si là Vô phiền não giải thoát’, nhưng trong trạng thái này vẫn còn các Tầm Tứ thiện không tham, không sân, không si thì sao? Có ‘vô phiền giải thoát’ được không? Dĩ nhiên là không! Vì sao? Vì chính Đức Phật đã dạy “Tầm, Tứ là cây gai của Nhị thiền” và vị Tỳ-khưu phải “diệt tầm diệt tứ chứng và trú Thiền Thứ Hai” được. Cho nên chú thích của Phật Âm ‘Vô phiền não giải thoát là nội tâm không còn tham sân si’ vừa không có căn cứ vừa hết sức thô thiển.
Bên cạnh đó, nếu “Vô tướng giải thoát (animitto vimokkho) là nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si”, nhưng vẫn còn biểu hiện của “tướng” không tham, không sân, không si thì sao? Như vậy tâm vẫn chưa giải thoát hoàn toàn, vẫn chưa “vô tướng” hoàn toàn. Vì thế chú giải của Phật Âm là thiếu sót, một chiều và không có căn cứ theo chánh Kinh. Rõ ràng Phật Âm và những ai tin theo đã không hiểu bài kinh Tiểu Không trong Trung Bộ rồi!
Lại nữa, có Tỳ-khưu hay Tỳ-khưu-ni nào lại ngu dại “mong mỏi về tham sân si”? Bất kỳ người nào “không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si” cũng đều đắc Vô nguyện giải thoát cả sao? Một người điên, liệt não cũng “không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si” vậy họ cũng đắc Vô nguyện giải thoát ư?
Do vậy Phật Âm giải thích Vô phiền não giải thoát, Vô tướng giải thoát, Vô nguyện giải thoát dựa vào tham sân si là không đủ cơ sở và chung chung. Hẳn Phật Âm và những ai tin theo vẫn chưa đạt được trạng thái của “vô phiền não, vô tướng, vô nguyện” và cũng không y Kinh y Pháp nên mới chấp nhận  những giải thích nông cạn, hời hợt như vậy!
__________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.11 Phân Tích giới Tỳ-khưu, IV. Chương Pārājikathứ tư (tt)
Lời dẫn: Những trích đoạn chánh Luật dưới đây ghi lại sự kiện Tôn giả Mahāmoggallāna nói với Tôn giả Lakkhaṇa về những điều Ngài đã nhìn thấy bằngthần thông của mình. Các trích đoạn có kèm chú thích của Phật Âm.
Trích Luật: [295] ... - Này Đại Đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người đàn ông không có lớp da (bao bọc) [7] đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào người ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[7] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng người này đã giết các con dê rồi lột da nên bị quả báu không có lớp da bao bọc. Các câu chuyện kế là những ví dụ về sự liên quan về nhân quả và nghiệp báo.
{
Lật giải:
“Ngài” Buddhaghosa sống sau Phật cả ngàn năm sao lại biết rõ quả báo như vậy? Giá như “ngài” giải thích thêm người ta lột da dê để làm gì thì dễ tin hơn.
Giả sử có một “ngài” khác hiện nay giải thích rằng người đàn ông trên không phải lột da dê mà là lột da trâu rừng, vì da trâu rừng bền hơn da dê. Thử hỏi ai có lý hơn ai? Ai đáng tin hơn ai? Hay cả hai đều đoán mò nhưng lại có tác dụng khiến những kẻ cả tin ngây thơ tưởng ‘các ngài’ là thần thánh?


__________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.12 Phân Tích giới Tỳ-khưu, IV. Chương Pārājikathứ tư (tt)
[295] ... - Này Đại Đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người hình thù quỷ sứ đang đi trong hư không. Trong lúc đi, người ấy đặt hai tinh hoàn ở trên vai rồi đi. Trong khi ngồi xuống, người ấy ngồi xuống trên chính hai tinh hoàn ấy. Và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào người ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các Tỳ-khưu, chúng sanh ấy đã là quan xử án[8] ở ngay trong thành Rājagaha này. 
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[8] Người này tuy là quan xử án nhưng nhận của hối lộ ở nơi kín đáo rồi xử án thiên lệch nên bị trả quả phải phơi bày vật kín ra (Theo ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải:
 “Ngài” Buddhaghosa sống sau Phật cả ngàn năm căn cứ vào đâu lại biết rõ như vậy? Những ai biết đặt lý trí lên trên đức tin khó lòng chấp nhận những lời giải thích vẽ vời kiểu này của một ông Bà-la-môn nhảy ngang vào Đạo PhậtNếu Phật Âm có ý đồ cố tình làm ra vẻ hiểu biết để những kẻ cả tin ngỡ tưởng rằng ngài có Túc Mạng Minh thì vị luận sư Bà-la-môn này đã phạm tội Bất cộng trú thứ tư, đáng bị trục xuất rồi!
Ai phản đối những điều trên hãy nêu chứng cứ cụ thể để chứng minh ông Bà-la-môn giả sư không nói lãng nhách xem thử. Không lãng nhách ư? Đã hối lộ thì phải ở nơi kín đáo chứ ai lại khoe khoang? Chẳng lẽ mấy ông quan toà tin lời giải thích của Phật Âm nên từ nay họ chỉ nhận hối lộ ở nơi không kín đáo để khỏi bị trả quả phơi bày vật kín hay sao?
Giả sử bây giờ có một tay lém lỉnh nào đó từ bên ngoài nhảy vào Nam Tông và giải thích rằng ông quan toà không nhận hối lộ mà là tà hạnh với nhiều người nữ nên mới bị như vậy. Thế là mọi người đều tin ngay rằng “ông ngoại” này là “Thánh Tăng” có Túc Mạng Minh nên mới biết rõ như vậy. Thử hỏi những người này có quá ngây thơ không?
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.14 Phân Tích giới Tỳ-khưu, IV. Chương Pārājikathứ tư (tt)
[298] Sau đó, Đại Đức Mahāmoggallāna đã nói với các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Đại Đức, ở đây tôi đã chứng đạt định bất thối (āneñjaṃ samādhiṃ) ở nơi bờ sông Sappinikā. Tôi đã nghe tiếng động của các con rồng đang hụp xuống rồi trồi lên và gầm lên tiếng rống.
Các Tỳ-khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao Đại Đức Mahāmoggallāna lại nói như vầy: “Này các Đại Đức, ở đây tôi đã chứng đạt định bền vững ở nơi bờ sông Sappinikā. Tôi đã nghe tiếng động của các con rồng đang hụp xuống rồi trồi lên và gầm lên tiếng rống”? Đại Đức Mahāmoggallāna khoác lác về pháp thượng nhân.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Moggallāna có loại định này và vị ấy chưa được thuần thục lắm.[10] Này các Tỳ-khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các Tỳ-khưu, Moggallāna là vô tội.”
----------------
Chú thích của Dịch giả:
[10] Đoạn này phỏng dịch theo ý dựa vào lời giảng giải của ngài Buddhaghosa (Attheso bhikkhave samādhi so ca kho aparisuddho).
{
Lật giải:
Trời ơi! Ông Bà-la-môn giả sư Buddhaghosa sống sau Phật cả ngàn năm làm sao biết được tâm định của ngài Moggallāna thế nào mà dịch phỏng theo ý của ông ta?
Chiếu theo “lời giảng giải của ngài Buddhaghosa”, nếu quả thật ngài Moggallāna “chưa được thuần thục lắm” mà dám nói như trên thì ngài Moggallāna đã nói khoác rồi, làm sao “nói sự thật được”, làm sao vô tội được? Rõ ràng Moggallāna và cả đức Thế Tôn “theo sự giảng giải của ngài Buddhaghosa” đã có vấn đề!
Theo bản dịch của Horner, Đức Phật xác nhận có loại định mà ngài Moggallāna đã chứng, nhưng nó (trạng thái thiền định này) vẫn chưa phải thanh tịnh hoàn toàn. Ngài Moggallāna nói thật nên vô tội. Lời dịch này hợp lý hơn sự giảng giải vô căn cứ và trịch thượng của Phật Âm, khiến vị Đệ Nhất Thần Thông của Đạo Phật vẫn còn ‘chưa thuần thục lắm’.
Đọc Luật không tỉnh giác và một chiều tin vào ông Bà-la-môn giả sư là mắc bẫy ngay thôi!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 1.15 Phân Tích giới Tỳ-khưu, IV. Chương Pārājikathứ tư (tt)
[300] Bạch chư Đại Đức, bốn điều pārājika đã được đọc tụng xong. Vị Tỳ-khưu vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này thì không đạt được sự cộng trú cùng với các vị Tỳ-khưu,[11] trước đây như thế nào[12] thì sau này là như vậy; (vị ấy) là vị phạm tội pārājika không được cộng trú.
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[11] Theo ngài Buddhaghosa, vị ấy không còn được tham dự các lễ Uposatha,Pavāraṇā, việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha, và các hành sự của hội chúng (saṅghakamma).
[12] Trước đây còn tại gia chưa tu lên bậc trên sự cách biệt đối với các vị Tỳ-khưu như thế nào thì bây giờ theo như thế (giải thích theo ngài Buddhaghosa).
{
Lật giải:
Chánh Luật đã định nghĩa quá rõ ràng. Dưới đây là bốn trích đoạn về các định nghĩa về vị phạm tội pārājika:

Tội hành dâm: “Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như người đàn ông bị chặt đứt đầu không thể sống bám víu vào thân thể ấy; tương tợ như thế, vị Tỳ-khưu sau khi thực hiện việc đôi lứa thì không còn là sa-môn, không phải là Thích tử; vì thế được gọi “là vị phạm tội pārājika.”

Tội trộm cắp: “Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như chiếc lá vàng đã lìa khỏi cành không thể xanh trở lại; tương tợ như thế, vị Tỳ-khưu lấy đi theo lối trộm cắp vật không được cho có giá trị một pāda hoặc hơn một pāda thì không phải là sa-môn, không phải là Thích tử; vì thế, được gọi là “vị phạm tội pārājika.”

Tội giết người: “Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như tảng đá lớn bị bể làm hai không thể gắn liền lại được; tương tợ như thế, vị Tỳ-khưu cố ý đoạt lấy mạng sống con người thì không phải là sa-môn, không phải là Thích tử; vì thế được gọi là “vị phạm tội pārājika.”

Tội nói láo về pháp thượng nhân: [235] …Là vị phạm tội pārājikacũng giống như cây thốt nốt bị chặt ở ngọn không thể tăng trưởng được nữa; tương tợ như thế, vị Tỳ-khưu có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, khi đã khoác lác về pháp thượng nhân không có, không thực chứng, thì không phải là sa-môn, không phải là Thích tử; vì thế, được gọi là “vị phạm tội pārājika.”
Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là “không được cộng trú.””. (Hết trích)

Nếu đã không phải là sa-môn, không phải là Thích tử’, không được cộng trú, thì đương nhiên không còn được tham gia mọi sinh hoạt Tăng đoàn rồi chứ còn chú giải, giải thích gì nữa ở đây?
Hay chiếu theo “ngài” Buddhaghosa, một vị Tỳ-khưu dù phạm tội tà dâm, sát sanh, trộm cắp, đại vọng ngữ chỉ “không còn được tham dự các lễ Uposatha, Pavāraṇā, việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha, và các hành sự của hội chúng (saṅghakamma)” nhưng vẫn có thể sống chung trong Tăng đoàn? Vẫn có thể cộng trú cùng một trú xá? Vẫn được mang dáng mạo Tỳ-khưu, cạo đầu, đắp y, đọc kinh, thọ bốn vật dụng?
Một Tăng đoàn còn chứa chấp các Tỳ-khưu phạm tội tà dâm, sát sanh, trộm cắp, đại vọng ngữ (chỉ không được dự lễ, tụng giới, hành sự) thì Tăng đoàn ấy như thế nào? Như vậy đâu phải là ‘bị đứt đầu, như lá lìa cành, như đá bể đôi, như ta-la đứt ngọn’.
Do vậy, chú giải số [11] của luận sư Bà-la-môn Phật Âm là hoàn toàn thừa thãi với chánh Luật, thế nhưng nó có thâm ý làm giảm ý nghĩa hình phạt của tội pārājika và tạo kẽ hở cho những kẻ xấu lách luật.
Lại nữa, “trước đây như thế nào thì sau này là như vậy” có nghĩa là trước đây vị Tỳ-khưu phạm Ba-la-di như bị đứt đầu, như lá lìa cành, như đá bể đôi, như ta-la đứt ngọn thì mãi mãi sau này phạm các tội Ba-la-di cũng như vậy. Một Tỳ-khưu còn đắp y mà phạm một trong bốn đại trọng tội này trước đã không được cộng trú thì sau này dù cả ngàn đời cũng không được cộng trú, trước sau không thể có sự thay đổi. Luật của tội trọng phải nghiêm khắc, bất di bất dịch như vậy thì các Tỳ-khưu mới phải dè chừng cố tránh. Có vậy Tăng đoàn mới thanh tịnh được, mới xứng đáng là Tăng Bảo.
Với chú thích số [12], vị Tỳ-khưu phạm tội đã không được cộng trú thì đương nhiên mối quan hệ phải như trước lúc xuất gia chứ còn gì nữa. Ví dụ vị Tỳ-khưu phạm tội và vị Tỳ-khưu không phạm tội là anh em ruột, họ chỉ không được cộng trú chung, còn trước sau họ vẫn là anh em ruột chứ cách biệt gì ở đây? 
Do vậy, chú giải số [12] của luận sư Bà-la-môn Phật Âm là hoàn toàn thừa thãi với chánh Luật, thế nhưng nó lại có tác dụng khiến mọi người không chú ý đến tính bất di bất dịch của hình phạt nghiêm khắc đối với tội pārājika. Rõ ràng điều này lại thêm một chứng minh cho thâm ý của ông Bà-la-môn giả sư.


______________________________________________________________
(*) Theo bản dịch tạng Luật tiếng Việt của Tỳ-khưu Indacanda - Trương Đình Dũng. Các trích dẫn từ “Tứ Phần Luật” của Đại Thừa theo bản dịch tiếng Việt của TK Thích Đổng Minh và TK Thích Đức Thắng.


1 nhận xét: