Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

PHẬT ÂM - BUDDHAGHOSA - Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm trong Phật giáo Nam Tông (Phần 3)


PHẬT ÂM - BUDDHAGHOSA
Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm
trong Phật giáo Nam Tông

Tập khảo cứu vạch trần các chú thích nham hiểm
của Bà-la-môn Phật Âm trong tạng Luật Patimokkha (*)
Hoàng Thiên
 (Phần 3)
TỘI THUỘC ƯNG XẢ ĐỐI TRỊ


Dẫn: Nói chung tội Ưng Xả Đối Trị, là tội liên quan đến các vật dụng, tài sản (như y, bát, tiền bạc…) phát sinh không đúng Pháp, không đúng Luật, vị Tu sĩ nhận lấy là phạm luật, vì vậy phải xả bỏ để đối trị.
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.1 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Điều học tội Ưng Xả Đối Trị thứ ba:liên quan đến y phát sanh ngoài kỳ hạn Kaṭhina
“[33] ...  Khi vấn đề y đã được dứt điểm đối với vị Tỳ-khưu tức là khi Kaṭhina đã hết hiệu lực, lại có y ngoài hạn kỳ phát sanh đến vị Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu đang mong muốn thì nên thọ lãnh. Sau khi thọ lãnh nên bảo thực hiện ngay lập tức, và nếu không đủ thì vị Tỳ-khưu ấy nên giữ lại y ấy tối đa một tháng khi có sự mong mỏi làm cho đủ phần thiếu hụt; nếu giữ lại quá hạn ấy mặc dầu có sự mong mỏi, (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[34] ... Phát sanh: là phát sanh từ hội chúng, hoặc từ nhóm, hoặc từ thân quyến, hoặc từ bạn bè, hoặc từ vải quăng bỏ (paṃsukūla),[11] hoặc từ vật sở hữu của bản thân.[12]
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[12] Ngài Buddhaghosa giải thích là phát sanh lên do bông vải, chỉ sợi, v.v... của bản thân.
Lật giải:
Y ngoài kỳ hạn phát sanh “từ vật sở hữu của bản thân” có thể hiểu là vải cũ từ vải lọc nước, khăn mặt, giẻ cá nhân...
Các Tỳ-khưu rắn mắt căn cứ theo sự giải thích của Phật Âm có thể trồng cả bông vải để có “vật sở hữu của bản thân” hợp pháp chăng? Nếu vậy phải có vườn, có nhân công, có nhà kho… có đủ thứ sỡ hữu của bản thân.
Vả lại, để có được tấm y từ “bông vải, chỉ sợi…”, vị Tỳ-khưu chắc phải có cả một kho bông vải, chỉ sợi, khung dệt, kéo, kim, thước dây v.v.. chăng?
Rõ ràng chú giải thêm chỉ vài từ thôi của ông Bà-la-môn giả sư cũng đã có vấn đề rồi!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.2 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Điều học tội Ưng Xả Đối Trị thứ ba, Phần Tơ Tằmngọa cụ bằng lông cừu có ba màu đen, trắng, đỏ
“Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Trong khi bảo làm tấm trải nằm mới, vị Tỳ-khưu nên lấy hai phần lông cừu thuần màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu nâu đỏ. Nếu vị Tỳ-khưu không lấy hai phần lông cừu thuần màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu nâu đỏ rồi bảo làm tấm trải nằm mới thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[83] ... Nên lấy hai phần lông cừu thuần màu đen: sau khi đã được mang lại, thì nên lấy hai cân (tulā) [1] lông cừu thuần màu đen.”
----------------
Chú thích của dịch giả:
[1] Tulā là đơn vị đo trọng lượng. Theo cách tính của ngài Mahāsamaṇa Chao ở trong Vinayamukha thì 1 tulā có trọng lượng của 160.000 hạt gạo (?)
{
Lật giải:
Căn cứ vào đâu ngài Mahāsamaṇa Chao lại tính như trên? Ai có “dư hơi” ngồi đếm 160.000 hạt gạo để xác định trọng lượng 1 tulā? Cách tính này có hợp lý không hay chỉ vẽ vời thêm cho có chuyện?
Điều quan trọng của điều Luật này là chuyện màu sắc làm nên tấm trải chứ không phải trọng lượng. Do vậy để cân lường trọng lượng của 1 tulā như thế nàocứ lấy một tấm trải bằng lông cừu trung bình và xem nó nặng 4 tulā là được, hoặc đơn giản hơn 1 tulā xem như 1kg hoặc 1/2 kg cũng xong.
Theo trên có thể ước lường: tấm trải phải hai phần (2kg) lông cừu đen, 1 phần (1kg) lông cừu trắng, 1 phần (1kg) lông cừu màu nâu đỏ là ổn, chứ cần chi phải tính theo 160.000 hạt gạo. Cách tính này có ý nghĩa gì ngoài việc chi li một cách rắc rối? Không rắc rối ư? Với hai hạt gạo lớn nhỏ, nặng nhẹ khác nhau, thì không có chuyện gì, chứ 160.000 hạt của hai loại gạo khác nhau là chuyện không nhỏ rồi. Vả lại, một tấm trải lông cừu nặng 160.000 x 4 = 640.000 hạt gạo chắc không nhẹ đâu. Ai không tin cứ thử ngồi đếm rồi cân để thấy mình đúng là... dư hơi!
Đọc các luận giải của Bà-la-môn Phật Âm cũng như của các luận sư khác có thể thấy nhiều luận giải không giải luận được điều gì hay hơn; trái lại chỉ vẽ vời thêm cho rắc rối để bắt người khác ngồi mà giải quyết theo kiểu “160.000 hạt gạo”. Các con Phật quá tin vào Bà-la-môn Phật Âm đến độ không còn cân nhắc, cho nên đối với họ chuyện ‘160.000 hạt gạo cũng là chuyện bình thường như chuyện thâm ý phá hoại của các gián điệp vậy. Quả đúng như Đức Phật đã phải thốt lên “Rối ren thay loài người!”
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.3 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Điều học tội Ưng Xả Đối Trị thứ bảy, Phần Tơ Tằmliên quan đến việc bảo Tỳ-khưu-ni giặt nhuộm lông cừu sái luật
“[101] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự giữa dân chúng dòng Sākya (Thích Ca), trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), tu viện Nigrodha. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư bảo các Tỳ-khưu-ni giặt, bảo nhuộm, và bảo chải các lông cừu. Trong khi giặt, trong khi nhuộm, và trong khi chải các lông cừu, các Tỳ-khưu-ni xao lãng việc đọc tụng, việc vấn hỏi, (việc tu tập) Tăng Thượng Giới, Tăng Thượng Tâm, Tăng Thượng Tuệ.[4]
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[4] AdhisīlaTăng Thượng Giới là giới bổn PātimokkhaAdhicitta: Tăng Thượng Tâm là sự tu tập các loại định hợp thếAdhipaññā: Tăng Thượng Tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế(theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Chú thích này giống như chú thích phần giải thích “Học pháp”, 1.3 Phân tích giới Tỳ-khưu, I. Chương Pārājika thứ nhất. Xem lại phần Lật giải ở trước.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.4 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Bình Bát - Điều học thứ nhì:thay bình bát cũ đủ năm miếng vá
Dẫn: Quy định điều Luật dưới đây bắt nguồn từ việc một thợ đồ gốm tại Nigrodha phát tâm làm bình bát cúng dường cho các Tỳ-khưu. Một số Tỳ-khưu đã yêu cầu làm quá nhiều bình bát khiến thợ đồ gốm không thể làm hàng cho mình nuôi gia đình. Dân chúng phàn nàn phê phán. Từ sự việc này Đức Thế Tôn quy định điều luật về việc đổi bình bát mới và những giải thích kèm theo của tạng Luật. Cụ thể như sau:
“Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: Vị Tỳ-khưu nào với bình bát chưa đủ năm miếng vá mà kiếm thêm bình bát mới khác thì (bình bát mới ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị Tỳ-khưu ấy nên xả bỏ bình bát ấy đến tập thể các Tỳ-khưu. Và cái nào là bình bát cuối cùng của tập thể các Tỳ-khưu ấy, cái ấy nên trao đến vị Tỳ-khưu ấy: ‘Này Tỳ-khưu, đây là bình bát của ngươi, nên giữ lấy cho đến khi bể.’ Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.”…
 [131] ... Chưa đủ năm miếng vá nghĩa là bình bát không có miếng vá, hoặc một miếng vá, hoặc hai miếng vá, hoặc ba miếng vá, hoặc bốn miếng vá. Bình bát không chỗ đắp vá nghĩa là bình bát không có lỗ thủng rộng hai ngón tay.[3] Bình bát có chỗ đắp vá nghĩa là bình bát có lỗ thủng rộng hai ngón tay.”
----------------
Chú thích của dịch giả:
[3] Aṅgula: là chiều dài của ngón tay có độ dài của 7 hạt gạo (Dịch giả I.B. Horner trích dẫn lời giải thích ở Vibhaṅga Aṭṭhakathā tr.343). Tài liệu The Buddhist Monastic Code cho biết độ dài của hai ngón tay dvaṅgula khoảng 2 inches = 5,08 cm.”
{
Lật giải:
Đoạn Luật trên quy định và giải thích việc bình bát đủ điều kiện để đổi hay không được đổi cái khác. Cụ thể bình bát chưa đủ năm miếng vá thì chưa được xả bỏ, trong đó miếng vá có lỗthủng rộng hai ngón tay.
Theo đây, bình bát bị thủng “rộng hai ngón tay” có nghĩa là... rộng hai ngón tay, rõ ràng cụ thể đến như thế, còn cần chi phải chú thích thêm “7 hạt gạo” làm chi cho thêm rối chuyện? Không lẽ bình bát thủng phải lấy “7 hạt gạo” ra đo để xác định lớn nhỏ, đúng sai?
Lại nữa, trong chánh Luật ghi rõ là “lỗ thủng rộng hai ngón tay” chứ không nói đến độ dài của hai ngón tay như chú thích của các học giả. Ai không có hai ngón tay hoặc không biết hai ngón tay là gì (?) mới phải cần tới những chú thích kiểu ‘bảy hạt gạo’ như thế này!
Luật của Phật đã giải thích quá rõ ràng cụ thể rồi, không y theo lại bắt chước luận sư Bà-la-môn Phật Âm “thêm mắm thêm muối” coi chừng trở thành chuyện cười cho thiên hạ.
Như nhiều lần nói lên trước đây, sở dĩ Phật Âm Bà-la-môn dùng kiểu chú giải Kinh - Luật là để chứng tỏ mình “Thánh” giả, thấu suốt mọi chuyện, có vậy ‘ngài’ mới dễ dàng đánh lừa con Phật, mới phá hoại Phật Pháp được.
Có thể HT Thích Minh Châu đã cảm thấy điều này nên đã không chua thêm những “mắm muối” của Phật Âm trong những bản dịch Kinh Nikāya của mình. Âu đó cũng là cái phước duyên may mắn cho những người đời sau có dịp tìm hiểu trực tiếp những lời dạy của Phật, chứ không phải là những “trí thức vay mượn” qua lăng kính của những người khác, cho dù vị đó có được đồn đãi là “Thánh Tăng” Phật Âm chăng nữa.
Thay vì phải đem Tạng Luận của các luận sư đối chiếu mỗi mỗi từ, mỗi mỗi câu trong Kinh - Luật của Phật, nếu không đúng phải từ bỏ, đàng này nhiều người lại làm ngược lại một chiều tin theo những luận giải, chú thích, chú giải để rồi xem thường Kinh - Luật của Phật, xem Luận Vi Diệu Pháp là pháp vi diệu còn chánh Kinh - chánh Luật chỉ là thường pháp, là tục đế, là trói người, dụ người (?) Điều này hoàn toàn tương ứng với lời tiên tri của Phật: Pháp của Ta thay vì trụ thế một ngàn năm, thì chỉ còn năm trăm năm (Kinh Gotami, Tăng Chi).
Nếu những lời dạy của Phật trong Kinh và Luật cần phải giải thích thì chỉ có dựa trên giới hạnh thanh tịnh để trí tuệ thanh tịnh mới hiểu được chứ không thể đơn thuần dựa vào những chú giải, luận giải của các nhà học giả, nhất là của các luận sư đáng nghi ngờ như Bà-la-môn Phật Âm.
Các Tỳ-khưu phải ý thức rõ điều này, nếu không, họ sẽ trở thành những con nai chạy theo một ngã rẽ khác do Ác ma vẽ ra như trong kinh Song Tầm (Trung Bộ 1) đã cảnh giác.
____________________
Trích đoạn chánh Luật giải thích phần Bình Bát tiếp theo ở trên
“[133] ... Bình bát nên được chuyển đổi bởi vị Tỳ-khưu đã được chỉ định ấy. Nên nói với vị trưởng lão (thera) rằng: “Thưa ngài, xin trưởng lão nhận lấy bình bát.” Nếu vị trưởng lão nhận lấy, bình bát của vị trưởng lão nên được chuyển đổi đến vị thứ nhì. Và không nên vì lòng thương hại vị ấy mà không nhận lấy, vị nào không nhận lấy[4] thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị không có bình bát không được chuyển đổi. Nên được chuyển đổi cho đến vị mới tu của hội chúng theo phương thức như thế.
Và cái nào là bình bát cuối cùng của tập thể các Tỳ-khưu ấy, cái ấy nên trao đến vị Tỳ-khưu ấy: “Này Tỳ-khưu, đây là bình bát của ngươi, nên giữ lấy cho đến khi bể.” Vị Tỳ-khưu ấy không nên để xuống bình bát ấy không đúng chỗ, không nên sử dụng sái với cách thức dùng,[5] không nên phân phát đi (nghĩ rằng): “Làm thế nào bình bát này bị trộm, hoặc bị hư hỏng, hoặc bị bể?” Nếu để xuống không đúng chỗ, hoặc sử dụng sái với cách thức dùng, hoặc phân phát thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[4] Vị nào vì lòng thương hại mà không nhận lấy thì mới phạm tội dukkaṭa, còn vị tự biết đủ (nghĩ rằng): “Bình bát khác cho tôi làm gì?” rồi không nhận lấy thì vô tội (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[5] Ví dụ như nấu cơm, cháo, thuốc nhuộm, v.v... Tuy nhiên, khi đi đường xa nếu bị bệnh và không có vật gì để nấu thì nên bôi đất sét ở bên ngoài rồi nấu cháo hoặc nấu nước (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Chú thích [4] của giả sư Bà-la-môn vừa trái với chánh Luật lại vừa vô lý và rất mâu thuẫn: cùng một hành động không nhận lấy bình bát nhưng một đàng phạm tội dukkaṭa, một đàng được vô tội (?) Nếu căn cứ vào “lòng thương hại” và “nghĩ rằng” của vị Tỳ-khưu để xác định tội hay vô tội, thì ai có tha tâm thông để biết được điều này?
Theo chánh Luật, vị Tỳ-khưu không nhận lấy bình bát từ hội chúng là chống lại Tăng chúng, bị phạm tác ác là hợp tình hợp lý. Thế nhưng, theo chú thích của Bà-la-môn Phật Âm vị Tỳ-khưu vì “lòng thương hại” không nhận bình bát lại bị tội (?) Đã có “lòng thương hại” lại bị phạm tội, còn ai muốn từ bi thương hại? Không lẽ các Tỳ-khưu tuân theo Luật nhận lấy bình bát là những vị không có “lòng thương hại”?
Còn vị không nhận bình bát là cãi lời Đức Thế Tôn, chống trái Tăng chúng vì tự nghĩ mình biết đủ, thế nhưng Phật Âm vẫn cho vô tội. Như vậy là có ý gì? Phải chăng ông Bà-la-môn giả sư muốn khuyến khích các Tỳ-khưu làm trái Luật, chống trái Tăng chúng? Rõ ràng giải thích của Phật Âm hết sức hồ đồ và ngược ngạo.
Chú thích [5] của giả sư Bà-la-môn là thừa thãi và trái luật. Vị Tỳ-khưu đi đường xa bị bệnh thì xin cháo, xin thuốc chứ sao lại phạm luật nấu nướng? Hẳn ông Bà-la-môn sống sau Phật một ngàn năm nên truyền thống khất thực đã mất dần, các Tỳ-khưu ngồi yên tại chùa quen với việc nấu cơm cháo nên Phật Âm mới chú thích như vậy.
Có thể hiểu nhiều cách thức dùng bình bát sai khiến mau hư bể, ví dụ như dùng bình bát làm đồ kê ngồi, làm đồ kê vật khác, làm đồ kê để đóng đục vật khác, làm đồ chơi quăng ném… Những cách thức dùng trái với thông thường như vậy khiến bình bát mau hư bể mới đúng với câu trong chánh Luật: “Đây là điều hợp lý trong trường hợp ấy”.
Còn nếu nấu cơm, nấu cháo bằng bình bát là “sái với cách thức dùng bình bát”, thì khi vị bị bệnh phải dùng bình bát để nấu nước hoặc nấu thuốc thì sao? Như vậy luật đã không chặt chẽ, có chỗ thiếu sót phải chờ ông giả sư Bà-la-môn vẽ thêm rồi chú giải mới ổn chăng?! Đã thế còn bôi thêm đất sét bên ngoài làm gì, vừa lâu chín, lại vừa khó nấu? Chẳng lẽ để bảo vệ bình bát? hay để nghi trang lừa dối mọi người? Chú thích của Phật Âm có vẽ vời không?
___________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.6 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Bình Bát - Điều học thứ tư:sắm y choàng tắm mưa không đúng thời
Dẫn: Trích đoạn Luật dưới đây quy định về việc sắm y choàng tắm mưa phải đúng thời. Nguyên nhân của điều luật này là do các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư tìm kiếm và mặc áo mưa trước thời hạn, đến khi áo choàng tắm mưa cũ, các vị để lõa thể ướt thân mình.
Trước khi lật giải một chú thích thừa của người chú giải, cần lưu ý một điểm. Đó là phần nhiều các điều luật trong phần Bình Bát nhưng lại liên quan đến y. Chỉ có hai điều 1 và điều 2 liên quan đến bình bát. Cũng vậy một số tiêu đề chung của Luật không phản ảnh chung nội dung các điều khoản. Vấn đề này khiến việc truy cập khó khăn và việc đặt tên tiêu đề có vẻ tùy tiện.
Trong Kinh tạng Nikaya cũng gặp phải vấn đề tương tự, nhiều tiêu đề của Phẩm, Chương, bài kinh không phù hợp với nội dung, thậm chí có khi trái khoáy đầy thâm ý. Nếu đúng như Tỳ-khưu Pháp Minh đã tố cáo trong dẫn chứng ở trên, một khi ông giả sư Bà-la-môn Phật Âm đã có thể thủ tiêu những kinh điển mà Ngài cho là không đúng đường lối của Đức Phật, và có viết lại bằng Pāli những Bộ Chú Giải, nhất là bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo)” thì đối với những Kinh Luật không thể thủ tiêu được, thì việc cải biên, xáo đổi tiêu đề, đảo lộn thứ tự là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vấn đề này xin dành cho các vị có tâm với Phật Pháp tìm hiểu và làm rõ.
Còn dưới đây, trích đoạn Luật nêu rõ các trường hợp sắm y choàng tắm mưa sớm trước thời hạn nhưng được miễn tội (xin đọc lại chánh Luật để biết cụ thể hơn), trong đó có chú thích vô lý của người chú giải.
“[148] Vị tìm kiếm y choàng tắm mưa khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là một tháng;” vị làm xong và mặc vào khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là nửa tháng;” vị tìm kiếm y choàng tắm mưa khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là ít hơn một tháng;” vị làm xong và mặc vào khi (biết rằng): “Mùa nóng còn lại là ít hơn nửa tháng;” khi y choàng tắm mưa đã được tìm kiếm thì mùa mưa bị trễ, khi y choàng tắm mưa đã được mặc vào thì mùa mưa bị trễ, nên giặt rồi cất lại và nên mặc lúc đúng thời; vị có y bị cướp đoạt; vị có y bị mất trộm; khi có sự cố;[8] vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
----------------
Chú thích của dịch giả theo chú giải
[8] Chú giải cho một ví dụ là vị mặc y choàng tắm trị giá cao trong khi tắm sẽ có sự nguy hiểm về trộm cướp.”
{
Lật giải:
Rất dễ hiểu trường hợp “Khi có sự cố” khiến vị Tỳ-khưu dù mặc y choàng tắm mưa trước thời hạn vẫn không bị kết tội, đó là gặp trường hợp mưa gió trái mùa, hoặc y cà-sa bị cháy, hoặc y bị cướp, bị mất cắp phải tạm thời sử dụng y choàng tắm mưa thay thế; hoặc vị Tỳ-khưu bị bệnh băng qua suối cần tránh ướt thân... Những trường hợp “sự cố” như vậy, vị Tỳ-khưu dù sắm và mặc y trước thời hạn vẫn không bị kết tội.
Thế nhưng chú thích trường hợp “có sự cố” khiến Tỳ-khưu mặc “y choàng tắm trị giá cao” được vô tội vừa vô lý vừa không phù hợp với một Tăng đoàn xem trọng nếp sống thiểu dục, tri túc. Ví dụ kiểu này dễ gây ngộ nhận các Tỳ-khưu vẫn còn tham đắm y áo đắt tiền nên mới có “y choàng tắm trị giá cao” và bị cướp. 
“Y choàng tắm mưa” của giả sư Bà-la-môn có giá trị cao thật, mua đứt những ai tin theo, qua hàng ngàn năm chẳng có vị nào lên tiếng phản đối!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.7 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Nói Dối - Điều học thứ nhất:Cố tình nói dối thì phạm tội Ưng đối trị
“[173] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, Hatthaka con trai dòng Sākya [1] (Thích Ca) nói năng tráo trở. Trong khi nói chuyện với những người ngoại đạo, vị ấy phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời. Những người ngoại đạo phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao Hatthaka con trai dòng Sākya trong khi nói chuyện với chúng tôi lại phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời?”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[1] Ngài Buddhaghosa nói rằng: “Nghe nói vào thời đức Phật có 80.000 người đàn ông đã từ dòng Sākya đi xuất gia, vị này là một vị trong số đó.””
{
Lật giải:
“Ngài” Buddhaghosa đã nghe ai nói? Phật Âm có Túc Mạng Thông hay Thiên Nhĩ Thông? Nếu “người nào đó” cùng thời với ông Bà-la-môn giả sư biết rõ như trên, vị ấy là Phạm Thiên tái sinh chăng?
Dòng Sākya chắc phải động như… quân Nguyên nên mới có đến 80.000 người đàn ông xuất gia? Tổng số Tỳ-khưu trong thời Phật là bao nhiêu? Khi “ngài” Buddhaghosa “nghe nói” rằng Hatthaka là “một vị trong số đó”, điều này khiến người đọc chú giải có thể nghĩ rằng 80.000 người đàn ông dòng họ Sākya chắc cũng nói năng tráo trở lắm?
Nếu Bà-la-môn Phật Âm “nghe nói” khơi khơi như trên, thì Hoàng Thiên cũng có quyền “nghe nói” rằng “Vào thời Phật Âm có 80.000 người đàn ông đã từ dòng Bà-la-môn giả dạng đi xuất gia theo Phật. Buddhaghosa là một trong số đó và vị này cũng nói năng tráo trở lắm. Trong khi nói chuyện với các Tỷ-kheo, vị ấy phủ nhận rồi thừa nhận, thừa nhận rồi phủ nhận, tránh né điều này bằng điều khác, cố tình nói dối, sau khi hẹn ước lại không giữ lời.”
Ai đòi Hoàng Thiên phải chứng minh điều mình “nghe nói”, trước hết hãy đòi hỏi điều đó với Bà-la-môn Phật Âm.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.8 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Nói Dối - Điều học thứ nhì:Nói lời mắng nhiếc thì phạm tội Ưng đối trị
“[182] Lúc bấy giờ, Đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư trong khi cãi cọ với các Tỳ-khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các Tỳ-khưu hiền thiện theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm, theo phiền não, theo tội vi phạm, lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ tiện. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng
[195] Tất cả các tội vi phạm là thấp kém. Tuy nhiên, sự thành đạt quả vị Nhập Lưu[2] là cao quý.”
----------------
Chú thích của Dịch giả (hay Phật Âm?):
[2] Đây là nghệ thuật chơi chữāpatti có hai nghĩa là “tội vi phạm” và “sự đạt đến.” Sotāpatti = Sota–āpatti: sự đạt được vào giòng chảy tức là quả vị Nhập Lưu. Tất cả các āpatti (tội vi phạm) là thấp kém. Tuy nhiên, sự đạt đến quả vị Nhập Lưu (Sota–āpatti) là cao quý.”
Lật giải:
Thiết nghĩ Luật là Luật cần phải minh bạch rõ ràng. Luật không phải là một áng văn chương tiểu thuyết mà cần “nghệ thuật chơi chữ” ở đây. Chính vì thế trong hàng trăm điều Luật, với hàng ngàn câu chữ, trường hợp quả vị Nhập Lưu - Sotāpatti (?) bị chơi chữ liên hệ đến tội vi phạm āpatti là điều rất hy hữu, nếu không muốn nói là duy nhất. Do vậy, kiểu “Nhập Lưu và phạm tội” như vầy rất có thể do kẻ nào đó chú thích chơi chữ để làm ô nhiễm chánh Luật.
Ở đây, “Sotāpanno” là Nhập Lưu, tức nhập vào dòng Thánh; còn từ “Sota-āpatti” cần được hiểu là hậu quả theo dòng bất thiện hay đã phạm tội với hậu quả rõ ràng, còn từ “samāpatti” là cấu thành tội phạm hay các dấu hiệu phạm tội chưa có kết luận rõ ràng. Các khái niệm này hoàn toàn khác nhau, chẳng có chơi chữ gì ở đây! Vì chỉ có những hành vi mang lại hậu quảtheo hướng bất thiện mới là sự phạm tội (āpatti), còn sự cấu thành tội phạm thì chưa phải, còn quả vị Nhập Lưu lại càng không ăn nhập gì đến tội vi phạm ở đây. Ai tin kiểu “chơi chữ” của chú thích coi chừng bị chữ chơi mất thôi!
Theo luật pháp thông thường, với những bị cáo bị nghi phạm tội còn trong vòng điều tra, chưa có sự tuyên án chính thức của tòa án, họ vẫn được xem như chưa phạm tội, vẫn có thể hưởng một số quyền hạn nhất định như được “tại ngoại hầu tòa” chẳng hạn. Cũng vậy, khi các Tỷ-khưu mới chỉ có những dấu hiệu phạm tội, hoặc cấu thành tội phạm nhưng chưa chính thức thú nhận, hoặc chưa được xác chứng rõ ràng, họ có thể bị hiểu lầm hoặc bị vu cáo, do vậy họ cần được điều tra làm rõ, lúc này họ vẫn được xem như Tỳ-khưu không phạm tội.
Theo chánh Luật, các Tỷ-khưu nhóm Lục Sư đã mắng nhiếc các Tỷ-kheo hiền thiện theo nhiều cách, trong đó có mắng nhiếc các Tỷ-khưu hiền thiện “theo tội vi phạm” của họ. Trong phần giải thích của đoạn [195] ở trên đã phân biệt rõ khái niệm “tội vi phạm” và dấu hiệu “cấu thành tội phạm”. Do vậy, có thể hiểu đoạn [195] như sau: Tất cả các tội vi phạm là thấp kém. Tuy nhiên, sự cấu thành tội phạm vẫn được xem như trong sạch, cao quý (vì chưa có kết luận rõ ràng).
Kiểu chú thích “chơi chữ”, quả vị Nhập Lưu là thuộc loại “tội vi phạm cao quý” (?) chẳng có ý nghĩa liên hệ gì ở đây, ngoài việc “ai đó” đã cố tình chơi chữ để ghép lồng quả vị Nhập Lưu của Đạo Phật với việc phạm tội.
Theo lật giải trên, hai đoạn chánh Luật trong phần này cũng cần hiệu chỉnh cho rõ, tránh gây hiểu lầm tai hại do ai đó chơi chữ thánh đạo quả Nhập Lưu của Đạo Phật.
Nguyên văn tạng Luật bị “chơi chữ”:
“[230] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) cao quý là đã chứng đạt quả vị Nhập Lưu (Sota-āpatti) rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi đã phạm tội pārājika, ...(như trên)... ngươi đã phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[231] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) thấp kém là phạm tội pārājika, ...(như trên)... phạm tội dubbhāsita rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã chứng đạt quả vị Nhập Lưu (Sotāpatti);” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[232] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có āpatti) cao quý là đã chứng đạt quả vị Nhập Lưu (Sota-āpatti) rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã chứng đạt quả vị Nhập Lưu (Sotāpatti);” vị nói thì phạm tội pācittiya(ưng đối trị) theo từng lời nói.””
Theo ba đoạn Luật bị chơi chữ nêu trên có những bất cập thô thiển. Thật vậy, không lẽ chỉ có trường hợp vị Tỳ-khưu xúc phạm vị khác là Nhập Lưu mới bị kết tội, còn xúc phạm vị khác là Nhất Lai, Bất Lai, A La Hán thì không phạm tội sao? Hẳn chỉ có giả sư ngoại đạo mới nghĩ ra chuyện dùng sự “chứng đạt quả vị Nhập Lưu” cùng nhóm nghĩa với “sự phạm tội” và chơi chữ nó để “có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục” vị Tỷ-khưu đệ tử PhậtNhững người này phải bị tội A-tỳ trước nhất.
Thiết nghĩ, ba đoạn Luật trên cần hiệu chỉnh lại như sau cho hợp lý hơn:
“[230] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có dấu hiệu phạm tội) là đã phạm tội rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi đã phạm tội pārājika, ...(như trên)... ngươi đã phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì phạm tội pācittiya(ưng đối trị) theo từng lời nói.
[231] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (đã phạm tội) là phạm tội pārājika, ...(như trên)... phạm tội dubbhāsita rồi nói theo sự cao quý (mỉa mai) rằng: “Ngươi đã phạm tội lỗi;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.
[232] Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định hạ nhục vị đã tu lên bậc trên (có dấu hiệu phạm tội) là đã phạm tội, rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã cấu thành phạm tội;” vị nói thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng lời nói.””
Xin nhắc lại, Luật là Luật, Chánh Luật cần phải minh bạch, rõ ràng, nghiêm túc. Chánh Luật không phải là thứ văn vẻ rởm đời chỏng lỏn mà cần phải có kiểu “chơi chữ” gì ở đây! Thánh Đạo Quả Nhập Lưu thiêng liêng của Đạo Phật lại càng không phải thứ thông tục để muốn chơi chữ như thế nào thì chơi chữ!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.8 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Nói Dối - Điều học thứ sáu:nằm chung chỗ ngụ với người nữ thì phạm tội Ưng đối trị
“[294] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, Đại Đức Anuruddha trong khi đang đi đến thành Sāvatthi trong xứ sở Kosala nhằm lúc chiều tối đã ghé lại ngôi làng nọ. Vào lúc bấy giờ, ở trong ngôi làng ấy có nhà nghỉ trọ của người đàn bà nọ đã được sắp đặt [3]. Khi ấy, Đại Đức Anuruddha đã đi đến gặp người đàn bà ấy, sau khi đến đã nói với người đàn bà ấy điều này:
- Này chị gái, nếu cô không phiền lòng tôi có thể ngụ một đêm ở phước xá.
... Sau đó, người đàn bà ấy đã sắp đặt chiếc giường của mình ở bên trong cho Đại Đức Anuruddha rồi khoác xiêm y và trang sức, xức hương thơm rồi đi đến gặp Đại Đức Anuruddha, sau khi đến đã nói với Đại Đức Anuruddha điều này:
- Thưa ngài, ngài là đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái và thiếp là đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái. Thưa ngài, tốt thay thiếp có thể là vợ của ngài
... Sau đó, người đàn bà ấy đã cởi ra tấm áo choàng và đi qua đi lại phía trước Đại Đức Anuruddha, rồi đứng lại, rồi ngồi xuống, rồi nằm xuống.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[3] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng người đàn bà ấy đã lập nên ngôi nhà trọ ấy để làm phước báu. Khi đi đến ngôi làng ấy, nhiều người biết tin nên đã tìm đến xin trú đêm.”
{
Lật giải:
Những ai tin “ngài” Buddhaghosa phải chứng minh rõ dựa vào đâu ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả ngàn năm lại biết ngôi nhà do người đàn bà lập nên và nhiều người biết đã đến xin trú đêm? Nếu không chứng minh rõ điều này, e rơi vào bẫy của Bà-la-môn Phật Âm và gieo tiếng oan cho cả Thánh Tăng Anuruddha.
Thật vậy, Ngài Anuruddha dùng hai chữ “phước xá” đủ để người đọc hiểu là nhà trọ để làm phước, nhưng điều Phật Âm chú giải rằng nhà trọ do bà ta dựng lên thì chưa chắc, vì có thể do cha mẹ, anh em, họ hàng, chồng con dựng nên. Và chuyện “nhiều người biết tin nên đã tìm đến xin trú đêm” cũng không có căn cứ. Thế nhưng không phải vô cớ mà ông Bà-la-môn giả sư lại muốn chứng tỏ “con mắt thấu suốt quá khứ” của mình.
Rõ ràng theo mô tả của Luật, tình huống của ngài Anuruddha là hoàn toàn bị động và không có chủ đích trước. Do vậy, việc người đàn bà có ý tà vạy với ngài cũng là việc không phải sắp đặt trước.
Thế nhưng theo tạng Luật, bà ta là một người đàn bà “đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái” nhưng không đứng đắn và biết quyến rũ. Vì thế nếu chiếu theo chú giải của Phật Âm bà ta đã tự “lập nên ngôi nhà trọ ấy” và “nhiều người biết tin nên đã tìm đến xin trú đêm”, kết hợp những dữ kiện này dễ khiến người đọc nghĩ rằng bà ta lập nhà trọ với một ý đồ khác, và nó đã nổi tiếng vì chuyện này nên mới có chuyện “nhiều người biết tin đã tìm đến xin trú đêm”. Phật Âm đã “cho” người đọc cái quyền được nghi ngờ nhà trọ ấy là một nhà thổ trá hình.
Nếu “nhiều người đã biết tin nên đã tìm đến”, vậy mà ngài Anuruddha đường đường là một Thánh Tăng lại còn tìm đến xin ngủ nhờ thì ngài đã không đúng đắn rồi, và những ai tin theo Phật Âm đã vô tình rơi vào bẫy của ông Bà-la-môn này rồi! Chính vì thế mọi chú thích của Phật Âm Bà-la-môn phải chứng minh rõ, nếu không sẽ làm hại Phật giáo và những ai tin theo “Thánh tăng Bà-la-môn” này.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.9 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Nói Dối - Điều học thứ bảy:thuyết pháp đến người nữ
“Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: Vị Tỳ-khưu nào thuyết Pháp đến người nữ hơn năm sáu câu ngoại trừ có người nam có trí suy xét thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[301] ... Hơn năm sáu câu: là vượt quá năm sáu câu.[4]
...
[303] Vị thuyết Pháp hơn năm sáu câu có người nam có trí suy xét, vị thuyết Pháp chưa tới năm sáu câu, vị sau khi đứng dậy ngồi xuống lại rồi thuyết Pháp, vị thuyết trong khi người nữ đứng dậy rồi ngồi xuống lại, vị thuyết đến người nữ khác,[5] vị hỏi câu hỏi, vị trả lời khi được hỏi câu hỏi, người nữ lắng nghe vị đang thuyết vì lợi ích của người nam khác, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[4] Ngài Buddhaghosa giải thích về chữ “câu” (vācā) là một câu của bài kệ (eko gāthāpādo). Và một câu của bài kệ thông thường có ít nhất là 8 âm.
[5] Sau khi thuyết đến người nữ này chưa đến năm sáu câu, vị ấy chuyển sang thuyết đến người nữ khác. Theo cách ấy, trong một tư thế ngồi vị ấy có thể thuyết đến 1000 người nữ (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Giải thích số [4] của luận sư Bà-la-môn Phật Âm vừa hạn hẹp vừa khiên cưỡng. Đâu nhất thiết là “bài kệ thông thường có ít nhất là 8 âm”? Những bài kệ trong Kinh Nikāya có theo quy luật này đâu?
Hơn nữa, chẳng lẽ chỉ có thuyết Pháp với “câu của bài kệ” mới có tội, còn câu thông thường thì miễn tội chăng? Một ông Tỳ-khưu rắn mắt như nhóm Lục Sư, dựa theo chú giải của Phật Âm, thuyết pháp cho nữ không theo câu kệ mà là những câu bình thường, như vậy họ không phạm luật?
Cứ theo chú thích [5] của Phật Âm thì Đức Phật ban giới cấm thứ bảy nêu trên làm gì nữa, bỏ đi cho rồi! Trong chánh Luật “vị thuyết đến người nữ khác” vẫn phải theo luật đứng lên ngồi xuống vì có như vậy mới hạn chế việc thuyết pháp riêng cho một hai người nữ nhằm tránh phát sanh những điều nguy hại cho cả hai phía. Tất nhiên ngoại trừ vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho nữ, nhưng có “người nam có trí suy xét” tham dự, hoặc trong các trường hợp ở phần [303].
Do vậy, nếu tin theo chú giải của Bà-la-môn Phật Âm, ông Tỳ-khưu nào ngồi thuyết đến 1000 lần người nữ thì phạm tội 1000 lần, còn ông giả sư Bà-la-môn phạm tội vô số lần vì tội phá hoại Luật của Phật!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.10 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Nói Dối - Điều học thứ tám:tuyên bố pháp thượng nhân
Phần giải thích các khái niệm trong điều luật:
“[308] Thiền: là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.[6]
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[6] Vô phiền não giải thoát (suññato vimokkho) là nội tâm không còn tham sân si, vô tướng giải thoát (animitto vimokkho) là nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si, vô nguyện giải thoát (appaṇihito vimokkho) là không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Như định nghĩa trong chánh Luật và xuyên suốt trong chánh Kinh, trước sau như một Đức Thế Tôn đều chỉ dạy Chánh Định là Bốn Thiền - Bốn Thánh Định. Có thể khẳng định một điều: nói đến “Thiền Đạo Phật”, “Thiền của Chư Phật”, “Thiền của Chánh Đạo, Chánh Pháp” là nói đến Bốn Thiền - Bốn Thánh Định. Cứu cánh chân lý tức Đạo Đế với Chánh Định chỉ có một không có hai. Chính vì vậy, ngoài Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định là tà thiền tà định. Trong Kinh và Luật, Đức Thế Tôn cũng nói đến các thiền khác, định khác và tất cả chúng đều thuộc ngoại đạo thiền, tà thiền t định, không phải cứu cánh Chân lý giải thoát.
Nguy hiểm thay, sau này những người con của Phật tin theo các luận sư gián điệp Bà-la-môn đã quay lưng với Chánh Định - Bốn Thiền Bốn Thánh Định của Đức Thế Tôn, chạy theo các kiểu thiền khác để rồi rơi vào tà đạo nhưng vẫn không hay. Ngay cả việc hiểu khái niệm “sự giải thoát” cũng phải vay mượn tà tuệ của các ông Bà-la-môn gián điệp.
Xin xem lại các Lật giải trước đã nêu về chú giải “sự giải thoát” của Phật Âm Bà-la-môn. Ai hiểu lời giải thích của “ngài” Phật Âm làm ơn giải thích rõ hơn giữa “nội tâm không còn tham sân si” và “nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si” và “không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si” khác nhau như thế nào? Làm sao không còn tham - sân -si?
Tất nhiên khi giải thích phải dựa vào Kinh văn cụ thể chứ không được tự ý chú giải chung chung như ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả ngàn năm. 
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.11 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Thảo Mộc - Điều học thứ tư: Không thu dọn chỗ nằm ngồi ở ngoài trời phạm Ưng đối trị
“[374] ... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị Tỳ-khưu nào sau khi tự trải ra hoặc bảo trải ra giường, hoặc ghế, hoặc nệm, hoặc gối kê thuộc về hội chúng ở ngoài trời, trong lúc rời đi không thu dọn cũng không bảo thu dọn vật ấy, hoặc ra đi không thông báo thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các Tỳ-khưu như thế.
...
[378] Sau khi thu dọn rồi đi, sau khi bảo thu dọn rồi đi, vị đi có thông báo, vị đi khi (các vật ấy) đang còn được phơi nắng,[2] (vật) đã được bất cứ ai chiếm hữu, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[2] Nghĩ rằng: “Khi quay trở lại, ta sẽ thu dọn” (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Chiếu theo chú giải của luận sư Bà-la-môn các Tỳ-khưu rắn mắt cứ việc thoải mái trải đồ đạc ngoài trời rồi bỏ đi, nếu chúng Tăng có hài tội, chỉ cần nói: “Lúc ấy tôi đã nghĩ rằng khi quay trở lại, ta sẽ thu dọn”. Ai có tha tâm thông để biết điều “nghĩ rằng” ấy có hay không? Chú thích vẽ thêm của Phật Âm thật mơ hồ nhưng lại rất rõ ràng khiến phá hoại chúng Tăng, làm ô nhiễm Luật!



____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.12 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Giáo Giới - Điều học thứ nhất: Giáo giới Tỳ-khưu-ni sái luật
“[407] ... Sau khi khiển trách, Ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép chỉ định vị giáo giới Tỳ-khưu-ni là vị Tỳ-khưu hội đủ tám điều kiện: 1/ Là vị có giới, sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, là vị đã được thành tựu về hành xứ, [1] thấy được sự sợ hãi trong những tội nhỏ nhặt, là vị thọ trì và thực hành trong các điều học; 2/ là vị nghe nhiều, ghi nhớ điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe, các Pháp nào là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức như thế được nghe nhiều, được thuộc nằm lòng, được ôn tập bằng khẩu, được suy xét bằng tâm, được khéo phân tích bằng kiến thức; 3/ cả hai giới bổn Pātimokkha được khéo truyền thừa một cách chi tiết, khéo được chia chẽ, khéo được thực hành, khéo được xác định theo từng điều học theo từng từ ngữ; 4/ là vị có giọng nói rõ ràng, có cách nói lôi cuốn; 5/ được nhiều Tỳ-khưu-ni quý mến và ưa thích; 6/ có năng lực giáo giới các Tỳ-khưu-ni; 7/ trước đây không có vi phạm tội nghiêm trọng đối với người nữ đã xuất gia mặc y ca-sa theo đức Thế Tôn ấy;[2] 8/ là vị được hai mươi năm hoặc hơn hai mươi năm (thâm niên). Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép chỉ định vị Tỳ-khưu hội đủ tám điều kiện này làm vị giáo giới Tỳ-khưu-ni.
... [410] Vị Tỳ-khưu được chỉ định ấy nên quét dọn chỗ ngụ, chuẩn bị nước uống nước rửa, sắp đặt chỗ ngồi, sau khi giữ lại vị thứ nhì[3] rồi nên ngồi xuống. Các Tỳ-khưu-ni đi đến nơi ấy nên đảnh lễ vị Tỳ-khưu ấy rồi nên ngồi xuống ở một bên. Vị Tỳ-khưu được chỉ định ấy nên hỏi rằng: “Này các sư tỷ, các cô đã đến đầy đủ chưa?”[4] Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi đã đến đầy đủ,” (nên hỏi rằng): “Này các sư tỷ, Tám Trọng Pháp có được thực hành không?” Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, có được thực hành,” (nên nói rằng): “Này các sư tỷ, đây là lời giáo giới” rồi nên ban lời giáo giới.
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, không được thực hành,” (các Tỳ-khưu-ni) nên được nhắc lại rằng:
Tỳ-khưu-ni đã tu lên bậc trên được một trăm năm nên thực hành sự đảnh lễ, đứng dậy chào, chắp tay, phận sự thích hợp đến vị Tỳ-khưu vừa tu lên bậc trên vào ngày hôm ấy. Đây là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Tỳ-khưu-ni không nên an cư mùa mưa ở trú xứ không có Tỳ-khưu. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Tỳ-khưu-ni vào mỗi nửa tháng nên mong mỏi hai việc từ hội chúng Tỳ-khưu: việc hỏi ngày Uposatha và việc đi đến (để nghe) giáo giới. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Tỳ-khưu-ni sau khi mãn mùa (an cư) mưa nên hành lễ Pavāraṇā ở cả hai hội chúng dựa trên ba yếu tố: hoặc do thấy, hoặc do nghe, hoặc vì nghi ngờ. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Tỳ-khưu-ni vi phạm giới nghiêm trọng nên thực hành hành phạt mānatta nửa tháng ở cả hai hội chúng. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Cô Ni tu tập sự (sikkhamānā) đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm nên tầm cầu sự tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Tỳ-khưu-ni không vì bất cứ nguyên do gì được phép mắng chửi hoặc gièm pha Tỳ-khưu. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.
Kể từ hôm nay, việc khuyên bảo của các Tỳ-khưu-ni đến các Tỳ-khưu bị ngăn cấm, việc khuyên bảo của các Tỳ-khưu đến các Tỳ-khưu-ni không bị ngăn cấm. Đây cũng là Pháp cần được thực hành tốt đẹp, thực hành nghiêm chỉnh, tôn trọng, cung kính, và không được vi phạm cho đến trọn đời.”
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi đã đến đầy đủ,” vị nói về pháp khác thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi chưa đầy đủ,”[5] vị nói về Tám Trọng Pháp thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Sau khi không ban lời giáo giới, vị nói về pháp khác thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
... [423] Vị đang ban cho phần đọc tụng,[6] vị đang ban cho phần giải thích,[7] vị nhắc lại khi được nói rằng: “Thưa ngài, xin hãy nhắc lại,” vị hỏi câu hỏi, vị giảng giải khi được hỏi câu hỏi, các Tỳ-khưu-ni lắng nghe vị đang nói vì lợi ích của người khác, vị (giáo giới) cho cô Ni tu tập sự, (vị giáo giới) cho sa di ni, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội”.
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[1] Ācāra-gocara: hành xứ, tức là sở hành và các chỗ đi lại, thân cận. Nghĩa là không tà mạng như là cho tre, v.v... và không đi đến các nơi không nên đi như gái điếm, v.v... Gia đình có đầy đủ đức tin được xem là gocara (xứ), tức là nơi có thể đi đến (ghi lại theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[2] Khi còn tại gia, không có đụng chạm cơ thể với Tỳ-khưu-ni, không thực hiện việc đôi lứa với các cô Ni tu tập sự và các sa di ni (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[3] Để khỏi bị phạm tội khi thuyết Pháp đến người nữ (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[4] “Samaggattha bhaginiyoti” được ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Sabbā āgatthatāti” nên được dịch như trên thay vì “Các cô chị có được hợp nhất không?”
[5] “Vaggamhāyyāti” thay vì dịch “Thưa ngài, chúng tôi là nhóm” chúng tôi dịch như trên cho phù hợp mạch văn. (Chú thích này của dịch giả Indacanda. Hoàng Thiên)
[6] Vị đang đọc tụng phần Tám Trọng Pháp bằng Pāli (theo ngài Buddhaghosa).
[7] Vị đang đọc phần chú giải của phần Pāli văn của Tám Trọng Pháp (theo ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Đoạn chánh Luật nêu trên Đức Thế Tôn quy định các yều cầu của một vị Tỳ-khưu được chỉ định thuyết Pháp cho các Tỳ-khưu-ni. Qua đây cho thấy vị Tỳ-khưu được chỉ định thuyết Pháp cho Ni thật không đơn giản. Chỉ cần theo yêu cầu vị thuyết Pháp phải có hai mươi năm thâm niên hoặc hơn cũng đủ thấy nhiều nơi vi phạm tiêu chuẩn này.
Thậm chí có nơi, một chú Sadi non choẹt, giới hạnh chưa chứng tỏ được gì, đã lên lớp dạy ‘pháp vi diệu’ cho mọi người, cho Tỳ-khưu-ni. Các vị được đăng đàn thuyết giáo nhờ học được vài khái niệm “tâm sở, tâm vương, tâm hợp thế, tâm đáo đại” trong ‘Vi diệu pháp’, vàcũng biết lên giọng xem Kinh văn chỉ là các danh từ chế định, là tục đế, không phải chân nghĩa đế…, cũng biết leo lẻo thánh Tăng Phật Âm dạy như thế này, luận giải dạy như thế kia. Chánh Pháp hỗn loạn và biến mất là như vậy!
Hãy Lật giải thêm các chú thích của luận sư Bà-la-môn để biết các vị có chánh kiến hay tà kiến, chấp hành Luật hay phá bỏ.
Giải thích [1] của Phật Âm vừa tối nghĩa lại chẳng ăn nhập gì với chánh Luật. Thật vậy, chuyện giới hạnh của Tỳ-khưu để giáo giới cho Tỳ-khưu-ni có liên quan gì tới chuyện “tà mạng như là cho tre”? Cho tre là tà mạng sao? Ví dụ ngây ngô như vậy là của ‘thánh Tăng’ ư?
Không lẽ các Tỳ-khưu thường có “sở hành” đi đến các gái điếm hay sao mà Phật Âm phải chú thích như thế?
Nếu ‘gia đình có đầy đủ đức tin được xem là gocara (xứ), tức là nơi có thể đi đến’, vậy vị Tỳ-khưu ‘thành tựu các hành xứ’ là vị Tỳ-khưu thành tựu lui tới với các “gia đình có đầy đủ đức tin” ư? Đây là một tiêu chuẩn để thuyết pháp cho Tỳ-khưu-ni sao?
Rõ ràng giải thích [1] của luận sư Bà-la-môn Phật Âm là không chánh đáng.
Chú thích [2] dành cho điều khoản thứ bảy của chánh Luật, tức là vị Tỳ-khưu được thuyết pháp cho Ni chúng phải đạt điều kiện trước đây không có vi phạm tội nghiêm trọng đối với người nữ đã xuất gia mặc y ca-sa theo đức Thế Tôn ấy’. Trong điều khoản này từ “trước đây” hàm ý là trong thời gian quá khứ, vị Tỳ-khưu dù còn ngoài đời cũng như đã xuất gia, vị này phải trong sạch, không có phạm tội nghiêm trọng với Tỳ-khưu-ni, sadi ni, học nữ nên mới được thuyết pháp cho các Ni.
Nhưng với chú thích của Phật Âm“Khi còn tại gia, không có đụng chạm cơ thể với Tỳ-khưu-ni” là đượccòn khi vị này xuất gia có đụng chạm cũng không sao ư? Khi còn tại gia ‘đụng chạm cơ thể với Tỳ-khưu-ni’ là tội nghiêm trọng à? Chú giải gì kỳ vậy?
Lại nữa, chú thích kiểu này dễ khiến người đọc nghĩ rằng trong số các Tỳ-khưu thời Phật chắc có nhiều vị khi còn là cư sĩ thường có “tiền án, tiền sự” với các Tỳ-khưu-ni cho nên Đức Phật mới nêu điều kiện thứ bảy: chỉ cần “trước đây khi còn tại gia không đụng chạm cơ thể Ni” là được (còn chuyện làm ô uế thì lờ đi), và chỉ có những vị thực hiện việc đôi lứa với các cô Ni tập sự, với các sadi ni mới không được thuyết Pháp mà thôi (!)
Thử hỏi các Tỳ-khưu đệ tử Phật có ai dám thoải mái xuất gia cho kẻ “đã từng thực hiện việc đôi lứa với các cô Ni tu tập sự và các sa di ni” để họ tiếp tục làm bậy trong giáo đoàn? Thậm chí, nếu vị này là ngoại đạo nhưng trước đây dù không làm ô uế Tỳ-khưu-ni nhưng chỉ “lai vãng với Tỳ-khưu-ni” thôi cũng không đạt yêu cầu làm Tỳ-khưu (Đại Phẩm, Tụng Phẩm Thứ Bảy).
Theo đây, chú thích số 2 này của Bà-la-môn Phật Âm có thực tế không? Có ô nhiễm không? Có đáng tin theo không?
Chú thích [3]: Sở dĩ vị Tỳ-khưu được chỉ định thuyết Pháp cho các Tỳ-khưu-ni phải giữ thêm vị Tăng thứ hai ở lại cùng với mình để tránh kẻ xấu vu cáo, các Tỳ-khưu-ni cũng không bị mang tiếng, và phù hợp với quy định thuyết pháp cho nữ trong điều bảy, ‘Phần nói dối’ ở trước.
Gặp nhóm các Tỳ-khưu rắn mắt như nhóm Lục sư, dù giữ lại vị thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng phe, nếu muốn, họ vẫn có thể toa rập với nhau phạm tội như thường. Cho nên chú thích để vị thứ hai ở lại nhằm không phạm tội là không thỏa đáng.
Thế nhưng với chú thích của Phật Âm dễ khiến mấy ông Bà-la-môn ác ý dựa vào đây nói rằng vì các Tỳ-khưu thuyết Pháp cho Ni thường hay phạm tội với Ni cho nên Phật mới phải nêu điều kiện phải có vị thứ hai ở lại “để khỏi bị phạm tội”. Ai cấm được người đọc nghĩ các chú thích không đúng của Phật Âm Bà-la-môn như thế?
Chú thích [4]: Giữa việc các Tỳ-khưu-ni được hợp nhất, đoàn kết với nhau và việc họ có đủ người nghe Pháp không, vấn đề nào quan trọng hơn? Rõ ràng việc các Tỳ-khưu-ni đoàn kết hợp nhất là quan trọng hơn và cần thiết hơn.
Chính vì thế, trước khi giảng Pháp các Tỳ-khưu cần hỏi “Các cô có được hợp nhất không?” và các Tỳ-khưu-ni trả lời  “Thưa ngài, chúng tôi đã hợp nhất”, cách thức này có tác dụng nhằm giúp các Tỳ-khưu-ni tăng cường ý thức đoàn kết với nhau để được nghe Pháp.
Ai tin chú giải của Phật Âm Bà-la-môn hãy giải thích cách hỏi “Này các sư tỷ, các cô đã đến đầy đủ chưa?” có ý nghĩa như thế nào? Các Ni dù có đến đầy đủ nhưng còn hờn giận nhau, chống báng nhau, thì vị Tỳ-khưu vẫn vui vẻ thuyết pháp ư? Phải chăng vị Tỳ-khưu nào bắt chước hỏi như Phật Âm là vì muốn có số đông?
Ngày nay các Pháp sư trước khi thuyết Pháp cho Ni có ai còn thực hiện nghi thức quan trọng hỏi việc “hợp nhất” này không?
Chú thích [5] càng chứng tỏ kiểu chú giải kiểu “đủ túc số” của Phật Âm là vô lý. Theo cách dịch này, vì sao khi các Tỳ-khưu-ni đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi chưa đầy đủ,” vị Tỳ-khưu nói về Tám Trọng Pháp lại phạm tội dukkaṭa (tác ác)?
Chỉ vì chuyện Ni có đủ túc số hay không mà phạt Tỳ-khưu tội tác ác, e có điều phi lý. Tất nhiên, Ni chúng có mặt đông đủ để nhắc về Tám Trọng Pháp tốt hơn, nhưng khi Ni chúng không đủ (do có Ni bị bệnh, bị trở ngại riêng…) mà kết tội vị Tỳ-khưu nhắc Tám Trọng Pháp tội tác ác, e quá nặng, thậm chí vô lý.
Do vậy, khi các vị Tỳ-khưu-ni đáp rằng “Thưa ngài, chúng tôi chưa hợp nhất” mà vị Tỳ-khưu không nhắc nhở họ cần phải hợp nhất trước, nhưng lại nói về Tám Trọng Pháp nên vị này mới phạm tội tác ác. Đây mới là điều hợp lý và đúng đắn.
Thiết nghĩ, đoạn chánh Luật trên cần hiệu chính cho đúng tinh thần Đạo Pháp “hợp nhất đoàn kết” và Tám Trọng Pháp trong Tăng Ni:
“Vị Tỳ-khưu được chỉ định ấy nên hỏi rằng: “Này các sư tỷ, các cô có đoàn kết hợp nhất không?” Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi đã hợp nhất,
(nên hỏi rằng): “Này các sư tỷ, Tám Trọng Pháp có được thực hành không?”
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, Tám Trọng Pháp có được thực hành,” (nên nói rằng): “Này các sư tỷ, đây là lời giáo giới” rồi nên ban lời giáo giới.
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, Tám Trọng Pháp không được thực hành,” (các Tỳ-khưu-ni) nên được nhắc lại rằng:
… (như trên)… 
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi đã được hợp nhất,” vị nói về pháp khác (mà không hỏi về Tám Trọng Pháp. Hoàng Thiên) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Nếu (các Tỳ-khưu-ni) đáp rằng: “Thưa ngài, chúng tôi chưa hợp nhất vị nói về Tám Trọng Pháp (mà không nhắc sự đoàn kết hợp nhất. Hoàng Thiên) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Sau khi không ban lời giáo giới, vị nói về pháp khác thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).”
Chú thích [6] và [7]: “phần đọc tụng” được hiểu chung là các giới luật của Tỳ-khưu-ni, không nhất thiết chỉ có “Tám Trọng Pháp bằng Pāli” như Phật Âm giải thích. Vả lại việc đọc tụng bằng Pāli, không sử dụng ngôn ngữ địa phương, trong một hội chúng không biết Pāli, điều này chẳng khác nào đọc Luật cho người điếc, hoàn toàn không có tác dụng. Rất nhiều hội chúng “Nguyên thủy” mắc phải tai hại này.
Chính vì thế, đã có ý kiến cho rằng phái “nguyên thủy” mới chỉ nguyên thủy về y áo chứ chưa nguyên thủy về Pháp, về Luật của Đức Thế Tôn.
Cũng vậy, phần giải thích chính là phần phân tích trong chánh Luật, tức Tăng Thượng Giới BổnPātimokkha. Phật Âm chen thêm vào chú giải “vị đang ban cho phần giải thích” là “Vị đang đọc phần chú giải của phần Pāli văn” nhằm nâng cao giá trị những chú giải thâm hiểm của mình, và khiến các vị Tỳ-khưu dễ bị dẫn lạc sai đường. Do vậy, có thể nói những Tỳ-khưu này mới chỉ ‘nguyên thủy’ về chú giải chứ không nguyên thủy về chánh Pháp, về chánh Luật của Đức Thế Tôn.
Với những chứng minh trên cho thấy rõ ràng đằng sau những chú giải vô lý của luận sư Bà-la-môn Phật Âm là những thâm ý hiểm độc với những tác hại của chúng!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.13 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Giáo Giới - Điều học thứ sáu: về việc may y cho Tỳ-khưu-ni
“[447] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, Tỳ-khưu Udāyi là rành rẽ làm công việc may y. Có vị Tỳ-khưu-ni nọ đã đi đến gặp Đại Đức Udāyi, sau khi đến đã nói với Đại Đức Udāyi điều này:
- Thưa ngài, tốt thay ngài Đại Đức hãy may y cho tôi.
Sau đó, Đại Đức Udāyi đã may y cho Tỳ-khưu-ni ấy, sau khi khéo nhuộm, khéo sửa soạn, đã vẽ lên hình ảnh gợi cảm ở giữa,[8] rồi gấp lại, và để riêng.” 
----------------
Chú thích của dịch giả:
[8] Chú giải cho biết rằng: “Sau khi nhuộm y, Đại Đức Udāyi đã dùng nhiều màu sắc phác họa hình ảnh người nam và người nữ đang thực hiện việc đôi lứa.”
{
Lật giải:
Chú thích [8] không nói rõ ai đã chú giải như trên, có chứng cứ gì để tin rằng những chú giải thêm vào nêu trên là đáng tin cậy? Thế nhưng chú giải trên có giá trị gì? Có cần thiết không hay chỉ làm tăng thêm những ý nghĩ không tốt đối với Đại Đức Udāyi nói riêng và Tăng đoàn thời Phật nói chung? Những ai đọc các chú giải của Phật Âm với sự cảnh giác, dễ dàng trả lời các câu hỏi trên.



____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.14 Phân Tích giới Tỳ-khưu, Phần Vật Thực - Điều học thứ năm: về việc thọ thực thức ăn không phải đồ thừa
“[500] ... - Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép thọ thực thức ăn thừa của vị bị bệnh và của vị không bị bệnh. Và này các Tỳ-khưu, nên làm thành thức ăn thừa như vầy: “Tất cả chừng này là đủ rồi.” Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị Tỳ-khưu nào thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là thức ăn thừa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
...
[503] Sau khi bảo làm thành thức ăn thừa rồi thọ thực, sau khi bảo làm thành thức ăn thừa vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh, vị mang theo vì nhu cầu của vị khác rồi đi, vị thọ thực phần còn thừa của vị bị bệnh, vị thọ dụng vật dùng đến hết đêm vật dùng trong bảy ngày, vật dùng suốt đời khi có duyên cớ,[2] vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[2] Khi có cơn khát vị thọ dụng vật dùng hết đêm để chận đứng cơn khát; khi có bệnh sanh khởi, vị thọ dụng vật dùng trong bảy ngày hoặc vật dùng suốt đời để làm giảm nhẹ cơn bệnh thì vô tội (giải thích theo ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
“Khi có duyên cớ” là khi có bệnh cần ăn để uống thuốc, hoặc một số bệnh phải dùng thức ăn như thuốc trị bệnh đó, ví dụ như các bệnh do suy dinh dưỡng chẳng hạn. Tất nhiên, lúc này vị Tỳ-khưu ý thức làm chủ đoàn thực không lợi dụng những duyên cớ để bị đoàn thực lôi cuốn.
Nhưng chú giải của Bà-la-môn Phật Âm thật ngớ ngẩn, vị Tỳ-khưu “có cơn khát” thì uống nước chứ sao lại dùng đồ ăn “để chặn đứng cơn khát”?
Hơn nữa một Tỳ-khưu ranh manh có thể vô tội vĩnh viễn bằng cách “có cơn khát” suốt đời. Ai có Tha tâm thông hoặc biết rõ vị Tỳ-khưu không bị khát để buộc tội đây?
X. CHƯƠNG SEKHIYA
(ƯNG HỌC PHÁP)
26 Điều về sự đứng đắn, Phẩm tròn đều
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.15 Phẩm tề chỉnh
“[806] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nhìn chỗ này chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà. ...(như trên)... “Ta sẽ đi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống” là việc học tập nên được thực hành.
Nên đi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống thấy khoảng cách bằng cái cày.[4] Vị nào nhìn chỗ này chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[4] Theo ngài Buddhaghosa thì nhìn phía trước ở mặt đất khoảng cách 4 hattha (tương đương 2 mét).”
{
Lật giải:
“Khoảng cách bằng cái cày” là khoảng cách bằng cái cày, quá rõ ràng cụ thể rồi còn cần gì phải chú giải thêm bằng khái niệm mơ hồ “4 hattha”? 2 mét tây hay 2 mét ta? Mét theo đơn vị chiều dài của nước nào, thời nào? Nhìn khoảng cách quá xa không tránh được vật quá gần thì sao?
Vả lại trong điều luật kế tiếp có quy định “Nên ngồi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống thấy khoảng cách bằng cái cày”. Trong nhà, trong phòng có những nơi chật hẹp không đủ 2 mét, vậy làm sao mắt nhìn xuống thấy khoảng cách bằng 2 mét đây?
Quả thật chú giải của ông Bà-la-môn trái đủ mọi điều, càng chú giải càng rối rắm, mơ hồ. Tất nhiên chính từ những rối rắm, mơ hồ này mà các “Lục sư” đời sau tha hồ lách luật, cải biên phá giới.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.16 Phẩm cười giòn,
“[812] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư gây tiếng động ồn tiếng động lớn khi đi ở nơi xóm nhà. ...(như trên)... “Ta sẽ đi ở nơi xóm nhà với giọng nói nhỏ nhẹ” [5] là việc học tập nên được thực hành.”
----------------
Chú thích trong Luật:
[5] Appasaddo: dịch sát nghĩa là “ít tiếng động, tiếng động nhỏ.” Chú Giải cho ví dụ về tiếng động nhỏ như sau: “Trong căn nhà dài 6 mét có ba vị trưởng lão ngồi, một vị ngồi đầu này, một vị ngồi giữa, một vị ngồi đàng cuối (như vậy vị ngồi giữa cách đều hai vị kia một khoảng cách là 3 mét). Khi vị thứ nhất nói nhỏ nhẹ thì vị ngồi ở giữa nghe và biết được nội dung, còn vị kia ngồi cách 6 mét nghe tiếng nói nhưng không biết được nội dung.”
{
Lật giải:
Trong khi chánh Luật quy định nói nhỏ nhẹ khi “đi ở nơi xóm nhà” thì chú giải lại “ví dụ về tiếng động nhỏ... trong căn nhà... ba trưởng lão ngồi, thật trái khoáy và vô lý. Không lẽ để xác định thế nào là “giọng nói nhỏ nhẹ” lại phải bắt tội các trưởng lão vào căn nhà 6 mét để đo lường? Tai các vị tốt dở khác nhau, vị này nghe được, vị kia không nghe được, thế là ngồi đó cãi nhau ư?
Đã thế “vị kia ngồi cách 6 mét nghe tiếng nói nhưng không biết được nội dung” là thế nào? Không lẽ vị này là người ngoài hành tinh hay sao lại có nghe tiếng nhưng không biết gì? “Nói nhỏ nhẹ” kiểu gì người ngồi cách 6 mét còn nghe được? Chắc nói nhỏ nhưng dùng loa chăng?
Đối với âm thanh tiếng động mà chú giải kiểu trên thì muôn đời các Tỳ-khưu cãi nhau về thế nào là nói to, thế nào là nói nhỏ, trừ khi họ có máy đo cường độ âm thanh.
Hãy hỏi một em học sinh bình thường xem chúng có hiểu được thế nào là nói nhỏ nhẹ trong câu “Ta sẽ đi ở nơi xóm nhà với giọng nói nhỏ nhẹ” không? Xem chúng có cần phải giải thích gì thêm không? Rõ ràng các ông luận sư nhàn cư vi bất thiện nên đã làm toàn chuyện “vẽ rắn thêm chân, vẽ sừng cho thỏ, vẽ lông cho rùa”.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.17 Phẩm vật thực
“[826] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang như là có ý muốn đổ bỏ. ...(như trên)... “Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực một cách nghiêm trang[6] là việc học tập nên được thực hành.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
[6] Ngài Buddhaghosa giải thích “sakkaccanti satiṃ upaṭṭhapetvā” là “sau khi đã an trú niệm.””
{
Lật giải:
Giải thích của luận sư Bà-la-môn Phật Âm rất mơ hồ và thừa thãi: một Tỳ-khưu ranh mãnh thọ thực không nghiêm trang nhưng nói rằng họ “đã an trú niệm” rồi thì sao đây? Ai có tha tâm thông để phán xét?
Không lẽ chỉ khi được thọ lãnh vật thực các đệ tử Phật mới phải an trú niệm vì tham ăn? Còn trước khi ăn, trong khi đang ăn, sau khi ăn không cần an trú niệm chăng? Cách thọ lãnh đồ khất thực “nghiêm trang” và “an trú niệm”, khái niệm nào rõ ràng hơn? Cụ thể hơn? Chính xác hơn? Có khi dùng khái niệm ‘nghiêm trang’ chú giải cho khái niệm ‘an trú niệm’ của Phật Âm lại dễ hiểu hơn!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.18 Phẩm vắt cơm
“[844] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục.[7] ...(như trên)... “Ta sẽ không thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục. Vị nào thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa(tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
----------------
Chú thích của dịch giả:
[7] Cụm từ “piṇḍukkhepakaṃ” được dịch sát nghĩa là “sự thảy lên cục (cơm).” Tuy nhiên, khi xem đến phần không phạm tội với các vật thực cứng và các thứ trái cây, chúng tôi hiểu lời giải thích “piṇḍukkhepakanti piṇḍaṃ ukkhipitvā ukkhipitvā” của ngài Buddhaghosa theo cách được ghi lại như trên.”
{
Lật giải:
Thiết nghĩ nếu dịch “piṇḍukkhepakaṃ” nghĩa là “sự thảy lên cục (cơm).” sẽ… sát nghĩa hơn, và có lý hơn. Bởi lẽ, theo cách thọ thực vo tròn thức ăn (đoàn thực) như tại Ấn độ, khái niệm cục (cơm) đúng nghĩa hơn. Lại nữa, việc thảy cục (cơm) khi ăn không hợp với Tăng tướng của vị Tỳ-khưu tại bất kỳ đâu. Tuy nhiên đối với vật thực cứng hoặc trái cây, hành vi này được chấp nhận. Vì vị Tỳ-khưu bắt buộc phải đưa (thảy) các vật thực cứng (như đậu phộng, bắp rang), hoặc trái cây (như trái nho, trái dâu) vào miệng để ăn, nên không bị phạm lỗi.
Cũng theo chú giải của luận sư Bà-la-môn, phải hiểu như thế nào là “một cách liên tục”? Thế nào là “ăn không liên tục” đây? Không lẽ ăn no rồi phải tạm ngưng, lát nữa ăn tiếp mới hợp luật? Không lẽ các Tỳ-khưu tham ăn lắm hay sao phải chế giới cấm này?
Một vị Tỳ-khưu khác đã dịch điều luật này như sau: “Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn bằng cách tung hứng vắt cơm”. Thiết nghĩ đây là sát nghĩa nhất và cũng dễ hiểu nhất, hợp lý nhất. Với điều luật này các Tỳ-khưu dễ hiểu nên dễ thực hành theo.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.19 Phẩm vắt cơm
“[845] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một.[8] ...(như trên)... “Ta sẽ không thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một” là việc học tập nên được thực hành.
Không nên thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một. Vị nào thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
----------------
Chú thích của dịch giả:
[8] Cụm từ “kabaḷāvacchedaka” được dịch sát nghĩa là “sự cắn vắt cơm làm hai.” Cũng như điều trên, khi xem đến phần không phạm tội với các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, chúng tôi hiểu lời giải thích “kabaḷāvacchedakanti kabaḷaṃ avacchinditvā avacchindivā” của ngài Buddhaghosa theo cách được ghi lại như trên, nói nôm na là “ăn theo lối nhâm nhi.””
{
Bình:
Theo chú giải của Bà-la-môn Phật Âm: ăn liên tục cũng bị tội, ăn từng chút một cũng không được, vậy phải ăn như thế nào đây? Theo cách luận giải của Phật Âm, vị Tỷ-khưu chánh niệm, ăn chậm, nhai kĩ có thể phạm luật.
Sở dĩ các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư phải cắn vắt cơm làm hai là vì họ vắt nắm cơm quá lớn. Luật quy định “không cắn vắt cơm làm hai” nhằm tránh tình trạng này. Tuy vậy đối với vật thực cứng (bánh tráng...) hoặc trái cây (chuối, xoài, đu đủ...) hoặc các món ăn đặc biệt (kem cây, kẹo kéo) phải cắn ra mới ăn được nên vô tội.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 3.20 Phẩm húp thành tiếng
“[853] Duyên khởi ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự nạo vét bình bát.[9] ...(như trên)... “Ta sẽ không thọ thực có sự nạo vét bình bát” là việc học tập nên được thực hành.”
----------------
Chú thích của dịch giả:
[9] Từ “nillehakaṃ” nghĩa là sự liếm, vét trong ba cụm từ “hattha-nillehakaṃ, patta-nillehakaṃ, oṭṭha-nillehakaṃ” liên quan đến tay, bình bát, và môi. Sở dĩ chúng tôi không dịch là “liếm bình bát” vì điều ấy không thể thực hiện được nên ghi là “nạo vét.” Nếu vị Tỳ-khưu thọ thực trong đĩa thì từ “liếm” có thể áp dụng.”
{
Bình:
Dân gian còn xem hạt cơm là hạt ngọc của trời, huống hồ Tỳ-khưu. Do vậy Tỳ-khưu không nên phí phạm của trời cho, không nên lấy quá nhiều đồ ăn rồi đổ đi, mà phải “nạo vét” sạch bình bát để không phí của trời. Bởi thế, theo ông Bà-la-môn không “nạo vét” bình bát, phải để đồ ăn dư còn lại rồi đổ đi mới không phạm tội ư?
Bình bát không thể liếm phần dưới nhưng vẫn có thể liếm phần trên. Mấy vị Tỳ-khưu nhóm Lục Sư là hay lách luật phá hạnh, có thể làm điều này. Do vậy, thiết nghĩ điều luật trên nên dịch là “Ta sẽ không thọ thực liếm bình bát”, hoặc theo bản dịch của một vị Tỳ-khưu khác “Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn liếm bình bát” là chính xác hơn, và thích hợp với oai nghi Tăng tướng.
CÒN TIẾP PHẦN 4
________________________________

(*) Theo bản dịch tạng Luật tiếng Việt của tỳ-khưu Indacanda - Trương Đình Dũng







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét