PHẬT ÂM - BUDDHAGHOSA
Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm
trong Phật giáo Nam Tông
Tập khảo luận vạch trần các chú thích nham hiểm
Hoàng Thiên
Phần 6
TIỂU PHẨM
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.1 Tiểu Phẩm, I. Chương Hành Sự, 1. Hành Sự Khiển Trách (Tajjanīyakammaṃ):
“[1] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi (Xá Vệ), Jetavana (Kỳ Viên, tu viện của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Chính vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka, [1] bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các Tỳ-khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy:
- Này các Đại Đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Thứ tự được ngài Buddhaghosa trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở thành Sāvatthi, hai vị Mettiya và Bhummajaka ở thành Rājagaha, hai vị Assaji và Punabbasuka ở vùng Kiṭāgiri.”
{
Lật giải:
Thứ tự trình bày của “ngài” Phật Âm căn cứ từ tài liệu đáng tin cậy nào? Nhờ đâu một luận sư Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm biết được “thứ tự” này? Những người con Phật không vội cả tin những chú thích vô căn cứ, nhất là từ một ông Bà-la-môn “đã hoàn tất việc huấn luyện theo phái "vijja" và "sippa” của Bà-la-môn giáo. Và lại họ càng không thể dựa vào đây để một chiều kính tin Thánh tăng này, Bồ-tát nọ để rồi bị dẫn xuống địa ngục vì tà kiến.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.2 Tiểu Phẩm, I. Chương Hành Sự, 1. Hành Sự Khiển Trách (tt):
“[5] Này các Tỳ-khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được,[3] được thực thi với tội đã được sám hối. Này các Tỳ-khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.”
----------------
Chú thích của Phật Âm (?):
“[3] Là tội pārājika (bất cộng trú) hoặc saṅghādisesa (tăng tàng).”
{
Lật giải:
Chú thích [3] không rõ của ai và vì không dựa trên chánh Luật do vậy cần xem xét lại. Theo đoạn chánh Luật trên, có thể hiểu “hành sự khiển trách” là sai pháp khi hội đủ ba điều kiện: đối với vị không phạm tội (mà khiển trách đương nhiên là sai pháp), với tội quá nặng không sám hối được (không cần khiển trách mà phải trục xuất), và trường hợp phạm tội có thể sám hối và đã sám hối rồi (xem như được vô tội).
Do vậy “Tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được” mà giải thích là tội Bất cộng trú còn hợp lý, chứ với tội Tăng tàng thì không hợp lý. Vì ngay trong tạng Luật đã có nhiều vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni phạm Tăng tàng đều được sám hối sau khi bị khiển trách và xử phạt, thậm chí nhiều lần như trường hợp của Đại Đức Udayi chẳng hạn. Mỗi lần như vậy Đại Đức Udayi đều bị khiển trách trước khi bị xử phạt. Có thể do đặt chú thích ở sai vị trí nên đã gây ngộ nhận.
Chú thích [3] đặt như sau sẽ hợp lý hơn: “... Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi với tội đã được sám hối. [3]”
Tức là tội không sám hối được là tội pārājika (bất cộng trú), còn tội đã được sám hối là tội saṅghādisesa (tăng tàng) và đã thụ án xong.
Chỉ có điều chú thích ở đây trở thành ‘thích chú giải’, không cần thiết.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.3 Tiểu Phẩm, I. Chương Hành Sự, 1. Hành Sự Khiển Trách (tt):
“[29] Này các Tỳ-khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị Tỳ-khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, vị bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, vị bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy.[4] Này các Tỳ-khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị Tỳ-khưu hội đủ ba đặc tính này.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[4] Adhisīla (Tăng Thượng Giới) gồm bốn tội pārājika và mười ba tội saṅghādisesa, ajjhācāra(tăng thượng hạnh) là tội thuộc năm nhóm tội còn lại của giới bổn Pātimokkha, atidiṭṭhi là không theo chánh kiến và chấp thủ tà kiến (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Xem lại lật giải số 3.3 Phân tích giới Tỳ-khưu, Điều học thứ bảy, Phần Tơ Tằm; và lật giải số 5.6Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 7. Tụng phẩm thứ bảy.
Các chú thích Bà-la-môn Phật Âm không những khác biệt với những định nghĩa trong chánh Luật mà chính chúng cũng khác nhau. Hãy so sánh lại các chú thích về khái niệm Adhisīla - Tăng Thượng Giới sẽ thấy sự khác biệt này:
Ø Chú thích số [4] của trích đoạn chánh Luật, Điều học cho tội Ưng Xả Đối Trị thứ bảy, Phần Tơ Tằm:
“[4] Adhisīla: Tăng Thượng Giới là giới bổn Pātimokkha. Adhicitta: Tăng Thượng Tâm là sự tu tập các loại định hợp thế. Adhipaññā: Tăng Thượng Tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
Rõ ràng Phật Âm Bà-la-môn chú thích về “Tăng Thượng Giới” khác nhau hoàn toàn: một đàng“Adhisīla” là giới bổn Pātimokkha, đàng khác “Adhisīla” là gồm bốn tội pārājika và mười ba tộisaṅghādisesa. Và cả hai chú thích này đều không giống với những định nghĩa rõ ràng, cụ thể, nhất quán, trước sau như một trong chánh Kinh và chánh Luật.
Những ai có trí còn dám tin càn mọi chú thích chú giải vô lối tuỳ tiện của vị hậu bối Bà-la-môn này?
Đã đến lúc những gì của Bà-la-môn phải trả về cho Bà-la-môn, những gì của Nguyên thủy phải trả về cho Nguyên thủy.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.4 Tiểu Phẩm, II. Chương Parivāsa
“[321] ... Sau khi khiển trách, Ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, các Tỳ-khưu hành parivāsa không nên tiếp nhận sự đảnh lễ, sự đứng dậy, sự chắp tay, hành động thích hợp, sự sửa soạn chỗ ngồi, sự sửa soạn chỗ nằm, nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, sự tiếp rước y bát, sự kỳ cọ lưng trong khi tắm của các Tỳ-khưu trong sạch; vị nào tiếp nhận thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép việc đảnh lễ, việc đứng dậy, việc chắp tay, hành động thích hợp, việc sửa soạn chỗ ngồi, việc sửa soạn chỗ nằm, nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, việc tiếp rước y bát, việc kỳ cọ lưng trong khi tắm giữa các Tỳ-khưu hành parivāsa với nhau được tính theo thâm niên.
Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép năm sự việc là lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, y tắm mưa, sự phân chia (vật cúng dường), bữa thọ trai được tính theo thâm niên cho các Tỳ-khưu hành parivāsa.[1] Này các Tỳ-khưu, như vậy thì Ta sẽ quy định phận sự cho các Tỳ-khưu hành parivāsa, các Tỳ-khưu hành parivāsa nên thực hành theo như thế.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Ngài Buddhaghosa giải thích là theo thứ tự thâm niên so với các Tỳ-khưu trong sạch.”
{
Lật giải:
Thông thường từ “Parivāsa” được hiểu là biệt trú, cách ly. Theo đây Chương Parivāsa là chương liên quan đến các hành xử thích đáng đối với một Tỳ-khưu phạm tội bị phạt biệt trú. Bên cạnh đó còn một quy định “Parivāsa” về bốn tháng biệt trú đối với ngoại đạo xin xuất gia.
Trong đoạn Luật trên, Đức Phật đã quy định quá rõ ràng cụ thể tính theo thâm niên “giữa các Tỳ-khưu hành parivāsa với nhau”, “tính theo thâm niên cho các Tỳ-khưu hành parivāsa”. Điều này có nghĩa, giữa các vị bị phạt biệt trú vẫn phải cư xử với nhau theo thâm niên trong “năm sự việc là lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, y tắm mưa, sự phân chia (vật cúng dường), bữa thọ trai”.
Ví dụ khi thọ trai, các Tỳ-khưu bị phạt biệt trú ngồi riêng với nhau và vẫn phải theo thứ tự thâm niên chứ không được lẫn lộn; hoặc khi hành lễ, khi nhận tứ sự cúng dường, nhận y tắm mưa các Tỳ-khưu bị phạt biệt trú cũng phải theo thâm niên với nhau.
Thế nhưng Phật Âm Bà-la-môn vẫn ngang nhiên phớt lờ quy định của Đức Thế Tôn, coi thường các Tỳ-khưu trong sạch, cho phép các Tỳ-khưu phạm tội hành parivāsa “thứ tự thâm niên so với các Tỳ-khưu trong sạch” (?) Cứ theo chú thích của Phật Âm thử hỏi hành xử parivāsa còn có ý nghĩa gì? Hẳn ông Bà-la-môn giả sư này cố tình muốn xoá nhoà ranh giới giữa tội lỗi và thanh tịnh, bới tung lật úp để vàng thau lẫn lộn.
Ông Bà-la-môn giả sư này đã không đọc kỹ ngay từ đầu Chương Parivāsa, hoặc đọc nhưng không hiểu, hoặc hiểu nhưng cố tình lờ đi để chú thích trái với lời Đức Thế Tôn. Rõ ràng Phật Âm Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm đã tự tôn quá cao, tự quyền quá trớn trong Phật giáo.
Nếu tất cả các Tỳ-khưu tuân theo lời Đức Thế Tôn, thực hiện hành sự Parivāsa (biệt trú 4 tháng) nghiêm khắc, với các ông Bà-la-môn ngoại học như Phật Âm, Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước... Sau đó Tăng chúng xem xét cẩn thận, nếu thấy được mới cho họ xuất gia. Và dù các ông Bà-la-môn này được xuất gia, họ vẫn phải hành xử theo chánh Luật Pātimokkha một cách khách quan. Nếu luật Pātimokkha được thực thi nghiêm túc như vậy, các ông luận sư gián điệp Bà-la-môn như Phật Âm làm sao có thể tung hoành tác quái cho được, chứ đừng nói gì đến chuyện làm “Thánh tăng”, “Bồ-tát” trong Phật giáo?
_________________
Dẫn: Đoạn trích Luật dưới đây liên quan đến việc hành phạt biệt trú (parivāsa). Ngài Upāli hỏi Đức Thế Tôn về trường hợp vị Tỳ-khưu không thực hiện án phạt biệt trú liên tục, tức là bị “đứt đêm”.
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.5 Tiểu Phẩm, II. Chương Parivāsa
“[331] Khi ấy, Đại Đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Đại Đức Upāli đã nói với đức Thế Tôn rằng:
- Bạch Ngài, vị Tỳ-khưu hành parivāsa có bao nhiêu sự đứt đêm?
- Này Upāli, vị Tỳ-khưu hành parivāsa có ba sự đứt đêm: sự cư ngụ chung (với các hạng Tỳ-khưu đã nêu trong phần phận sự ở trên), sự cư ngụ tách rời (chỉ có một mình), sự không trình báo (cho các Tỳ-khưu vãng lai, v.v...).[3] Này Upāli, đây là ba sự đứt đêm của vị Tỳ-khưu hành parivāsa.”
----------------
Chú thích của dịch giả:
“[3] Lời giải thích trong ngoặc đơn dựa vào Chú Giải Samantapāsādikā của ngài Buddhaghosa.”
{
Lật giải:
Căn cứ theo lời dạy của Đức Thế Tôn, trường hợp thứ nhất vị Tỳ-khưu bị biệt trú “đứt đêm” không liên tục là khi vị này không cư trú riêng lại cư ngụ chung với các Tỳ-khưu khác. Cần lưu ý là bất cứ sự cư ngụ chung nào, với bất cứ hạng Tỳ-khưu nào cũng đều bị xem như ‘đứt đêm’. Có sự cách ly như vậy mới gọi là “parivāsa” - biệt trú.
Thế nhưng theo chú thích trong ngoặc đơn của Phật Âm, “Với các hạng Tỳ-khưu đã nêu trong phần phận sự ở trên” lại dễ gây ngộ nhận là ngoài các hạng Tỳ-khưu này, các Tỳ-khưu hành phạt biệt trú có quyền cư ngụ chung với các Tỳ-khưu khác, hoặc với người khác... Sự ngộ nhận này càng rõ hơn khi Phật Âm giải thích trường hợp thứ hai.
Trường hợp thứ hai “sự cư ngụ tách rời”, theo ý nghĩa của chánh Luật là khi vị Tỳ-khưu biệt trú tách rời khỏi hội chúng, thoát khỏi sự kiểm soát của hội chúng, không có ai chứng kiến sự biệt trú của Tỳ-khưu do vậy không được tính là liên tục. Nói cách khác, vị Tỳ-khưu hành biệt trú phải cư ngụ một mình nhưng không được tách rời khỏi sự quản lý, giám sát của hội chúng, có vậy hành phạt parivāsa mới được tính đếm.
Thế nhưng Phật Âm lại giải thích trái khoáy thành vị Tỳ-khưu hành biệt trú bị đứt đêm khi “sự cư ngụ tách rời chỉ có một mình”, điều này có nghĩa vị này muốn không đứt đêm phải cư ngụ chung với hai ba mình (?) Và như vậy còn gì là “parivāsa” - biệt trú? Thử hỏi vị Tỳ-khưu không cư ngụ tách rời một mình làm sao gọi là “biệt trú - parivāsa” được? Nhưng dù vị Tỳ-khưu biệt trú một mình nhưng hội chúng vẫn quản lý được, vẫn giám sát được, như vậy thời gian hành phạt mới được tính đếm. Với kiểu giải thích lắt léo của Phật Âm, hành phạt parivāsa của đạo Phật trở thành vô nghĩa lý.
Trường hợp thứ ba bị đứt đêm do “Sự không trình báo”, đó là trường hợp vị Tỳ-khưu bị hành phạt biệt trú vãng lai đến trú xứ khác không báo cho các Tỳ-khưu sở tại để tiếp tục thực hành án phạt biệt trú tại nơi mới đến. Quy định này để đối trị với các Tỳ-khưu rắn mắt như nhóm Lục Sư “ăn gian” thời gian thọ phạt, bằng cách đến trú xứ khác và lờ đi án phạt. Do vậy vị Tỳ-khưu bị phạt “parivāsa” cũng phải trình báo cho các Tỳ-khưu tại trụ xứ mới biết để được tiếp tục thực thi án phạt. Nếu vị này không trình báo, xem như bị “đứt đêm”, “parivāsa” không được tính thời gian liên tục.
Ngược lại, theo chú thích của Phật Âm, vị Tỳ-khưu tại chỗ bị hành phạt biệt trú phải báo với Tỳ-khưu vãng lai (?) Tại sao phải báo? Vị Tỳ-khưu vãng lai có trách nhiệm gì về quản lý, phân xử, phán định Tỳ-khưu sở tại bị phạt? Thử hỏi vị Tỳ-khưu biệt trú phải báo với Tỳ-khưu vãng lai xa lạ có lợi ích gì, nhất là khi mọi người không biết rõ về vị Tỳ-khưu vãng lai?
Gặp trường hợp vị Tỳ-khưu vãng lai cũng phạm tội thì sao? Hoặc giả vị Tỳ-khưu vãng lai cũng là kẻ trộm tướng mạo Tỳ-khưu như Phật Âm, sau khi biết chuyện họ lại đi nói xấu Tăng chúng có phải nguy hại hơn không?
Rõ ràng các chú thích của luận sư Bà-la-môn không những vừa nghịch lý lại còn thâm hiểm nữa!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.7 Tiểu Phẩm, III. Chương Tích Lũy Tội (tt)
“[466] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy đã kể lại cho các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Đại Đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu); vậy tôi nên thực hành như thế nào?
Các vị Tỳ-khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, vì việc ấy hội chúng hãy ban cho hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch(suddhantaparivāsa) [1] của các tội ấy đến vị Tỳ-khưu ấy.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Bản dịch Anh ngữ của Rhydavis và Oldenberg chú thích rằng: Buddhaghosa giải thích số lượng đêm thực hành suddhantaparivāsa nên tính từ lúc tu lên bậc trên đến ngày hôm ấy. Cách thức đang được áp dụng là xác định thời gian được trong sạch sau ngày tu lên bậc trên rồi thực hành suddhantaparivāsa cho thời gian còn lại. Lối giải thích này phù hợp với ý nghĩa của từ suddhanta = suddha + anta = thời điểm cuối khi được trong sạch”
{
Lật giải:
Trước hết, cần nói lại cho rõ là vị Tỳ-khưu trên vẫn phải chịu hành phạt biệt trú - parivāsa, nhưng theo hình thức “suddhantaparivāsa”. Hình thức này khác hơn hành phạt parivāsa thông thường như thế nào? bao nhiêu đêm?
Đây là một vấn đề khó, các Tỳ-khưu trưởng lão cần thảo luận thêm để làm cho rõ. Thiết nghĩ, cách dịch “suddhantaparivāsa” là “hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch” chưa thích đáng lắm, vì dễ gây ngộ nhận thành “hoàn toàn vô tội”, vả lại đã “hoàn toàn trong sạch” sao lại còn bị hành phạt, hơn nữa đã phạm nhiều tội tăng tàn thì làm sao “hoàn toàn trong sạch” cho được (?)
Theo kiểu chiết tự “suddhanta = suddha + anta” có thể hiểu vị Tỳ-khưu trên chịu hành phạt biệt trú - parivāsa theo khung hình phạt được tính trong sạch ngay thời điểm cuối cùng khi vị ấy khai báo, tức là ngay lúc này vị ấy không phạm tội (mới).
Do vậy cụm từ “suddhantaparivāsa” nên dịch theo nguyên văn là “hành phạt parivāsa trong sạch trong thời điểm cuối” lúc khai báo.
Còn việc xác định số đêm bao nhiêu, theo luận sư Bà-la-môn Phật Âm là hoàn toàn chủ quan và không có căn cứ. Ai chấp thuận lối giải thích “số lượng đêm thực hành suddhantaparivāsa nên tính từ lúc tu lên bậc trên đến ngày hôm ấy” hãy đưa ra chứng cứ để chứng minh cho cách tính này. Vị Tỳ-khưu “phạm nhiều tội tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu).”; điều này không có nghĩa ngay từ lúc tu lên bậc trên vị ấy phạm các tội Tăng tàn, và cũng không có nghĩa vị ấy cố tình phạm nhiều tội và cố tình che dấu (Theo trình bày chính vị ấy cũng không biết, không nhớ, và có sự nghi ngờ về các tội ấy).
Chính vì thế việc quy định của Bà-la-môn Phật Âm “suddhantaparivāsa nên tính từ lúc tu lên bậc trên đến ngày hôm ấy” là mang tính chủ quan áp đặt và không có cơ sở. Vì chúng không có căn cứ nên không hợp lý, và như tạng Luật nêu rõ “sự không hợp lý không đem lại kết quả”.
Vị Tỳ-khưu đệ tử Phật thực hành giới luật Pātimokkha trước hết theo tinh thần tự giác, tự giải thoát là chính, dựa trên sự biết xấu hổ và ghê sợ tội lỗi nhằm ngăn ngừa nghiệp xấu trong tương lai; bên cạnh đó vị Tỳ-khưu nhờ hội chúng hỗ trợ hướng dẫn thêm.
“Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai!” .
Do vậy theo ý kiến cá nhân, “suddhantaparivāsa” có thể hiểu là hành phạt parivāsa theo kiểu tích lũy tội nhưng trên cơ sở vị ấy đã không biết, không nhớ và có nghi ngờ về tội (phần này thuộc Chương Tích Lũy Tội). Tăng chúng tại chỗ sẽ xem xét và quyết định cụ thể nhằm giúp vị Tỳ-khưu không còn tái phạm nữa và giới thể được thanh tịnh trong sạch.
_________________
Dẫn: Đoạn trích Luật dưới đây và chú thích của Phật Âm liên quan đến một vấn đề hệ trọng ‘Thế nào là tội nhẹ?’
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.8 Tiểu Phẩm, III. Chương Tích Lũy Tội (tt)
“[560] Hai vị Tỳ-khưu phạm tội nhẹ (suddhakaṃ).[3] Hai vị có quan điểm là saṅghādisesa trong tội nhẹ. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy sám hối tội dukkaṭa (tác ác). Cả hai vị nên được xử trí theo Pháp.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[3] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng sau tội saṅghādisesa là nhóm các tội nhẹ (lahukāpatti).”
{
Lật giải:
Giải thích của Phật Âm Bà-la-môn thật thâm độc, làm giảm ý nghĩa quan trọng của các giới tội “sau tội saṅghādisesa” như các tội thuộc Bất định (liên hệ nữ nhân), tội Ưng xả đối trị, tội Ưng đối trị, tội Ưng phát lồ, tội Ưng học pháp... Các giới tội “sau tội saṅghādisesa này” cần phải gìn giữ cẩn trọng, không nhẹ một chút nào. Nếu các Tỳ-khưu tin theo chú thích của Phật Âm, chủ quan xem nhẹ các học giới này sẽ khiến ác pháp tăng trưởng và Tăng chúng suy đồi.
Vì sao? Vì như Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở các Tỳ-khưu “phải thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt”. Những lỗ nhỏ nhưng có thể làm đắm thuyền, do vậy phải cẩn trọng với chúng, không được xem thường. Theo đây “sau tội saṅghādisesa” không phải là nhóm các tội nhẹ như Phật Âm giải thích và Phật Âm cũng nên được xử trí theo pháp, giống như ‘Hai vị có quan điểm là saṅghādisesa trong tội nhẹ’ và ‘Cả hai vị nên được xử trí theo Pháp’
Ở đây tội nhẹ cần hiểu là các tội vi phạm vặt vãnh, mang lại hậu quả không đáng kể, đơn thuần chỉ là sự vô ý nhỏ nhặt, không ảnh hưởng nặng đến giới hạnh của Tỳ-khưu, hoặc không gây tai tiếng cho Tăng đoàn.
Ví dụ như quấn y quá cao, ngồi sai chỗ quy định, vô tình làm cản trở Tỳ-khưu khác v.v... Thế nhưng tuy là tội nhẹ nhưng vẫn phải thấy là tội nhẹ, không giấu diếm. Ngược lại, vị nào che dấu (cho dù tội nhẹ) sẽ rơi vào tội tác ác và phải sám hối. Bởi, “Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai!”
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.9 Tiểu Phẩm, IV. Chương Dàn Xếp
“[594] Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka [1] chỉ là các vị mới tu và phước báu ít ỏi. Các vị ấy thường nhận được những chỗ trú ngụ kém thuộc về hội chúng và những bữa ăn tồi.
Vào lúc bấy giờ, dân chúng ở Rājagaha mong muốn cúng dường đến các Tỳ-khưu trưởng lão thức ăn được chuẩn bị hoàn hảo gồm có bơ lỏng, dầu ăn, phần ăn ngon, và thường dâng đến các Tỳ-khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka vật bình thường theo khả năng gồm có cơm tấm và món thứ hai là cháo chua.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Thứ tự được ngài Buddhaghosa trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở thành Sāvatthi, hai vị Mettiya và Bhummajaka ở thành Rājagaha, hai vị Assaji và Punabbasuka ở vùng núi Kīṭā.”
{
Lật giải:
Một người tinh ý đọc đến đây có thế hiểu vì sao Phật Âm lại chú thích cho Tỳ-khưu Mettiya và Bhummajaka là hai người đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Với chú thích này, Phật Âm có thể gây ngộ nhận rằng vì Mettiya và Bhummajaka đứng đầu nhóm Lục Sư (ngoại đạo) cho nên dù đã xuất gia theo Phật giáo, nhưng vẫn còn bị Phật giáo kỳ thị ghét bỏ, bắt ‘Các vị ấy thường nhận được những chỗ trú ngụ kém thuộc về hội chúng và những bữa ăn tồi’, ‘gồm có cơm tấm và món thứ hai là cháo chua’ thật tội nghiệp cho hai vị!
Nguy hại thay, những chú thích vô căn cứ này lại khiến những ai ngây thơ dễ bị hớp hồn, họ sẽ tin ngay rằng Phật Âm quả là ‘thánh Tăng’, Buddhaghosa thật là phi phàm, luận giải chú giải của ‘ngài’ thật là thánh tạng. Thế mới chết vì ‘vô minh là nguyên nhân gây ra đau khổ’!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.10 Tiểu Phẩm, IV. Chương Dàn Xếp (tt)
“[597]... Sau đó, các vị Tỳ-khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, nghe nói các Tỳ-khưu Mettiya và Bhummajaka bôi nhọ Dabba Mallaputta với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, chính vì việc ấy hội chúng hãy ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến Dabba Mallaputta là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ.[2] Và này các Tỳ-khưu, nên ban cho như vầy: Này các Tỳ-khưu, Dabba Mallaputta ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các Tỳ-khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy:
“Bạch các ngài, các Tỳ-khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka này bôi nhọ tôi với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Bạch các ngài, là người thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ tôi đây cầu xin hội chúng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.
Nên cầu xin đến lần thứ nhì. Nên cầu xin đến lần thứ ba:
Bạch các ngài, các Tỳ-khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka này bôi nhọ tôi với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Bạch các ngài, là người thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ tôi đây cầu xin hội chúng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ lần thứ ba.””
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[2] Ngài Buddhaghosa giải thích cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ này nên cho đến chính vị có các lậu hoặc đã được đoạn diệt, không cho đến vị khác ngay cả vị Bất Lai (antamaso anāgāminopi).”
{
Lật giải:
Hành sự ghi nhớ là sự công bố công khai xin hội chúng ghi nhận sự trong sạch của mình trước sự bôi nhọ hư hỏng về giới không có nguyên cớ của người khác. Hành xử này vừa bảo vệ thanh danh cho vị Tỳ-khưu trong sạch vừa “vạch mặt chỉ tên” kẻ bôi nhọ. Vì thế tất cả Tỳ-khưu đều được quyền hành sự ghi nhớ một cách công bằng chứ không như sự giải thích xấc xược của Phật Âm Bà-la-môn ‘nên cho đến chính vị có các lậu hoặc đã được đoạn diệt, không cho đến vị khác ngay cả vị Bất Lai.’ Vị Bà-la-môn hậu bối này là ai lại lộng hành, lại có quyền ban định cho hay không cho phép hành xử đối với cả các Thánh Tăng A La Hán, các vị Bất Lai của Đạo Phật?
Hẳn, ông Bà-la-môn giả sư thừa biết các Tỳ-khưu sau này sẽ bị các Bà-la-môn, các ngoại học ác tâm vu cáo cho nên không cho các Tỳ-khưu được phép hành sự ghi nhớ để họ phải mang tiếng oan trước hội chúng. Đây lại thêm một minh chứng cho sự thâm độc của luận sư Bà-la-môn Phật Âm.
Trong khi ở đoạn [599] Đức Phật đã nói rõ có năm yếu tố để tiến hành hành sự ghi nhớ đúng Pháp, thế nhưng Phật Âm mới chỉ là một luận sư Bà-la-môn bình thường, sống sau Phật cả ngàn năm, nhảy ngang vào Đạo Phật bỏ qua các quy định này, vênh váo ngăn cấm “không cho đến vị khác ngay cả vị Bất Lai”. Bà-la-môn Phật Âm đã qua mặt Đức Thế Tôn, coi thường Thánh Tăng, xúc phạm Tăng Bảo đến như vậy được sao?
Ngoài Đức Thế Tôn, ai biết vị Tỳ-khưu khác đã đoạn diệt lậu hoặc, ai là vị Bất Lai mà cho phép hay không cho phép? Ông Bà-la-môn sống sau Phật một ngàn năm ư? Bằng chứng gì để tin điều này? Ông ta có quyền năng gì kia chứ? Các Tỳ-khưu tịnh hạnh đâu rồi, sao không “chỉ tận tay, day tận trán” kẻ trộm tướng mạo Tỳ-khưu? Ai tin theo giả sư Bà-la-môn hẳn cũng không thoát khỏi tội đồng lõa.
_________________
Dẫn: Trong khi hội chúng có sự tranh tụng với nhau, Tăng chúng có thể tiến hành việc phân phát thẻ (giống như hình thức bỏ phiếu) để lấy ý kiến tập thể. Tuy nhiên không phải bất cứ sự tranh tụng nào cũng phân phát thẻ. Trích đoạn Luật [612] dưới đây Đức Phật dạy về mười trường hợp phân phát thẻ không đúng pháp.
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.11 Tiểu Phẩm, IV. Chương Dàn Xếp (tt)
“[612] Này các Tỳ-khưu, đây là mười sự phân phát thẻ không đúng Pháp, mười (sự phân phát thẻ) đúng Pháp.
Thế nào là mười sự phân phát thẻ không đúng Pháp?
- Khi sự tranh tụng là việc nhỏ nhặt, chưa đến mức phải xử lý,[3] không được nhớ lại hoặc (không được) làm cho nhớ lại, (vị phân phát thẻ) biết rằng: “Các vị nói sai Pháp là nhiều hơn,” (nghĩ rằng): “Có lẽ các vị nói sai Pháp là nhiều hơn,” biết rằng: “Hội chúng sẽ bị chia rẽ,” (nghĩ rằng): “Có lẽ hội chúng sẽ bị chia rẽ,” các vị nhận lãnh thẻ không được hợp lệ, các vị có sự chia phe nhóm khi nhận lãnh thẻ, các vị nhận lãnh không theo quan điểm (của bản thân).
Đây là mười sự phân phát thẻ không đúng Pháp.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[3] Na gatigataṃ hoti: Ngài Buddhaghosa giải thích rằng sự tranh tụng ấy chưa được đưa đến hai ba trú xứ, chưa được phán xét tại nơi ấy hoặc tại chính nơi kia.”
{
Lật giải:
Rõ ràng “Khi sự tranh tụng là việc nhỏ nhặt, chưa đến mức phải xử lý” thì không cần phải tiến hành việc phát thẻ làm gì, vì như vậy là kiểu “chuyện bé xé ra to”. Bản thân những lời Phật dạy đã quá rõ ràng cụ thể còn cần gì đến chú thích nham hiếm của vị Bà-la-môn.
Nói nham hiểm vì, theo Phật Âm, phải đợi cho vấn đề tranh tụng lan rộng ra “đến hai ba trú xứ” mới đến mức phải xử lý, thì e rằng hội chúng đã nát như tương tầu.
Lập lờ giữa tính chất tranh tụng (nhỏ nhặt) với phạm vi tranh tụng (hai ba trú xứ) điều này có thể dẫn đến những bất đồng lớn giữa các hội chúng, đây là thâm ý hiểm hóc của ông Bà-la-môn giả sư.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.12 Tiểu Phẩm, IV. Chương Dàn Xếp (tt)
“[669] Ở đây, việc nào là sự phạm tội (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tội?
- Năm nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội, và bảy nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy là sự phạm tội (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tội.
Ở đây, việc nào là āpatti (sự phạm tội) không là sự tranh tụng?
- Quả vị Nhập Lưu (Sotāpatti), sự thành đạt (samāpatti) (đây là nghệ thuật chơi chữ với từ āpatti); việc ấy là āpatti (sự phạm tội) không là sự tranh tụng.”
----------------
Bình:
Không biết phần trong ngoặc đơn “(đây là nghệ thuật chơi chữ với từ āpatti)” là chú thích trong chánh Luật hay của Phật Âm hay của dịch giả? Nếu trong chánh Luật không có, thì dù của ai chăng nữa cũng cần thận trọng, cần giữ nguyên văn chánh gốc, hoặc nếu có chú thích phải ghi rõ người chú thích, nguồn chú thích để tránh gây ngộ nhận, đặc biệt trong trường hợp nêu trên.
Như đã nói ở trước, Luật là Luật, Luật cần phải minh bạch rõ ràng. Luật không phải là thứ văn chương rởm đời mà cần “nghệ thuật chơi chữ” gì ở đây. Vả lại “chơi chữ” kiểu này lại bị “chữ chơi” mất thôi, vì khiến người đọc nghĩ rằng “quả vị Nhập Lưu” và “sự thành đạt” là sự phạm tội (?) Hãy đọc lại mạch văn bị chữ chơi: “Quả vị Nhập Lưu, sự thành đạt; việc ấy là sự phạm tội, không là sự tranh tụng” Chơi chữ kiểu này, tạng Luật Pātimokkha đã bị một kẻ bí mật nào đó “chơi chữ” mất rồi!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.13 Tiểu Phẩm, V. Chương Tiểu Sự
“[37] Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư sử dụng các vòng đế bình bát màu sặc sỡ: loại có tranh vẽ, loại có đắp hình nổi. Các vị đi đó đây phô trương những thứ ấy ngay cả ở nơi đường phố. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, không nên sử dụng các vòng đế bình bát màu sặc sỡ: loại có tranh vẽ, loại có đắp hình nổi; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép loại vòng đế bình thường.[3]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[3] Ngài Buddhaghosa giải thích loại vòng đế bình thường chính là loại vòng đế có răng cá kiếm đã được cắt.”
{
Lật giải:
“Vòng đế bình thường” là vòng đế bình bát không có màu sắc sặc sỡ, không có tranh vẽ, không đắp hình nổi đặc biệt, không bằng vàng hoặc các quý kim khác, bình thường như bao vòng đế khác. Còn “vòng đế có răng cá kiếm đã được cắt” của ông Bà-la-môn đâu phải là “vòng đế bình thường”, nó là vòng đế khác thường, phá luật một cách không bình thường. Hẳn chỉ có ông giả sư Bà-la-môn mới xem “vòng đế cá kiếm được cắt” là bình thường.
Sở dĩ ở đoạn [36] trước đoạn chánh Luật nêu trên, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư dùng vòng đế bình bát đặc biệt bằng vàng, Đức Phật đã cấm và Ngài cho phép dùng vòng đế bằng thiếc hoặc bằng chì. Nếu các vòng đế này khiến bình bát bị lỏng chỏng, Đức Phật cho phép dùng răng cá kiếm đã cắt gắn thêm vào để giữ yên. Nhưng điều này không có nghĩa là “vòng đế bình thường chính là loại vòng đế có răng cá kiếm đã được cắt” như chú thích mơ hồ và dễ bị hiểu lầm của Phật Âm. Hai trường hợp này khác nhau hoàn toàn.
Hơn nữa giải thích không rõ ràng của ông Bà-la-môn giả sư dễ khiến người ngoài ngộ nhận là các Tỳ-khưu trang bị vũ khí “răng cá kiếm” ngụy trang dưới “vòng đế bình thường” của bình bát. Ai hồ nghi kiểu ‘ném đá dấu tay’ này hãy đọc kỹ các tạng kinh A Hàm cải biên từ tạng Sanskrit phổ biến ở phương bắc, hoặc ‘So sánh Chánh Kinh Pāli và Tà kinh A Hàm’ của Kinh Sư Chánh Tư Duy, sẽ thấy có rất nhiều kiểu “gài mìn” như vậy. Các vua chúa không tin Phật, họ mà nghe bọn ác tâm xiểm tấu là các Tỳ-khưu gặp phiền phức ngay. Trong Phật sử có những lúc Phật giáo bị truy bức, Tăng Ni bị hãm hại, đã chứng minh cho điều này.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.14 Tiểu Phẩm, V. Chương Tiểu Sự (tt)
“[121] Sau đó, khi trải qua đêm ấy vương tử Bodhi đã cho chuẩn bị vật thực thượng hạng loại cứng loại mềm rồi ra lệnh trải các tấm vải trắng ở lâu đài Kokanuda cho đến tận bậc cấp ở ngoài cùng,...
[122] Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y, cầm y bát, rồi đi đến tư gia của vương tử Bodhi. Vào lúc bấy giờ, vương tử Bodhi đứng ở bên ngoài cổng ra vào đang chờ đợi đức Thế Tôn. Rồi vương tử Bodhi đã nhìn thấy đức Thế Tôn đang từ đàng xa đi lại, sau khi nhìn thấy vương tử Bodhi đã từ chỗ ấy đi đến đảnh lễ đức Thế Tôn, sau khi tôn vinh đã đi đến lâu đài Kokanuda. Khi ấy, đức Thế Tôn đã đứng lại cạnh bậc cấp ở ngoài cùng. Rồi vương tử Bodhi đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy bước lên các tấm vải. Bạch ngài, xin đấng Thiện Thệ hãy bước lên các tấm vải, việc ấy sẽ đem lại cho con sự lợi ích và an vui lâu dài.
Khi được nói như vậy, đức Thế Tôn đã im lặng.
Đến lần thứ nhì, …(như trên)…
Đến lần thứ ba, vương tử Bodhi đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy bước lên các tấm vải. Bạch ngài, xin đấng Thiện Thệ hãy bước lên các tấm vải, việc ấy sẽ đem lại cho con sự lợi ích và an vui lâu dài.
Khi ấy, đức Thế Tôn đã nhìn sang Đại Đức Ānanda. Rồi Đại Đức Ānanda đã nói với vương tử Bodhi điều này:
- Thưa vương tử, xin hãy gấp các tấm vải lại. Đức Thế Tôn sẽ không bước lên tấm thảm trải bằng vải. Đấng Như Lai có lòng thương tưởng đến chúng sanh sau này.[4]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[4] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Vương tử Bodhi đã trải ra tấm thảm bằng vải với ước nguyện rằng: “Nếu ta sẽ có được đứa con trai thì đức Thế Tôn sẽ bước lên tấm thảm trải bằng vải của ta.” Và vì vị ấy không thể có con trai nên đức Thế Tôn đã không bước lên. Nếu đức Thế Tôn bước lên, sau này vị vương tử không có con trai có thể sanh tà kiến rằng: “Vị này không phải là Toàn Giác;” đó là nguyên nhân trong việc đức Thế Tôn không bước lên tấm thảm trải bằng vải. Ngay cả các vị Tỳ-khưu trong khi không biết rồi bước lên có thể bị hàng tại gia chê bai, do đó đức Thế Tôn đã quy định điều học về việc này để tránh cho các vị Tỳ-khưu bị chê bai. Đây là nguyên nhân của việc quy định điều học.”
{
Lật giải:
Đoạn chánh Luật trên đã khắc hoạ hạnh đức từ bi cao thượng của Đức Thế Tôn, chính vì “Đấng Như Lai có lòng thương tưởng đến chúng sanh sau này” mà Ngài không bước lên tấm vải trắng. Trong chánh tạng Nikāya, bài kinh Vương Tử Bồ Đề, số 85, Trung Bộ 2, cũng có ghi lại sự kiện này, và ngài Ānanda đã nói rất rõ lý do.
“Rồi Thế Tôn nhìn Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda thưa với vương tử Bodhi:
-- Thưa Vương tử, hãy cho cuộn lại tấm vải, Thế Tôn không có đi bộ trên vải, Như Lai còn nghĩ đến những người thấp kém.”
‘Những người thấp kém’ ở đây là những người nghèo khó cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc; những người già yếu neo đơn áo không đủ manh, chăn không đủ ấm; những trẻ em nghèo khổ rách rưới. Đức Phật vì thương tưởng đến những người này mà Ngài không nỡ bước lên tấm vải. Hãy để dành chúng cho những người kém may mắn, đói rách đáng thương kia. Thật là hạnh Từ Bi vô thượng! Vấn đề đã quá rõ ràng, đã được Tôn giả Ānanda minh định quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần phải bình luận gì thêm.
Thế nhưng, qua ngòi bút của giả sư Bà-la-môn, ý nghĩa cao đẹp trên đã bị bôi đen đi rất nhiều. Những ai tin theo Phật Âm hãy suy nghiệm kỹ các câu hỏi sau đây:
- Thứ nhất: Nhờ đâu một luận sư Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm như Phật Âm lại biết rõ vương tử Bodhi có ước nguyện như trên? Phật Âm có tha tâm thông hồi nào? Chứng minh?
- Thứ hai: Có tài liệu đáng tin cậy nào nói rằng vương tử Bodhi không có con trai? Hoặc không thể có con trai?
- Thứ ba: Nếu quả thật vương tử Bodhi không thể có con trai, thì bậc Chánh Đẳng Chánh Giác có thiếu gì cách giải thích, hoá giải để giúp vương tử Bodhi được hoan hỷ, nhưng tại sao Ngài lại phải im lặng thụ động đến ba lần?
- Thứ tư: Phải chăng nhờ có chú thích của Phật Âm mà mọi người biết rằng dù Phật có hay không có bước lên tấm vải, Ngài vẫn “không phải là Toàn Giác” vì Ngài không thể ban phước cho vương tử Bodhi?
- Thứ năm: Nếu sự thật đúng như điều Phật Âm chú giải, chẳng lẽ hoá ra ngài Ānanda là kẻ nói dối, lươn lẹo hay sao. Thầy trò ông Ānanda bày đặt ra vẻ đạo đức giả hay sao?
- Thứ sáu: Thực sự sau sự kiện này, Đức Phật có chế giới cấm các Tỳ-khưu bước lên các tấm thảm trải bằng vải. Nhưng nguyên nhân chính là vì người tu sĩ có lòng từ bi, có lòng thương tưởng đến những người khác nên không nỡ bước lên tấm thảm trải bằng vải trong khi có biết bao những người nghèo khó rách rưới, các trẻ thiếu mặc cần đến. Còn lý do Phật Âm đưa ra có chủ quan và vô lý không?
- Thứ bảy: Điều cần biết thêm là trong đoạn chánh Luật kế tiếp số [124], có một phụ nữ bị sẩy thai, bà đã khẩn khoản thỉnh cầu các Tỳ-khưu bước lên tấm vải để bà được phước. Các vị Tỳ-khưu ngần ngại không dám, khiến người phụ nữ thất vọng. Các Tỳ-khưu về thưa lại với Đức Thế Tôn và được Ngài dạy: “- Này các Tỳ-khưu, các gia chủ tin vào sự may mắn. Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép bước lên tấm thảm trải bằng vải khi được thỉnh cầu để đem lại sự may mắn”. Qua đây cho thấy các Tỳ-khưu còn có thể “đem lại sự may mắn” khi được thỉnh cầu, chẳng lẽ Đức Phật lại không thể?
Suy nghiệm kỹ các điều trên, mọi người sẽ thấy rõ điều giải thích của Phật Âm là hoàn toàn bịa đặt, không có cơ sở, đã thế lại còn có ác ý với Đức Phật, với ngài Ānanda và cả với chúng Tỳ-khưu.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.15 Tiểu Phẩm, V. Chương Tiểu Sự (tt)
“[150] Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư tỉa râu, để râu dài ra, để chòm râu dưới cằm, để râu thành bốn góc, tạo dáng lông ngực, tạo dáng lông bụng, làm đứng giống ngà voi, cạo lông ở chỗ kín.[6] Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[6] Ở phần giới của Tỳ-khưu-ni, ngài Buddhaghosa giải thích sambādho là hai nách và hạ bộ.”
{
Lật giải:
Một lối giải thích quá thừa và vô duyên, dễ dẫn đến những liên tưởng có hại!
Những ai còn muốn cố tâm bảo vệ cho Phật Âm cần đọc kỹ đoạn chánh Luật dưới đây để thấy giả sư Bà-la-môn chính là hạng đạo sư đã được Đức Thế Tôn nói đến:
“[355] Này Moggallāna, còn có điều khác nữa, ở đây có hạng đạo sư trong khi có lối phân tích không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: “Ta có lối phân tích thanh tịnh” và “Lối phân tích của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.” Các đệ tử biết về chính vị ấy như vầy:
“Ngài đạo sư này trong khi có lối phân tích không thanh tịnh lại tỏ ra rằng: ‘Ta có lối phân tích thanh tịnh’ và ‘Lối phân tích của ta thanh tịnh, trong sạch, không bị hoen ố.’ Nếu chúng ta nói cho các cư sĩ, ông ta sẽ không hoan hỷ. Điều mà ông ta không hoan hỷ, tại sao chúng ta lại gây nên điều ấy cho ông ta? Vả lại, ông ta được hài lòng với vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh; điều gì ông ta sẽ làm, chính ông ta sẽ biết điều ấy.”
Này Moggallāna, như vậy là các đệ tử bảo vệ vị đạo sư về lối giải thích, và như vậy là vị đạo sư mong đợi sự bảo vệ về lối giải thích từ các đệ tử.” (Tiểu Phẩm, Chương VII “Chia rẽ hội chúng”)
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.16 Tiểu Phẩm, V. Chương Tiểu Sự (tt)
“[180]... Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép học tập lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā).[8]”
----------------
Chú thích của Dịch giả:
“[8] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Ở đây ‘saka nirutti’ nghĩa là sự giảng giải được nói ra bởi đấng Chánh Đẳng Giác tức là sự phát biểu bằng ngôn ngữ của xứ Magadha.” Các nhà học giả trong thời hiện tại đã nêu ra tranh luận về vấn đề này biện luận rằng từ sakāya còn có liên quan đến từ saka (bản thân) ám chỉ ngôn ngữ địa phương của mỗi cá nhân, thay vì Sakya (dòng dõi Thích Ca) ý nói đến ngôn ngữ cổ thời bấy giờ theo như lời giải thích của ngài Buddhaghosa”
{
Lật giải: Rõ ràng lời chú thích của Phật Âm vừa gượng ép vừa có ý hạn chế sự phát triển Phật Pháp thông qua ngôn ngữ xứ Magadha. Bởi lẽ, qua thời gian, mấy ai còn biết ngôn ngữ của xứ Magadha mà học tập lời dạy của Phật bằng ngôn ngữ này? Hãy để dành việc học ngôn ngữ cổ cho nhà ngôn ngữ cổ, còn người con Phật hãy biết nghe lời Phật, thực hành theo lời Phật, ‘học tập lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân’.
Thực tế cho thấy các nghi thức tôn giáo bám giữ vào cổ ngữ theo kiểu đọc tụng leo lẻo bắt chước như Vẹt, người nói và người nghe đều không hiểu nghĩa, không suy xét ý tứ lời kinh, sẽ khiến người hành trì theo mang lấy hành nghiệp của loài Vẹt.
Cứ đến các hội chúng “nguyên thủy” sẽ thấy, cả người tụng lẫn người nghe ê a “cổ ngữ” để rồi tất cả cứ như “vịt nghe sấm” hoặc “đàn gảy tai trâu” chứ chẳng hiểu mô tê gì cả. Có rất nhiều Phật tử đã phàn nàn rằng sở dĩ họ không đến chùa Nam Tông vì ở đó tụng toàn thứ tiếng lạ lẫm. Không giúp người nghe hiểu đạo thì làm sao cho họ thấy cái hay để tin theo, thực hành theo, để phát triển Đạo Pháp? Đây chính là lý do vì sao Phật Âm Bà-la-môn ‘chỉ dại’ nên dùng cổ ngữ Magadha.
Vả lại Phật Âm rất tâm lý, bởi lẽ việc học leo lẻo như vẹt rất dễ đối với những người bình dân, với những đứa trẻ. Nhưng một khi các đối tượng này thuộc rồi lại sanh ra ngã mạn, thích khoe khoang ‘ngoại ngữ’. Cho nên có lắm kẻ đã tự hào về “truyền thống vẹt - vịt - tai trâu” của mình,thi nhau leo lẻo những câu những chữ mà chính mình cũng không hiểu. Hành nghiệp vô minh nói lời phù phiếm này là gì nếu không phải là tái sanh làm vẹt, vịt, hay trâu?
Ngược lại, chính nhờ phổ biến Phật Pháp bằng tiếng địa phương mà mọi người tại chỗ mới có dịp tìm hiểu Phật Pháp, mới có dịp biết được ý nghĩa thâm sâu của lời Phật, mới thực hành theo đúng Phật Pháp, mới chứng ngộ được thực sự “Pháp thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, không có thời gian, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu”; nhờ thế Đạo Phật mới phát triển được sâu rộng. Bởi, những người trí không bao giờ chấp nhận thực hành theo kiểu học vẹt, nghe vịt, tai trâu!
Nhìn sang các tôn giáo lớn khác đều thấy một điểm chung là các kinh sách, lời giảng dạy đều được phổ biến bằng ngôn ngữ địa phương, nhờ vậy họ mới phát triển mạnh mẽ được. Nhìn vào thực trạng “èo uột” của Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam cũng đủ thấy sự tác hại của việc không theo đúng lời Phật, chỉ nhắm mắt tin theo lời ‘chỉ dại’ sai trái của các giả sư ngoại học nội gian gián điệp. Rõ ràng sự tin bừa vào một tay luận sư gián điệp nguy hại biết chừng nào. Âu đó cũng là do con người mạt, chứ Pháp của Phật không bao giờ mạt.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.17 Tiểu Phẩm, VI. Chương Trú Xá (tt)
“[230] Vào lúc bấy giờ, chân tường của trú xá bị hư hỏng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép (sử dụng) cây gỗ áp vào.
Tường của trú xá bị thấm nước mưa. …(như trên)…
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép (sử dụng) tấm chắn bảo vệ, vữa hồ.[3]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[3] Ngài Buddhaghosa giải thích vữa hồ được làm bằng đất sét trộn với tro và phân bò.”
{
Lật giải:
Vật liệu một ngàn năm sau của Phật Âm chưa chắc đã đúng với thời Phật. Không lẽ thời bây giờ cũng phải dùng vữa hồ là đất sét trộn tro và phân bò? Chưa nói đến chuyện đất sét, tro và phân bò của chú giải có làm tấm chắn chống thấm nước tốt được không, có vệ sinh tốt không.
Với những người trí ngày nay, những chú thích kiểu này cũng có giá trị ngang với “vữa hồ được làm bằng đất sét trộn với tro và phân bò”, vừa mất vệ sinh, vừa vữa nát.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.18 Tiểu Phẩm, VI. Chương Trú Xá (tt)
“[260] Sau đó, đức Thế Tôn khi đã ngự tại thành Vesālī theo như ý thích đã lên đường đi về phía thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu đệ tử của các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi vượt lên phía trước hội chúng có đức Phật dẫn đầu rồi giành phần các trú xá, giành phần các chỗ nằm(nói rằng): “Chỗ này sẽ dành cho các thầy tế độ của chúng ta, chỗ này sẽ dành cho các thầy dạy học của chúng ta, chỗ này sẽ dành cho chúng ta.”
Khi ấy, Đại Đức Sāriputta đi theo phía sau hội chúng có đức Phật dẫn đầu,[5] vì các trú xá đã bị giành phần và các chỗ nằm đã bị giành phần, trong lúc không có chỗ nằm đã ngồi xuống ở gốc cây nọ. Sau đó vào canh cuối của đêm, đức Thế Tôn thức dậy đã đằng hắng. Đại Đức Sāriputta cũng đã đằng hắng.
- Ai ở đàng kia vậy?
- Bạch Thế Tôn, con là Sāriputta.
- Này Sāriputta, vì sao ngươi lại ngồi ở đây?
Khi ấy, Đại Đức Sāriputta đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
[261] Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng Tỳ-khưu lại và hỏi các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, nghe nói các Tỳ-khưu đệ tử của các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi vượt lên phía trước hội chúng có đức Phật dẫn đầu rồi giành phần các trú xá, giành phần các chỗ nằm (nói rằng): “Chỗ này sẽ dành cho các thầy tế độ của chúng ta, chỗ này sẽ dành cho các thầy dạy học của chúng ta, chỗ này sẽ dành cho chúng ta,” có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[5] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Nghe nói vị trưởng lão trong khi quan tâm các vị bị bệnh, trong giúp đỡ các vị già cả yếu đuối nên đi đến sau tất cả.””
{
Lật giải:
Trong chánh Luật đã ghi rõ rành rành “vì các trú xá đã bị giành phần và các chỗ nằm đã bị giành phần” nên ngài Sāriputta mới không có chỗ nằm, phải ngồi suốt đêm bên gốc cây. Hẳn nhiên người đọc thừa hiểu ngài Sāriputta đã “trình sự việc ấy” là sự việc gì và biết rõ Đức Phật đã “nghe nói” chuyện gì.
Thế nhưng “ngài” Buddhaghosa, sống sau Phật một ngàn năm, vẫn cố tình vờ vịt sự quấy phá của nhóm Lục Sư để vẽ vời một sự việc khác. Chỉ có điều “ngài” đã nghe ai nói? Các Tỳ-khưu đã bị bệnh hoạn hoặc già cả yếu đuối cần ở tại trụ xứ để dưỡng bệnh, trị bệnh chứ đi du hoá đó đây làm gì để gây khó cho Tăng đoàn?
Nếu điều “nghe nói” của Phật Âm Bà-la-môn không có chứng minh cụ thể, thì nó chỉ là kiểu giải thích hồ đồ, nhằm mục đích đánh lạc hướng người đọc, khiến người ta bỏ qua sự quấy rối tàn nhẫn của nhóm Lục Sư và hạnh hy sinh nhẫn nhịn cao đẹp của vị Thánh Tăng Sāriputta.
Với những chú thích ngang ngược, mơ hồ, chung chung nhưng đầy thâm ý như vậy mà Phật Âm lại được tôn vinh là “Thánh Tăng”; và những cuốn sách chú giải, luận giải của ông Bà-la-môn này được biết bao thế hệ Tỳ-khưu đua nhau rao giảng, thử hỏi còn có sự cả tin mê tín nào hơn thế nữa? Những ai một chiều tin theo Bà-la-môn Phật Âm có thực sự còn là “nguyên thủy” không vậy?
_________________
Dẫn: Trích đoạn Luật dưới đây kể chuyện ngài Anuruddha muốn xuất gia theo Phật. Mẹ ngài vì luyến ái con nên không muốn ngài xuất gia. Bà muốn nhờ vua Bhaddiya khuyên ngăn ý định của ngài Anuruddha.
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.19 Tiểu Phẩm, VII. Chương Chia Rẽ Hội Chúng (tt)
“[340] Vào lúc bấy giờ, đức vua Bhaddiya dòng Sākya trị vì lãnh thổ Sākya. Và đức vua là bạn của Anuruddha dòng Sākya. Khi ấy, mẹ của Anuruddha dòng Sākya (nghĩ rằng): “Đức vua Bhaddiya dòng Sākya này trị vì lãnh thổ Sākya là bạn của Anuruddha dòng Sākya. Vị ấy không nhiệt tình rời nhà xuất gia sống không nhà!” nên đã nói với Anuruddha dòng Sākya điều này:
- Này Anuruddha yêu dấu, nếu đức vua Bhaddiya dòng Sākya rời nhà xuất gia sống không nhà, thì con cũng hãy xuất gia như thế.
Sau đó, Anuruddha dòng Sākya đã đi đến gặp đức vua Bhaddiya dòng Sākya, sau khi đến đã nói với đức vua Bhaddiya dòng Sākya điều này:
- Này bạn, việc xuất gia của tôi tùy thuộc vào bạn đó.
- Này bạn, nếu việc xuất gia của bạn tùy thuộc vào tôi, hãy làm cho nó không còn tùy thuộc nữa. Tôi với bạn ... cứ việc xuất gia một cách thoải mái. [1]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Bhaddiya vì thương mến bạn muốn nói rằng: “Tôi với bạn sẽ xuất gia, bạn cứ việc xuất gia một cách thoải mái” nhưng vì lòng ham muốn làm vua ngăn cản trái tim lại nên không thể nói hết câu được.”
{
Lật giải:
Như tạng Luật nêu rõ vua Bhaddiya và Anuruddha là bạn thân của nhau, nên mẹ Anuruddha suy nghĩ về vua Bhaddiya như thế nào, điều này thật dễ hiểu. Còn một ông Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm nhảy ngang vào đạo Phật lại biết rõ tâm tư của vua Bhaddiya là sao? Biết rõ ruột gan của vua Bhaddiya ‘vì lòng ham muốn làm vua ngăn cản trái tim lại nên không thể nói hết câu được’? Phật Âm Bà-la-môn không đoán mò nói bậy được sao?
Không những thế lời giải thích của Phật Âm rất mâu thuẫn “Tôi với bạn sẽ xuất gia, bạn cứ việc xuất gia một cách thoải mái” nghĩa là sao? Bhaddiya đã “vì lòng ham muốn làm vua” mà lại chịu “xuất gia một cách thoải mái” như vậy ư? Đúng là trái tai gai mắt!
Đối với “thánh Tăng” Phật Âm, việc đặt thêm vào tạng Luật ba dấu chấm (...) để cài câu chú thích hồ đồ của mình, việc này có khó không? Dĩ nhiên là không khó, thế nhưng nó có tác dụng khiến những kẻ ngây thơ cả tín liền nghĩ rằng: “Ngài Phật Âm chuyện gì cũng biết, người nào cũng thấu. Quả là Thánh Tăng thật!”, để rồi từ đây tất cả mọi chú thích chú giải của ‘ngài’ Bà-la-môn hậu bối dù sai trái đến đâu cũng đều được tuân theo dễ dàng. Chết bởi vô minh là vì vậy!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.20 Tiểu Phẩm, VII. Chương Chia Rẽ Hội Chúng (tt)
“[386]... - Này Devadatta, thôi đi. Ngươi chớ có hoan hỷ việc chia rẽ hội chúng. Này Devadatta, chia rẽ hội chúng là việc nghiêm trọng. Này Devadatta, kẻ nào phá vỡ sự hợp nhất, kẻ ấy gây nên tội lỗi tồn tại trọn kiếp[4] và bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp. Và này Devadatta, người nào làm hợp nhất hội chúng bị chia rẽ người ấy tạo nên phước báu của Phạm Thiên và sẽ được an vui ở cõi trời trọn kiếp. Này Devadatta, thôi đi. Ngươi chớ có hoan hỷ việc chia rẽ hội chúng. Này Devadatta, chia rẽ hội chúng là việc nghiêm trọng.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[4] Ngài Buddhaghosa giải thích là āyukappaṃ nghĩa là khoảng thời gian của cuộc sống (āyu).”
{
Lật giải:
Rõ ràng “ngài” Buddhaghosa có ý bao che cho Devadatta và giảm mức độ “nghiêm trọng” của việc phá hoà hợp Tăng khi giải thích trọn kiếp là “khoảng thời gian của cuộc sống”. Nếu việc phá hoà hợp Tăng chỉ mang tội trong một kiếp không thôi, thì có gì ghê gớm mà xếp vào năm tội Vô gián. Căn cứ theo đây những kẻ gây tội vô gián giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán, làm Phật chảy máu, phá hoà hợp Tăng có thể thở phào nhẹ nhõm và tiếp tục tạo tội!!! Thật vậy, nhiều kẻ giết người trốn thoát được, chúng có thấy địa ngục “trọn kiếp” trong “khoảng thời gian của cuộc sống” nào đâu?
Những ai tin theo Phật Âm hãy đọc kỹ đoạn chánh Kinh sau đây để cảnh giác trước các chú giải của Phật Âm, nhằm tránh khỏi địa ngục Vô gián vì tà kiến:
“V. Núi (Tạp, Ðại 2, 242c) (Biệt Tạp, Ðại 2, 487c) (S.ii,181)
“... Trú ở Sāvatthi. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Một kiếp, bạch Thế Tôn, dài như thế nào?
-- Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm hay một vài trăm ngàn năm.
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Thế Tôn nói như vậy. Ví như, này Tỷ-kheo, có một hòn núi đá lớn, một do tuần bề dài, một do tuần bề rộng, một do tuần bề cao, không có khe hở, không có lỗ hổng, một tảng đá thuần đặc. Rồi một người đến, cứ sau một trăm năm lại lau hòn đá ấy một lần với tấm vải kàsi.
Này Tỷ-kheo, hòn núi đá lớn ấy được làm như vậy có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp. Như vậy dài, này các Tỷ-kheo, là một kiếp. Với những kiếp dài như vậy, này Tỷ-kheo, hơn một kiếp đã qua, hơn một trăm kiếp đã qua, hơn một ngàn kiếp đã qua, hơn một trăm ngàn kiếp đã qua. Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này... vừa đủ để giải thoát.”
Xin nhắc lại, tội chia rẽ hội chúng là việc nghiêm trọng, là một trong năm đại tội phải đoạ vào địa ngục Vô gián. Và tội lỗi này tồn tại trong một kiếp là ‘Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm hay một vài trăm ngàn năm’. Một kiếp hoàn toàn không phải là ‘khoảng thời gian của cuộc sống’ như Phật Âm Bà-la-môn ‘chỉ dại’. Ai tin Phật Thích Ca, vâng theo Phật Thích Ca. Ai tin Phật Âm nói bậy, đoạ địa ngục đừng trách!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.21 Tiểu Phẩm, VIII. Chương Phận Sự, 6. Phận Sự Của Vị Đi Khất Thực:
“...[427]... Trong khi được dâng vật thực, nên dùng bàn tay trái vén y hai lớp lên, dùng bàn tay phải mở nắp bình bát, rồi dùng hai tay ôm bình bát và thọ lãnh vật thực. Không nên nhìn mặt người nữ thí chủ bố thí vật thực.[2]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[2] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Dầu là người nữ hay người nam, không nên nhìn vào mặt lúc họ đang bố thí vật thực.””
{
Lật giải:
Chánh Luật ghi quá rõ ràng là đối với “người nữ thí chủ”. Vị Tỳ-khưu khi nhận vật thực cúng dường từ nữ thí chủ không nhìn mặt họ, hành vi này vừa là phép lịch sự của một người tu hành đối với người khác phái, vừa tránh những vọng tưởng không tốt, đồng thời tránh những gièm pha không hay của người khác.
Trong khi đó, ông Bà-la-môn giả sư lại ngang ngược vượt qua chánh Luật một cách vô lý, không cho Tỳ-khưu nhìn cả người nam thí chủ là sao? Nam với nam mắc mớ chi không được nhìn?
Cứ kiểu này không chừng người đọc chú thích có quyền nghĩ rằng ông giả sư Bà-la-môn có thể mắc chứng đồng tính, nên suy bụng ta ra bụng người, cấm cả các Tỳ-khưu không được nhìn mặt người nam? Càng đọc kỹ chú thích của Phật Âm càng thấy sự chuyên quyền quá đáng của vị Bà-la-môn này.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.22 Tiểu Phẩm, VII. Chương Chia Rẽ Hội Chúng
“11. PHẬN SỰ ĐỐI VỚI THẦY TẾ ĐỘ:
[439] ... Nếu thầy tế độ muốn có thị giả đi theo, vị ấy nên mặc y nội tròn đều với sự che phủ ba vòng tròn, buộc dây thắt lưng, sửa sang cho tề chỉnh rồi trùm y hai lớp lên, thắt lại dây buộc, rửa ráy, cầm lấy bình bát, rồi nên đi theo làm thị giả cho thầy tế độ. Không nên đi quá xa, không nên đi quá gần. Nên nhận lấy bình bát (của vị thầy) và vật được chứa đựng (trong đó).[3]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[3] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Nên trao bình bát của mình cho vị thầy và nhận lấy bình bát của vị ấy.””
{
Lật giải:
Thật nực cười, Tỳ-khưu đệ tử trao bình bát của mình cho thầy tế độ làm gì? Như vậy còn gì là phận sự của người đệ tử? Hay ông Bà-la-môn muốn bắc cầu cho những đệ tử ranh mãnh thọ vật thực trong bát của thầy?
Việc vị đệ tử nhận lấy bình bát của thầy và cả vật thực chứa trong đó là khi đã khất thực xong, vị đệ tử đỡ giúp bình bát của thầy tế độ để vị thầy khỏi mang nặng, để sắp đặt vật thực cho thầy thọ dụng, và cũng để bày tỏ nghĩa tình của vị đệ tử đối với thầy mình.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.23 Tiểu Phẩm, X. Chương Tỳ-khưu-ni
“[518]...- Này Ānanda, nếu nữ nhân không đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, Phạm hạnh có thể sẽ được tồn tại lâu dài, Thánh Pháp (saddhamma) có thể tồn tại một ngàn năm.[2] Này Ānanda, bởi vì nữ nhân đã xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, giờ đây Phạm hạnh sẽ không tồn tại lâu dài, này Ānanda, giờ đây Thánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.
Này Ānanda, cũng giống như những gia đình có nhiều người nữ, ít người nam thường dễ bị các kẻ cướp, các kẻ trộm đột nhập; này Ānanda, cũng tương tợ như thế, trong Pháp và Luật nào nữ nhân đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà, Phạm hạnh ấy không được tồn tại lâu dài...”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[2] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Nói đến 1000 năm là đề cập đến sự diệt tận các lậu hoặc với sự thành đạt về bốn Tuệ Phân Tích. Từ đó về sau là 1000 năm của sự diệt tận các lậu hoặc do thuần túy Minh Sát, 1000 năm của đạo quả Bất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhập Lưu. Như vậy, Pháp Thành sẽ tồn tại 5000 năm”
{
Lật giải:
Lời Phật dạy quá rõ ràng “tồn tại một ngàn năm” là tồn tại một ngàn năm (1000 năm), “không tồn tại lâu dài.... chỉ còn năm trăm năm” là chỉ còn năm trăm năm (500 năm): chính xác, rõ ràng, cụ thể. Một Tỳ-khưu không mất trí và các căn còn đầy đủ không thể hiểu khác được!
Vả lại trước một vấn đề hệ trọng là sự tồn tại của “Thánh Pháp”, dứt khoát một Bậc Chánh Đẳng Giác không thể lẫn lộn giữa năm trăm năm (500) và năm ngàn năm được (5000). Vậy, căn cứ vào đâu một ông Bà-la-môn sống sau Phật hàng chục thế kỷ, nhảy ngang vào Đạo Phật lại vẽ ra năm lần một ngàn năm như trên? “Thuần tuý Minh Sát” là sao? Có chỗ nào trong chánh Kinh và chánh Luật nói đến “Minh Sát Tuệ”, “Pháp Thành”, hay chỉ có Phật Âm phán ra rồi mọi người cứ thế nhắm mắt mà tin?
Giả sử giờ đây có kẻ nhảy ngang vào Đạo Phật lươn lẹo giải thích “Pháp Thành” tồn tại đến năm mươi ngàn năm (50000) nhờ pháp “Sát minh tuệ cao siêu vi diệu”, đến độ những kẻ diệt chủng, loạn luân, thú dữ cũng thành đạt được đạo quả dễ dàng. Thế nhưng nhiều người vẫn tin theo, thử hỏi những người này có ngây thơ không?
Vì sao Phật Âm lại kéo dài tuổi thọ của “Thánh Pháp” gấp mười lần? Ông Bà-la-môn giả sư có ý đồ tốt chăng? Tất nhiên là không! Vì khi mọi người tin rằng “Pháp Thành” tồn tại năm ngàn năm (5000) cho nên mọi người sẽ dễ chủ quan tin rằng Thánh Pháp thực sự của Phật vẫn còn nguyên, từ đây họ dễ bị ru ngủ để rồi tin ngay tất cả các kinh-luật-luận, chú thích, chú giải của các ông Bà-la-môn gián điệp mà không hề để tâm suy xét.
Xin lưu ý “Thánh Pháp - Saddhamma” bị quên lãng, chứ không phải hình thức tôn giáo mang danh nghĩa Phật giáo không còn. Chính vì thế cho dù Phật giáo hiện nay vẫn còn qua hình thức, thế nhưng Đạo Phật và Thánh Pháp đã không còn. Thật vậy, nếu Đạo Phật thực sự còn, thử hỏi có vị Tỳ-khưu nào còn biết tường tận Bốn Thiền - Bốn Thánh Định tức Chánh Định của Tám Chánh Đạo như thế nào? Trong những kinh nào Đức Phật đã khẳng định Adhidhamma (Thắng Pháp - A-tỳ-đàm) là 37 Phẩm Trợ Đạo? Các phấm này hỗ trợ cho công cuộc tu đạo và hành đạo như thế nào? Tại sao chúng được Đức Thế Tôn và các Thánh Tăng nhắc đến rất nhiều lần, nhưng các con Phật lại bỏ lơ?
Hay mọi người chỉ biết có ‘16 tầng tuệ minh sát’, ‘phồng, xẹp, giở, bước, đạp’; ‘thở vào bút-thô, thở ra bút-thô’, tâm sở, tâm vương, tâm hiệp thế, tâm đáo đại... Những khái niệm này Đức Phật dạy ở đâu? trong Kinh - Luật nào, có giá trị diệt khổ cụ thể như thế nào? Hay chúng chỉ do các luận sư Bà-la-môn như Phật Âm vẽ ra, tung vào Đạo Phật để phá hoại Phật Pháp? Nếu Đạo Phật còn thì tất cả Tăng Ni đều phải y cứ theo đúng chánh Kinh và chánh Luật, chứ không có chuyện nhất ngôn y chỉ vào tạng Luận của các luận sư Bà-la-môn như Phật Âm để rồi quay lại xem lời Phật trong Chánh Kinh chỉ là thường pháp, là tục đế (?). Mọi người không y chỉ vào Chánh Kinh Nikāya - Chánh Luật Patimokkha mà chỉ biết học theo các giáo điều trong “Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) mà chư Tăng ngày nay lấy làm kinh chánh để tu học về GIỚI - ĐỊNH - TUỆ” (sđd), như vậy Thánh Pháp không biến mất là gì?
Nếu mọi người tin vào lời cảnh giác của Đức Thế Tôn về “Thánh Pháp” chỉ tồn tại có năm trăm năm (500), nhờ vậy phải cảnh giác với tất cả những ông Bà-la-môn như Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm cùng các kinh-luật-luận do họ kết tập thì Phật giáo đâu đến nỗi mất gốc, mất ngọn, phân hoá thành tám muôn bốn ngàn mảnh như hiện nay?
Mọi người con Phật, nhất là những ai cả tin mê tín, hãy đọc kỹ chánh Kinh và chánh Luật để hiểu rõ hơn lời tiên tri chính xác của Đức Chánh Biến Tri. Nhờ vậy nhận thức rõ thực tế để cảnh giác, để tìm lại đúng đường, chứ không phải để phân vân, mù quáng. Đây là vấn đề giữa Chánh kiến và tà kiến, cõi trời và địa ngục chứ không phải đơn giản. Hãy thận trọng, chớ có tin bừa!!!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.24 Tiểu Phẩm, X. Chương Tỳ-khưu-ni (tt)
“[599] Vào lúc bấy giờ, có phụ nữ mang thai nọ được xuất gia nơi các Tỳ-khưu-ni. Khi cô ấy đã xuất gia, cái thai đã chào đời. Khi ấy, vị Tỳ-khưu-ni ấy đã khởi ý điều này: “Ta nên thực hành như thế nào liên quan đến đứa bé trai này?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép nuôi dưỡng cho đến khi đứa bé trai ấy đạt được sự hiểu biết.[9]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[9] Ngài Buddhaghosa giải thích là cho đến khi đứa bé có thể nhai, ăn, tắm, trang phục đúng cách.”
{
Lật giải:
Một đứa bé đi chưa vững, có biết “nhai, ăn, tắm” không? Theo Phật Âm, đứa bé này đã “đạt được sự hiểu biết” ư? Một đứa bé “biết trang phục đúng cách” là “đã đạt được sự hiểu biết” sao?
Các con trai thường không quan tâm đến “trang phục đúng cách” như con gái, các chú Tiểu sống trong chùa quen hạnh không chú ý đến trang phục, chỉ quen với áo nâu sòng, gặp các vị này các Tỳ-khưu-ni phải nuôi suốt đời hay sao?
“Thánh Tăng” sao lại giải thích kỳ khôi, ngớ ngẩn đến như thế này?
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 6.25 Tiểu Phẩm, X. Chương Tỳ-khưu-ni (tt)
“[602] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu-ni nọ vẫn mang y ca-sa đã chuyển sang sinh hoạt trong khu vực của ngoại đạo. Cô ấy đã quay trở lại và cầu xin các Tỳ-khưu-ni sự tu lên bậc trên. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni nào mang y ca-sa chuyển sang sinh hoạt trong khu vực của ngoại đạo, khi cô ấy quay trở lại thì không nên cho tu lên bậc trên nữa.[10]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[10] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng ngay cả việc xuất gia (làm sa di ni) cũng không được.”
{
Lật giải:
“Ngài” Buddhaghosa bỗng trở nên quá nghiêm khắc, không cho người nữ trên xuất gia làm sa-di ni để mọi người tin rằng ông Bà-la-môn giả sư thuộc “đằng mình” nên không nghi ngờ gì nữa.
Một khi không ai nghi ngờ thì sự chuyên quyền của ông Bà-la-môn dễ dàng được thừa nhận và từ đây Phật Âm có thể tung hoành trong Phật giáo. Đó là lý do “ngài” Buddhaghosa rình chờ cơ hội múa bút giải thích cho ra vẻ nghiêm khắc.
Thế nhưng mọi người chớ quên rằng Phật Âm cũng chỉ là một ông Bà-la-môn sống sau Phật một ngàn năm, nhảy ngang vào Đạo Phật, lại tuỳ tiện cho phép làm như thế này, không cho phép làm như thế kia, cho người này được xuất gia, cấm người kia mang y, tha tội cho người này, kết tội cho người kia, tự ý đốt kinh sách của Phật... như vậy có phải là quá chuyên quyền, độc đoán, láo xược đến độ xem thường Đức Thế Tôn, xúc phạm Tam Bảo không?
_______________________________________________________________
(*) Theo bản dịch tạng Luật tiếng Việt của tỳ-khưu Indacanda - Trương Đình Dũng
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHẦN 5
PHẦN 6
PHẦN 7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét