HT Thích Trí Quảng trong bài viết “Mùa Xuân Thanh Văn” đã phán:
“Trong Tam Thừa giáo Đức Phật dạy, chúng ta tự lượng sức mình có thể sử dụng xe nào để ra khỏi sanh tử là vấn đề quan trọng, chúng ta cần suy nghĩ vì tu sai pháp tất phải đọa thôi. Nếu chúng ta vừa khỏe, vừa thông minh, lại có đồ chúng và đầy đủ phương tiện trong tay, bấy giờ chúng ta thừa sức dấn thân giáo hóa chúng sanh theo con đường Bồ Tát.
Nhưng nếu chúng ta không đầy đủ phước đức nhân duyên của hàng thượng căn mà chỉ được phần nhân duyên và trí tuệ của hàng trung căn, chúng ta phải tu theo Duyên Giác Thừa.
Và thượng căn, trung căn vì đạo đức còn kém, trí tuệ tài năng yếu ớt, người đời khó kính trọng được, về mọi phương diện ta không hơn họ mà làm thầy họ, điều này không phù hợp thực tế, không thể chấp nhận. Trên cuộc đời này còn nhiều người hơn ta, nếu ta mang hoài bão giáo hóa họ, ta liền chạm trán với bao nhiêu phiền lụy khó khăn. Vì vậy chúng ta chấp nhận sự tầm thường này ẩn nhẫn tu hành, miệt mài làm những việc trong tầm tay của mình để tạo trạng thái an lạc, giải thoát cho bản thân”.
Thế nhưng, trong Kinh Tăng Chi Đức Phật dạy:
“1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển. Thế nào là năm?
2. Ưa sự nghiệp, ưa đàm luận, ưa ngủ, ưa có quần chúng, không quán sát tâm như đã được giải thoát.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.
3. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển. Thế nào là năm?
4. Không ưa sự nghiệp, không ưa đàm luận, không ưa ngủ, không ưa có quần chúng, quán sát tầm như đã được giải thoát.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.” (Tăng Chi 2, Chương 5, Phẩm Trưởng Lão(IX), (89) Vị Tỷ Kheo Hữu Học (1) (trang 496))
Ý KIẾN CON PHẬT:
- Tuân theo lời dạy của Phật, các Tỳ-kheo Thanh Văn sợ con đường Bồ-tát Đại thừa cũng phải. Bởi, họ sợ cả “mùa xuân thối chuyển” theo kiểu “nhất niên Phật tại tiền. Nhị niên Phật thăng thiên. Tam niên bất kiến Phật”. Mà “bất kiến Phật” thật sự, bởi có một ông Bồ-tát con nào còn ghi nhớ những lời dạy chánh gốc của Phật hay tất cả chỉ còn biết những “tam tạng” do các luận sư Bà-la-môn kết tập.
Hơn thế nữa các Tỳ-kheo Thanh Văn còn sợ cả năm kẻ cướp lớn trên thế gian đã được Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni vạch mặt trong Tạng Luật Patimokkha.
“[230] Này các Tỳ-khưu, đây là năm kẻ cướp lớn được biết đến ở thế gian?
Thế nào là năm?
Này các Tỳ-khưu, ở đây có kẻ cướp lớn khởi ý như vầy: “Đến khi nào được tháp tùng bởi một trăm hay một ngàn, ta sẽ vừa đi quanh làng mạc phố thị kinh thành vừa giết vừa ra lệnh giết, vừa chém vừa ra lệnh chém, vừa hành hạ vừa ra lệnh hành hạ.” Một thời gian sau, được tháp tùng bởi một trăm hay một ngàn, kẻ ấy vừa đi quanh làng mạc phố thị kinh thành vừa giết vừa ra lệnh giết, vừa chém vừa ra lệnh chém, vừa hành hạ vừa ra lệnh hành hạ.
Này các Tỳ-khưu, tương tợ như thế, ở đây có hạng ác Tỳ-khưu khởi ý như vầy: “Đến khi nào được tùy tùng bởi một trăm hay một ngàn, ta sẽ đi quanh làng mạc phố thị kinh thành và được tiếp rước, được cung kính, được nể sợ, được cúng dường, được tôn trọng, và có được lợi lộc về vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh của các gia chủ và các bậc xuất gia.”
Một thời gian sau, được tùy tùng bởi một trăm hay một ngàn, vị ấy đi quanh làng mạc phố thị kinh thành và được tiếp rước, được cung kính, được nể sợ, được cúng dường, được tôn trọng, và có được lợi lộc về vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh của các gia chủ và các bậc xuất gia. Này các Tỳ-khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ nhất được biết đến ở thế gian.
Này các Tỳ-khưu, hơn nữa, ở đây có hạng ác Tỳ-khưu sau khi đã học tập Pháp và Luật được công bố bởi Như Lai lại xem là của chính bản thân. Này các Tỳ-khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ nhì được biết đến ở thế gian.
Này các Tỳ-khưu, hơn nữa, ở đây có hạng ác Tỳ-khưu bôi nhọ vị trong sạch, có Phạm hạnh, đang thực hành Phạm hạnh thanh tịnh bằng điều phi Phạm hạnh không có nguyên cớ. Này các Tỳ-khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ ba được biết đến ở thế gian.
Này các Tỳ-khưu, hơn nữa, ở đây có hạng ác Tỳ-khưu chiêu dụ mua chuộc các người tại gia bằng các trọng vật là các vật dụng chủ yếu của hội chúng như là tu viện, vùng đất của tu viện, trú xá, vùng đất của trú xá, gường, ghế, nệm, gối, chum đồng, chậu đồng, hũ đồng, vại đồng, rìu, búa, cuốc, xẻng, lưỡi đục, dây leo, tre, cỏ muñja, cỏ pabbaja, cỏ tiṇa, đất sét, đồ gỗ, đồ gốm. Này các Tỳ-khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ tư được biết đến ở thế gian.
Này các Tỳ-khưu, trong thế gian bao gồm cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, và loài người, kẻ cướp lớn đứng hàng đầu là kẻ khoác lác về pháp thượng nhân không có, không thực chứng. Điều ấy có lý do thế nào? Này các Tỳ-khưu, các ngươi đã ăn thức ăn của xứ sở theo lối trộm cướp.
Vị tuyên bố thế này,
bản thân như thế khác,
ăn cơm kiểu dối lường
như cờ gian bạc lận.
Nhiều kẻ cổ quấn y,
ác pháp không thu thúc,
kẻ ác, vì nghiệp ác
phải sanh vào địa ngục.
Kẻ ác giới buông lung
thà ăn vào sắt cục
cháy đỏ có lửa ngọn
hơn đồ ăn xứ sở.”
bản thân như thế khác,
ăn cơm kiểu dối lường
như cờ gian bạc lận.
Nhiều kẻ cổ quấn y,
ác pháp không thu thúc,
kẻ ác, vì nghiệp ác
phải sanh vào địa ngục.
Kẻ ác giới buông lung
thà ăn vào sắt cục
cháy đỏ có lửa ngọn
hơn đồ ăn xứ sở.”
(Trích Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn, Phân Tích Giới Tỳ-khưu - I, IV. Chương Pārājika Thứ Tư. Bản dịch của Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên)
THÍCH THANH VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét