PHẬT ÂM - BUDDHAGHOSA
Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm
trong Phật giáo Nam Tông
Tập khảo luận vạch trần các chú thích nham hiểm
Hoàng Thiên
Phần 5
ĐẠI PHẨM
Dẫn: Như đã giới thiệu ở trước, Đại Phẩm và Tiểu Phẩm là hai phẩm trình bày các trường hợp khác liên quan đến điều Luật, đến nghi thức, đến hội chúng v.v… Ví dụ như các luật định cho lễ xuất gia, lễ Bố Tát, việc an cư mùa mưa, lễ Tự Tứ ra hạ, các hành xử vi phạm.
Riêng Đại Phẩm này ghi lại các sự kiện từ buổi đầu tiên Đức Thế Tôn thành đạo bên bờ sông Nerañjarā cho đến về sau. Trích đoạn dưới đây kể việc Đức Thế Tôn nhận bình bát cúng dường từ Bốn Đại Thiên Vương và có chú thích của Phật Âm Bà-la-môn.
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.1 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 1. Tụng phẩm thứ nhất:
“[6]... Khi ấy, đức Thế Tôn đã khởi ý điều này: “Các đức Như Lai không thọ nhận ở trong (hai) tay, vậy ta nên thọ lãnh bánh bột gạo và mật viên bằng vật gì?” Khi ấy, bốn vị Đại Thiên Vương dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của đức Thế Tôn nên đã dâng lên đức Thế Tôn bốn cái bình bát làm bằng đá từ ở bốn phương (nói rằng):
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy thọ lãnh bánh bột gạo và mật viên ở đây.
Đức Thế Tôn đã thọ lãnh bánh bột gạo và mật viên trong bình bát mới[2] làm bằng đá, và sau khi thọ lãnh đã thọ dụng.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[2] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng đức Phật đã chú nguyện thành một bình bát mới từ bốn bình bát bằng đá ấy.”
Lật giải:
Những ai tin chú thích của “ngài” Buddhaghosa phải giải thích rõ vì sao ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả ngàn năm lại biết được chuyện Đức Phật chú nguyện như trên. Nếu các vị không chứng minh được, mọi người cần hiểu đây chỉ là kiểu đoán mò của Phật Âm, nhờ vậy họ mới không rơi vào bẫy của Phật Âm.
Ai cấm được những người chưa tin Phật, căn cứ vào chú thích của luận sư Bà-la-môn có thể dẫn giải rằng Đức Phật vì tham cả bốn cái bát bằng đá và muốn làm cho bát của Ngài được to hơn nên mới chú nguyện như vậy.
Một người đọc bình thường có thể hiểu “bình bát mới bằng đá” là bình bát bằng đá mới làm chứ không phải bình bát cũ. Và việc Bốn Đại Thiên Vương kính dâng bốn bình bát mới để bày tỏ lòng tôn kính Đức Thế Tôn và hạnh thiểu dục tri túc của Ngài. Còn việc Đức Phật có chú nguyện hay không, phải hỏi Bốn Đại Thiên Vương may ra mới biết được. Nhưng ai làm được chuyện này, ngay cả đối với một ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả ngàn năm? Cho dù Phật Âm có nói ‘ngài’ tự biết được, nhưng ai dám tin? Hoàng Thiên lật giải như vậy, đọc giả có đồng ý không?
Nếu ai không đồng ý và còn muốn tin tưởng Phật Âm Bà-la-môn, họ cần lưu ý đến bản tường trình Dhammakitti viết về Buddhaghosa có ghi rõ như sau: “Trong khi tường trình về triều đại nhà vua Mahānāma trị vì tại đảo quốc Tích Lan vào những năm đầu thế kỷ thứ V sau CN, cuốn biên niên sử Mahāvaṃsa đã kể lại cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa như sau: "Ông là một thanh niên thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, sinh tại vùng phụ cận thị trấn Magadha, là nơi trồng cây Đại Bồ-đề, ông đã hoàn tất việc huấn luyện theo phái "vijja" và "sippa”, và có kiến thức rất sâu rộng về ba phái "Phệ-đà”, và ông cũng là người có được nhiều tài năng uyên bác, đã hoạt động không biết mỏi mệt chống lại các phái ly giáo, đã tự coi mình là người chống lại ly giáokhắp vùng Jumbudīpa…” (Nguyên tác: The Life and work of Buddhaghosa. Tác giả: Bimala Charan Law, M.A., B.L; Dịch giả: Tỳ-khưu Thiện Minh. Nguồn Internet)
Đương nhiên lúc này thanh niên Bà-la-môn Buddhaghosa chưa xâm nhập vào Phật giáo cho nên việc ông ta tích cực “chống các phái ly giáo” có nghĩa là chống các phái ly giáo khỏi Bà-la-môn giáo, và điều này có nghĩa ông ta cũng tích cực chống cả đạo Phật. Nếu ai đó cho rằng Phật Âm ‘chống ly giáo’ là chống ly giáo khỏi Phật giáo, những người này hãy nhớ một đệ tử Phật chân chính thực sự hiểu ý nghĩa về “nghiệp” và nhân quả, biết rằng mỗi người phải tự chịu trách nhiệm trước nghiệp của mình, họ sẽ chẳng bao giờ mất công chống phá một ai, cho dù kẻ đó có ly giáo khỏi Phật giáo.
Do vậy, nếu một ông Bà-la-môn được “huấn luyện theo phái ‘vijja’ và ‘sippa’ và có kiến thức rất sâu rộng về ba phái ‘Phệ-đà’” có mau mắn chui vào đạo Phật để có thể phá hoại ngay từ bên trong, điều này có gì là lạ? Có lạ chăng là một ông Bà-la-môn có thành tích như thế, chú thích chú giải như thế lại được không ít người qua hàng bao thế kỷ suy tôn làm “Thánh tăng”, cái này mới đáng lạ kỳ!!!
Nhưng xét lại cũng chẳng có gì kỳ lạ, bởi đúng như Đức Thế Tôn đã tiên tri trong chánh Kinh Tăng Chi được trích dẫn trong phần mở đầu. Do việc Giới không tu tập, Thân không tu tập, Tâm không tu tập, Tuệ không tu tập cho nên dễ tin theo Pháp ô nhiễm, Luật ô nhiễm để rồi bị ô nhiễm theo.
Giới đã ô nhiễm, thân đã ô nhiễm, tâm đã ô nhiễm, tuệ đã ô nhiễm tất phải hoàn toàn tin tưởng những kẻ ô nhiễm lẫn những điều ô nhiễm của họ. Đây mới thực là điều đáng sợ hãi!!!
Giới đã ô nhiễm, thân đã ô nhiễm, tâm đã ô nhiễm, tuệ đã ô nhiễm tất phải hoàn toàn tin tưởng những kẻ ô nhiễm lẫn những điều ô nhiễm của họ. Đây mới thực là điều đáng sợ hãi!!!
____________________
Dẫn: Đoạn kệ số [39] dưới đây kể lại sự việc Đức Thế Tôn nhiếp phục rồng lửa chúa của các đạo sĩ bện tóc Bà-la-môn ở Uruvela và có phần chú thích của Bà La Môn Phật Âm.
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.2 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 3. Tụng phẩm thứ ba:
“[39] ... Bỏ rồng vào bình bát,
vị ấy đã đưa ra
cho Bà-la-môn thấy:
- Hỡi này Bà-la-môn,
đây là rồng của ngươi
lửa nó bị kiệt quệ
vì ngọn lửa của ta.[14]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[14] Ngài Buddhaghosa cho biết các bài kệ như vầy được lưu truyền về sau này.”
{
Lật giải:
Xin hỏi những ai tin “ngài” Buddhaghosa: Căn cứ vào đâu luận sư Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm lại biết rằng “các bài kệ như vầy được lưu truyền về sau này”? Vì sao Phật Âm lại biết thời Phật chưa có các bài kệ như vầy? Các vị phải nêu chứng cứ xác đáng, nếu không, mọi người có quyền nghĩ rằng ông Bà-la-môn giả sư muốn bảo vệ cho rồng chúa của các đạo sĩ Bà-la-môn, lập lờ lừa mị người khác rơi vào bẫy của Phật Âm để nghĩ rằng các bài kệ ghi lại thần lực của Phật nhiếp phục đạo Bà-la-môn “như vầy” chỉ do người đời sau vẽ ra.
Chính trong Chương Trọng Yếu này đã ghi lại, Đức Thế Tôn đã phải cất công thị hiện thần thông biết bao nhiêu lần mới nhiếp phục được các đạo sĩ bện tóc ở Uruvela, cuối cùng họ mới tin theo Ngài. Trong khi đó mọi người lại dễ dàng tin ngay các ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả chục thế kỷ như Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm... Như vậy là nghĩa làm sao?
Các tôn giáo khác cũng có chuyện thần thông, các vị có dễ dàng tín phục ngay không, có theo ngay họ không? Phật Âm cũng vậy cho nên ông ta mới chú thích bừa là bài kệ được loan truyền về sau nhằm giảm đi thần lực của sa-môn Gotama, người đã dám xem thường Bà-la-môn giáo.
Khốn thay có không ít người lại tin ngay vào sự “quy y” cùng các “tam tạng” trái ngược của các luận sư “khét tiếng” Bà-la-môn để rồi rơi vào bẫy của họ. Có lắm kẻ mang danh ‘nguyên thuỷ’ nhưng với những lời của Phật trong chánh Kinh, chánh Luật thì tin ngay rằng nó chỉ “được lưu truyền về sau”, là thường pháp, là tục đế.
Thế nhưng họ lại tin ngay vào những lời lưu truyền luận giải, 'vi diệu pháp' của kẻ ngoại đạo đời sau là 'Thánh ngôn', là 'chân nghĩa đế'! Như vậy có ngược đời không? Có ‘nguyên thuỷ’ không?
Thế nhưng họ lại tin ngay vào những lời lưu truyền luận giải, 'vi diệu pháp' của kẻ ngoại đạo đời sau là 'Thánh ngôn', là 'chân nghĩa đế'! Như vậy có ngược đời không? Có ‘nguyên thuỷ’ không?
Còn bi kịch của Phật giáo Nam Tông khi nhất ngôn y chỉ mọi luậ̣n giải chú giải của 'thánh tăng' Phật Âm Bà La Môn? |
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.3 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 4. Tụng phẩm thứ tư:
“[57]... Sau đó, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha được tháp tùng bởi một trăm hai mươi ngàn [1] Bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Dvādasa + nahuta = 12 nahuta. Chúng tôi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa là: 1 nahuta = 10.000, như vậy 12 nahuta = 120.000. Từ điển “A dictionary of the Pāli Language” của Robert Cæsar Childers ghi là: 1 nahuta = 10.000.0004, tức là 28 con số không (0) sau con số một, như thế 12 nahuta là một con số quá lớn, không hợp lý trong trường hợp này.”
{
Lật giải:
Nếu con số của Robert Cæsar Childers không đáng tin, thì con số của Phật Âm cũng không đáng tin, vì cả hai trước sau sống sau Phật cả ngàn năm và cùng đoán mò. Con số “một trăm hai mươi ngàn Bà-la-môn” của Budhaghosa khiến người ta liên tưởng tới con số “năm mươi triệu Thánh Thinh Văn” (?) trong chú giải kinh Pháp Cú cũng của ông Bà-la-môn này:
“Kế đó Đại Đức Ānanda chuyển lời thỉnh cầu của ông Anathapindika và các thiện tín khác, Đại Đức nói: - Bạch Ngài! Năm mươi triệu Thánh Thinh Văn có ông Anathapindika là người lãnh đạo, kính gởi lời xin cung thỉnh Đức Tôn Sư trở về Jetavana.” (“Chú giải Kinh Pháp Cú tập 1”, tác giả Phật Âm - Buddhaghosa, dịch giả Pháp Minh, Thành hội Phật Giáo TPHCM,1997, trang 119).
Hoặc liên tưởng tới con số “vô lượng trăm ngàn đại chúng” vây quanh nghe ông Ānanda thuyết pháp trong “kinh Thị Giả” tạng A Hàm: “Lại nữa, một thời sau khi Thế Tôn Bát-niết-bàn không bao lâu, Tôn giả A-nan du hóa tại Kim cang, trú ở thôn Kim cang. Bấy giờ Tôn giả A-nan thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh trước sau.” (kinh số 33, Phẩm Vị tằng hữu pháp, Trung A Hàm. Hán dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm. Việt dịch & Hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ)
Hoặc liên tưởng tới vô số vô lượng Bụt, Bồ tát, Thiên nhân trong các kinh văn Đại Thừa khác.
Vì sao các luận sư Bà-la-môn thích thổi phồng các con số này một cách quá đáng? Vì họ muốn khoa trương thanh thế cho Phật giáo ư? Hoàn toàn không phải! Lý do chính đó là, đối với những ai có trí tuệ nhưng chưa có lòng tin nơi Tam Bảo có ý muốn tìm hiểu Phật giáo, khi họ đọc các kinh-luật-luận nguỵ tạo này, họ sẽ thấy ngay sự phóng đại đến độ vô lý của kinh văn Phật giáo và vì thế họ sẽ chán ngán không còn muốn tìm hiểu tiếp. Thậm chí họ còn muốn chống lại một tôn giáo có kiểu tuyên truyền quá lố này.
Ngược lại với những ai có lòng tin Phật nhưng tin luôn các gián điệp ngoại học, những người này sẽ vô cùng thích chí với các con số to lớn Đại Thừa và ngỡ rằng Bụt trong kinh văn cải biến mới thật sự cao siêu, hội chúng Phật trong kinh văn cải biến thật đông đúc vĩ đại. Chính vì tin như vậy, cho nên dễ dàng đánh mất sự cảnh giác trước các gián điệp ngoại học và các ‘Tam Tạng’ của họ. Cuối cùng nhắm mắt tin theo mọi chỉ “dại” của họ.
Mọi người hãy nhớ: bom càng nổ lớn, công phá càng mạnh, càng giết được nhiều người! Các con số “khủng” của các luận sư Bà-la-môn trong kinh-luật-luận nguỵ tạo chính là những “trái bom khùng” họ ném vào Phật giáo! Chỉ có khùng mới ôm những “trái bom khủng” này để chết!
Căn cứ vào các bài kinh cho thấy nhiều trường hợp các vua chúa, hoàng thân, đại thí chủ đi đến Đức Thế Tôn cùng với đoàn tuỳ tùng là ‘năm trăm người’. Do vậy, ở đây theo thiển ý, ‘vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha được tháp tùng bởi một ngàn hai trăm Bà-la-môn và gia chủ’ là hợp lý nhất và tương xứng với Đức Thế Tôn có 1200 vị Tỳ-khưu đệ tử.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.4 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 4. Tụng phẩm thứ tư:
vị thông hiểu mười pháp,[3]
một ngàn vị tháp tùng
Thế Tôn ấy đi vào
thành Rājagaha.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[2] Dasavāso: Ngài Buddhaghosa giải thích là “dasasu ariyavāsesu vutthavāso = sự cư trú trong mười pháp của bậc Thánh” (H.T. Minh Châu dịch là “Mười Thánh Cư,” xem kinh Phúng Tụng, phần Mười Pháp, Kinh Trường Bộ, hoặc chương 10 pháp, phẩm 2, Kinh Tăng Chi Bộ).
[3] Ngài Buddhaghosa giải thích là vị thông hiểu về “dasakammapatha = mười đường lối tạo nghiệp” gồm có mười nghiệp bất thiện và mười nghiệp thiện (liên quan đến thân có 3, khẩu có 4, và ý có 3): không sát sanh, không trộm cắp, ..., không tà kiến ác.
[4] Ngài Buddhaghosa giải thích là “mười pháp của bậc vô học” gồm có: Chánh kiến, chánh tư duy, ..., chánh trí, chánh giải thoát (chương 10 pháp, phẩm 11, Kinh Tăng Chi Bộ)”
{
Lật giải:
Chú thích [2]: Riêng Thập Lực của Như Lai xem “Đại kinh Sư Tử Hống”, số 12, Trung Bộ 1)
Chú thích [3] theo Phật Âm có nghĩa là 20 đường lối tạo nghiệp chứ không phải mười, càng không phải là mười pháp.
Do vậy, “Thông hiểu mười pháp” đó là thông hiểu “Mười pháp vô học: Vô học Chánh tri kiến, vô học Chánh tư duy, vô học Chánh ngữ, vô học Chánh nghiệp, vô học Chánh mạng, vô học Chánh tinh tấn, vô học Chánh niệm, vô học Chánh định, vô học Chánh trí, vô học Chánh giải thoát”
Chú thích [4]: “Thành đạt mười điều” đó là mười danh hiệu của Đấng Như Lai: “A-la-hán Chánh Đẳng Giác, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.
Ai tin Phật Âm hãy đưa chứng minh. Ai không tin Hoàng Thiên cứ mở chánh kinh kiểm chứng.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.5 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 5. Tụng phẩm thứ năm:
“[84]... Này các Tỳ-khưu, nên đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều niềm tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện. [7] Này các Tỳ-khưu, nên đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện này.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
{
Lật giải:
“Ngài” Buddhaghosa đã không giải thích rõ vì sao chỉ có sự rèn luyện về tâm từ trong khi người đệ tử Tỳ-khưu có biết bao sự rèn luyện quan trọng khác về thân - khẩu - ý, về giới - định - tuệ?
Hay ông Bà-la-môn giả sư có ý muốn mỉa mai, ông muốn ngầm chú thích rằng đuổi người đệ tử là không có tâm từ? Có thể lắm! Các lật giải từ trước tới nay của Phật Âm đủ chứng minh cho tâm địa thâm độc của vị luận sư gốc Bà-la-môn này.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.6 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 7. Tụng phẩm thứ bảy:
“[98] ... Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bị hư hỏng về giới thuộc Tăng Thượng Giới,[8] bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc Tăng Thượng Hạnh,[9] bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy,[10] ít học hỏi (appassuto), trí kém (duppañño). Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.
... Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản,[11] (không có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh,[12] (không có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp (abhidhamma), (không có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật (abhivinaya),[13] (không có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[8] Tăng thượng giới (adhisīla) gồm bốn tội pārājika và mười ba tội saṅghādisesa.
[9] Tăng thượng hạnh (ajjhācāra) là các tội còn lại thuộc năm nhóm tội của giới bổn Pātimokkha.
[10] Ba điều này được ghi lại theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa.
[11] Ngài Buddhaghosa giải thích abhisamācārikā là phận sự được quy định ở trong Khandhakatức là Mahāvagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm).
[12] Ngài Buddhaghosa giải thích ādibrahmacariyakā là phần quy định dành cho bậc hữu học.
[13] Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa: Hướng dẫn về Thắng Pháp là có khả năng hướng dẫn về sự phân biệt Danh Sắc, và hướng dẫn về Thắng Luật là hướng dẫn về toàn bộ Tạng Luật.”
{
Lật giải:
Hàng loạt các chú thích trên của luận sư Bà-la-môn hoàn toàn không đáng tin cậy. Những định nghĩa chủ quan và sai khác của Bà-la-môn Phật Âm đã được lật giải ở các phần trước. Ở đây cần nhắc lại căn cứ vào trích đoạn trong chính tạng Tập Yếu, chương I. Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ-khưu, để thấy thêm các chú thích của Phật Âm về Thắng Luật và Tăng Thượng Giới Luật là hoàn toàn sai khác và không có căn cứ.
“[2] ... Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?
– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.
Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?
– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha”.”
Như vậy, Thắng Luật là sự phân tích về Luật. Tăng Thượng Giới là sự phân tích về Giới. Một người đọc kỹ tạng Luật Pātimokkha sẽ thấy có hai phần “quy định” và “phân tích” rất rõ ràng. Một Tỳ-khưu bình thường có thể học thuộc lòng phần quy định của Giới và của Luật, thế nhưng hiểu và giải thích được phần phân tích thì khó hơn nhiều, do vậy mới gọi là Thắng Luật và Tăng Thượng Giới Bổn Pātimokkha.
Còn khái niệm Thắng Pháp (Abhidhamma), trong bài kinh Nghĩ Như Thế Nào (Trung Bộ, số 103), Đức Phật đã dùng để gọi chung cho các hệ thống Bốn Như Ý Túc, Bốn Chánh Cần, Bốn Niệm Xứ, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi và Tám Chánh Đạo. Một Tỳ-khưu hiểu rõ hệ thống 37 Phẩm Trợ Đạo này sẽ thấy không có một pháp thế gian nào hơn được các Pháp này, vì thế chúng mới được gọi là “Abhidhamma” (Thắng Pháp, Vi Diệu Pháp). Theo đây, định nghĩa của Phật Âm “về Thắng Pháp là có khả năng hướng dẫn về sự phân biệt Danh Sắc” rõ ràng là quá ấu trĩ, sai lạc và cũng không thống nhất với cách hiểu “Thắng Pháp - Abhidhamma - Luận Vi diệu pháp” của chính các luận sư đời sau.
Trong Đại Phẩm, IV. Chương Pavāraṇā, đoạn [247], một vị Tỳ-khưu “ có sở hành về thân được trong sạch, có sở hành về khẩu được trong sạch, có sự nuôi mạng được trong sạch, (là vị) thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, có năng lực đối đáp lại khi bị tra hỏi.” đã nói như thế này:
“Bốn pārājika (bất cộng trú), mười ba saṅghādisesa (tăng tàng), đó là sự hư hỏng về giới.
Tội thullaccaya (trọng tội), pācittiya (ưng đối trị), pāṭidesanīya (ưng phát lộ), dukkaṭa (tác ác), dubbhāsita (ác khẩu), đó là sự hư hỏng về hạnh kiểm.
Tà kiến, tri kiến cực đoan, đó là sự hư hỏng về tri kiến.”
Căn cứ theo trên, một Tỳ-khưu bình thường chỉ cần y chỉ sát vào chánh Luật cũng đủ thấy các chú thích của Phật Âm nếu không vô lý thì cũng thừa thãi. Tuy nhiên chúng là những thừa thãi có chủ đích. Với những chú thích này, ông Bà-la-môn giả sư dễ dàng đánh lừa những ai cả tin, khiến cho họ nghĩ rằng Phật Âm là người am tường Kinh - Luật của Phật, từ đó họ sẽ ngoan ngoãn tin theo các chú thích tà vạy khác của Phật Âm.
Điển hình là có một trường phái thiền khá nổi tiếng của Phật giáo nguyên thuỷ đã không y theo chánh Kinh, trái lại đi tin theo Phật Âm nên đã đặt “sự phân biệt Danh Sắc” thành một tầng thiền đầu tiên mà họ cho rằng nhờ đó Đức Phật đã tu chứng (?) Cũng theo phái thiền này, thiền sinh nếu cuốn chiếu bỏ về nhà, sau đó quay lại tu tiếp là đã đắc ‘tuệ thứ chín - cuốn chiếu’ (!) Đáng tiếc thay Đức Thế Tôn và 1250 vị Thánh A La Hán không ai đạt được tầng ‘tuệ sát minh’ này. ‘Cuốn chiếu’ là ‘tuệ thứ chín’, đủ biết các tầng thiền khác ‘trí tuệ’ như thế nào. Ai hoài nghi cứ dùng công cụ Google để tìm kiếm sẽ ra liền.
Có thể nói chi phái ‘lạc Thiền’ này cũng nằm trong tử lộ của Ác ma đã tạo ra nhằm diệt tận đoàn nai mà Đức Phật đã cảnh báo trong bài kinh Song Tầm, Trung Bộ.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.7 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 7. Tụng phẩm thứ bảy:
“[100] Vào lúc bấy giờ, có người trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển sang khu vực của chính ngoại đạo ấy. Người ấy đã quay trở lại lần nữa và cầu xin các Tỳ-khưu sự tu lên bậc trên. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, người nào trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển sang khu vực của chính ngoại đạo ấy, người ấy đi đến thì không nên cho tu lên bậc trên. Này các Tỳ-khưu, người nào khác trước đây theo ngoại đạo mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, nên ban cho vị ấy bốn tháng parivāsa.[15] Này các Tỳ-khưu, nên ban cho như vầy:
... Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo ấy nên đi đến hội chúng, nên đắp thượng y một bên vai, nên đảnh lễ ở chân các Tỳ-khưu, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:
“Bạch các ngài, tôi tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Bạch các ngài, tôi đây cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa.”
Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.”
----------------
Chú thích của Dịch giả (?):
“[15] Trường hợp vị Tỳ-khưu phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) có che giấu muốn được trong sạch trở lại phải xin hành phạt cũng có tên là parivāsa. Tuy có tên gọi giống nhau nhưng phận sự thực hành không giống nhau.”
{
Bình:
Các Tỳ-khưu thử đoán xem người ngoại đạo bắt bẻ thầy tế độ, trở vào trở ra Đạo Phật là có ý gì? Có thiện chí hay không có thiện chí? Có thật muốn xuất gia hay có ý muốn phá hoại từ bên trong? Vì sao Đức Thế Tôn không cho những người này tu lên bậc trên?
Trong tạng Kinh Nikāya, HT Thích Minh Châu dịch từ parivāsa là biệt trú. Các Tỳ-khưu có biết vì sao Đức Phật đã quy định bắt buộc tất cả các ngoại học phải có bốn tháng biệt trú, sau đó còn phải được Tăng chúng xét, nếu thấy được mới cho xuất gia không?
Cũng trong chánh Kinh hầu hết các sa-môn ngoại đạo chân chánh khi nghe Đức Thế Tôn ban cho bốn tháng biệt trú để được xét xuất gia, họ đều hoan hỷ và nói rằng dù có bốn năm biệt trú họ cũng sẵn sàng.
Còn Phật Âm và các luận sư Bà-la-môn khác như Đại Thiên, Long Thọ, Mã Minh, Thế Thân, Vô Trước... có cần phải thực hành theo quy định này của Phật không? Có đã hoan hỷ dù 4 năm biệt trú không? Họ có phải đi đến xin cả hội chúng không, có phải đảnh lễ chân các Tỳ-khưu để xin được xét cho tu lên bậc trên không?
Hay họ cứ việc nhảy ngang vào đạo Phật, tự xưng Thánh tướng này - Bồ-tát nọ là được tin ngay. Họ chỉ cần vẽ ra một loạt các truyền thuyết mơ hồ, không thể kiểm chứng, rồi tung vãi cả một kho kinh-luật-luận mới trái ngược với Pháp và Luật của Đức Thế Tôn là thành ‘Tam Tạng’ ngay liền (?)
Khốn thay nhiều người con Phật tự xưng đại trí, đại tuệ lại tin ngay mọi thứ không cần suy xét. Đã thế họ còn cúc cung bái lạy các “ngài” còn hơn cả các Thánh Tăng A La Hán thời Phật nữa chứ.
Thử hỏi người mạt hay pháp mạt. Càng hiểu càng ghê, càng biết càng sợ!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.8 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 7. Tụng phẩm thứ bảy:
“[100]... Này các Tỳ-khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo không có ước muốn mãnh liệt trong việc đọc tụng, (không có ước muốn mãnh liệt) trong việc tìm hiểu ý nghĩa, (không có ước muốn mãnh liệt) trong Tăng Thượng Giới, (không có ước muốn mãnh liệt) trong Tăng Thượng Tâm, (không có ước muốn mãnh liệt) trong Tăng Thượng Tuệ.[17] Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.”
----------------
“[17] Adhisīla: Tăng Thượng Giới là giới bổn Pātimokkha. Adhicitta: Tăng Thượng Tâm là sự tu tập các loại định hợp thế. Adhipaññā: Tăng Thượng Tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).”
{
Lật giải:
Mời những ai quan tâm xem lại đoạn “4.3 Phân Tích giới Tỳ-khưu, điều học thứ bảy: Phần Tơ Tằm” đã nói ở trước về những định nghĩa chính thức các khái niệm Tăng Thượng Giới, Tăng Thượng Tâm, Tăng Thượng Tuệ.
Căn cứ theo các định nghĩa này và theo chú thích trên của Phật Âm, các Tỳ-khưu nào có ước muốn mãnh liệt tu tập các loại Định hợp thế và tu tập các tâm Đạo Siêu Thế chính là... các ngoại đạo đạt yêu cầu theo ông Bà-la-môn, chứ không phải theo Đức Phật.
Do vậy, Tỳ-khưu nào hay nói đến “định hợp thế”, “tâm đạo siêu thế” nhưng không dẫn chứng được những từ này Đức Phật dạy trong Kinh nào - Luật nào, và không chứng minh được chúng có ý nghĩa thiết thực như thế nào, thì vị ‘Tỳ-khưu lai tạo’ này là đệ tử đạt yêu cầu của luận sư Bà-la-môn Phật Âm “chống ly giáo” khỏi Bà-la-môn, để xa lìa cả Đạo Phật chính giáo.
Trong Kinh tạng Nikāya, Đức Thế Tôn và các Thánh Tăng A-la-hán lập đi lập lại hàng trăm lần “Bốn Thiền thuộc Tăng Thượng Tâm” (cũng là Tăng Thượng Định) Thế nhưng xem ra những người con của Ngài đã không thèm ghi nhớ, trái lại xem những chú giải mơ hồ, vô căn cứ của Phật Âm làm căn bản ‘Vi diệu pháp’. Rõ ràng Pháp không mạt mà chỉ có con người mạt.
____________________
Dẫn: Trích đoạn Luật dưới đây ghi lại sự kiện người con trai của một gia đình khánh tận đã tự động cạo đầu đắp y rồi sống giữa Tăng chúng. Các Tỳ-khưu nghi ngờ và thông báo để Ngài Upāli kiểm tra. Vị “trộm tướng mạo Tỳ-khưu” này chỉ vì vấn đề sinh sống, không có thâm ý phá hoại như nhiều giả sư khác.
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.9 Đại Phẩm, I. Chương Trọng Yếu, 4. Tụng phẩm thứ tư:
“[126] ... Các vị Tỳ-khưu đã nói với Đại Đức Upāli điều này:
- Này Đại Đức Upāli, hãy thẩm tra người đã xuất gia này đi.
Sau đó, trong khi được Đại Đức Upāli thẩm tra người con trai của gia đình cổ hủ bị khánh tận ấy đã kể lại sự việc ấy. Đại Đức Upāli đã kể lại sự việc ấy cho các Tỳ-khưu. Các Tỳ-khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, kẻ trộm tướng mạo (Tỳ-khưu) [7] chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất. Này các Tỳ-khưu, kẻ đã chuyển sang ngoại đạo chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[7] Theyyasaṃvāsaka nghĩa là sống chung theo lối trộm cắp. Ngài Buddhaghosa đề cập 3 loại theyyasaṃvāsaka và giải thích như sau: liṅgatthenaka (kẻ trộm tướng mạo) là tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và không biết gì về các điều quy định, saṃvāsatthenaka (kẻ trộm trong việc cộng trú) là sa di hoặc đã hoàn tục rồi đi đến tu viện nói dối là Tỳ-khưu và có biết về các điều quy định, hạng thứ ba ubhayatthenaka (kẻ trộm theo cả hai cách) là tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và có biết về các điều quy định.”
{
Lật giải:
Đoạn chánh Luật trên là một trong nhiều chứng cớ cho thấy ngay thời Phật đã có những kẻ “trộm tướng mạo Tỳ-khưu”. Ngay khi Đức Phật còn hiện tiền đã có người dám giả dạng làm Tỳ-khưu với nhiều ý đồ riêng tư, với nhiều mục đích kể cả phá hoại, huống hồ một ngàn năm sau không lẽ Phật Âm lại không dám trộm tướng mạo Tỳ-khưu, không dám giả đi theo Phật giáo để tích cực “chống các phái ly giáo” bằng thủ đoạn tiêu diệt Phật giáo ngay từ bên trong?
Một người đọc chú thích trên của Phật Âm có thể nghĩ, chính vì Phật Âm bị đoạn Luật trên vạch mặt là “kẻ trộm tướng mạo Tỳ-khưu” nên ông Bà-la-môn giả sư bị tự ái bèn giải thích trả thù hèn hạ “nghĩa là sống chung theo lối trộm cắp” nhằm móc mỉa vu cáo các Tỳ-khưu sống theo lối trộm cắp khiến vị giả sư Bà-la-môn phải sống chung (?)
Chiếu theo giải thích của Phật Âm, ông giả sư Bà-la-môn này thuộc hạng thứ tư, “cao tăng” bậc nhất theo kiểu trộm tướng mạo Tỳ-khưu theo cả hai cách: tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và cải biên các quy định nhằm phá hoại Phật giáo! Nguy hại thay “ngài” lại được vinh danh thánh tướng, nhất ngôn y chỉ! Chết cả đám là vậy!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.10 Đại Phẩm, II. Chương Lễ Uposatha,
“[148] Vào lúc bấy giờ, các vị Tỳ-khưu (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cho phép tụ hội vào ngày mười bốn, vào ngày mười lăm, và vào ngày thứ tám của mỗi nửa tháng” nên sau khi tụ hội vào ngày mười bốn, vào ngày mười lăm, và vào ngày thứ tám của mỗi nửa tháng, các vị ấy ngồi im lặng. Dân chúng đi đến gần họ để nghe Pháp. Những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các sa-môn Thích tử sau khi tụ hội vào ngày mười bốn, vào ngày mười lăm, và vào ngày thứ tám của mỗi nửa tháng lại ngồi im lặng giống như là các con heo đần độn [1] vậy? Sao các vị đã tụ hội lại mà không chịu giảng Pháp?”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[1] Ngài Buddhaghosa giải thích “mūgasūkarā” là “thūlasarīrasūkarā” (những con heo có thân hình to lớn, thô kệch).”
{
Lật giải:
Những ai nhắm mắt tin theo Phật Âm lại một lần nữa mang tội phỉ báng Tăng Bảo. Theo Tự Điển Pāli-Việt của HT Bửu Chơn, từ “mūga” có nghĩa là “câm, người câm”, còn “sūkarā” là “dễ dàng, dễ làm”. Như vậy theo ngữ cảnh trên, “mūgasūkarā” có thể hiểu là dân chúng phàn nàn các vị Tỳ-khưu cứ ngồi im như vậy “dễ thành người câm”. Thế nhưng dưới ngòi bút nham hiểm của Buddhaghosa, các sa-môn Thích tử lại bị biến thành “những con heo đần độn” (!?)
Đáng sợ thay, ông Bà-la-môn giả sư đang dọn đường vào địa ngục cho mình và những kẻ tin theo!
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.11 Đại Phẩm, II. Chương Lễ Uposatha
“[162] Vào lúc bấy giờ, Đại Đức Mahākassapa từ Andhakavinda đang đi đến lễ Uposatha ở thành Rājagaha, trên đường đi trong khi vượt qua con sông[3] đã suýt bị nước cuốn trôi nên các y của vị ấy bị ướt...”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[3] Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa, từ chỗ ngài Mahākassapa trú ngụ đến thành Rājagaha là 3 gāvuta (1 gāvuta = 1/4 yojana), như vậy vào khoảng 12 km (tính theo tài liệu The Buddhist Monastic Code). Trong thành Rājagaha có 18 trú xá lớn (mahāvihāra) nhưng có cùng chung một ranh giới do đức Thế Tôn kết. Và Veḷuvana (Trúc Lâm) là chỗ các vị Tỳ-khưu ở trong ranh giới ấy tụ hội để thực hiện lễ Uposatha. Con sông được đề cập tên là Sippinī phát xuất từ núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu) và có giòng chảy rất mạnh.”
Lật giải:
Lại phải thêm một điệp khúc ngán ngẩm ‘Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa’. Căn cứ vào đâu ông Bà-la-môn giả sư sống sau Phật cả ngàn năm lại biết rõ như trên? Những ai tin theo Phật Âm cần đưa ra các chứng cứ xác đáng, nếu không, chú thích của Phật Âm chỉ là kiểu đoán mò hồ đồ.
Tuy nhiên, cũng như các chú thích khác, sự hồ đồ của Phật Âm đều có thâm ý riêng. Hẳn là ông Bà-la-môn giả sư có tâm ý bất thiện muốn vu cáo rằng Đức Thế Tôn không cho các Tỳ-khưu được làm lễ Uposatha tại các “trú xá lớn” của họ, bắt tất cả phải tề tựu tại Trúc Lâm ngay cả khi họ ở cách đó 12 km (?), phải vượt qua con sông “Sippinī (?) có giòng chảy rất mạnh” khiến ngài Mahākassapa đã suýt phải chết đuối.
Rõ ràng những chú thích của Phật Âm hoàn toàn là sự bịa đặt ác ý, vì trước đó, trong tạng Luật, Đức Thế Tôn đã quy định rõ không được xác định ranh giới lễ Uposatha quá lớn (đoạn 155), không được xác định ranh giới đến bờ bên kia dòng sông nơi không có thuyền bè hoặc cầu cố định (đoạn 156).
Những điều luật này đã tạo cảm hứng cho Phật Âm Bà-la-môn sáng tác ra thêm 18 trú xá lớn để bắt tội ngài Mahākassapa phải đi khá xa; và cả con sông Sippinī với giòng chảy rất mạnh (của một ngàn năm trước?) đủ cuốn phăng những ai tin theo ông ta cùng chết chìm dưới địa ngục vì tà tín, tà kiến.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.12 Đại Phẩm, II. Chương Lễ Uposatha,
“[165] ... Vào lúc bấy giờ, các vị Tỳ-khưu nhóm Lục Sư làm ranh giới (mới) trùm lên ranh giới (đã có). Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, ranh giới của các vị nào đã được ấn định trước, ranh giới ấy của các vị ấy là đúng Pháp, không thể sửa đổi, đáng được duy trì. Này các Tỳ-khưu, ranh giới của các vị nào được ấn định sau, ranh giới ấy của các vị ấy là sai Pháp, có thể sửa đổi, không đáng duy trì.
Này các Tỳ-khưu, không nên làm ranh giới (mới) trùm lên ranh giới (đã có); vị nào làm trùm lên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép vị ấn định ranh giới được ấn định ranh giới sau khi đã chừa ra khoảng cách giữa các ranh giới.[6]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[6] Theo ngài Buddhaghosa, khoảng cách là một cánh tay (hattha).”
{
Lật giải:
Đọc trong Luật có thể suy luận sở dĩ Đức Phật phải ban hành điều luật trên để nhằm đối trị với sự phá rối của các Tỳ-khưu ranh mãnh như nhóm Lục Sư. Thiết nghĩ, nếu là những người thực tâm tu hành theo Đức Thế Tôn, ít có Tỳ-khưu nào lại cố ý gây rối quá nhiều lần và quá đáng như nhóm Lục Sư.
Thiết nghĩ “khoảng cách giữa các ranh giới” có thể hiểu là ‘vùng đệm’. Khoảng cách này thường là những ranh giới tự nhiên như dòng sông, con đường, con suối, vạt rừng, ngọn đồi, đồng cỏ... những khoảng cách lớn như vậy mới đáng phải phân chia ranh giới. Sự phân chia “có khoảng cách” thích đáng này vừa giúp không chồng lấn giữa hai khu vực với nhau, vừa hợp với điều kiện thực tế. Còn nếu khoảng cách giữa hai Sima quá gần, chỉ cách nhau một cánh tay (hattha) như Phật Âm chú thích, thì hội chúng Tỳ-khưu còn phải phân chia ranh giới làm gì để mang tội phá hoà hợp Tăng?
Nhân đây cần lưu ý thêm, như trong tạng Luật còn ghi lại, rất nhiều lần các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư cố tình gây chuyện phá rối khiến Đức Phật phải ban giới. Có ý kiến cho rằng họ là những “Bồ-tát nghịch hạnh” cố tình tạo ra các chướng duyên để Phật chế giới. Lý lẽ này không thích đáng, vì trước khi ban giới cấm trước những hành vi phạm tội của nhóm Lục Sư, Đức Phật đều nói: “Này những kẻ rồ dại,...”. Nếu nhóm Lục Sư thật là Bồ-tát, Đức Thế Tôn không bao giờ gọi như vậy!
Lại nữa, đương thời Phật có sáu nhóm ngoại đạo nổi tiếng, có nhiều trường hợp họ không ưa Đạo Phật và chống phá Tam Bảo rõ ràng. Không loại trừ khả năng nhóm Lục Sư Tỳ-khưu chính là các ngoại đạo sư “giả tướng mạo Tỳ-khưu” của nhóm Lục Sư ngoại đạo này. Nếu vậy, họ cũng là những tiền bối để các Bà-la-môn gián điệp đời sau như Phật Âm, Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước nối gót? Xin đừng quên, cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo là một trong những cuộc đấu tranh khốc liệt nhất, dai dẳng nhất, và cũng không thiếu những thủ đoạn gian trá lọc lừa.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.13 Đại Phẩm, III. Chương Vào Mùa Mưa,
“[215] Vào lúc bấy giờ, ngôi làng mà các vị Tỳ-khưu đã vào mùa (an cư) mưa ở tại trú xứ nọ đã di chuyển vì bọn trộm cướp. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép đi đến ngôi làng.[6]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[6] Nếu ngôi làng di chuyển không xa thì nên cư trú tại chính trú xá ấy và đi đến chỗ ở mới của ngôi làng để khất thực; nếu xa thì có thể đi theo trường hợp bảy ngày (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa)”
{
Lật giải:
Theo đoạn chánh Luật trên, sở dĩ các Tỳ-khưu dù trong mùa an cư được phép di chuyển cùng đến ngôi làng không phải chỉ vì vấn đề khất thực mà còn để tránh bọn trộm cướp. Thế nhưng Bà-la-môn Phật Âm lại xúi dại các Tỳ-khưu “nên cư trú tại chính trú xá ấy” để bị bọn cướp hoành hành à? Vả lại, “Ngôi làng di chuyển không xa” có tránh được bọn trộm cướp không? Chú thích có vô lý không?
Còn nếu ngôi làng ở xa, các Tỳ-khưu phải đi về khất thực mất bảy ngày, giữa đường lấy gì ăn để sống? Mà dù các Tỳ-khưu có sống sót trở về, không lẽ ngày thứ tám lại phải lên đường đi khất thực tiếp? Cho dù việc đi lại không phải vì vật thực nhưng qua lại trong vùng bọn cướp hoành hành như vậy có an toàn không? Chú thích có rởm đời không?
Tin và hành theo lời Phật trong chánh Luật có cụ thể không, có cần giải thích gì thêm không? Còn chú thích tự giải của Bà-la-môn Phật Âm có thâm hiểm không? có điên rồ không?
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.14 Đại Phẩm, III. Chương Vào Mùa Mưa,
“[217] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ có ý định vào mùa (an cư) mưa ở khu rào gia súc. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép vào mùa (an cư) mưa ở khu rào gia súc.
Khu rào gia súc di chuyển. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép di chuyển theo khu rào gia súc.[7]”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[7] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng vị Tỳ-khưu bị đứt mùa (an cư) mưa trong trường hợp này không phạm tội.”
{
Lật giải:
Một khi Đức Thế Tôn đã cho phép “Di chuyển theo khu rào gia súc”, điều này có nghĩa vị Tỳ-khưu không bị đứt mùa an cư. Thế nhưng Phật Âm Bà-la-môn vẫn khép vị Tỳ-khưu ‘bị đứt mùa an cư’ nhưng được Phật Âm tha tội. Luận sư Bà-la-môn đời sau xem thường Đức Phật và Tam Bảo đến thế mà cũng tin.
Lại nữa, chú thích của Bà-la-môn Phật Âm có thể tạo kẽ hở cho các Tỳ-khưu ranh mãnh mượn cớ phải cư trú theo các khu rào gia súc di chuyển (vịt chạy đồng, đàn bò cừu ăn theo đồng cỏ...) rồi bỏ đứt an cư nhưng vẫn vô tội.
____________________
Dẫn: Trích đoạn chánh Luật dưới đây ghi lại lời của Đại Đức Soṇa Koḷivisa bạch với Đức Thế Tôn sau khi tôn giả đã chứng quả A La Hán.
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.15 Đại Phẩm, V. Chương Da thú,
“[3]... Bạch ngài, đối với vị Tỳ-khưu có tâm đã được hoàn toàn giải thoát, nếu các hình dáng (cảnh sắc) được nhận biết bởi mắt, dầu cho nổi bật, đi vào nhãn giới cũng không xâm chiếm được tâm của vị ấy bởi vì tâm của vị ấy không còn bị xáo trộn, bền vững, đạt đến bất động, và vị ấy quan sát sự diệt đi của điều ấy.[2]”
----------------
Chú thích theo giải thích của Phật Âm:
“[2] Ở đây, điều ấy tức là sự ghi nhận bởi mắt (tâm nhãn thức). Theo khả năng hiểu biết của chúng tôi dựa vào lời giải thích của ngài Buddhaghosa thì vị Tỳ-khưu này chỉ ghi nhận tâm nhãn thức (sự ghi nhận bởi mắt) sanh lên và diệt đi, và không sanh khởi sự thích thú (tham), sự chán ghét (sân), hay sự thờ ơ (si) đối với cảnh sắc đã ghi nhận được”.
{
Lật giải:
Trong tạng chánh Kinh, Đức Thế Tôn rất nhiều lần giải thích “quán sát sự diệt đi của điều ấy” tức là quán tánh sanh khởi, quán tánh đoạn diệt, quán tánh sanh diệt của sáu căn, sáu trần, sáu thức để thấy tánh vô thường của vạn pháp, nhờ thấy rõ sự vô thường mới đi đến từng bước nhàm chán, ly tham, đoạn diệt tham dục. Càng diệt được tham ái, tham dục nhiều bao nhiêu, càng đỡ khổ vì dục ái nhiều bấy nhiêu.
Còn theo giải thích của Phật Âm, không những mơ hồ mà còn ra vẻ trịch thượng đối với một vị Thánh A La Hán khi gọi chung chung theo kiểu Tỳ-khưu này, Tỳ-khưu nọ, ghi nhận thế này, biết như thế kia v.v...
Vì chú thích không nói rõ sự giải thích của “ngài” Phật Âm như thế nào, nên ở đây chỉ lưu ý bấy nhiêu để các Tỳ-khưu liệu chừng bắt chước giả sư Bà-la-môn.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.16 Đại Phẩm, VI. Chương Dược Phẩm
“[44] Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ bị bệnh yểm bùa (gharadinnakābādho).[4] Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép buộc (vị ấy) uống nước bùn lấy từ đất ở lưỡi cày vừa mới cày đất lên.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[4] Được ghi lại nghĩa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa. Một số trường hợp khác cũng được dịch theo cách như vậy, trong trường hợp cần thiết, chúng tôi có đính kèm từ Pāli.”
{
Lật giải:
Hẳn là thần lực của các Tỳ-khưu thời Phật kém lắm nên mới bị yểm bùa (?) và các ngài không tự giải bùa được nên phải cần tới nước bùn. Sàm bậy! Thực ra, những Tỳ-khưu nào tin vào Phật Âm mới bị ông Bà-la-môn giả sư này yểm bùa, khiến các vị mê muội cả tin theo mọi giải thích của “ngài” giả sư này thì đúng hơn!
Theo thiển ý, “gharadinnakābādho” có thể là một loại bệnh mà theo kinh nghiệm dân gian phải dùng nước bùn có thêm tính sắt (từ lưỡi cày vừa sử dụng) để chữa trị. Chúng tôi chỉ suy luận thế thôi, đúng sai hạ hồi phân giải, nhưng chắc chắn không bao giờ dám tin bừa một ông giả sư Bà-la-môn sống sau Phật một ngàn năm để bị yểm bùa.
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.17 Đại Phẩm, VI. Chương Dược Phẩm
“[48] ... Trên đường đi, Đại Đức Kaṅkhārevata đã nhìn thấy cây đậu tây (mugga) [7] sinh trưởng ở bãi phân. Sau khi nhìn thấy, vị ấy (nghĩ rằng): “Các hạt đậu tây là không được phép, mặc dầu đã được nấu chín các hạt đậu tây vẫn sinh trưởng” nên ngần ngại rồi cùng với tập thể không thọ dụng đậu tây. Thậm chí nhiều vị nghĩ rằng nên nghe theo vị ấy rồi cũng không thọ dụng đậu tây. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, mặc dù đã được nấu chín đậu tây vẫn sinh trưởng. Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép thọ dụng đậu tây một cách thoải mái.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[7] Không rõ loại đậu này là loại đậu gì? Ngài Buddhaghosa giải thích: “Chúng được phép vì đã được nấu chín.” Theo mạch văn, chúng tôi nghĩ rằng loại hạt này dầu đã được nấu chín, và trải qua quá trình tiêu hóa, rồi được thải ra theo đường phân vẫn có thể nẩy mầm và mọc thành cây; nhưng vẫn không nghĩ ra được loại hạt gì có khả năng ấy.”
{
Lật giải:
Chiếu theo giải thích của Buddhaghosa: “Chúng được phép vì đã được nấu chín”, còn nếu chúng chưa được nấu chín thì Phật Âm không cho phép ư? Lời giải thích đâm hơi trịch thượng như vậy lại được chấp nhận ư?
Theo sự cho phép của Phật Âm, không lẽ tất cả những thực phẩm nói chung và các loại đậu nói riêng đều được phép thọ dụng vì chúng “đã được nấu chín”? Còn nếu chúng không nấu chín thì không được phép thọ dụng? Lời giải thích có thừa thãi không? có trái lời Phật không? Ông Bà-la-môn giả sư cãi lời Đức Thế Tôn như vậy cũng tin theo là sao?
____________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.18 Đại Phẩm, VI. Chương Dược Phẩm
“[49] Sau đó, trong khi tuần tự du hành đức Thế Tôn đã ngự đến thành Rājagaha. Tại nơi đó trong thành Rājagaha, đức Thế Tôn ngự tại Veḷuvana (Trúc Lâm), nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bị bệnh đau bụng bão. Khi ấy, Đại Đức Ānanda (nghĩ rằng): “Trước đây, bệnh đau bụng bão của đức Thế Tôn được dịu đi nhờ cháo gồm có ba thứ” nên đã đích thân đi xin mè, gạo lức, và đậu tây rồi chuẩn bị ở trong khuôn viên (anto),[8] đích thân nấu ở trong khuôn viên, và đã đem đến dâng lên đức Thế Tôn:”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[8] Ngài Buddhaghosa giải thích anto là akappiyakuṭiyaṃ nghĩa là không phải ở nhà làm thành được phép. Xem thêm kappiyabhūmi là khu vực làm thành được phép ở bên dưới [82]”
{
Lật giải:
Căn cứ vào đâu “ngài” Buddhaghosa lại tự tiện biến anto thành akappiyakuṭiyaṃ “nghĩa là không phải ở nhà làm thành được phép”? Thế nào là “nhà không làm thành được phép”? Hay từ anto trong ngoặc đơn do chính ông giả sư Bà-la-môn chen ngang trong tạng Luật để gián tiếp vu cáo tôn giả Ānanda đã vi phạm việc nấu ăn tại chỗ “không phải ở nhà làm thành được phép”?
Đọc kỹ đoạn chánh Luật [49], [81] và [82] đều thấy rõ trước sau việc nấu ăn trong khuôn viên tu viện là trái phép.
Lại nữa, cần nhận thức rõ là việc làm của ngài Ānanda lúc này trong “khuôn viên” là chưa trái phép vì Đức Thế Tôn chưa có quy định cấm nấu nướng trong tu viện, do vậy ngài Ānanda hoàn toàn vô tội.
Rõ ràng lời giải thích “đâm hơi” của ông Bà-la-môn giả sư là áp đặt, nếu không muốn nói là có ác ý với ngài Ānanda.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.19 Đại Phẩm, VI. Chương Dược Phẩm
“[49]... Này các Tỳ-khưu, nếu vị ấy thọ dụng vật đã được chuẩn bị ở trong khuôn viên, đã được nấu ở ngoài khuôn viên (bahi),[9] đã được tự mình nấu thì phạm hai tội dukkaṭa (tác ác).”
----------------
Chú thích của dịch giả:
“[9] Dựa vào lời giải thích ở phần trên của ngài Buddhaghosa thì bên ngoài (bahi) là ở nhà làm thành được phép.”
{
Lật giải:
Các đoạn chánh Luật [81], [82] nói rất rõ vấn đề này. Những vị nào quan tâm xin mời đọc lại để không còn ngộ nhận về bahi (nhà làm thành được phép) và anto (không phải nhà làm thành được phép) theo chú thích chủ quan của ông Bà-la-môn giả sư Phật Âm.
Vả lại chú thích trên cần viết lại như sau mới hợp lý và hợp với ngữ cảnh: “...bên ngoài (bahi) là ở bên ngoải nhà làm thành được phép.” Vì đun nấu và thọ dụng vật thực bên ngoài khu vực làm thành được phép nên mới phạm hai tội tác ác.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.20 Đại Phẩm, VII. Chương Kaṭhina
“[97] Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Kaṭhina không được thành tựu? [1]...
[98] Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Kaṭhina đã được thành tựu?...
Kaṭhina được thành tựu với (vải) mới.[2] Kaṭhina được thành tựu với (vải) được xem như mới (ahatakappena). Kaṭhina được thành tựu với vải áo choàng cũ (pilotikāya).”
----------------
Chú thích của Dịch giả:
“[1] Hai phần [97] và [98] được dịch theo nghĩa dựa vào lời giải thích của ngài Buddhaghosa.
[2] Dịch sát nghĩa là vải chưa bị dơ, chưa bị hư hoại (ahatena). Câu kế là: được xem như là không bị dơ, ngài Buddhaghosa giải thích là đã được giặt hai hoặc ba lần.”
{
Bình:
Thật ngán ngẩm khi cứ phải đọc đi đọc lại các chú thích “theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa”. Thật sợ hãi khi phải đọc các đoạn luật được dịch “theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa”. Sợ hãi vì những giải thích quá thâm độc của “ngài” giả sư Bà-la-môn, đồng thời sợ hãi cả sự lệ thuộc một chiều của những ai tin “ngài”.
Xét về hạnh thiểu dục tri túc và việc đối trị các nguyên nhân dẫn đến tham ái y áo, thì y “Kaṭhinađược thành tựu với “vải mới” của Phật Âm hoàn toàn khác với y “Kaṭhina được thành tựu với vải chưa bị dơ, chưa bị hư hoại, hoặc được xem như mới” theo cách dịch sát nghĩa.
Về sau này Đức Thế Tôn mới cho phép các Tỳ-khưu nhận y (mới) từ thí chủ dâng cúng (đoạn [135]) và sử dụng sau khi chú nguyện làm dấu hoại y. Do vậy, hai phần [97] và [98] nếu dịch theo giải thích của “ngài” Buddhaghosa thật không đáng tin tưởng. Thiết nghĩ cần phải dịch theo sát nghĩa như trong chú thích của dịch giả.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.21 Đại Phẩm, VII. Chương Kaṭhina
“[101] Vị Tỳ-khưu có Kaṭhina đã được thành tựu, mang theo (samādāya)[5] y đã được làm xong, ra đi (nghĩ rằng) “Ta sẽ không trở về.” Sự việc ra đi là sự hết hiệu lực Kaṭhina đối với vị Tỳ-khưu ấy...”
----------------
Chú thích của Dịch giả:
“[5] Phần [100] và [101] chỉ khác nhau ở chỗ bất biến động từ “ādāya” và “samādāya” là “cầm lấy” và “tự mình cầm lấy,” chúng tôi tạm dùng từ “mang theo” cho trường hợp sau, và không nhận ra tầm quan trọng trong sự việc được nhấn mạnh ở đây”.
{
Bình:
Tạng Luật Pātimokkha dành cả một chương thứ bảy nói về y Kaṭhina với rất nhiều chi tiết. Vì sao y áo casa lại có “tầm quan trọng” như vậy? Có nhiều ý tưởng khác nhau về sự quan trọng của tấm y vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni.
Trước hết, đó là y áo Phật ban cho Tăng Ni chúng, để giúp người con Phật ý thức được phước duyên hy hữu được làm người con Phật; ý thức trách nhiệm nêu gương, hướng dẫn, giúp đỡ người cư sĩ về mặt Giới - Định - Tuệ. Bên cạnh đó, y áo cà sa giúp phân biệt về hình thức giữa người con Phật với người chưa xuất gia đầu Phật.
Y áo nói chung là một trong bốn món vật dụng không thể thiếu của người tu sĩ, là một trong những nguồn sanh phước của cư sĩ cúng dường y; nhưng đồng thời từ đây cũng có thể nảy sinh những vấn đề phi Pháp, phi Luật. Cho nên việc liên quan đến y như lễ đắp y tu hành là những nghi thức thiêng liêng; việc mang mặc y, cho nhận y, may y… là những phép tắc cần chế định rõ ràng.
Vì y áo casa có tầm quan trọng đặc biệt như vậy cho nên tạng Luật Pātimokkha phải có cả một chương nói về Kaṭhina.
Thế nhưng, “tấm áo không làm nên thầy tu”, "Ai mặc áo cà-sa, / Tâm chưa rời uế trược, / Không tự chế, không thực, / Không xứng áo cà-sa" (PC 9). Do vậy một kẻ mang y áo casa chưa chắc đã là đệ tử Phật thật sự.
Nếu tất cả các Tỳ-khưu chỉ cần áp dụng một trong 118 các vấn đề về y Kaṭhina của chương này để hỏi cặn kẽ các “Bồ-tát” Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm... khi họ nhảy ngang vào Tăng chúng, sẽ thấy rõ các y áo casa của các giả sư Bà-la-môn đều không có hiệu lực, lúc ấy làm sao những ông này tung hoành trong Phật giáo cho được? Huống hồ chuyện họ xưng thánh, xưng thần.
Tất nhiên, ”tầm quan trọng” của Chương Kathina không chỉ có bấy nhiêu, và những chú thích thâm độc của giả sư Bà-la-môn chưa dừng lại ở đây! Mời đọc tiếp.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.22 Đại Phẩm, VIII. Chương Y Phục
“[135]... Sau đó chẳng bao lâu, cơ thể của Đức Thế Tôn đã được bình thường. Khi ấy, Jīvaka Komārabhacca đã cầm lấy xấp vải đôi sản xuất tại xứ Sivi ấy đi đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Jīvaka Komārabhacca đã nói với Đức Thế Tôn điều này:
- Bạch Ngài, con cầu xin Đức Thế Tôn một điều ước muốn.
- Này Jīvaka, các Đấng Như Lai đã vượt khỏi các điều ước muốn.
- Bạch Ngài, điều ấy là hợp lý, điều ấy không bị chê trách.
- Này Jīvaka, hãy nói đi.
- Bạch ngài, đức Thế Tôn là vị sử dụng y may từ vải bị quăng bỏ, và hội chúng Tỳ-khưu cũng vậy. Bạch ngài, xấp vải đôi sản xuất tại xứ Sivi này của con đã được gởi đến từ vua Pajjota là loại hạng nhất, phẩm chất tốt, nổi tiếng, cao quý, và sang trọng trong vô số các loại vải, trong vô số các xấp vải đôi, trong hàng trăm xấp vải đôi, trong hàng ngàn xấp vải đôi, trong hàng trăm ngàn xấp vải đôi. Bạch ngài, xin ngài thọ lãnh xấp vải đôi sản xuất tại xứ Sivi này của con và cho phép y của gia chủ (gahapaticīvaraṃ) [1] đến hội chúng Tỳ-khưu.
... Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép y của gia chủ. Vị nào thích thì hãy là vị sử dụng y may từ vải bị quăng bỏ, vị nào thích thì hãy chấp nhận y của gia chủ. Và này các Tỳ-khưu, Ta ngợi khen sự biết đủ (dầu) với loại này hay loại kia (itarītarena).
[136] Rồi dân chúng trong thành Rājagaha đã nghe được rằng: “Nghe nói đức Thế Tôn đã cho phép y của gia chủ đến các vị Tỳ-khưu.” Và những người dân ấy đã trở nên mừng rỡ phấn chấn(nghĩ rằng): “Giờ đây, chúng ta sẽ dâng các vật bố thí, chúng ta sẽ làm các việc phước thiện, bởi vì đức Thế đã cho phép y của gia chủ đến các vị Tỳ-khưu.” Và chỉ trong một ngày, ở trong thành Rājagaha nhiều ngàn y đã được phát sanh.
Rồi dân chúng trong nước đã nghe được rằng: “Nghe nói đức Thế Tôn đã cho phép y của gia chủ đến các vị Tỳ-khưu.” Và những người dân ấy đã trở nên mừng rỡ phấn chấn (nghĩ rằng): “Giờ đây, chúng ta sẽ dâng các vật bố thí, chúng ta sẽ làm các việc phước thiện, bởi vì đức Thế đã cho phép y của gia chủ đến các vị Tỳ-khưu.” Và chỉ trong một ngày, ở trong nước nhiều ngàn y đã được phát sanh.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
{
Lật giải:
Có vị Tỳ-khưu tỉnh táo chân thực nào đọc đoạn chánh Luật nêu trên thấy cụm từ “y của gia chủ”quá khó hiểu đến độ phải cần đến giải thích của “Thánh Tăng” Phật Âm là “y được dâng bởi gia chủ”?
Chắc chắn là không cần, nếu có chăng, cần hiểu những điều Phật Âm Bà-la-môn đã không chú thích:
1. Trước khi thầy thuốc Jīvaka được phước báu cúng dường y Sivi cho Đức Thế Tôn, ông đã có nhân duyên là chữa bệnh cho Đức Thế Tôn. Chính nhờ công đức này nên Jīvaka mới được Đức Thế Tôn thọ nhận cho điều ước muốn của ông ta.
2. Và cũng chính từ công đức hy hữu này, việc nhận y của Tăng chúng được Đức Thế Tôn cho phép. Vị cư sĩ thầy thuốc Jīvaka đã tạo thêm nguồn phước báu to lớn cho chính mình và cho dân chúng tại Rājagaha nói riêng và các cư sĩ Phật tử sau này nói chung. Theo đây mọi người được “mừng rỡ phấn chấn” vì có duyên “dâng các vật bố thí”, “làm các việc phước thiện” cúng dường y đến Tỳ-kheo, Tỳ-khưu-ni. Chính vì thế, riêng tại Rājagaha “chỉ trong một ngày, ở trong thành Rājagaha nhiều ngàn y đã được phát sanh”.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.23 Đại Phẩm, VIII. Chương Y phục
“[138] Vào lúc bấy giờ, đức vua xứ Kāsī đã gởi đến Jīvaka Komārabhacca tấm mền len (kambalaṃ) trị giá nửa kāsī[2] hoặc tương đương với nửa kāsī. Sau đó, Jīvaka Komārabhacca đã cầm lấy tấm mền len trị giá nửa kāsī ấy đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Sau khi đã ngồi xuống một bên, Jīvaka Komārabhacca đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, tấm mền len này của con trị giá nửa kāsī hoặc tương đương với nửa kāsī đã được đức vua xứ Kāsī gởi đến. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn nhận lãnh tấm mền, điều ấy sẽ đem lại sự lợi ích và sự an lạc lâu dài cho con.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
“[2] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng 1 kāsī là một ngàn (?), có thể là loại tiền vàng kahāpaṇa.”
{
Lật giải:
Nên nhớ, khi Jīvaka Komārabhacca chữa bệnh cho một nữ đại phú tại Sāketa [130], ông cũng đã được thưởng mười sáu ngàn, một tôi trai, một tớ gái, và chiếc xe ngự. Khi ông chữa cho một đại phú ở Rājagaha [132] ông được thưởng trọn gia tài nhưng chỉ nhận một trăm ngàn và cho vua Bimbisara một trăm ngàn. Ông còn được vua Pajjota xứ Ujjenī đền ơn bằng tấm vải đôi quý giá nhất, nổi tiếng nhất xứ...
Hẳn nhiên, tặng vật của vua xứ Kāsī đền ơn Jīvaka chữa bệnh chắc chắn không phải tầm thường. Có quý giá như vậy nên một thần y chữa bệnh cho vua như Jīvaka mới dâng cúng đến Đức Phật thiêng liêng để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của ông đối với Bậc Ân Sư hy hữu vĩ đại.
Rất có thể tấm mền len có giá bằng cả nửa xứ Kāsī cũng nên? Hoặc nửa kāsī ấy cũng quý giá lắm (dù vậy đối với thái tử Tất Đạt Đa tấm len này chẳng là gì cả, đến ngai vàng Ngài còn bỏ, huống hồ...)
Thế nhưng Buddhaghosa giảm giá xuống chỉ còn một ngàn chung chung, ngay cho dù là một ngàn tiền vàng. Hay ông giả sư Bà-la-môn muốn chú giải cư sĩ Jīvaka đã hối lộ Phật một ngàn đồng tiền vàng? Những ai đồng ý với Phật Âm hãy chứng minh lời giải thích của giả sư Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm “rằng 1 kāsī là một ngàn (?), có thể là loại tiền vàng kahāpaṇa”là chính xác.
________________
Dẫn: Trích đoạn Luật dưới đây quy định các trường hợp cho phép Tỳ-khưu được để lại y hai lớp trong trú xá, không phải mang theo bên mình.
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.24 Đại Phẩm, VIII. Chương Y phục
“[164] ... - Này các Tỳ-khưu, có năm điều kiện cho việc để lại y hai lớp (saṅghāṭi): vị bị bệnh, hoặc là sự quy định về mùa mưa (vassikasaṅketaṃ),[5] hoặc là phải đi qua bên kia sông, hoặc là trú xá có sự an toàn với then cài, hoặc là vị có Kaṭhina đã được thành tựu. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều kiện cho việc để lại y hai lớp.”
----------------
Chú thích của Phật Âm:
{
Lật giải:
Chú thích của Phật Âm thiển cận và thô thiển. Bởi lẽ, như tại Việt Nam có sáu tháng mưa, sáu tháng không mưa, như vậy chú giải của Phật Âm không ứng dụng. Phật giáo đã phát triển khắp năm châu, những nơi nào có bốn tháng mùa mưa mới áp dụng chú thích của “ngài” Buddhaghosa chăng? Nói chú thích thiển cận và thô thiển là vì vậy.
Theo chánh Luật “sự quy định về mùa mưa” khiến vị Tỳ-khưu có thể tạm thời để lại y hai lớp tại trú xá không mang theo mình, đó là để tránh ướt áo khi ra ngoài một lúc rồi trở lại. Ngoại lệ này hợp lý trong mọi hoàn cảnh có mưa. Hoặc có thể hiểu “sự quy định về mùa mưa” liên quan đến việc an cư kiết hạ, lúc này vị Tỳ-kheo thường xuyên an trú tại chỗ nên y hai lớp đương nhiên được phép để lại trú xá.
Rõ ràng giải thích của ông Bà-la-môn giả sư vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa về ý nghĩa, nhông thiếu về sự hiểu biết!
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 5.25 Đại Phẩm, VIII. Chương Y phục
“[165]... Vào lúc bấy giờ, Đại Đức Upananda một mình đã sống mùa (an cư) mưa ở hai trú xứ(nghĩ rằng): “Như vầy nhiều y sẽ được phát sanh đến ta.” Khi ấy, các vị Tỳ-khưu ấy đã khởi ý điều này: “Phần san sẻ về y nên được cho đến Đại Đức Upananda như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn.
- Này các Tỳ-khưu, hãy cho đến kẻ rồ dại phần của một người. Này các Tỳ-khưu, trường hợp một vị Tỳ-khưu sống mùa (an cư) mưa ở hai trú xứ[6] (nghĩ rằng): “Như vầy nhiều y sẽ được phát sanh đến ta.” Nếu vị ấy sống chỗ này một nửa (thời gian) chỗ kia một nửa (thời gian) thì nên cho phần san sẻ về y (cīvarapaṭiviso) gồm một nửa của nơi này một nửa của nơi kia, hoặc ở chỗ nào vị ấy sống nhiều hơn thì phần san sẻ về y nên được cho từ chỗ đó.”
----------------
Chú thích của Dịch giả:
“[6] Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên về trường hợp một vị Tỳ-khưu sống mùa (an cư) mưa ở hai nơi. Ngài Buddhaghosa giải thích vị ấy sống thay đổi chỗ ở trong thời hạn từ một ngày đến bảy ngày theo quy định về mùa (an cư) mưa. Quý vị nếu có thắc mắc nên kiểm tra lại ở bản chú giải Samantapāsādikā.”
{
Lật giải:
Cả “ngài” Buddhaghosa và dịch giả đều quên một loạt các trường hợp trong mùa an cư vị Tỳ-khưu được vô tội khi buộc phải ra đi đến một trú xứ khác. Tất nhiên tại trú xứ mới các Tỳ-khưu vẫn tiếp tục an cư mùa mưa cho đến hết thời hạn. Và như vậy, trong những trường hợp đặc biệt ngoài ý muốn, vị Tỳ-khưu được phép di chuyển an cư mùa mưa tại hai nơi hợp pháp, không bị tội “đứt hạ”. Các ngoại lệ này còn được ghi rõ ràng trong các mục [214], [215], [216], [217] thuộc Chương III Vào Mùa Mưa.
Dịch giả có quên kiểu này cũng không sao, vì dù sao cũng chỉ là... dịch giả, nhưng “Thánh Tăng” Phật Âm mà quên thì chết thật! Ngay sự ‘giải thích vị ấy sống thay đổi chỗ ở trong thời hạn từ một ngày đến bảy ngày’ cũng không hợp lý ‘theo quy định về mùa (an cư) mưa’. Bởi nếu các Tỳ-khưu có quyền thay đổi chỗ ở từ một đến bảy ngày thì còn ý nghĩa ‘an cư mùa mưa’ gì nữa, bỏ luôn cho rồi!
Còn nếu theo bản chú giải Samantapāsādikā thì miễn bàn. Chú giải làm sao tin cậy bằng chánh Luật, nhất là chú giải bởi ông luận sư Bà-la-môn sống sau Phật một ngàn năm. Qua đây chứng tỏ Phật Âm Bà-la-môn cũng chỉ là kẻ “tay ngang” trước tạng Luật. Những ai còn tin tưởng vinh danh ông Bà-la-môn này là “thánh tướng”, họ cần phải xem lại!
CÒN TIẾP PHẦN 6
_____________________________________
(*) Theo bản dịch tạng Luật tiếng Việt của tỳ-khưu Indacanda - Trương Đình Dũng
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHẦN 5
PHẦN 6
PHẦN 7
*****
Trả lờiXóaThông tin này có chính xác không,tôi rất muốn biết
Trả lờiXóa