Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

DỊCH 'GIẢ' HAY DỊCH THẬT???

Kính mong các bậc thức giả, Pháp Chủ, Pháp Phó, Hòa Thượng, Tiến Sĩ Phật Học... những vị am tường kinh sách Phật giáo giải thích ý nghĩa khác nhau của hai đoạn kinh tương đương trong hai hệ Nikaya và A-hàm dưới đây:
Nikaya, Đại Kinh Đoạn Tận Ái: “Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu” (Trung Bộ 1, trang 582, xb 1992)
Đoạn tương đương trong kinh Trà Đế: “Thai mẹ kéo dài chín tháng hay mười tháng rồi sanh. Sau rồi được nuôi dưỡng bằng máu. Máu đó ở trong Thánh pháp gọi là sữa mẹ” (Trung A-hàm tập 4, kinh số 201, trang 471, xb 1992)
Không biết các Hoà thượng, Thượng tọa đại trí, đại căn tuy có lòng tin nơi Đức Phật nhưng đã vận dụng trí tuệ của mình tới đâu khi cho dịch và in những câu như thế trong tạng A-hàm? Với những ai còn ngây thơ nghĩ rằng các kinh A-hàm cũng là kinh “nguyên thuỷ” và có ý định muốn giới thiệu, trích dẫn, giảng giải những bài kinh trong đó, trước hết hãy ghi nhớ và cân nhắc ba điều sau đây:
Thứ nhất: tạng A-hàm tiếng Hán vốn được dịch từ tiếng Sanskrit, ngôn ngữ chủ yếu của giai cấp Bà-la-môn, và chúng được giới thiệu bởi các luận sư gốc Bà-la-môn Ấn độ. 
Thêm nữa đương thời Đức Phật, hai vị Tỳ-kheo Yamelu và Tekula đã thỉnh cầu Đức Thế Tôn để được dịch các bài kinh của Phật sang tiếng Vedic là văn tự của giới Bà-la-môn dùng để phúng tụng kinh Vệ-đà nhưng Đức Phật đã kiên quyết không chấp thuận. 
Vì sao Đức Phật không chấp nhận? Ngoài lý do Ngài muốn phổ biến Phật pháp bằng ngôn ngữ địa phương, còn một nguyên nhân nào khác không?
Thứ hai: Muốn biết thêm về những khác biệt giữa tạng Nikaya và A-hàm để từ đó nhận diện được những dụng ý sâu xa ẩn khuất của nó, xin mời đọc và nghiên cứu kỹ “Chánh kinh Trung Bộ Pali và Tà kinh Trung A Hàm” của Kinh Sư Chánh Tư Duy.
Thứ ba: Hầu hết các tạng kinh A-hàm gốc bằng tiếng Sanskrit đều bị biến mất, phải chăng đây là thủ đoạn của những dịch giả gián điệp gốc ngoại học? Họ đã cố ý phá huỷ chứng cứ gốc sau khi đã dựng lên những tài liệu giả với những cải biên, sửa đổi khiến người đời sau không thể phát hiện âm mưu của họ?
Dịch Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét