Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

THẾ NÀO LÀ CHÁNH THIỀN, CHÁNH ĐỊNH CỦA PHẬT? TÀ THIỀN, TÀ ĐỊNH CỦA ÁC MA???

Ai hiểu ý nghĩa bài kinh dưới đây sẽ trả lời được câu hỏi trên
Bài kinh "SANDHA", số 10, Tăng Chi tập 4, Chương 11, I. Phẩm Y Chỉ
"1. Một thời Thế Tôn trú ở Nàtika, tại ngôi nhà có lợp ngói. Rồi Tôn giả Sandha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sandha đang ngồi một bên:
2. Này Sandha, hãy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần thục, chớ có với Thiền định của con ngựa chưa thuần thục.
Và này Sandha, thế nào là Thiền định của con ngựa chưa thuần thục?
3. Con ngựa chưa thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, liền Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn". Vì sao? Này Sandha, con ngựa chưa thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, không có nghĩ như sau: "Không biết hôm nay, người đánh xe điều phục ngựa sẽ bảo ta làm việc gì? Nay ta có thể làm gì để báo đáp?". Con ngựa bị cột vào máng ăn, chỉ Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn! "
Cũng vậy, này Sandha, ở đây có hạng người chưa được thuần thục, khi đi đến ngôi rừng, hay khi đi đến gốc cây, hay khi đi đến ngôi nhà trống, trú với tâm bị dục tham ám ảnh, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên. Người ấy tàng trữ dục tham vào trong, rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán,
Vị ấy trú với tâm bị sân ám ảnh, bị sân chi phối... trú với tâm bị hôn trầm thụy miên ám ảnh, bị hôn trầm thụy miên chi phối... trú với tâm bị trạo hối ám ảnh, bị trạo hối chi phối... trú với tâm bị nghi hoặc ám ảnh, bị nghi hoặc chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên. Người ấy tàng trữ nghi hoặc vào trong, rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán.
Người ấy Thiền tư, y chỉ vào đất, Thiền tư y chỉ vào nước, Thiền tư y chỉ vào lửa, Thiền tư y chỉ vào gió,
Thiền tư y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
Thiền tư y chỉ vào đời này, Thiền tư y chỉ vào đời sau, phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy tư, đều ý chỉ vào đấy người ấy Thiền tư. Như vậy, này Sandha là người Thiền tư không thuần thục.
4. Và này Sandha, như thế nào là Thiền tư như con ngựa thuần thục?
Con ngựa hiền lương, này Sandha, con ngựa được thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, không có Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn!" Vì sao? Này Sandha, con ngựa đã thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, suy nghĩ như sau: "Không biết hôm nay, người đánh xe điều phục ngựa sẽ bảo ta làm việc gì? Nay ta có thể làm gì để báo đáp? "
Con ngựa bị cột vào máng ăn, không có Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn! " Con ngựa hiền lương, này Sandha, được thuần thục, nhìn sự áp dụng cây gậy thúc ngựa hiền lương như là món nợ, như là trói buộc, như là một thiệt hại, như là một điềm xấu.
Cũng vậy, này Sandha, con người hiền thiện, thuần thục, khi đi đến khu rừng, khi đi đến gốc cây, khi đi đến ngôi nhà trống, trú với tâm không bị dục tham ám ảnh, không bị dục tham chinh phục, như thật quán tri sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên.
Vị ấy an trú với tâm không bị sân ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị si ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị trạo hối ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị nghi hoặc ám ảnh, không bị nghi hoặc chinh phục, như thật rõ biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên.
Vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió,
Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau, phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy tư, Thiền tư không y chỉ vào cái ấy.
Tuy vậy, vị ấy vẫn có Thiền tưLại nữa, này Sandha, với vị ấy Thiền tư như vậy, chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên, dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục:
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người hiền, thuần thục,
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người bậc Thượng thủ,
Y chỉ gì Ngài Thiền,
Chúng tôi không được biết.
5. Khi nghe nói như vậy, Tôn giả Sandha bạch Thế Tôn:
- Thiền tư như thế nào, bạch Thế Tôn là con người hiền thiện thuần thục Thiền tư? Vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió,
Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau, và phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được tầm cầu, được đạt đến, được ý suy tư, vị ấy Thiền tư, không y chỉ vào cái ấy.
Tuy vậy vị ấy vẫn thiền tư. Thiền tư như thế nào, bạch Thế Tôn là con người hiền thiện thuần thục, khiến chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục:
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người hiền, thuần thục,
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người bậc Thượng thủ,
Y chỉ gì Ngài Thiền,
Chúng tôi không được biết?
6. Ở đây này Sandha, với con người hiền thiện thuần thục, tưởng đất trong đất được sáng tỏ, tưởng nước trong nước được sáng tỏ, tưởng gió trong gió được sáng tỏ, tưởng lửa trong lửa được sáng tỏ,
tưởng Không vô biên xứ trong Không vô biên xứ được sáng tỏ, tưởng Thức vô biên xứ trong Thức vô biên xứ được sáng tỏ, tưởng Vô sở hữu xứ trong Thức vô sở hữu xứ được sáng tỏ, tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ được sáng tỏ,
tưởng thế giới này trong thế giới này được sáng tỏ, tưởng thế giới sau trong thế giới sau được sáng tỏ, phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được tầm cầu, được đạt đến, được ý suy tư, tưởng ấy được sáng tỏ.
Thiền tư như vậy, này Sandha là người đã hiền thiện thuần thục, vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió,
Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau.
Phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý suy tư, Thiền tư không y chỉ vào cái ấy. Tuy vậy vẫn có Thiền tư.
Do Thiền tư như vậy, này Sandha, là con người hiền thiện thuần thục, khiến chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục:
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người hiền, thuần thục,
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người bậc Thượng thủ,
Y chỉ gì Ngài Thiền,
Chúng tôi không được biết." <Hết trích>
Ghi chú:
Theo bài kinh trên, mọi người hãy quan sát tất cả các tông phái ‘Phật giáo’ hiện nay xem có phải tất cả chỉ biết hè nhau hành thiền là gom tâm, ức chế tâm theo kiểu: thấy mọi vọng tưởng đều buông, hoặc ‘phồng xẹp, giở bước đạp’, hoặc ‘Budho thở vô... Budho thở ra...’, hoặc leo lẻo ‘Á mi tù phù, Á mi tù phù’, hoặc niệm chú ‘Yết đế, yết đế... Úm ma ni...’ v.v...
Tất cả tu tập trong khi vẫn còn ôm giữ một đống dục tham, sân hận, hôn trầm thuỳ miên, trạo cử hối quá, nghi hoặc, ngã mạn, ái kiết sử... vì không có phái nào biết cách nào đoạn trừ chúng. Tất cả đều như những con ngựa không thuần thục, chỉ biết cắm đầu cắm cổ vào những ‘máng ăn’ tà thiền, tà định của mình, và bỏ quên những lời dạy thực sự minh triết của Đức Phật trong chánh kinh Nikaya.
Để không trở thành những con ngựa hoang không thuần thục, mọi người phải hiểu rõ: Thế nào là tưởng đất trong đất, tưởng nước trong nước, tưởng gió trong gió, tưởng lửa trong lửa? Quán tưởng như vậy được sáng tỏ điều gì? Và vì sao như vậy là con người hiền thiện thuần thục?
Như được biết cũng theo Kinh văn NIKAYA, Phật dạy thân người là do bốn đại hợp thành, cũng có đất, nước, lửa, gió; và gọi chung là nội giới, bao gồm nội địa giới, nội thủy giới, nội hỏa giới và nội phong giới. 

Thế giới bên ngoài cũng có bốn đại và gọi chung là ngoại giới, bao gồm: ngoại địa giới, ngoại thủy giới, ngoại hỏa giới và ngoại phong giới.

Thân bốn đại của mỗi người sống trong môi trường có bốn đại của ngoại giới, điều này có nghĩa người hành thiền phải biết quán tưởng thân bốn đại của mình trong bốn đại của thế giới

Hay nói khác đi phải biết quán “tưởng đất (nội địa giới) trong đất (ngoại địa giới)tưởng nước (nội thủy giới) trong nước (ngoại thủy giới)tưởng gió (nội phong giới) trong gió (ngoại phong giới)tưởng lửa (nội hỏa giới) trong lửa (ngoại hỏa giới)”.

Quán tưởng như vậy để thấy điều gì? Thấy rằng bốn đại của ngoại giới vĩ đại, to lớn đến như thế còn phải vô thường biến hoại, huống hồ bốn đại mỏng manh của thân này: 

Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại địa giới… thủy giới… hỏa giới… phong giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ; tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là (Trích Đại kinh Dụ Dấu Chân Voi, số 28, Trung Bộ 1). Đây chính là điều cần phải sáng tỏ.

Nhờ liễu tri được điều sáng tỏ này nên không chấp thủ thân năm uẩn là ta, là của ta, là tự ngã nơi ta. Nhờ không chấp thủ thân năm uẩn nên tránh được khổ đau, từng bước đạt đến giải thoát an vui Niết Bàn. 

Rõ ràng chánh thiền ‘được sáng tỏ’ càng thêm sáng tỏ, chánh định thiết thực hiện tại càng thêm thiết thực hiện tại. Chứ không phải ngồi lom lom nhìn cục đất, giọt nước, đốm lửa, ngọn gió, hơi thở, tri vọng, phồng xẹp... để rồi rơi vào tà thiền tà định như các tà sư ‘chỉ dại’.

Tất nhiên ý nghĩa của bài kinh trên không chỉ có bấy nhiêu, nhưng hiểu bấy nhiêu thôi cũng giúp ích rất nhiều rồi. Chỉ có điều Chánh Pháp chỉ có người trí mới tự mình giác hiểu, ngay cả đến Phạm thiên, vua trời tối cao của mấy ông Bà-la-môn còn không hiểu thấu, huống hồ đám con cháu Bà-la-môn giáo. 

Cho nên sau này đám luận sư gốc Bà-la-môn mới ra sức xuyên tạc, hủy báng Chánh Thiền Chánh Định của Đức Thế Tôn bằng những tà pháp lai Bà-la-môn như niệm chú, niệm tên, thiền thấy vọng, thiền công án; thậm chí cái gì cũng là thiền: thiền lười, thiền ôm, thiền ấp, thiền chữ, thiền hoa, thiền trà…
Dù thực chất các ngoại pháp này biến thái cải trang hư ngụy nhưng lại được tô vẽ bằng những danh từ rất kêu theo kiểu “Như Lai thiền”, “thiền tối thượng”, “tánh không”, “không tướng”, “không pháp”, đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú” v.v.. và v.v…
Kết quả là những chú sư tử con yếu hèn lêu lổng chỉ còn biết một chiều tôn vinh pháp ngoại lai của các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp và quay lưng coi thường Chánh Pháp, Chánh Luật, Chánh Thiền, Chánh Định của Bậc Đạo Sư Thích Ca Mâu Ni.
Một lần nữa lời dạy của Đức Thế Tôn lại được thêm minh chứng “Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất”(S.ii,223).
BUDDHISM MAGAZINE

TIẾP DẪN THẦN SƯ

Tại Đại hội Quần Tiên trong thế kỷ mới, các vị Thánh Thần mười phương cùng tụ họp tại điện Ngọc Hoàng để bàn luận về một vấn đề quan trọng. Vua Trời Đế Thích trịnh trọng mở lời:
Thưa chư vị Thánh Thần, hẳn các ngài đều rõ thời kỳ đen tối đã qua rồi. Giờ đây mọi người đều biết những tà pháp tà đạo của những tổ sư gián điệp đưa vào phá hoại Đạo Phật đã bị vạch trần và đào thải. Đã đến lúc mọi người con Phật phải trở về nương tựa theo đúng chánh Kinh chánh Luật của Đức Thế Tôn.
Vua Trời Đế Thích mới nói đến đây, cả đại hội quần Tiên đã reo vui sung sướng, tiếng nhạc trời cất lên vi diệu. Hết thảy chư Thiên đều phóng hào quang rực sáng khắp bốn phương trời bày tỏ sự đồng tình với Thiên chủ Đế Thích. Tất cả đồng thanh hô vang:
_ Lành thay, lành thay, Ánh Đạo Vàng được xương minh.
Vua Trời Đế Thích đằng hắng giọng:
_ Thế nhưng thưa quý vị, một vài nơi người ta còn lúng túng vì không biết phải thực hành như thế nào cho đúng với chánh Pháp. Ví như mới đây nhiều người dưới trần gọi điện thoại hỏi tôi.
Cả đám quần Tiên nhao nhao:
_ Hỏi gì thưa Thiên Chủ?
Vua Trời Đế Thích chậm rãi:
_ Họ nói trước đây nhà nào có người sắp chết, tất cả rủ nhau kéo đến hò hét trợ niệm ‘Á mi tò phò, Á mi tò phò’. Có người bệnh nghe điếc cả lỗ tai, thậm chí hàng xóm cũng phải bực mình. Cực lạc đâu không thấy chỉ thấy đọa đày thêm. Giờ đây mọi người đều biết đó là tà pháp của mấy ông Bà-la-môn đưa vào phá hoại Phật Pháp, họ hè nhau bỏ qua cái rụp. Thế nhưng họ không biết phải làm gì để giúp những người thân sắp qua đời.
Bắc Đẩu Tinh Quân liền giơ tay xin tiếp lời:
_ Đúng vậy, thưa quý vị. Cầu cứu một kẻ không có thật, chỉ do mấy ông Bà-la-môn vẽ ra để phá hoại Đạo Phật, phỏng có lợi ích gì! Có nhiều người cũng nhắn tin hỏi tôi phải làm sao để giúp cho những người thân của họ. Họ cũng chán ngấy mấy ông Bụt giả và Bồ-tát gián điệp của Bà-la-môn lắm rồi!
Nam Tào gục gặc đầu kể lể:
_ Nhiều nơi gia chủ cúng cầu an, cầu siêu, đám ma, đám giỗ có phong bì kèm theo; lắm thầy rủ nhau đến ê a tụng vài câu rồi ngửa tay nhận tiền. An đâu không thấy, siêu đâu không thoát, chỉ thấy tội nặng thêm vì phá giới của Phật, gây tiếng xấu cho Tăng đoàn.
Chư Thiên Tiểu Upali vốn trước đây là một Tỳ-khưu giới hạnh lắc đầu phân bua:
_ Thưa các hiền giả, gặp pháp giả nên đời mới tàn mạt như vậy. Trong chánh Kinh Nikāya và chánh Luật Pātimokkha, không có những điều phi pháp phi luật như thế. Sau này những ông Bà-la-môn quái ác dạy tà kinh tà luật tà luận, chứ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni dạy rất nhiều những bài kinh quý giá dành cho người bệnh, người sắp mất.
Cả đám quần Tiên cùng thỉnh cầu:
_ Thưa, cụ thể là các bài kinh nào. Kính mong quý ngài chỉ bày cho chúng tôi được rõ ạ!
Kinh sư Dhammapala đỡ lời Tiểu Thiên Upali:
_ Đúng vậy, thưa chư Thần. Ví dụ như bài kinh Hộ Trì, số 32 Trường Bộ, là kinh cầu an cho cả Tăng Ni và cư sĩ. Kinh hướng cầu cho người sắp mất có các kinh như Kinh ‘Bị Bệnh’ (S.v.408), kinh ‘Jānussoni’, Tăng Chi 10 Pháp. Còn các kinh cho người bệnh rất nhiều. Ví dụ như kinh ‘Girimānanda’, Tăng Chi 10 Pháp; kinh ‘Giáo Giới Cấp Cô Độc’ số 143 Trung Bộ; kinh ‘Giáo Giới Channa’, số 144 Trung Bộ. Trong Tăng Chi cũng có rất nhiều kinh như: kinh ‘Người Bệnh’, số 121, chương 5 pháp; hai bài kinh ‘Săn Sóc Bệnh’, số 123 - 124, chương 5 pháp; kinh ‘Phagguna’, số 56, chương 6 pháp. Còn trong Tương Ưng có các kinh như: kinh ‘Vakkāli’ (S.iii,119), kinh ‘Assaji’ (S.iii,124); hai bài kinh ‘Bệnh 1 và 2’ (S.iv.46-47), ba bài kinh ‘Bệnh 1 - 2 - 3’ (S.v.79-80-81), kinh ‘Sirivaddha’ (S.v.176), kinh ‘Mānadinna’ (S.v.178), kinh ‘Dīghāvu’ (S.v,344), kinh ‘Ác Giới hay Anāthapiṇḍika’ (S.v.380), ‘Người Đất Phương Tây hay Người Đã Chết’ (S.iv,311),. Ngoài ra còn các kinh khác nữa trực tiếp hay gián tiếp có ích lợi thiết thực cho mọi người.
Chư Thánh Thần cùng đứng dậy chắp tay thán phục và cảm ơn ý kiến của Kinh sư Dhammapala. Phạm Thiên Sahampati nhiệt liệt tán đồng:
_ Lành thay, lành thay. Những người được nghe những Phật ngôn này đúng thời, họ hoan hỷ thọ nhận thì đều đạt được những sanh thú tốt lành. Đây là những Thánh Ngôn vô giá, có giá trị siêu việt hơn tất cả các tà kinh của mấy ông tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp.
Bốn Đại Thiên Vương cũng tham gia:
_ Đúng vậy, thưa quý vị. Chúng ta nên tích cực phổ biến các bài kinh chính thức của Phật nhằm giúp mọi người trở về nẻo thiện, để cõi trời của chúng ta được đông hơn.
Phạm Thiên Baka hồ hởi:
_ Hàng ngày những người bệnh và người nhà của họ nên thực hành nghi thức quy y Tam Bảo và nguyện giữ năm giới. Họ nên thỉnh các vị phạm hạnh hoặc nghe băng đọc các bài kinh chánh truyền của Phật. Những người bệnh, người sắp mất và cả người thân của họ đều có phần lợi ích.
Vua Trời Đế Thích nghiêm giọng:
_ Do vậy, hỡi các vị Thần Tiên, tất cả chúng ta hãy nỗ lực loại trừ các phi pháp phi luật ra khỏi Đạo Phật, tích cực khuyến khích mọi người thực hành đúng chánh Pháp chánh Luật của Đức Thế Tôn nhằm cứu giúp cho mọi người.
Cả đại hội chư Thiên vâng lời Thiên Chủ Đế Thích và cùng nhau tỏa xuống dương trần hành đạo.  
PHẠM THIÊN BAKKA

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

DỊCH 'GIẢ' HAY DỊCH THẬT???

Kính mong các bậc thức giả, Pháp Chủ, Pháp Phó, Hòa Thượng, Tiến Sĩ Phật Học... những vị am tường kinh sách Phật giáo giải thích ý nghĩa khác nhau của hai đoạn kinh tương đương trong hai hệ Nikaya và A-hàm dưới đây:
Nikaya, Đại Kinh Đoạn Tận Ái: “Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu” (Trung Bộ 1, trang 582, xb 1992)
Đoạn tương đương trong kinh Trà Đế: “Thai mẹ kéo dài chín tháng hay mười tháng rồi sanh. Sau rồi được nuôi dưỡng bằng máu. Máu đó ở trong Thánh pháp gọi là sữa mẹ” (Trung A-hàm tập 4, kinh số 201, trang 471, xb 1992)
Không biết các Hoà thượng, Thượng tọa đại trí, đại căn tuy có lòng tin nơi Đức Phật nhưng đã vận dụng trí tuệ của mình tới đâu khi cho dịch và in những câu như thế trong tạng A-hàm? Với những ai còn ngây thơ nghĩ rằng các kinh A-hàm cũng là kinh “nguyên thuỷ” và có ý định muốn giới thiệu, trích dẫn, giảng giải những bài kinh trong đó, trước hết hãy ghi nhớ và cân nhắc ba điều sau đây:
Thứ nhất: tạng A-hàm tiếng Hán vốn được dịch từ tiếng Sanskrit, ngôn ngữ chủ yếu của giai cấp Bà-la-môn, và chúng được giới thiệu bởi các luận sư gốc Bà-la-môn Ấn độ. 
Thêm nữa đương thời Đức Phật, hai vị Tỳ-kheo Yamelu và Tekula đã thỉnh cầu Đức Thế Tôn để được dịch các bài kinh của Phật sang tiếng Vedic là văn tự của giới Bà-la-môn dùng để phúng tụng kinh Vệ-đà nhưng Đức Phật đã kiên quyết không chấp thuận. 
Vì sao Đức Phật không chấp nhận? Ngoài lý do Ngài muốn phổ biến Phật pháp bằng ngôn ngữ địa phương, còn một nguyên nhân nào khác không?
Thứ hai: Muốn biết thêm về những khác biệt giữa tạng Nikaya và A-hàm để từ đó nhận diện được những dụng ý sâu xa ẩn khuất của nó, xin mời đọc và nghiên cứu kỹ “Chánh kinh Trung Bộ Pali và Tà kinh Trung A Hàm” của Kinh Sư Chánh Tư Duy.
Thứ ba: Hầu hết các tạng kinh A-hàm gốc bằng tiếng Sanskrit đều bị biến mất, phải chăng đây là thủ đoạn của những dịch giả gián điệp gốc ngoại học? Họ đã cố ý phá huỷ chứng cứ gốc sau khi đã dựng lên những tài liệu giả với những cải biên, sửa đổi khiến người đời sau không thể phát hiện âm mưu của họ?
Dịch Nhân

GIỚI GIẢI THOÁT KHÁC GIỚI CẤM THỦ

Hai Sadi ngồi nói chuyện với nhau. Sadi thứ nhất cất giọng chắc nịch:
_ Dù tỷ tỷ người trên trái đất này ăn chay, tớ cũng kiên quyết thọ trì giới “tam tịnh nhục”.
_ Sao cậu lại cố chấp ngang bướng đến thế? Sadi thứ hai thắc mắc.
_ Vì Đức Phật đã dạy: số người được tái sanh trở lại làm người ít như chút đất ở móng tay, ngược lại số người phải tái sanh vào bàng sanh, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục thì nhiều như mặt đất này.
_ Nếu những người ăn chay cũng nói rằng “Dù tỷ tỷ người ăn mặn nhưng họ vẫn quyết tâm ăn chay” rồi cũng lý luận như cậu, thì sao?
_ Thì vì thế số bàng sanh ăn rau cỏ luôn đông hơn loài người chứ sao.
_ Số chúng sanh ăn thịt cũng nhiều hơn loài người?
_ Nhưng chẳng có con nào biết ăn “tam tịnh nhục”. Cho nên cậu thực hành giới “tam tịnh nhục”, để không tái sanh làm bàng sanh, cũng không tái sanh súc sanh. Giới biệt biệt giải thoát là như vậy, cậu hiểu chưa?
_ Ừ nhỉ! Đúng như Đức Phật đã dạy, nếu những kẻ ngoại học chỉ hiểu một câu của Ngài thôi, họ cũng đỡ khổ biết bao nhiêu rồi. Quả là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác!
SADI TAM TỊNH
------------------------
Pháp trích lục:
“-- Ví như thửa ruộng tốt, này Thôn trưởng, là các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni của Ta. Ðối với họ, Ta thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta nói lên cho họ biết đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh. Vì sao? Này Thôn trưởng, vì họ sống lấy Ta làm ngọn đèn, lấy Ta làm hang ẩn, lấy Ta làm chỗ che chở, lấy Ta làm chỗ nương tựa.
Ví như thửa ruộng loại trung, này Thôn trưởng, là các vị nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Ta. Ta thuyết pháp cho họ, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta nói lên cho họ biết đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh. Vì sao? Này Thôn trưởng, vì họ sống lấy Ta làm ngọn đèn, lấy Ta làm hang ẩn, lấy Ta làm chỗ che chở, lấy Ta làm chỗ nương tựa.
Ví như thửa ruộng xấu, đất cứng, có chất muối, đất độc, này Thôn trưởng, là các ngoại đạo Sa-môn, Bà-la-môn, du sĩ. Ta thuyết pháp cho họ sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày cho họ biết đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh. Vì sao? Vì rằng, nếu họ hiểu được chỉ một câu, như vậy là họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.” [Trích bài kinh Thuyết Pháp (S.iv,314)]
Ý KIẾN CON PHẬT:
“-- Ví như thửa ruộng tốt, này các Bà-la-môn chay phát triển, là các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni chính thống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ðối với họ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, có cả phép “Tam tịnh nhục”. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói lên cho họ biết đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh. 
Vì sao? Này các Bà-la-môn chay phát triển, vì họ sống lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm ngọn đèn, lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm hang ẩn, lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm chỗ che chở, lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm chỗ nương tựa.
-- Ví như thửa ruộng loại trung, này các Bà-la-môn chay phát triển, là các vị nam cư sĩ, nữ cư sĩ chính thống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cho họ, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, có cả phép ăn và cúng dường “Tam tịnh nhục”. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói lên cho họ biết đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh. 
Vì sao? Này Các Bà-la-môn chay phát triển, vì họ sống lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm ngọn đèn, lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm hang ẩn, lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm chỗ che chở, lấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm chỗ nương tựa.
-- Ví như thửa ruộng xấu, đất cứng, có chất muối, đất độc, này các Bà-la-môn chay phát triển, là các ngoại đạo Sa-môn, Bà-la-môn, du sĩ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cho họ sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, có cả phép ăn và cúng dường “Tam tịnh nhục”, trình bày cho họ biết đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh. 
Vì sao? Vì rằng, nếu họ hiểu được chỉ một câuví như “phép ăn và cúng dường “Tam tịnh nhục” cũng là đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, không tái sanh ác thú, không tái sanh bàng sanh đọa xứ”; như vậy là họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.”

HỎI BỒ TÁT DUY MA CẬT

Nữ cư sĩ Thanh văn mẹ của Nan-đà hỏi nam cư sĩ Bồ-tát Ma-duy-cật:
_ Tôi nghe như vầy, theo kinh Tùy Phiền Não, số 138, Trung Bộ 3, Đức Thế Tôn dạy rằng khi còn là Bồ-tát vẫn còn những nghi hoặc, hôn trầm thùy miên, sợ hãi, bị các tưởng sai biệt, thậm chí còn ái dục, dâm ý (dutthullam)… Lại nữa trong kinh Thánh Cầu, Trung bộ 1, Bồ-tát vẫn còn sầu bi, khổ não và ô nhiễm chưa diệt trừ hết, vì thế chưa có chứng đắc gì cả. Còn ngài thế nào?
_ Đương nhiên rồi, vì nếu không còn dâm ý và ái dục thì tôi đã chia tay được với bà vợ của tôi, không còn làm cư sĩ để xuất gia từ lâu rồi!
_ Các đại Bồ-tát khác cũng thế ư?
_ Làm sao khác được lời Phật dạy. Phàm ở đời, nhiều kẻ phá giới nhưng khéo che đậy, ngụy biện nên vẫn có khối kẻ ngu tin theo. Ai khai thác được điều này, kẻ đó cũng có được đệ tử. Tôi có nhiều tín đồ lắm!
_ Đúng là duy ma thật!
Cháu Nan-đà
________________
PHÁP TRÍCH LỤC
Kinh Điều Ngự Địa, số 125, Trung Bộ 3:
“Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Sa-di Aciravata:
-- Như vậy, này Aggivessana, nào có lợi ích gì? Vương tử Jayasenna sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, hay chỉ có ly dục mới chứng được; sự kiện như vậy không xảy ra.” <Hết trích>
----- 
Trích Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh, số 71, Trung Bộ 2
“Khi được nói vậy, du sĩ Vacchagotta bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, có thể có vị tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau?
-- Này Vaccha, không có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau.” <Hết trích>
------
Ý kiến: Thật vậy, này các Duy Ma đệ tử, nào có đáng tin gì? Ma Duy Cật còn tại gia dục ái vợ con, sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, hay chỉ có ly dục mới chứng được; sự kiện như vậy không xảy ra.
Lại nữa, này các Duy Ma đệ tử, không có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau, chứ đừng nói gì đến chuyện dạy đạo giải thoát cho người đã ly dục, chứ đừng nói gì với các Bậc Thánh A La Hán. 
Chỉ có thậm ngu si mới tin càn Duy Ma Quái Quỷ.

GÀ HAY TRỨNG? TRỨNG HAY GÀ???


Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

NGHÈO VÌ CHẢNH. CHẢNH NÊN NGHÈO

Tại Đại hội quần Tiên, Ngọc Hoàng Thượng Đế hỏi Thần Tài:
_ Này Thần Tài, Ta thấy dưới dương trần nhiều người rất tích cực làm phước bố thí, nhưng sao họ nghèo vẫn hoàn nghèo, mạt vẫn cứ mạt. Không lẽ ông bỏ bê phận sự của mình, không đem tài lộc cho họ?
_ Bẩm ngài, Thần nào dám sao lãng. Tất cả tại họ.
_ Tại họ là sao?
_ Thưa, đúng vậy, họ siêng làm phước bố thí nhưng quá chảnh. Bao lần Thần mang tài lộc đến nhà họ, nhưng bọn họ cứ oang oang “thi ân bất cầu báo, thi ân bất cầu báo”. Riết rồi Thần phải mang tài lộc đi nơi khác. Chính họ từ chối nhân quả, làm sao họ có phần cho được.
Ba ông Phước - Lộc - Thọ cũng chắp tay:
_ Bẩm Ngọc Hoàng, chúng Thần cũng vậy, bao lần đem phước báu tới cho họ, nhưng Táo Quân và Thổ Địa cứ lắc đầu ngoay ngoảy, bảo rằng bọn họ nghe theo kẻ “lạ” một hai nói bố thí không cần quả phước. Họ từ chối quả báo, bọn Thần muốn ban cũng không ban được.
Chử Đồng Tử bẽn lẽn:
_ Giống y chang tui hồi đó. Tạo phước làm công cho đã nhưng sĩ diện chẳng thèm nhận lấy phước báo, cho nên cha mẹ vẫn nhăn răng đói khổ, còn mình đến áo quần cũng không có mà mang. Tô hô từ trên xuống...
Ngọc Nữ nguýt dài:
_ Xí, đúng là nghèo mà chảnh. Nhưng sĩ diện gì ở đây; mình làm phước, mình hưởng phước có gì trái đâu? Không thèm làm gì hoặc làm ác nhưng cứ van xin cầu nguyện mới là vô lý, mới đáng xấu hổ.
Chử Đồng Tử mặt mũi đỏ bừng:
_ Do người ta nghe xúi dại chứ bộ.
_ Ai?
_ Mấy luận sư Bà-la-môn!
_ Chời! Lời Phật không nghe, đi nghe gián điệp. Bần là đáng!
Các Thần còn đang bàn luận sôi nổi, bỗng nhiên hệ thống máy tính của Thiên đình báo động bị hacker xâm nhập. Ngọc Hoàng tuyên bố tạm hoãn đại hội. Trong khi chờ chuyên gia khắc phục sự cố, bạn nghĩ thế nào, các Thần làm đúng hay làm sai?
Mình làm phước đúng pháp, quả báo thiện lành đến thì hưởng, có gì sai trái?
Chối từ phước báu thì phước báu biến mất, nhưng tại sao những kẻ ác tạo tội lại không từ chối nghiệp quả đau khổ của họ được? Ai giải thích được, xin lên tiếng!
Chử Đồng Tử

PHÂN BIỆT THÁNH CHÂN LÝ VÀ NGỤY 'CHÂN LÝ'

Phân tích so sánh
Chánh Kinh "Phân Biệt Về Sự Thật" (số 141, Trung Bộ Pali) Tà kinh "Phân Thánh Đế" (số 31, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Tư Duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là Chánh Tư Duy.”
Tà kinh A Hàm: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Tư Duy? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự tư sát, tư sát toàn diện, tùy thuận tư sát, điều nào nên niệm thì niệm, điều nào nên hy vọng thì hy vọng. Đó là Chánh Tư Duy.”
Phân tích: Ngay tựa đề Tà kinh A-hàm số 31 đã là một kiểu chơi chữ ma mãnh! Nhưng không phải chỉ có một tựa đề này đâu, nhiều bài kinh khác cũng vậy, hãy chú ý sẽ thấy rõ.
Ở đây, định nghĩa về Chánh Tư Duy trong kinh nào dễ hiểu và cụ thể hơn? Hẳn là định nghĩa trong kinh Phân Biệt Về Sự Thật rõ ràng hơn.
Trong khi Kinh Nhất Dạ Hiền Pāli dạy “quá khứ không truy tìm”, nhưng kinh Phân Thánh Đế A Hàm lại phán “quán sát về sự tạo tác trước kia của mình” là sao? Ai quán sát được sự tạo tác trước kia của mình như thế nào và bằng cách nào xin lên tiếng! Nếu không, có kẻ đầy tà dục đệ tử của tà dịch sư lại luận bàn tà vạy đó là chuyện “âm dương tạo tác” thì nguy!
Chỉ bằng tư duy mà “thấy Niết-bàn là tịch tĩnh” có phải là suy niệm của chủ quan và ảo tưởng không?
***
Chánh kinh Pāli: “Này chư Hiền, và thế nào là Chánh Tinh Tấn?
Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
 Này chư Hiền, như vậy gọi là Chánh Tinh Tấn.”
Tà kinh A Hàm: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Tinh Tấn?
Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu có phương tiện tinh tấn thì quả quyết, tinh cần để mong cầu, có khả năng để thú hướng, chuyên chú không xả bỏ, cũng không suy thối, quyết định hàng phục tâm mình.
Đó là Chánh Tinh Tấn”
Phân tích: Theo Chánh kinh Pāli, Chánh Tinh Tấn là Tứ Chánh Cần tức bốn điều chân chánh cần tinh tấn thực hiện. Nói cho gọn, đó là: ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Thật rõ ràng, minh bạch và cụ thể.
Trái lại Tà kinh A-hàm không phân định rõ Chánh Tư Duy và Chánh Tinh Tấn khi lập đi lập lại những điều vô lý suy niệm nơi “sự tạo tác trước kia”, “thấy Niết-bàn là tịch tĩnh”…
Thêm nữa Chánh Tinh Tấn của A Hàm rất mơ hồ và không thực tế: nếu những kẻ xấu ác cũng “có phương tiện tinh tấn thì quả quyết, tinh cần để mong cầu, có khả năng để thú hướng, chuyên chú không xả bỏ, cũng không suy thối”; họ cũng đang Chánh Tinh Tấn hay sao? Sàm!
“Quyết định hàng phục tâm mình” chưa đủ để nêu rõ Chánh Tinh Tấn. “Quyết định hàng phục tâm bất thiện của mình, tăng trưởng tâm thiện của mình” mới đầy đủ hơn. Thánh kinh của Bậc Chánh Đẳng Giác không thể thiếu sót ấu trĩ như vậy. Ai không tin, hãy đọc Pāli sẽ rõ!
***
Chánh kinh Pāli: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Niệm
Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là Chánh Niệm.”
Tà kinh A Hàm: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Niệm
Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thoát niệm, suy niệm, biến mãn suy niệm, liên tục ức niệm, tâm niệm không xao lãng.
Đó là Chánh Niệm.”
Phân tích: Theo Chánh kinh Pāli, Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ tức quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp. Nói nôm na đó là sự nhớ nghĩ chân chánh theo nguyên tắc quán một niệm thiện trên một niệm bất thiện tương ưng để đoạn diệt, tẩy trừ niệm bất thiện ấy trên bốn hướng Thân, Thọ, Tâm và Pháp.
Ngược lại theo Tà kinh A-hàm, những kẻ ác nhân diệt chủng, buôn lậu, trộm cướp… nhưng “nếu tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thoát niệm, suy niệm, biến mãn suy niệm, liên tục ức niệm, tâm niệm không xao lãng, đó cũng là “Chánh Niệm” hay sao?
Lời dạy trong kinh nào thiết thực hiện tại và xác đáng hơn?
Lại nữa, trong Chánh kinh Tương Ưng Đức Thế Tôn đã dạy rõ: “Do Bốn Niệm Xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do Bốn Niệm Xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài” (S,v.174).
Chính vì lẽ đó cả một bản kinh Đại Niệm Xứ trong Trường A Hàm đã bị xoá bỏ hoàn toàn, còn kinh Niệm Xứ trong Trung A Hàm thì bị cắt xén, cải biên; và ở đây, ngay cho đến định nghĩa cơ bản của Chánh Niệm - Bốn Niệm Xứ cũng bị xuyên tạc biến cải, thử hỏi Diệu Pháp làm sao còn tồn tại trong truyền thống Đại Thừa? Nếu có, nó chỉ là tà pháp của các ông luận sư Bà-la-môn gián điệp mà thôi!
***
Chánh kinh Pāli: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Định?
Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.
Vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền Thứ Hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền Thứ Ba.
Tỷ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này chư Hiền, như vậy gọi là Chánh Định.”
Tà kinh A Hàm: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh Định?
Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, không loạn, không tán, chuyên nhất.
Đó là Chánh Định.”
Phân tích: Theo Chánh kinh Pāli, Chánh Định là Bốn Thiền - Bốn Thánh Định, điều này có nghĩa ngoài Bốn Thiền là tà thiền, ngoài Bốn Thánh Định là tà định.
Nhưng theo định nghĩa trong A Hàm dễ gây ngộ nhận rằng bất kỳ sự định tâm nào cũng là định chân chánh, điều này có nghĩa các loại định xuất hồn, định yoga, định vắng lặng, định tưởng nhiễm dục… cũng là Chánh Định, miễn sao “nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, không loạn, không tán, chuyên nhất” là được (?)
Trong Chánh kinh Pāli, Đức Phật nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần về Bốn Thiền - Bốn Thánh Định. Vì sao? Vì nó là Chánh Định, một trong Tám Chánh Đạo giúp đoạn trừ lậu hoặc đi tới giải thoát Niết Bàn.
Chính nhờ Tứ Thiền mà Bồ-tát Gotama chứng Tam Minh (Kinh Saccaka), chính từ Tứ Thiền mà Như Lai nhập Niết Bàn (Kinh Đại Bát Niết Bàn).
Tứ Thánh Định quan trọng như vậy, thế nhưng ở đây các nhà biên dịch A Hàm đã xoá bỏ nó hoàn toàn, đã thế họ còn khiến nhiều tu sĩ Đại Thừa tin rằng Tứ Thiền của Phật chỉ là “phàm phu thiền, Tiểu Thừa thiền, ngoại đạo thiền” (sic), cho nên những người tin theo các tổ sư Bà-la-môn cứ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”, tưởng “chứng mà không chứng” là vì vậy. 
Tóm lại, theo A Hàm, các chánh đạo đã bị xuyên tạc xóa nhòa một cách thâm độc. Tám Chánh Đạo là Chân lý về con đường diệt khổ, là đạo lộ chân chính để đi tới Niết Bàn; thế nhưng nó lại bị xuyên tạc biến cải mơ hồ như vậy, thời làm sao những người tin theo A Hàm, không tu theo Tám Chánh Đạo Nguyên thuỷ thoát khổ cho được? 
Rõ ràng lời tiên tri của Đấng Chánh Biến Tri “Chánh pháp chỉ tồn tại năm trăm năm” là hoàn toàn đúng đối với những ai đã mù quáng tin vào các tổ sư gián điệp và các kinh-luật-luận ngụy tạo của họ.
BUDDHISM RESEARCH

KINH GIẢ, KINH... THẬT!!!


Dẫn: Kinh Kim Cương (hay Kim Cang) Là kinh đệ nhất ‘vô phân biệt’ của Đại Thừa. Lục tổ Huệ Năng giác ngộ kinh này nên đã phán ‘Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền’. Có người ‘đắc pháp’ Kim Cương giải thích rằng ‘làm thiện đừng nghĩ thiện, làm ác đừng nghĩ ác, bộ mặt thật hiện liền, vô phân biệt’!
Kinh thật!!!
Còn dưới đây là hai bản kinh Kim Cương đời cũ và Kim Cương đời mới. Ai hiểu rõ cũng sẽ hoát nhiên đại ngộ ‘bản lai diện mục’ của nhà Thiền.
Kinh Kim Cương (Phần in nghiêng theo nguyên văn bản dịch của HT Thích Trí Quang, còn phần in đứng của tác giả bài này)
Đoạn 23: “Như lai là người nói phải, nói chắc, nói như sự thật, nói không lừa đảo, nói không mâu thuẫn.” (Ngoại trừ đoạn 34 và nhiều đoạn khác)
Đoạn 34: “Trưởng lão Thiện hiện, nếu phước có thật thì Như lai đã không nói phước nhiều, nhưng vì phước ấy thật là phi phước, thế nên Như lai nói là phước nhiều” (Cho nên rằng thì là khỏi cần làm phước, làm thiện).
Kim Cương Kinh 9.9
Đoạn 23: “Ta là người nói phải, nói chắc, nói như sự thật, nói hơi bị lừa đảo, nói đầy mâu thuẫn.”
Đoạn 34: “Trưởng lão Bất Thiện, nếu tội có thật thì Ta đã không nói tội nhiều, nhưng vì tội ấy thật là phi tội, thế nên Ta nói là tội nhiều” (Cho nên cứ việc mặc tình tạo tội, gây ác).
Kinh Kim Cương
Đoạn 40: “Trưởng lão Thiện hiện, các vị đừng nói Như lai nghĩ rằng Như lai giải thoát các loại chúng sinh; trưởng lão Thiện hiện, đừng nghĩ như vậy, vì thật không có một chúng sinh nào Như lai giải thoát. Nếu có chúng sinh Như lai giải thoát, thì thế chính là Như lai đã có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh thọ giả” (Như vậy thực ra Như lai không có công đức gì cả).
Kim Cương Kinh 9.9
Đoạn 40: “Trưởng lão Bất Thiện, các ngươi đừng nói Ta đây nghĩ rằng Ta giết chết vô số chúng sinh; trưởng lão Bất Thiện, đừng nghĩ như vậy, vì thật không có một chúng sinh nào bị Ta giết chết. Nếu có chúng sanh bị Ta giết chết, thì thế chính là Ta đã có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (Như vậy thực ra Ta chẳng có tội lỗi gì cả).
Kinh Kim Cương
Đoạn 31: “Bồ-tát cũng vậy; Bồ-tát mà nói ta phải làm cho vô số chúng sinh đều được Niết Bàn, thì không được gọi là vị Bồ tát; trưởng lão Thiện hiện, bởi vì thật ra không có pháp gì gọi là Bồ tát. Vì thế Như lai nói tất cả pháp không phải ngã, nhân, chúng sinh thọ giả”.
Kim Cương Kinh 9.9
Đoạn 31: “Kẻ Diệt chủng cũng vậy; kẻ Diệt chủng mà nói ta đã giết chết vô số chúng sinh từ giã cõi đời, thì kẻ này không được gọi là diệt chủng; trưởng lão Bất Thiện, bởi vì thật ra không có pháp gì gọi là diệt chủng. Vì thế Ta nói tất cả pháp không phải ngã, nhân, chúng sinh thọ giả”. 
Kinh Kim Cương
Đoạn 05: “Làm cho vô lượng vô số chúng sinh Niết Bàn như vậy, mà thật không thấy có chúng sinh nào được Niết Bàn cả. Tại sao như vậy, trưởng lão Thiện hiện, vì nếu Bồ-tát mà vẫn còn có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, thì Bồ-tát ấy không phải Bồ tát.”
Kim Cương Kinh 9.9
Đoạn 05: “Làm cho vô lượng vô số chúng sinh diệt chủng như vậy, mà thật không thấy có chúng sinh nào được diệt chủng cả. Tại sao như vậy, trưởng lão Bất Thiện, vì nếu Sát nhân mà vẫn còn có ý tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, thì kẻ Sát nhân ấy không phải Sát nhân.”
Kinh Kim Cương
Đoạn 29: “Trưởng lão Thiện hiện, thiện nam thiện nữ phát tâm Bồ-đề, thì sửa tâm mình bằng tuệ giác này: ta phải làm cho hết thảy chúng sinh đều được Niết Bàn, hết thảy chúng sinh được Niết Bàn rồi mà thật không thấy một chúng sinh nào được Niết Bàn cả. Lý do là vì Bồ-tát mà có ý tưởng ngã nhân chúng sinh thọ giả, thì như thế là không phải Bồ tát. Tại sao như vậy, trưởng lão Thiện hiện, bởi vì thật ra không có pháp gì là người phát tâm vô thượng Bồ-đề”.
Kim Cương Kinh 9.9
Đoạn 29: “Trưởng lão Bất Thiện, tín nam tín nữ phát tâm đổ bể, thì sửa tâm mình bằng giác tuệ này: ta phải làm cho hết thảy chúng sanh đều được diệt chủng, hết thẩy chúng sanh được diệt chủng rồi mà thật không thấy một chúng sanh nào được diệt chủng cả. Lý do là vì Sát nhân mà có ý tưởng ngã nhân chúng sinh thọ giả, thì như thế là không phải Sát nhân. Tại sao như vậy, trưởng lão Bất Thiện, bởi vì thật ra không có pháp gì là người phát tâm vô thượng diệt chủng”
Kinh Kim Cương
Đoạn 27: “Thêm nữa, trưởng lão, bất cứ thiện nam hay thiện nữ nào học hỏi, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc kinh Kim cương này mà bị khinh dễ, thì biết người ấy tội ác đời trước đáng sa chỗ dữ, nhưng vì đời này bị người khinh dễ thì tội ác đó tiêu tan hết cả, người ấy sẽ được tuệ giác vô thượng”.
Kim Cương Kinh 9.9
Đoạn 27: “Thêm nữa, trưởng sát, bất cứ ác nam hay ác nữ nào học hỏi, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc Kim Cương kinh 9.9 này mà bị khinh dễ, thì biết người ấy tội ác đời trước đáng sa chỗ dữ, nhưng vì đời này bị người khinh dễ thì tội ác đó tiêu tan hết cả, người ấy sẽ được tuệ giác vô thượng”.
Ghi chú: Còn dưới đây là hai trích đoạn kinh Nikaya. Ai hiểu rõ cũng sẽ hoát nhiên đại ngộ tinh thần ‘vô phân biệt’, ‘vô chấp’, ‘vô chứng vô đắc’, ‘vô ngôn vô tự’, ‘vô trụ vô niệm’... nhưng lại có cái Ba-la-mật của Bát nhã kinh tâm mà ba đời chư Bụt phải nương theo.
KINH NGUYÊN THỦY NIKĀYA
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người ám độn ngu si” (Tăng Chi 2, Chương 5, kinh số 141)
“Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, không có phân biệt mẹ hay bá mẫu hay thúc mẫu, vợ con của sư trưởng, chị dâu của cha. Thế giới rơi vào thông dâm như dê, gà, heo, chó và chó rừng… Này các Tỷ-kheo, khi loài Người tuổi thọ chỉ có mười tuổi, đao trượng kiếm khởi lên trong bảy ngày, trong thời gian ấy họ xem nhau như loài thú, dao kiếm sắc bén hiện ra trong tay của họ. Với dao kiếm sắc bén ấy họ tàn hại mạng nhau, xem nhau như loài thú.” (Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, DN 2)
THẤT TỔ