Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

TÀ GIỚI TỔN HẠI CHÚNG SANH


Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 32
 “32.- GIỚI TỔN HẠI CHÚNG SANH 57
Nếu Phật tử không được buôn bán dao, gậy, cung, tên những khí giới sát sinh. Không được chứa cân non giạ thiếu. Không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người. Không được ác tâm trói buộc người, và phá hoại việc thành công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó. Nếu cố tâm làm các điều trên, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội.”
Chú thích 57 (tr.35 trong sách Bồ-tát giới): “Nương thế lực lấy của người, đây là trên tội trọng thứ hai mà kết thêm tội khinh về phần lấn hiếp vậy. Chứa cất cân non, giạ thiếu phạm tội khinh. Nếu dùng cân non, giạ thiếu mà lường gian của người thời thuộc về tội trọng thứ hai, cứ theo giá đồ vật về phần gian lận mà định tội. Mèo, chồn, chó, v.v…, là những thứ săn thịt nên cấm nuôi, nếu chó chỉ để giữ nhà thì không phạm. Heo chỉ để ăn thịt, hay bán thịt nên cấm nuôi, nếu mua, thuộc phóng sanh mà nuôi thời không phạm. Trong giới này ở nơi sự nuôi chứa mà kết tội khinh. Còn xúi mèo, chồn, chó, v.v…. săn thịt, bắt chuột, v.v… thời người xúi sai phạm tội trọng thứ nhất, nếu mèo, chồn, chó theo lịnh giết chết con thịt.
Phân tích phản biện
Hãy đọc lại phần chính luật: ‘Nếu cố tâm làm các điều trên, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”’. Điều này có nghĩa nếu các Phật tử có cố tâm buôn bán dao, gậy, cung, tên những khí giới sát sinh; có cố tâm chứa cân non giạ thiếu, có cố tâm nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người (tức là cậy quyền ăn cướp); có ác tâm trói buộc người, và phá hoại việc thành công của người, thì những Phật tử này phạm tội nhẹ, không phải tội trọng???
Rõ ràng là một lỗ thủng to tướng nhưng qua hàng ngàn năm những kẻ có mắt như mù, có tai như điếc, có não như đậu hũ mới không biết, không thấy. Có kẻ đời sau thấy sự mục nát nhưng vì cuồng tín bèn vẽ thêm chú thích để khỏa lấp. Nhưng lấp lỗ này lại lòi lỗ khác. Thật vậy:
Không lẽ cứ ‘nương thế lực lấy của người’ là phạm tội trọng thứ hai sao? Thô thiển. Bởi, thiếu gì trường hợp ‘nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người’ nhưng không phải trộm cướp. Ví dụ binh lính nương quan quyền, cảnh sát nương pháp luật lấy lại tài sản của kẻ tham nhũng, quân trộm cướp, kẻ buôn lậu, bọn làm ăn phi pháp... Không thể khép họ tội trọng thứ hai được.
Ngược lại, một kẻ không nương thế lực người, chỉ tự ra sức lấn hiếp hoặc dụ dỗ khiến kẻ khác hiến dâng, theo chú thích 57, kẻ này chỉ phạm khinh cấu tội hay sao? Vô lý.
- ‘Chứa cất cân non, giạ thiếu’ là tội lừa đảo, phải tuỳ mức độ vi phạm, tuỳ hậu quả phát sinh mà kết tội, chứ phán chung chung tội nhẹ làm sao được. Một kẻ bán thuốc, cân non lường thiếu, bán liều thuốc không đủ khiến người bệnh bị chết. Quan toà bắt chước Bồ-tát giới phán vì giá liều thuốc thuộc loại rẻ, nên Người bán thuốc chỉ bị tội nhẹ. Quan toà phán như vậy có được không? Người thân của nạn nhân có chấp nhận tội nhẹ không?
- Trong khi Bụt Bồ-tát giới phán ‘Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó’; nhưng kẻ chú thích bảo được nuôi; như vậy kẻ vẽ ra chú thích hơn Bụt Đại Thừa rồi. Vô phép quá! Cái này người đời gọi là ‘trên bảo dưới không nghe’.
Tổ sư gián điệp phán luật thô thiển, thiếu trên hụt dưới, cho nên kẻ đời sau mới phải chú thích thế này thế kia để khỏa lấp. Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới rồi gắn vào miệng Phật những điều Ngài không bao giờ nói, tội này đọa địa ngục chứ chẳng chơi.
TẬP SAN PHẬT HỌC CAO CẤP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét