Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

KẢI BIÊN KIN' A HÀM KŨQ QUY HIỂM N'Ư KẢI BIÊN CỮ VIỆT


KẢI BIÊN KIN' A HÀM KŨQ QUY HIỂM N'Ư KẢI BIÊN CỮ VIỆT (Tạm dịch: Cải biên kinh A Hàm cũng nguy hiểm như cải biên Tiếng Việt)
Nhiều người đang xôn xao về việc cải biên chữ Việt. Đối với Phật tử có một cải biên NGUY HIỂM HƠN NHIỀU nhưng không được biết tới, đó là việc cải biên Chánh Kinh của Phật, từ Chánh thành tà, từ Chân thành ngụy. Bài so sánh hai bản kinh tương đương dưới đây sẽ nêu rõ thực trạng trên.
PHÂN TÍCH SO SÁNH
Hai kinh tương đương: "Ðại kinh Sakuludāyi" (số 77, Trung Bộ Pali) & kinh "Tiễn Mao" (số 207, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).
Lúc bấy giờ, có rất nhiều vị du sĩ, có thời danh, có danh tiếng trú ở Moranivapa (Khổng Tước Lâm), tu viện các du sĩ, như Anugara, Varadhara, và du sĩ Sakuludayi cùng với các vị du sĩ thời danh, danh tiếng khác.
Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Rājagaha để khất thực. Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Rājagaha. Ta hãy đến Moranivapa, tu viện các du sĩ, đi đến gặp du sĩ Sakuludayi". Rồi Thế Tôn đi đến Moranivapa, tu viện các du sĩ.”
Tà kinh A Hàm: “Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, ở Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà cùng đại chúng Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người đang an cư mùa mưa.
Bấy giờ trải qua đêm, lúc vừa sáng, Thế Tôn mang y cầm bát vào thành Vương xá để khất thực. Khất thực xong, thu dọn y bát, rửa chân tay, Ngài khoác y ni-sư-đàn trên vai và đi đến vườn Dị học trong rừng Khổng tước.” 
Phân tích so sánh: Lại một sự cải biên đầy thâm ý của A Hàm! Một người không xem trọng giới luật của Phật mới không thấy được sự vô lý của kinh A Hàm.
Đang mùa an cư lại đi du hoá là sao? Chi tiết khác thường bịa đặt thêm này có gây ngộ nhận rằng chính Bụt A Hàm đã nêu gương phạm luật không? Đã thế Đức Phật cùng đại chúng Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị lại du hoá trong vườn Ca-lan-đà mới lạ! Hẳn các ngài phải thu nhỏ lại như kiến mới du hoá được.
Chỉ có điều những phi lý này không chỉ có trong một bài kinh mà lập lại nhiều lần trong tam tạng Đại giáo, như thể muốn đánh đố trí tuệ thẩm sát của những người thọ trì Tam tạng Đại giáo. Khốn thay, sự thẩm sát này lại cho thấy những người thọ trì tam tạng Đại giáo lại không có một chút trí tuệ nào cả, cho nên những điều quá ư vô lý đã tồn tại và truyền thừa qua biết bao thế hệ.
Trong chánh kinh Pāli, thường có hình ảnh Tỳ-kheo rửa tay trước và sau khi thọ trai, còn A Hàm thì “khất thực xong (không biết có ăn chưa lại) thu dọn y bát, rửa (cả) chân tay”. Đã thế từ “ni-sư-đàn” là cả một thâm ý chơi chữ hèn hạ của những kẻ gian hiểm (Theo Pāli, từ “nisīdanaṃ” có nghĩa là y lót ngồi). Người đọc hãy tự mình nhận thức thâm ý thấu cáy của các nhà biên dịch gián điệp.
***
Chánh kinh Pāli: “Lúc bấy giờ du sĩ Sakuludayi đang ngồi cùng với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng, bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm như vương luận, tặc luận, đại thần luận, binh luận, bố úy luận, chiến đấu luận, thực luận, ẩm luận, y luận, sàng luận, hoa man luận, hương liệu luận, thân tộc luận, xa thừa luận, thôn luận, trấn luận, thị luận, quốc độ luận, phụ nữ luận, anh hùng luận, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, tạp thoại luận, thế giới luận, hải dương luận, hiện hữu, vô hiện hữu luận.
Tà kinh A Hàm: “Tại rừng Khổng tước, trong vườn Dị học, bấy giờ có một người Dị học tên là Tiễn Mao là một vị danh đức, là bậc Tông chủ, được nhiều người tôn làm Thầy, có tiếng tăm lớn, nhiều người kính trọng ông đang ở giữa đám đông ồn ào, lớn tiếng, âm thanh huyên náo, luận bàn đủ mọi đề tài súc sanh, như: bàn chuyện vua chúa, bàn chuyện trộm cướp, bàn chuyện đấu tranh, bàn chuyện ăn uống, bàn chuyện áo chăn, bàn chuyện phụ nữ, bàn chuyện đàn bà, bàn chuyện con gái, bàn chuyện dâm nữ, bàn chuyện thế gian, bàn chuyện tà đạo, bàn chuyện trong biển; đại loại như thế, chúng tụ tập luận bàn đủ mọi đề tài súc sanh.”
Phân tích so sánh: So sánh những “vấn đề phù phiếm” trong Pali và “những đề tài súc sanh” trong A Hàm thấy rõ khác nhau rất nhiều và có phần nguy hiểm.
Ai đó đem đoạn kinh A Hàm này sàm tấu cho các vua chúa hoặc phụ nữ, đàn bà, con gái, kẻ ngoại học nước sở tại đọc, họ sẽ nghĩ thế nào khi bị đánh đồng với súc sanh? Đương nhiên là bất mãn.
Điều bịa thêm này của A Hàm có lợi hay có hại cho Phật giáo? Dĩ nhiên là tai hại.
Các vua chúa kỳ thị Phật giáo có để yên cho Phật tử không? Hẳn nhiên là không rồi.
Nói A Hàm cải biên nguy hiểm là vì vậy.
***
Chánh kinh Pāli: “Thuở xưa, Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người. Ở đây, một đệ tử của Sa-môn Gotama ho (thành tiếng). Một vị đồng Phạm hạnh dùng đầu gối đập (nhẹ) vào người ấy và nói: "Tôn giả hãy lặng tiếng! Tôn giả chớ có làm ồn! Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng ta đang thuyết pháp". Trong khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho giữa các đệ tử của Sa-môn Gotama.” 
Tà kinh A Hàm: “Bạch Cù-đàm, thuở xưa Sa-môn Cù-đàm đã có lần nói pháp tại đại chúng, vô lượng trăm ngàn người vây quanh. Ngay bấy giờ có một người ngủ mà ngáy. Lại có một người bảo người kia rằng ‘Đừng có ngủ ngáy. Ông không muốn nghe Thế Tôn nói pháp vi diệu như cam lồ sao?’ Người kia liền im lặng không gây tiếng động nữa.”
Phân tích so sánh: Cả hai trích đoạn kinh trên đều ghi lại nhận định của du sĩ ngoại đạo Sakuludayi (Tiễn Mao) về buổi thuyết pháp của Sa-môn Gotama (Cù-đàm) nhưng có sự cải biên thấu cáy của A Hàm.
Thật vậy, vào thời chưa có micro và loa, thuyết pháp cho hàng trăm người còn tin được, chứ thuyết pháp cho đại chúng vô lượng trăm ngàn người làm sao nghe? Đối với những người chưa tin Phật, đọc đoạn kinh A Hàm nêu trên hẳn phải phì cười vì kiểu nói quá đáng đến độ khó tin của “kinh” Phật. Còn người biết suy xét sẽ thấy ngay A Hàm là tà kinh ngụy tạo.
- Trong khi các Tỳ-kheo trong chánh kinh Pali tôn trọng Phật đến độ một tiếng đằng hắng, một tiếng ho cũng không dám; thế nhưng qua A Hàm có vị lại ngủ gục mà ngáy (?) Hẳn Bụt A Hàm thuyết pháp chán lắm nên mới như thế.
Đã vậy việc “người kia liền im lặng không gây tiếng động nữa” không có nghĩa là người ấy lắng nghe thuyết pháp, mà chỉ là ngủ tiếp không còn ngáy nữa mà thôi. Tà kinh A-hàm đã quá châm biếm, xỏ xiên nhưng qua ngàn năm vẫn không bị nhận diện, không một ai lên tiếng cảnh báo. Vì sao nên nỗi? 
- Trên đây chỉ là vài nét sơ qua để lưu ý một vũ khí trong muôn ngàn vũ khí nguy hiểm khác. Bài kinh “Tiễn Mao” này còn thêm và bớt rất nhiều điểm quan trọng khác nữa, muốn nêu đầy đủ phải có một bài riêng mới phân tích hết được. Xin dành việc này cho những ai có tấm lòng thiết tha với chánh pháp, muốn tiếp tục gạn đục khơi trong, chánh tà phân định. 
TẬP SAN HỌC PHẬT CHÁNH TRUYỀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét