Nguyên văn “35.- GIỚI KHÔNG PHÁT NGUYỆN
Nếu Phật tử, nên phát những điều nguyện lớn: nguyện ở hiếu thuận với cha mẹ, Sư Tăng. Nguyện đặng gặp được thầy tốt - bạn thiện tri thức - thường dạy bảo tôi các kinh luật Ðại thừa - dạy cho tôi về «Thập Phát Thú» - «Thập Trưởng Dưỡng» - «Thập Kim Cương» - «Thập Ðịa» Cho tôi hiểu rõ để tu hành đúng với chánh pháp - nguyện giữ vững giới của Phật: thà chết chớ không chịu phai lòng. Nếu các Phật tử không phát những điều nguyện trên đây thời phạm “khinh cấu tội”.”
Phân tích phản biện
Mọi người có thể thấy rõ trong truyền thống Phật giáo cải biến có đầy dẫy các lời nguyện. Ví dụ mười nguyện đại của Bồ-tát Phổ Hiền, 12 nguyện đại của Dược Vương Lưu Ly Quang, 48 nguyện đại của A-di-đà…
Nhưng vì sao Bồ-tát giới bắt Đại Thừa giáo phải có lắm nguyện? Vì có ước nguyện là có mong cầu. Có mong cầu thì dễ có tham sân si đi kèm. Chưa được thì tham muốn. Đạt nguyện rồi nhưng không như ý dễ sanh phiền não, sân si. Chính vì thế các tổ sư gián điệp đã ra sức vẽ ra các ‘đại nguyện’ nhằm làm trái với lời dạy gốc của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni về pháp ‘Vô Nguyện Định’.
Phật Thích Ca dạy rõ: “Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định. Ðể thắng tri tham ái,… từ bỏ tham, từ bỏ sân... từ bỏ si... từ bỏ phẫn nộ... từ bỏ hận... từ bỏ giả dối... từ bỏ não hại... từ bỏ tật đố... từ bỏ xan lẫn... từ bỏ man trá... từ bỏ phản bội... từ bỏ ngoan cố... từ bỏ bồng bột nông nổi... từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn... từ bỏ kiêu... từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập” (Trích lược kinhTăng Chi tập 1, trang 547)
Đó là chưa nói đến chuyện có những đại nguyện của Đại Thừa mới nghe qua tưởng hay nhưng lại dễ rơi vào bẫy của ác ma. Ví dụ nguyện thứ mười của Phổ Hiền: ‘Nếu chúng sinh vì làm bao nghiệp dữ mà bị những quả khổ nặng nề thì tôi chịu thay hết cho họ’ (Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền Bồ-tát) Theo đây những kẻ diệt chủng, cướp hiếp, loạn luân, ác độc dù tạo bao nghiệp dữ chẳng còn sợ gì nữa, có Bồ-tát Phổ Hiền gánh hết cho rồi, yên tâm! Thế mới là nguyện đại!
Hoặc nguyện thứ năm của Dược Sư “nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì vô số người tu hành phạm hạnh trong chánh pháp của con, con làm cho tất cả được giới thể không thiếu sót, trọn vẹn giới pháp ba loại. Giả sử phá phạm đi nữa, nghe danh hiệu con rồi là phục hồi thanh tịnh, không rơi vào đường dữ” (Kinh Dược Sư). Các tu sĩ Đại Thừa còn sợ gì nữa, phạm dâm cứ phạm dâm, phạm giới cứ phạm giới, cứ phá phạm thoải mái rồi nghe danh Dược Sư là thanh tịnh tức thì, chẳng còn lo đường dữ! Thế mới là nguyện đại!
Hoặc nguyện thứ 18 của A-di-đà: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.” (48 nguyện đại A-di-đà). Các chúng sanh còn lo gì nữa, ác cứ ác, giết cứ giết, hiếp cứ hiếp, cứ thoải mái buôn ma tuý, bán trẻ em, sống chết mặc bay miễn ta có tiền sung sướng, về già chỉ cần nhẫn mười niệm A-di-đà là chắc chắn được du hý thiên đàng cực lạc. A-di-đà cao siêu như thế còn đòi hỏi gì nữa. Thế mới là nguyện đại!
Còn ngay trong Bồ-tát giới này, các Bụt tử cứ ước nguyện mong cầu gặp được ‘thầy tốt, bạn tri thức’, cho nên khi mới gặp một người nói hay, đóng kịch giỏi sẽ dễ tin ngay và nghĩ rằng ước nguyện của mình đã được Bụt đáp ứng. Họ nói gì nghe nấy, bảo gì làm nấy. Thế là ‘đắc’ bẫy ma tức thì.
Ác ma bảo Bụt dạy như thế này, pháp Bụt như thế kia, mọi người liền tin theo ‘thầy tốt’ không cần suy nghĩ. Gián điệp giới thiệu kinh đời mới này mới chính là kinh Bụt, tăng phá chấp như thế kia mới chính là siêu tăng; các tín đồ liền mê theo ‘bạn tri thức’, không mảy may cảnh giác. Thế là rơi vào tà đạo do dại nguyện của ác ma, chứ không phải đại nguyện của bậc trí.
Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới bắt các Bồ-tát con phát nguyện đại là vì vậy.
Đã vậy ‘nguyện giữ vững giới của Phật: thà chết chớ không chịu phai lòng. Nếu các Phật tử không phát những điều nguyện trên đây thời phạm “khinh cấu tội”. Giữ vững giới của Phật không phải dễ, còn nếu không phát nguyện thì chỉ bị ‘tội khinh’, như vậy có ai ngu dại gì phát nguyện cho dễ chết! Cái này mới đúng là ‘nguyện’ mà như ‘vô nguyện’ vậy.
Tóm lại các nguyện đại của các Bụt giả, các Bồ-tát dỏm cùng với giới khinh thứ 35 này hoàn toàn phi pháp, trái ngược với những lời dạy đích thực của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni.
TẬP SAN LUẬT HỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét