Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Mặt biển tĩnh lặng!!!


Thiền sư A.Ch. phán: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy"
Bình: 
Cho nên rằng thì là kẻ nào ác cứ ác, giết cứ giết, hiếp cứ hiếp… Sự vật thế nào, hãy để y như vậy! Đừng dính mắc!!! 
Bão


--------------------------------------

PHÁP TRÍCH LỤC

* Trích kinh 'Vajjiyamahita', số 94, Tăng Chi 10 Pháp

ĐỨC PHẬT dạy: "...Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng, tất cả sự TỪ BỎ nên TỪ BỎ. Này Gia chủ, Ta cũng không nói rằng tất cả sự TỪ BỎ không nên TỪ BỎ....
Này Gia chủ, phàm TỪ BỎ sự TỪ BỎ nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, thời TỪ BỎ ấy, Ta nói, không nên TỪ BỎ.
Phàm TỪ BỎ sự TỪ BỎ nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời TỪ BỎ ấy, Ta nói, nên TỪ BỎ."

* Trích kinh "Đế Thích Sở Vấn, số 21, Trường Bộ 2

ĐỨC PHẬT dạy: "Này Thiên chủ, Ta nói XẢ cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy?

- Ở đây, loại XẢ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với XẢ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời XẢ ấy cần phải tránh xa.

- Ở đây, loại XẢ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với XẢ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời XẢ ấy nên thân cận.

Ở đây, có XẢ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ; có XẢ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại XẢ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng XẢ có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy." (Hết trích)

Theo lời PHẬT dạy ở trên, xin hỏi:

- Các pháp nào khiến các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm nên XẢ BỎ, KHÔNG NÊN THÂN CẬN?

- Các pháp nào khiến các pháp thiện tăng trưởng, các pháp bất thiện tổn giảm KHÔNG NÊN XẢ BỎ, NÊN THÂN CẬN?

- Thế nào là XẢ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ? Thế nào là XẢ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ?

- Vì sao các loại XẢ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn?


Xin cảm ơn trước quý vị nào giải đáp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét