Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Oai lực của phá giới???



Dưới đây là trích nguyên văn bài kinh "GIỚI" (I) (số 47, Trung A Hàm)
"Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu Tỳ-kheo nào phạm giới thì làm tổn hại gìn giữ các căn. Giữ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.
“Nếu Tỳ-kheo nào giữ giới thì thường không có sự hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành." (Hết trích)
--------------------------------
Kinh Sư Chánh Tư Duy bình luận:
Thông thường tạng Trung A Hàm bao gồm các bài kinh có độ dài trung bình. Thế nhưng bài kinh trên quá ngắn, không đầy 120 từ, được kết tập vào đây là điều vô lý, thể hiện sự tùy tiện. Lại nữa, bài kinh tuy rất ngắn nhưng bộc lộ nhiều vô lý bất cập khác:
- Hẳn là tác giả bài kinh này đã không hiểu mối quan hệ giữa hộ trì các căn và giữ giới nên mới “gắn” vào miệng Bụt A Hàm câu nói ngược đời “Tỳ-kheo nào phạm giới thì làm tổn hại gìn giữ các căn”? Theo đây, chẳng lẽ ông Tỳ-kheo phá giới sẽ làm tổn hại việc giữ gìn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý căn? Chẳng lẽ Tỳ-kheo phá giới sẽ làm mắt mù, tai điếc? Có ông Tỳ-kheo phá giới nào như vậy không? Nếu có, các Tỳ-kheo sợ hãi, giữ giới hết rồi!
Đúng ra phải nói như Chánh Kinh Pali Nguyên Thủy “Tỳ-kheo nào không hộ trì các căn sẽ làm tổn hại giữ gìn giới luật”. Như vậy mới đúng! Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý căn phóng dật theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì làm sao giữ giới thanh tịnh!
Hay các nhà A Hàm khinh thường Giới nên mắt mù, tai điếc tất cả rồi, cho nên các ngài thản nhiên không thắc mắc chuyện “Bụt A Hàm du hóa… trong vườn Cấp Cô Độc” (?) Du hóa tại nước Xá Vệ còn được, chứ du hóa cả trong vườn ông Cấp Cô Độc thì Kinh Giới thành “khinh Giới” mất rồi!
- Tỳ-kheo giữ giới “nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết Bàn” là sao? Đã giữ giới lại còn làm tổn hại Niết Bàn thì phá giới cho rồi. Chẳng lẽ giữ giới có oai lực đến độ làm tổn hại được cả Niết Bàn?
- Tỳ kheo giữ giới “Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn” chứ còn đi đâu? Câu này có thừa không?
Mấy ông dịch giả Bà-la-môn khiến Bụt A Hàm thuyết như vậy, có Tỳ-kheo nào biết suy nghĩ, sau khi nghe Bụt thuyết, hoan hỷ phụng hành?
Chỉ một bài "kinh" ngắn nhưng bộc lộ biết bao bất cập đủ cho thấy bài kinh "Giới" hoàn toàn có khả năng do người đời sau bịa ra. Ai còn hồ nghi hãy đọc kỹ bài kinh "Các Căn" trong kinh tạng gốc dưới đây sẽ thấy rõ hơn.
=======================
Pháp Trích Lục
Trích kinh “Các Căn”, số 50, Tăng Chi 6 Pháp
“1. - Với căn không phòng hộ, này các Tỷ-kheo, với người khiếm khuyết phòng hộ các căn, Giới đi đến hủy hoại. Với Giới không có, có ai khiếm khuyết về Giới, Chánh Định đi đến hủy hoại. Với Chánh Định không có, với ai khiếm khuyết Chánh Định, Tri Kiến Như Thật đi đến hủy hoại. Với Tri Kiến Như Thật không có, với ai khiếm khuyết Tri Kiến Như Thật, nhàm chán ly tham đi đến hủy hoại. Với nhàm chán, ly tham không có, với ai khiếm khuyết nhàm chán, ly tham, Giải Thoát Tri Kiến đi đến hủy hoại.
2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây, với cành và lá khiếm khuyết, thời các chồi non không đi đến viên mãn, vỏ cây không đi đến viên mãn, giác cây không đi đến viên mãn, lõi cây không đi đến viên mãn…” (hết trích)
Thừa tự Pháp trích lục
“Các căn không phòng hộ” có nghĩa là để mặc cho mắt đắm nhiễm sắc đẹp, tai nghe lời dậm dật, mũi thích mùi hương tục lụy, lưỡi khoái mê vị ngọt tục trần, thân say sưa dục lạc đọa xứ, ý chìm đắm tham-sân-si thì giới hạnh phải bị hủy hoại chứ làm sao thanh tịnh được.
Giới phá hoại tất nhiên không thể giúp Chánh Định viên tròn, bởi Chánh Định tức Tứ Thiền - Tứ Thánh Định dựa trên thiền định thanh tịnh của bậc Chân Nhân, là Thánh Định của bậc Thánh Đệ Tử Phật. Không có giới hạnh hoặc theo tà giới, ác giới làm sao hiểu được Thánh Thiền Định, Tứ Thiền Tứ Thánh Định chứ đừng nói gì thực hành.
Chính vì không hiểu nổi nên tin lời tà nhân quay lại coi thường Chánh Định - Tứ Thiền của Đức Phật. Chê Tứ Thiền là tiểu thừa thiền, chê Chánh Định là phàm phu định. Vì tu theo tà thiền nên mới leo lẻo “tu chứng nhưng không thấy tu chứng”. Vì tu theo tà định nên sáu thời ra rả “vô chứng diệc vô đắc”. Tất cả dạy nhau trở thành gỗ đá nhưng cứ tưởng cao siêu: có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng như câm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét