Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

THÁNH TỬ ĐẠO HAY ĐẠO TỬ THÁNH?

Trong giờ học về tôn giáo, tất cả các em học sinh đều hào hứng tham gia thảo luận về đề tài “Thánh tử đạo”. Các ý kiến phát biểu được ghi nhận tóm lược như sau:
_ Theo mình, chết vì đạo chưa chắc đã có trí tuệ. Bằng chứng là đã có nhiều kẻ cuồng tín dám ôm bom tự sát cho tín ngưỡng của mình.
_ Không phải chỉ có giết người khác là mang tội sát sanh, tự giết mình cũng vậy.
_ Không biết thương mình nên mới tự giết mình. Không biết thương người nên mới giết người ta.
_ Nêu gương xấu cho người khác, tạo phong trào tự sát tập thể cũng mang tội tuyên truyền cho vô minh tà kiến nữa đấy.
_ Nhưng nếu không dám liều mình quyết tử, thì làm sao bảo vệ được đạo pháp? Có khi cũng phải biết “sát nhất miêu, cứu vạn thử” chứ?
_ Sao không biết “cứu nhất miêu, cứu vạn thử”? Tại sao cứ phải nghĩ rằng chỉ có chết mới bảo vệ cho đạo lý? Còn sống mà vẫn phát triển được đạo pháp, vừa lợi ích cho mình lại vừa hữu ích cho đạo, như thế có hay hơn không, có trí tuệ hơn không?
_ Nói vậy là còn tham sống sợ chết.
_ Thì đã sao? Tham sống cho đạo hẳn là hiền trí hơn phải bị bức tử vì nó. Đạo cao siêu thực sự là phải dạy người ta “biết sống khôn” chứ không phải “dám chết dại”.
_ Cứ ham chết kiểu đó dễ trở thành tay sai cho kẻ khác lắm. Và chỉ có những tâm hồn còn ngây thơ không biết thắng-liệt, thánh-phàm mới vinh danh ca ngợi nó mà thôi.
_ Nhưng không chết một cách đặc biệt, làm sao gây chú ý cho dư luận, làm sao tạo được tiếng vang, làm sao gây ra áp lực để thực hiện mục đích của mình?
_ Một giáo lý hoặc một tập thể cổ vũ cho những người tin theo phải liều chết để bảo vệ hoặc xương minh cho nó nhằm đạt mục đích của riêng mình, liệu có phải là chánh lý không? Có phải là một hội chúng chánh đạo không?
_ Vẫn còn nhiều phương cách hay hơn, vẹn toàn hơn sao không áp dụng? Sao người ta chỉ biết một là phải “chết”, hai là phải “tử”?
_ Vậy mà những biểu tượng ấy vẫn luôn được tuyên dương ca ngợi. Chẳng trách gì người ta cứ đua nhau chết vì đạo, tự tử vì tình hà rầm là vậy. Tớ chẳng dại!
_ Tôi cũng vậy. Mình phải hơn loài thiêu thân chứ! Can đảm mà không có trí tuệ là tà tinh tấn. Đức tin mà không có lý trí là tà tín, mê tín, cuồng tín.
_ Đức Phật đã dạy rồi, ở đời có bốn hạng người: (1) hại mình - hại người, (2) hại mình - lợi người, (3) lợi mình - hại người, (4) không hại mình, không hại người - lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới. Và Ngài cũng chỉ rõ hạng người nào là hiền trí nhất, đạo đức nhất.
_ Đương nhiên là hạng người thứ tư. Sẵn sàng hại mình để làm lợi cho người khác, mấy con cá cắn câu cũng làm được.
_ Này, mình nghe nói có Thánh tử đạo để lại cả thánh vật không bị hủy diệt cho mọi người tin. Còn có cả hình chụp nữa đấy!
_ Xin hỏi bạn: những ai chứng kiến sự việc ấy? Họ có đáng tin cậy không? Nó có được hội đồng giám định khách quan và có uy tín chứng thực, chứng nghiệm không?
_ Vạn vật đều vô thường, có sanh phải có diệt. Chỉ có chuyện lợi dụng tôn giáo, muốn bày trò bịp bợm mới khoe điều ngược lại.
_ Nhưng “Thánh tử” thì phải có “thánh sử”, “thánh vật” khác thường chứ?
_ Dù thánh tổ đến đâu cũng không vượt ngoài thánh lý, chánh lý; trừ phi là... dóc tổ. Chẳng lẽ tôi nói khơi khơi rằng: tối hôm qua tôi và họ hàng nhà tôi đã nướng miếng thịt “Trư bát giới” suốt hai mươi tám tiếng trên lò lửa mà nó vẫn không chín. Rồi để làm bằng chứng tôi bèn đưa tấm hình miếng thịt khác, cứ thế các ông các bà cũng tin ngay à? Cũng sùng bái miếng thịt ấy à?
_ Đúng vậy! Đã có biết bao tin đồn nào là: tượng thần này chảy nước mắt, áo thánh kia thấm linh dược, máu loang khắp bàn thờ v.v... và v.v... Rút cuộc toàn chuyện bịa đặt. Có người nói rất chí lý “tôn giáo là thiên đường của những ông tổ bịp”.
_ Tóm lại, “Thánh tử đạo” thua xa “Thánh sống đạo”. Đạo của các “Thánh tử” không bằng đạo của các “Thánh bất tử”. Bất tử bằng chính cuộc sống thánh thiện hiền trí đại tuệ không hại mình, hại người; lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới.
Cả lớp nhất loạt vỗ tay hoan hô tán đồng lời kết luận.
SINH VIÊN @@@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét