Phân tích so sánh hai bài kinh tương đương
Chánh Kinh "Phân Biệt Cúng Dường" <số 142, Trung Bộ Pali> &
Tà kinh "Cù Đàm Di" <số 180, Trung A Hàm>
Chánh kinh Pāli: “Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.”
Tà kinh A Hàm: “Này A-nan, trong thời tương lai, có Tỳ-kheo thuộc loại danh tánh, khoác áo cà-sa mà không tinh tấn, vị ấy đã không tinh tấn, không tinh cần mà vẫn được bố thí vì có ở trong chúng, duyên nơi chúng, ở trên chúng, nhân nơi chúng, Ta nói lúc bấy giờ thí chủ sẽ được phước vô lượng không thể đếm, không thể kể, được thiện, được lạc; huống nữa là bố thí cho Tỳ-kheo thành tựu hành sự, thành tựu trừ sự, thành tựu cả hành sự và trừ sự, thành tựu chất trực, thành tựu nhu nhuyến, thành tựu cả chất trực và nhu nhuyến, thành tựu nhẫn, thành tựu lạc, thành tựu cả nhẫn và lạc, thành tựu tương ưng, thành tựu kinh kỹ, thành tựu cả tương ưng và kinh kỹ, thành tựu oai nghi, thành tựu hành lai du, thành tựu cả oai nghi và hành lai du, thành tựu tín, thành tựu giới, thành tựu đa văn, thành tựu thí, thành tựu tuệ, thành tựu cả tín, giới, đa văn, thí, tuệ.”
Phân tích: Trích đoạn Pāli nêu trên là lời tiên tri của Đức Chánh Biến Tri và nay đã thành sự thật 100%. Theo đây, Phật giáo thật đã có những hạng Tỳ-kheo chuyển từ tánh thiện sang tánh bất thiện, giả danh, theo ác giới, ác pháp bám vào chùa chiền nhưng lại phá hoại Tam Bảo, điều mà mọi người đều biết tức là loại “sư tử trùng thực sư tử nhục”. Tuy vậyTăng chúng vẫn còn có những người thiện tâm thiện chí hướng theo Tam Bảo, giữ gìn giới hạnh thanh tịnh, và vì vậy cúng dường chung cho tập thể Tăng chúng vẫn có phước báu lớn. Và với bất cứ lý do gì, cúng dường cho đa số chúng Tăng vẫn có kết quả lớn hơn cúng dường cho một cá nhân. Vì sao? Vì cá nhân ấy nằm trong tập thể ấy.
Ngược lại lời dạy trong A Hàm không mang ý nghĩa giáo dục và thiếu sự công bằng hợp lý, dung dưỡng bao che cho các tu sĩ lười biếng.
***
Chánh kinh Pāli: “Tại đây, này Ānanda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức.
Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự Lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự Lưu?
Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất Lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất Lai?
Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất Lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất Lai?
Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán, đệ tử Như Lai?
Còn nói gì đến những vị Ðộc Giác Phật?
Còn nói gì đến các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?”
Tà kinh A Hàm: “Này A-nan, thế nào gọi là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, quả báo rộng lớn? Thiện nam tử hay thiện nữ có tín nhân bố thí cho Đức Như Lai, bố thí cho Duyên giác, bố thí cho A-la-hán, bố thí cho A-la-hán hướng, bố thí cho A-na-hàm, bố thí cho A-na-hàm hướng, bố thí cho Tư-đà-hàm, bố thí cho Tư-đà-hàm hướng, bố thí cho Tu-đà-hoàn, bố thí cho Tu-đà-hoàn hướng, bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục, bố thí cho người tinh tấn, bố thí cho người không tinh tấn, bố thí cho súc sanh.
Này A-nan, bố thí cho súc sanh được phước trăm lần hơn. Bố thí cho người không tinh tấn được phước ngàn lần hơn. Bố thí cho người tinh tấn được phước trăm ngàn lần hơn. Bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục được phước ức trăm ngàn lần hơn. Bố thí cho vị Tu-đà-hoàn hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc Tu-đà-hoàn được phước vô lượng. Bố thí cho vị Tư-đà-hàm hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc Tư-đà-hàm được phước vô lượng. Bố thí cho vị A-na-hàm hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc A-na-hàm được phước vô lượng. Bố thí cho vị A-la-hán hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc A-la-hán được phước vô lượng. Huống nữa là bố thí cho Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Đây là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được đại quảng báo.”
Phân tích: - Trong kinh Pāli, Đức Thế Tôn dạy rõ ràng: “Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng”.
Thế nhưng A Hàm lại trái ngược hoàn toàn: “Bố thí riêng cho từng người sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, quả báo rộng lớn”. Chỉ bấy nhiêu cũng thấy rõ quái tâm của các giả sư gián điệp phá Pháp.
Đã vậy với đoạn kế tiếp trong A Hàm, thứ tự các đối tượng đảo ngược cùng đoạn kết được lập lại: “Đây là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được đại quảng báo”!
Một người đọc tinh ý có thể nhận ra ý đồ thấu cáy của các dịch giả A Hàm muốn đánh đồng mười bốn loại bố thí riêng cho từng đối tượng sẽ có cùng một quả báo như nhau.
- Bàng sanh là các thiện thú, ăn rau cỏ, chúng không cắn xé các sinh mạng khác còn sống để ăn, vì thế bố thí rau cỏ cho chúng ăn mới được trăm phần công đức. Còn súc sanh là các loài thú ăn thịt sống, chúng có thể cắn giết các sinh vật khác để “ăn tươi nuốt sống”, vì thế nếu bố thí một sinh mạng cho chúng không thể có phước.
Chính vì vậy chánh kinh Pāli chỉ nói đến bố thí cho bàng sanh mà không nói đến các loại súc sanhlà vì vậy. Ngược lại các dịch giả A Hàm không hiểu hoặc cố tình không hiểu nên mới hồ đồ viết bậy “bố thí cho súc sanh được phước trăm lần hơn”.
- A Hàm phán “Bố thí cho người không tinh tấn được phước ngàn lần hơn” trong khi đoạn trước đó lại phán trái khoáy: “Này A-nan, trong thời tương lai, có Tỳ-kheo thuộc loại danh tánh, khoác áo cà-sa mà không tinh tấn, vị ấy đã không tinh tấn, không tinh cần mà vẫn được bố thí vì có ở trong chúng, duyên nơi chúng, ở trên chúng, nhân nơi chúng, Ta nói lúc bấy giờ thí chủ sẽ được phước vô lượng không thể đếm, không thể kể, được thiện, được lạc”.
Hẳn là các dịch giả gián điệp muốn Bụt A Hàm phải mang tiếng trước sau bất nhất hoặc đề cao các đệ tử lười biếng và hội chúng của mình một cách quá đáng.
- Theo Pāli: bố thí cho người phàm phu giữ gìn giới luật có phước là hợp lý, nhưng theo A Hàm: bố thí cho người tinh tấn thì chưa chắc. Bố thí cho kẻ tinh tấn… gây tội ác, tinh tấn giết người, tinh tấn buôn lậu để chúng tiếp tục gây tội ác cũng được phước trăm ngàn lần hơn ư? Phi lý!Chỉ có tà nhân mới hồ đồ vẽ ra tà kinh nhảm nhí như vậy.
- Lại nữa, với bản A Hàm, những người đọc tinh ý có quyền nghĩ rằng các dịch giả gián điệp đã ma mãnh biến cải khiến bố thí cho “súc sanh được phước trăm lần hơn” bố thí cho các đối tượng trước đó. Sự nham hiểm và thâm độc đến thế là cùng!!! Hẳn các dịch giả A Hàm lại “ngựa quen đường cũ” thừa tự kiểu thấu cáy tiểu nhân quỷ quái của các ông Bà-la-môn gian ngụy rồi!
Những ai tin kinh văn Đại Thừa do các luận sư gốc Bà-la-môn kết tập còn hồ nghi ư? Họ nghĩ sao khi trong Chương thứ 11 của kinh Bốn Mươi Hai Chương thuộc Đại Thừa, có những câu nguyên văn thế này:
"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn.
Cho một trăm vị Tu Đà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn. Cho một ngàn vạn vị Tư Đà Hàm ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A-la-hán ăn. Cho mười ức vị A-la-hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam thế Phật). Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn”?
Các ngài nghĩ gì, nói gì khi có người ngoại học dựa vào đây nói rằng vị “vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng” của Đại Thừa chính là “vị” vô đạo đang đứng ngoài đồng vô tu, vô tư gặm cỏ? Các vị ấy có vị nào “có niệm, có trụ, có tu, có chứng”?
Các ngài có hiểu được thế nào là “lưỡi câu hai móc” của những kẻ ngoại đạo gian ác luôn giăng ra để chống phá đạo Phật mà kinh tạng nguyên thủy Pāli đã nói đến rất nhiều không?
Quý vị có nhận thức được còn biết bao những “móc câu hai lưỡi” khác với đầy dẫy những xuyên tạc, xỏ xiên nham hiểm trong các kinh văn Đại Thừa không?
***
Chánh kinh Pāli: “Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, còn những người nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho.”
Tà kinh A Hàm: “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ? Là thí chủ thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Còn người thọ nhận thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ.”
Phân tích: Trong khi lời Phật dạy trong Pali rõ ràng chính xác, ngược lại trong A Hàm có nhiều phi lý bất cập. Theo A Ham, thí chủ đã nghĩ “không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí” thì còn bố thí làm gì? Có vô lý không?
Còn người thọ nhận tán thán bố thí để được bố thí thêm thì người thọ nhận thanh tịnh như thế nào?
Câu chế biến thêm trong A Hàm rõ là lẩm cẩm, vô lý và ác ý. Nguy hại thay, các nhà cải biên lại gắn nó vào “kim khẩu” của Bụt!
PHẬT HỌC CAO CẤP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét