Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

CÁC TÀ SƯ BÁT NHÃ 'KHÔNG CHỨNG, KHÔNG ĐẮC, KHÔNG DƠ, KHÔNG SẠCH' VÀO ĐÂY MÀ BÀO CHỮA

PHÂN TÍCH SO SÁNH 
HAI BÀI KINH TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG PALI VÀ A HÀM
Đại Kinh Đoạn Tận Ái <số 38, Trung Bộ Pali> & tà kinh "Trà-Đế" <số 201, Trung A Hàm>
Chánh kinh Pāli: “...Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá ở, khi đến xong liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá như sau:
-- Này Hiền giả Sati, có đúng sự thật chăng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác".”
Tà kinh A Hàm: “Này Trà-đế, thầy thật có nói như vầy: Tôi biết Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?”
Phân tích: Một đàng Sati trong Pāli hiểu pháp Đức Thế Tôn thuyết giảng như thế nào theo chủ kiến của mình, đây thuộc về vấn đề nhận thức riêng của cá nhân ông ta. Điều này hoàn toàn khác với chuyện Trà-đế A Hàm biết Đức Thế Tôn đã nói pháp như thế nào.
Nếu không tách bạch sự khác biệt này, hẳn sẽ rơi vào bẫy của phù thủy gián điệp. Cẩn thận so sánh các đoạn sau sẽ rõ.
***
Chánh kinh Pāli: (Đức Phật nói với Sati) -- Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn quở: “Này Trà-đế, do đâu mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vầy? Người nghe từ miệng người nào mà nói Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi là kẻ ngu si. Ta không nói một chiều, ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi bấy giờ phải đúng như pháp mà trả lời. Để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã.”
Phân tích: Theo Chánh kinh Pāli, Đức Thế Tôn xác định rõ Sati là một kẻ mê mờ, đã không hiểu  đúng lời Ngài dạy.
Ngược lại trong tà kinh A Hàm, Trà Đế có nghe Phật nói, thế nhưng sau đó Bụt lại phủ nhận một cách mơ hồ: “Ta không nói một chiều” (tức là Bụt A Hàm nói hai, ba chiều); và đổ ngược tội cho Trà Đế đã học lại lời ngài theo kiểu một chiều. Cho nên “khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, Trà-đế bấy giờ phải đúng như pháp mà trả lời... hai, ba chiều” chăng?
Rõ ràng chỉ có những ngòi bút gian ngụy mới lươn lẹo hai ba chiều như vậy. Và quả thật, chỉ cần một luận sư gián điệp hữu hiệu cũng nguy hiểm hơn cả một binh đoàn! 
***
Chánh kinh Pāli: “Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sanh vật này không? -- Bạch Thế Tôn, có thấy.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sự tác thành sanh vật do món ăn ấy không? -- Bạch Thế Tôn, có thấy.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy cũng bị đoạn diệt không? -- Bạch Thế Tôn, có thấy.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Phật nói: “Đây là một chân thể các ngươi có thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thấy.”
Đức Thế Tôn nói: “Như Lai là một chân thể, các ngươi có thấy chăng?”. Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thấy.”
Đức Thế Tôn nói: “Khi Như Lai diệt rồi, cái được gọi là chân thể ấy cũng là pháp hủy diệt, các ngươi thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thấy.”
Phân tích: Trong kinh Pāli, Đức Phật không tự so sánh mình với sanh vật (hay chân thể?), và dạy rõ thức ăn là duyên sanh, duyên diệt của sanh vật chứ không dạy khi Như Lai diệt thì chân thể cũng diệt như trong Tà kinh A Hàm.
Vả lại, khi mình đang còn sống sờ sờ ra đó lại hỏi đệ tử có thấy “pháp hủy diệt” sau khi mình chết như thế nào, và đệ tử trả lời có thấy là sao? Cả hai có vô lý không?
Hơn nữa, trong chánh kinh Pāli, Đức Thế Tôn không bao giờ trả lời các câu hỏi hư vô thiếu thực tế theo kiểu: “Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết?”
Những ai nói A Hàm không phải là tà kinh, hãy giải thích đoạn kinh… dị trêndùm!
***
Chánh kinh Pāli: “-- Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: "Bậc Ðạo Sư được chúng ta tôn trọng. Chúng ta nói vì chúng ta tôn trọng bậc Ðạo Sư"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.”
Tà kinh A Hàm: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có nói như vầy: ‘Chúng ta cung kính Sa-môn, kính trọng Sa-môn, Sa-môn Cù-đàm là Bậc Tôn Sư của chúng ta chăng?’”
Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.””
Phân tích: Theo chánh kinh Pāli, các Tỳ-kheo trả lời theo trí tuệ nhận thức khách quan của bản thân họ chứ không trả lời chỉ vì Đức Phật là giáo chủ.
Ngược lại Tà kinh A-hàm “dạy” rõ các Tỳ-kheo đã trả lời Phật rằng họ không có nói như vầy: “Chúng ta cung kính Sa-môn, kính trọng Sa-môn, Sa-môn Cù-đàm là Bậc Tôn Sư của chúng ta” (?)
A Hàm đúng là kinh… khủng rồi chứ còn gì nữa!
***
Chánh kinh Pāli: “Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình:
Ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.
Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.
Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.
Rồi này các Tỷ-kheo, người mẹ trong chín hay mười tháng mang bào thai ấy, với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu.” 
Tà kinh A Hàm: “Lại nữa, có ba sự kiện hội hợp để thác vào thai mẹ. Đó là cha mẹ tụ tập tại một chỗ, người mẹ trong thời kỳ có thể thọ thai, và hương ấm đã đến. Do ba sự kiện này hợp hội mà thác vào thai mẹ. Thai mẹ kéo dài chín tháng hay mười tháng rồi sanh. Sau rồi được nuôi dưỡng bằng máu. Máu đó ở trong Thánh pháp gọi là sữa mẹ.”
Phân tích: Giữa “giao hợp” và “tụ tập tại một chỗ” hoàn toàn khác nhau, thọ thai trong trường hợp nào mới có lý? Đã thế “cha mẹ tụ tập một chỗ” mà có chuyện “thác vào thai mẹ” thì quả là điều khôi hài ngớ ngẩn.
Theo Chánh kinh Pāli hình ảnh “sữa của bà mẹ được xem là máu” cao đẹp, thiêng liêng bao nhiêu, thì sự cải biên của A Hàm kinh tởm bấy nhiêu.
Vì nó quá kinh tởm nên phải để dành phần bình luận cho những ai “vô phân biệt, không dơ, không sạch, không trí, không đắc” giải thích. Nhờ vậy may ra họ mới có thể nhận ra kinh A Hàm thật sự là loại kinh giả, kinh dị, kinh hoàng, kinh sợ đến như thế nào!
***
Chánh kinh Pāli: “Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy thọ trì ái tận giải thoát này, được Ta nói một cách tóm tắt, nhưng (phải nhớ là) Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, đã bị mắc trong cái lưới lớn của ái, trong sự rối loạn của ái.”
Tà kinh A Hàm: “Này Tỳ-kheo, như vậy há không phải là đầy đủ để sự tương tục trói buộc bởi ái như Tỳ-kheo Trà-đế Kê-hòa-đa Tử chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, như vậy là đầy đủ để sự tương tục bị trói buộc bởi ái như Tỳ-kheo Trà-đế Kê-hòa-đa Tử.”
Phân tích: Theo chánh kinh Pāli, trước sau lời dạy của Phật đều rõ ràng nhất quán. Tỳ-kheo Sati vì còn ái luyến tà pháp trước kia của mình, nên nay vẫn còn chấp thủ tà kiến xưa cũ ấy, và vì thế ông đã hiểu sai lạc lời dạy của Đức Thế Tôn.
Ngược lại, theo A Hàm, thầy trò Gotama rất mâu thuẫn. Trong khi ở đầu bài kinh Bụt và các Tỳ-kheo A Hàm phủ nhận, không chấp nhận nhận thức của Trà-đế Kê-hòa-đa Tử “thức này luân chuyển và tái sanh, nhưng không đổi khác”, thế nhưng cuối cùng lại đồng ý rằng “như vậy là đầy đủ để sự tương tục bị trói buộc bởi ái như Tỳ-kheo Trà-đế Kê-hòa-đa Tử” đã nghĩ (?)
Các đệ tử Phật sau này cũng giống như Tỳ-kheo Sati. Nhiều người cũng chấp chặt vào những tà kinh tà luật của các tổ sư gián điệp, cho nên họ cũng tin rằng phải có linh hồn để tái sanh, hay tin vào cái ‘pudgala’ “như một thực thể tồn tại bất biến trong mỗi chúng sanh” (Phái Nhân Thể Luận)... Hẳn nhiên họ cũng phải bị Đức Phật quở trách là những kẻ mê mờ như Tỳ-kheo Sati mà thôi!
PHẬT HỌC CAO CẤP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét