Ảnh: Internet |
Sư đệ Tấn
Căn với dáng vẻ trang trọng như đang tuyên thệ, vừa đặt một tay lên ngực, vừa nói
với sư huynh Tuệ Căn bằng một giọng cương quyết:
_ Đệ chỉ có hai
con đường: một là tu, hai là chết, chứ không có con đường thứ ba. Nhưng Đức
Phật đã dạy: phải chết một cái chết điều phục được tham sân si, chứ không thể
chết một cái chết bị điều phục bởi tham-sân-si. Mà muốn có cái chết được điều
phục thì phải tu. Tóm lại đệ chỉ có một con đường duy nhất: tu, tu nữa, tu mãi
cho đến khi thành đạo mới thôi.
Sư huynh Tuệ
Căn mỉm cười hoan hỷ:
_ Tốt lắm,
nhưng tu có nhiều kiểu, nhiều phái, nhiều cách. Có tu chỉnh, tu sửa, tu dưỡng,
tu nhà, tu chợ, tu chùa, tu đốn, tu tiệm, tu Nam, tu Bắc. Thậm chí có người nêu
gương tu… rượu cũng là tu nữa đấy! Đạo có chánh có tà, tu cũng có tu tà, tu
chánh. Đệ đã biết tu nào là tu đúng, tu nào là tu không đúng chưa mà đòi tu
hoài, tu miết?
_ Vậy, đệ
phải tu tuệ trước!
_ Muốn có
tuệ phải tu gì nữa?
_ Tu định!
_ Muốn có
định phải tu gì nữa?
_ Tu giới!
_ Giới có
chánh giới và tà giới. Định có chánh định và tà định. Tuệ có chánh tuệ và tà
tuệ. Làm sao biết phân định được chánh đạo và tà đạo để tu cho đúng?
_ Đệ không
biết, xin sư huynh chỉ giáo.
_ Xin hỏi,
trước một vấn đề đa phương, đa diện, đa tông, đa hệ một người có trí tuệ, thông
minh và theo tinh thần khoa học nên nắm từ gốc, từ lõi hay chỉ nắm lấy cành
nhánh phân ly sau này?
_ Thưa, phải
nắm từ gốc, từ lõi.
_ Phải hiểu
tường tận tư liệu nguồn hay cố chấp tin cuồng tài liệu ngọn?
_ Dạ, phải
tường tận từ đầu.
_ Theo đệ,
những lời dạy gốc của Phật về giới, định, tuệ được kết tập đầu tiên đang ở đâu?
_ Thưa,
trong kinh Nikaya và luật Patimokkha cấp 1.
_ Tôi đã chỉ
cho đệ biết đâu là gốc, đâu là lõi và đâu là nguồn của vấn đề đa phái phức tạp.
Đệ phải nắm vững từ đây mà tu tập mới có kết quả. Sau đó muốn nghiên cứu gì thì
cứ việc, có vậy mọi cố gắng nỗ lực mới không bị uổng phí.
_ May mắn
thay, đệ được tu chung với một thiện hữu tri thức như huynh.
_ Đệ nên
nhớ, nếu chỉ có một lòng ham thích tu tập không thôi vẫn chưa đủ, đệ còn phải
khao khát tìm biết con đường nào tu cho đúng nữa kia. Có nhiều người cũng thích
tu, nhưng là thích tu đại, thích tu bừa, thích tu ẩu. Mới nghe người khác nói
pháp gì đó là của Phật, liền nhắm mắt tin lời tu theo, khổ đã không hết lại còn
thấy khổ thêm; hoặc tu cả đời vẫn chẳng thấy tiến bộ gì cả. Cho nên, sắp tới
đây, khi đệ được thọ đại giới Tỳ-kheo, huynh sẽ đề nghị sư phụ ban cho đệ pháp
danh mới.
_ Thưa, pháp
danh gì?
_ Thích Tu
Đúng.
_ Sư huynh
thật tế nhị, muốn nhắc đệ: thích tu không chưa đủ, còn phải tu cho đúng mới có
kết quả. Lợi ích thay, đệ xin ghi nhớ điều huynh căn dặn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét