Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Vì sao không nói?


Trong lớp học dạy về Tỷ giáo (so sánh Tôn giáo), một sinh viên hỏi vị giáo sư:
_ Thưa ngài, có khi nào Chúa Giê-su phán: “Ta là Chúa Cứu Thế đã thành, các con chiên là Chúa sẽ thành”?
_ Không khi nào!
_ Thưa, có bao giờ Thánh A-la nói: “Ta là Thánh Tối Thượng đã thành, các tín đồ là Thánh Tối Cao sẽ thành”?
_ Chắc chắn là không!
_ Thưa, vì sao?
_ Thật dễ hiểu, vì cái gì duy nhất, độc nhất mới quý, nhiều như cát sa mạc còn quý báu gì nữa. Có bao giờ một ông chồng khôn ngoan và tỉnh táo lại bảo vợ: “Ta là chồng đã thành, các ông khác cũng là chồng sẽ thành của nàng”?
_ Thưa, không bao giờ!
_ Có khi nào một người vợ hiền trí, thuỷ chung lại nói với chồng: “Ông là chồng đã thành, các ông khác cũng là chồng sẽ thành của tôi”?
_ Cũng không, thưa ngài!
_ Có khi nào một đứa con không điên dại, có hiếu nghĩa, biết thương cha kính mẹ, lại khoe khoang với hàng xóm láng giềng: “Đây là bố đã thành, các ông rồi cũng là bố sẽ thành của tôi”?
_ Dạ, không hề!
_ Có bao giờ một ông bố có trí tuệ và đạo hạnh lại dạy các con: “Cha là bố đã thành, tất cả đàn ông cũng là bố sẽ thành của các con”?
_ Không, thưa ngài! Thế nhưng, có thể ý của họ là nhiều kiếp trước mọi người đều là cha con, chồng vợ của nhau. Kiếp sau mọi chúng sanh có thể “tiến hóa” làm cha mẹ của mình.
_ Chẳng lẽ nhiều kiếp trước có nhiều vợ, nhiều chồng; vậy kiếp này mọi người đều có quyền ăn nằm lẫn lộn với nhau à? Chẳng lẽ kiếp sau con sẽ làm cha, vậy kiếp này có quyền đánh chửi người khác? Dù bao nhiêu đời kiếp thì cũng vẫn phải biết phân biệt Chúa và con chiên, Thánh nhân và đệ tử, con người và thú vật. Chỉ có những kẻ thiếu khôn ngoan, không tỉnh táo, mất trí tuệ mới vô phân biệt bừa bãi như vậy.
_ Thế nhưng tại sao kinh Đại thừa lại có câu: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”?
_ Vì các tổ sư gốc Bà-la-môn với ác tâm nham hiểm đã “gắn vào miệng Phật những điều ngài không bao giờ nói” (1) để tầm thường hoá danh vị Phật và để phân hoá, phá hoại Phật pháp. Tất nhiên chỉ có những kẻ ngu si, tà trí mới tin theo những điều gian ngoa ngụy biện của họ nên không thấy được điều nguy hại của nó. Hãy nhìn hiện trạng Phật giáo sẽ thấy. Đã có biết bao kẻ đạo hạnh chẳng ra gì nhưng vẫn vỗ ngực xưng tên hoặc mặc nhiên để kẻ khác xưng tụng mình là Phật sống, Phật chết, Phật bà, Phật mẫu, Phật gia… ấy vậy mà vẫn có lắm kẻ tin theo. Thậm chí một con khỉ cũng làm Phật được. Mỗi hội chúng có một ông Phật riêng, ngấm ngầm hơn thua với nhau khiến Phật giáo tan nát. Chúng sanh là những ai? Không lẽ súc sanh, ma quỷ cũng đồng 'Bụt tánh'? Các cậu có thấy được lưỡi câu hai móc của những kẻ ác hiểm chưa?
_ Vâng, thưa ngài, chỉ có điên mới không hiểu! Quả Đức Phật dạy không sai: “Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến” (2)
Đúng vậy! Chỉ có ác tâm đầy sân hận mới xuyên tạc Như Lai; và cũng chỉ vì ngu si tà tín nên mới tin theo những kẻ ác tâm, làm cái loa tuyên truyền cho họ, quay lại xúc phạm những bậc Thánh Trí, Hiền Nhân mà không biết. 
Giáo sư vừa kết luận xong, chuông reo báo hiệu hết giờ học. Các sinh viên vui vẻ ra về vì tiết học đã giúp họ biết được điều cần biết, hiểu được điều cần hiểu.
SV Học Phật
___________________
(1) Lời HT Thích Minh Châu.
(2) Tăng Chi 1, Chương 2, Phẩm Người Ngu.

Pháp Trích Lục

Trích kinh Vua Các Loài Rắn, Tăng Chi tập 1, Chương 4, VII. Phẩm Nghiệp Công Đức
 "Ðức Phật là vô lượng. Pháp là vô lượng. Chúng Tăng là vô lượng. Có lượng là các loài bò sát, các loài rắn, các con bò cạp, các con một trăm chân, các loại nhện giăng tơ, các con thằn lằn và các loài chuột. Ta đã làm sự hộ trì. Ta đã làm sự che chở, mong rằng các loài hữu tình sẽ bỏ đi. Ta đảnh lễ đức Thế Tôn. Ta đảnh lễ bảy vị Chánh Ðẳng Giác."

Thừa Tự Pháp Trích Lục
Ðức Phật là vô lượng’ có nghĩa là Đức Phật có vô lượng công đức, vô lượng trí tuệ và giới hạnh, vô lượng thiện lành, vô lượng tốt đẹp. Chính vì thế trong dòng luân hồi vô thỉ vô chung, trước sau chỉ có bảy vị Chánh Đẳng Giác mà thôi. Cho nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn có những câu cuối cùng:
Khó thay sự chiêm ngưỡng.
Tôn nhan bậc Như Lai.
Trải nhiều nhiều trăm kiếp,
May lắm được một lần
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét