Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

BI THẢM KỊCH PHẬT GIÁO BẮC VÀ NAM TÔNG

Bấm vào hình để đọc

Đọc và phổ biến Tủ sách "TRỞ VỀ CHÁNH ĐẠO" 
để cứu mình và cứu người

          
                                              
           
    


        

         

                       
        
             
         

        



Bi thảm kịch của
Phật Giáo Bắc Tông và Nam Tông

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

PHẬT HỌC HOÀI NGHI

Bấm vào hình để đọc


Đọc và phổ biến Tủ sách "TRỞ VỀ CHÁNH ĐẠO" 
để cứu mình và cứu người

          
                                             
           
    


        

         

                       
        
             
         

        

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

PHẬT ÂM BUDDHAGHOSA, GIÁN ĐIỆP BÀ LA MÔN NGUY HIỂM TRONG PHẬT GIÁO NAM TÔNG (Phần Cuối)



PHẬT ÂM - BUDDHAGHOSA
Một luận sư Bà-la-môn gián điệp nguy hiểm
trong Phật giáo Nam Tông

Tập khảo luận vạch trần các chú thích nham hiểm
của Bà-la-môn Phật Âm trong tạng Luật Patimokkha (*)
Hoàng Thiên
Phần 7
TẬP YẾU


DẫnNhư đoạn mở đầu của Phần giới thiệu tạng Tập Yếu, Dịch giả đã viết: “chúng tôi tạm lấy tên là “Tập Yếu” có ý nghĩa nôm na là ‘Tập hợp lại những điều chính yếu”.
Theo nguyên văn trong chính phẩm Tập Yếu có ghi rõ, “sự tập hợp” này: “[2] ... Do ai truyền đạt lại? - Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão)”. Như vậy, Tập Yếu không phải là tạng Luật chính thức do Đức Thế Tôn thiết lập, mà do các trưởng lão “tập hợp” theo chánh Luật.
Dù Tập Yếu được các trưởng lão truyền đạt lại, nhưng tính chính xác của Tập Yếu vẫn cần phải thẩm định dựa theo các Phẩm Phân Tích Tỳ-khưu, Phân Tích Tỳ-khưu-ni, Đại Phẩm, Tiểu Phẩm, cả chánh tạng Nikāya chính gốc.
Trước hết, hãy đọc kỹ lại lời Đức Phật đã dạy cho Cunda để hiểu rõ hơn về tính hoàn thiện của Pháp và Luật của Đức Thế Tôn“Nếu có ai, khi tả một phạm hạnh, thành tựu hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, vị ấy nếu tuyên bố đúng đắn sẽ tuyên bố như sau:
"Phạm hạnh này thành tựu hết thảy tướng, cụ túc hết thảy tướng, không thiếu thốn, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày”...
Một phạm hạnh, thành tựu hết thảy tướng, đầy đủ hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày. Chính vị ấy thấy phạm hạnh này.
Nếu vị ấy trừ bớt một phương diện nào tại một chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy sẽ được rõ ràng hơn, vị ấy sẽ không thấy gì.
Nếu vị ấy thêm vào một phương diện nào tại chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy sẽ được rõ ràng hơn, vị ấy sẽ không thấy gì.
Nếu vị ấy thêm vào một phương diện nào tại chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy được viên mãn hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Như vậy gọi là "Thấy mà không thấy”...” (Trường Bộ 2, Kinh Thanh Tịnh, số 29)
Như vậy đối với chánh Pháp và chánh Luật của Đức Thế Tôn thêm vào một từ là thừa, lấy đi một chữ là thiếu; và thực sự không thấy gì, không hiểu gì nên mới làm như vậy. Càng nguy hiểm hơn nữa nếu y chỉ nơi những chú giải luận giải của các luận sư Bà-la-môn gián điệp đời sau để giải thích Pháp và Luật của Đức Thế Tôn.
Ở đây xin nêu lên đoạn [5] thuộc Tập Yếu như một ví dụ điển hình về việc phải cẩn thận trước những thêm bớt đối với Pháp và Luật của Đức Thế Tôn, ngay cho dù đó là ‘sự tập hợp của các vị trưởng lão’.
Trích đoạn chánh Luật, phần 7.1 Tập Yếu, I. Mười sáu phần chính thuộc phân tích giới Tỳ-khưu
“[5] Điều pārājika thứ ba đã được quy định tại đâu?
– Đã được quy định tại thành Vesālī.
Liên quan đến ai?
– Liên quan đến nhiều vị Tỳ-khưu.
Về sự việc gì?
– Trong sự việc ấy, nhiều vị Tỳ-khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau.”
{
Nhận định:
Theo đoạn trích dẫn ở trên, các trưởng lão đã “tập hợp” về điều pārājika thứ ba là Liên quan đến nhiều vị Tỳ-khưu và “nhiều vị Tỳ-khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau”. “Sự tập hợp” nàycó đúng với chánh Luật không? Xin thưa là chưa đúng với chánh Luật và thiếu sót những điều rất quan trọngVị nào còn nghi ngờ, cứ xem lại phần Phân tích giới Tỳ-khưu I, Chương III “pārājika thứ ba” sẽ thấy rõ nguyên nhân chính dẫn đến việc Đức Phật phải ban giới cấm này là do sa-môn giả mạo Migalaṇḍika lợi dụng thời cơ tàn sát rất nhiều các Tỳ-khưu.
Tiếp theo đó, nhóm Tỳ-khưu Lục Sư (nhóm này có thể là các đệ tử của các Lục sư ngoại đạo xâm nhập vào Đạo Phật để phá rối) say đắm vợ của một nam cư sĩ bị bệnh và nguyên văn: “[180]... Khi ấy, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đã bàn bạc rằng: “Này các Đại Đức, nếu người nam cư sĩ ấy còn sống thì chúng ta sẽ không đạt được người đàn bà ấy. Này các Đại Đức, vậy chúng ta hãy ca ngợi lợi ích của sự chết đến người nam cư sĩ ấy.”
Mặc dù thực tế cũng có một số Tỳ-khưu tự đoạt lấy mạng sống của nhau khi quán bất tịnh nhàm chán sắc thân, nhưng điều chính yếu vẫn là do sa-môn giả mạo Migalaṇḍika và nhóm Lục sư gây ra. Vì vậy, Tập Yếu kết tập sự việc liên quan đến “nhiều vị Tỳ-khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau” là không chính xác và dễ gây ngộ nhận.
Nêu lên điều này, chúng tôi chỉ muốn nhắc một điều: đối với “Sự truyền đạt lại” của các vị trưởng lão ngay trong chánh Luật còn cần phải cẩn trọng xem xét lại, huống hồ của một ông Bà-la-môn sống sau Phật cả ngàn năm như Phật Âm.
Đó là chưa nói đến việc phải xét xem mục đích của “Tập Yếu” là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Tạng này có thực sự đã nêu được những “điều chính yếu” hay không? Vị trí, tên người liên quan đến điều luật có thực sự là điều “chính yếu” cần phải tập hợp hay không, hay chính nội dung và sự quy định của Phật mới thực sự là điều chính yếu?
Với nội dung và hình thức trình bày trong “Tập Yếu”, thiết nghĩ đây là “bản tóm lược tức làphẩm “tóm tắt các lược kê” thì đúng hơn. Vấn đề này chúng tôi để dành cho mỗi vị Tỳ-khưu đọc “Tập Yếu” suy xét và có nhận định riêngĐiều quan trọng nhất của tập khảo luận này vẫn là những chú thích thâm độc của Bà-la-môn Phật Âm.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 7.2 Tập Yếu, II. Mười sáu phần chính thuộc phân tích giới Tỳ-khưu-ni (tt)
“[804] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?
– Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị Tỳ-khưu-ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājikaVị Tỳ-khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa.
Vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya. Vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaṭa. Vị (ni) thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya.[2] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.
[805] Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội?
– Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội: Vị Tỳ-khưu-ni biết (vị Tỳ-khưu-ni khác) vi phạm tội pārājika rồi che giấu phạm tội pārājika. Vị (ni) có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccayaVị Tỳ-khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya.[3] Vị (ni) che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội này”
----------------
Chú thích của Dịch giả:
[2] Chương này được đề cập riêng cho Tỳ-khưu-ni: Tội thứ nhất là tội dành riêng cho Tỳ-khưu-ni, tội thứ ba và thứ tư có tính cách tương tợ giữa Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni dầu được quy định vào hai điều học khác nhau, tội thứ năm được đề cập ở giới bổn Pātimokkha của Tỳ-khưu nhưng là điều học được quy định chung cho cả hai hội chúng, riêng tội thứ nhì được xếp vào đây xét ra có tính cách gượng ép vì chỉ dành riêng cho Tỳ-khưu.
[3] Điều pācittiya 64 của Tỳ-khưu xác định là che giấu “duṭṭhullaṃ āpattiṃ” bao gồm cả hai tội pārājika và saṅghādisesa, nhưng đối với Tỳ-khưu-ni nếu che giấu tội pārājika của vị Tỳ-khưu-ni khác thì phạm tội pārājika nên chỉ còn che giấu tội saṅghādisesa; đúng ra phải ghi là “vị Tỳ-khưu-ni” thay thế cho “vị Tỳ-khưu.””
{
Nhận định:
Chú thích [2]: Tội thứ nhì là “Vị Tỳ-khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa.” được xếp vào đây không có gì gượng ép. Sở dĩ có “sự gượng ép” là do câu chữ chưa rõ ràng mà thôi.
Xin lưu ý, ngay tiêu đề đã ghi rõ các tội ở đây là do “nguyên nhân của việc ưng thuận”. Do vậy, trường hợp này cần được hiểu là khi vị Tỳ-khưu-ni bị nhiễm dục vọng ưng thuận để cho vị Tỳ-khưu sờ vào thân mình bằng thân của vị Tỳ-khưu cũng phạm tội.
Chú thích [3]: Tương tự như trên, câu dẫn của đoạn [805] ghi rõ “Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm”, do vậy trường hợp “Vị Tỳ-khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya” cần được hiểu là khi vị Tỳ-khưu-ni biết nhưng che giấu tội cho một vị Tỳ-khưu phạm tội Tăng tàn, thì vị Tỳ-khưu-ni này phạm tội Ưng đối trị.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 7.3 Tập Yếu, III. Tóm lược về nguồn sanh tội
“[826] Các hành được tạo hợp
vô thường, khổ, vô ngã,
chắc chắn chỉ Niết Bàn
được gọi là “vô ngã.”
Đức Phật ví mặt trăng
vào thời chưa xuất hiện,
Đức Phật tợ mặt trời
vào lúc chưa mọc lên,
...
Phật Thích Ca Mâu Ni
hiệu Aṅgīrasa”
{
Bình:
Như đã nói ở trên, “Tập Yếu” là một tạng do các trưởng lão tập hợp thêm, không được Đức Phật xác chứng, vì thế tạng này chỉ được xem như dạng tài liệu tham khảo, cần đối chiếu với chánh Kinh và chánh Luật trước khi chấp nhận.
Theo ý nghĩa này, ngay các câu kệ đầu tiên của chương III “Tóm lược về nguồn sanh tội” cũng có nhiều điều cần suy nghĩ. Thật vậy, nếu các hành đã là vô thường, khổ, vô ngã mà Niết Bàn lại chắc chắn là “vô ngã” (?), như vậy điều này có nghĩa Niết Bàn cũng vô thường và khổ ưPhải chăng từ đây mới phát sinh tri kiến đơn giản ‘vô ngã là Niết Bàn’? Điều này Đức Phật dạy ở đâu? trong kinh nào?
Chưa hết, “Đức Phật ví mặt trăng / vào thời chưa xuất hiện, / đức Phật tợ mặt trời / vào lúc chưa mọc lên” là sao? Mặt trăng ‘vào thời chưa xuất hiện’ thì còn chiếu soi được gì mà ví von? Mặt trời ‘lúc chưa mọc lên’ thì sáng chói với ai mà so sánh? Đã thế tất cả những điều này là sự mở đầu của điều được gọi là “Tóm lược về nguồn sanh tội” ư? Có phải ‘Tập Yếu’ đã bị ai đó chơi chữ không? Ai đó còn hồ nghi, mời đọc tiếp!
Còn ‘Aṅgīrasa’ là gì? Là tên vị Thích tử quá khứ (DN32), hay vị Angira chiếu hào quang (S.i.79), hay Angirasa Gotama, vị sa-môn khổ hạnh đã bị giết chết bởi thần Ajjuna ngàn tay ngàn vũ khí trong truyền thuyết của Bà-la-môn giáo? Ai hiểu sao cũng được!
_________________
DẫnHai đoạn [918] và [919] dưới đây là phần mở đầu của Chương V “Các Câu Hỏi Về Bộ Hợp Phần”. Căn cứ theo Đại Phẩm, Chương I từ Phần thứ năm đến Phần thứ mười có rất nhiều quy định quan trọng, thiết yếu liên quan đến sự tu lên bậc trên.
Luật quy định về‘Sự tu lên bậc trên’ là cao quý, về ‘Lễ Uposatha’ là cao quý, thế nhưng hỏi và trả lời theo kiểu có bao nhiêu tội như dưới đây, e rằng ‘Tập Yếu’ lại bị ai đó chơi chữ làm ô nhiễm nữa rồi!
Trích đoạn chánh Luật, phần 7.4 Tập Yếu, V. Các Câu Hỏi Về Bộ Hợp Phần [1]
“[918] Tôi sẽ hỏi về sự tu lên bậc trên [2] với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội(chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?
- Tôi sẽ trả lời về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội [3] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).
[919] Tôi sẽ hỏi về chương Lễ Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội(chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?
- Tôi sẽ trả lời về chương Lễ Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội [4](chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).”
----------------
Chú thích của Dịch giả và Phật Âm:
[1] Khandhakapucchā = Các câu hỏi về bộ Khandhaka (Chúng tôi đặt tên cho bộ Luật Khandhaka là Hợp Phần gồm có Đại Phẩm và Tiểu Phẩm)
[2] Phần này đề cập đến chương I của Đại Phẩm - Mahāvagga, chín phần kế đề cập đến chín chương còn lại. Từ [928] trở đi đề cập đến Tiểu Phẩm - Cullavagga.” (Hết trích)
Các chú thích [3] và [4] của Phật Âm xin xem trong tạng Luật.
{
Lật giải:
Như đã nói ở trên, hỏi và trả lời theo kiểu ‘Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?’  “Có hai, ba loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)” coi chừng là một kiểu chơi chữ của các gián điệp tai quái. Thật vậy, đã là “câu văn cao quý”, sao lại còn chứa hai, ba loại tội? Không lẽ những câu văn cao quý của Phật có chứa đựng tội hay sao? Chẳng lẽ ‘sự tu lên bậc trên’ chứa bao nhiêu tội lỗi trong ấy? Có ngược ngạo và khôi hài không? Nếu tác giả của “Tập Yếu” không có ý chơi chữ, thì vị “Tỳ-khưu tôi” này đã không biết dùng chữ cho thích hợp rồi!
Nên chăng phải hỏi và trả lời như thế này mới cao quý:
“[918] Tôi sẽ hỏi về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu quy định / điều luật liên quan đến sự tu lên bậc trên cao quý?
- Tôi sẽ trả lời về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có 16 quy định / điều luật liên quan đến sự tu lên bậc trên cao quý ấy.”
[919] Tôi sẽ hỏi về chương Lễ Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu quy định / điều luật liên quan đến Lễ Uposatha cao quý?
- Tôi sẽ trả lời về chương Lễ Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có … quy định / điều luật liên quan đến Lễ Uposatha cao quý ấy.
Nếu được hỏi 16 quy định liên quan đến tu lên bậc trên là gì? Khi ấy vị Luật Sư có thể trả lời cụ thể:
“Đó là các quy định bao gồm:
- Quy định về việc tu lên bậc trên bằng Tam Quy [đoạn 34]
- Quy định về Thầy Tế Độ và đệ tử [đoạn 77]
- Quy định về nghi thức cầu xin tu lên bậc trên [86, 140, 142]
- Quy định về số vị Tỳ-khưu chứng minh [89]
- Quy định về Thầy Dạy Học và học trò [92]
- Quy định về sự nương nhờ [97 + 115]
- Quy định về phép biệt trú Parivāsa đối với các ngoại học xin xuất gia.
- Các quy định về việc một số đối tượng không được xuất gia, như mắc quân dịch, cướp giết, mắc nợ... [101, 103, 125, 135]
- Quy định về tuổi được xuất gia [111, 141]
- Các quy định liên quan đến sadi [118...124]
- Quy định về xuất gia trở lại [145]
Theo ý kiến cá nhân, hỏi và trả lời như vậy mới không mắc tội trong những câu văn cao quý, và mới thực sự là ‘Tập Hợp Những Điều Chính Yếu’.
Theo đây có thể thấy rõ một điều: mỗi chương của Hợp Phần có rất nhiều vấn đề quan trọng cần tổng hợp, toát yếu. Thế nhưng vị tạo ra “Tập Yếu” chỉ hỏi và nêu lên một vài tội một cách rất đơn thuầnCó thể nói đây mới chính là một loại tội (lược bỏ) chứa đựng trong những câu văn không cao quý (chơi chữ) thì đúng hơn.Vấn đề cần đặt ra là ‘Tập Yếu’ có thực sự do các Thánh Tăng kết tập hay không, hay nó do một cá nhân nào đó ‘vẽ’ ra (theo kiểu Thanh Tịnh Đạo) nhằm khiến các Tỳ-khưu theo đây bỏ qua rất nhiều những điều chính yếu quan trọng khác của Tạng Luật.
Nêu lên điều này không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn ‘Tập Yếu’ mà chỉ lưu ý các Tỳ-khưu phải thận trọng hơn với Phật Âm Bà-la-môn và những ‘giáo lý lai Bà-la-môn’ cũng như những điều luật bị ô nhiễm bởi vị giả sư gián điệp này. Thiết nghĩ với các lật giải trong tập khảo luận này cũng đủ để chứng minh vai trò gián điệp của Bà-la-môn Phật Âm.
Đến đây, phần còn lại của tập Khảo Luận chỉ đề cập một dẫn chứng tiêu biểu trong rất nhiều những dẫn chứng cho sự ô nhiễm về Luật. Mong rằng mỗi người con Phật nhận thức rõ để góp phần mình bảo vệ cho chánh Pháp và chánh Luật của Đức Thế Tôn được duy trì tốt đẹp. Chúng tôi tin chắc rằng những người con Phật với giới hạnh thanh tịnh cùng với sự cẩn trọng cần thiết, sẽ thấy rõ hơn các chú giải thâm độc khác của vị Bà-la-môn gián điệp này. Việc vạch trần những sự phá hoại và đào thải chúng khỏi Đạo Phật là trách nhiệm chung của những người con Phật. Vì vậy xin dành Pháp sự cao quý này cho các bậc Thiện Tri Thức có tấm lòng thiết tha vì Đạo Phật.
_________________
Trích đoạn chánh Luật, phần 7.7 Tập Yếu, V. Các Câu Hỏi Về Bộ Hợp Phần (tt)
“[938] Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?
 - Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Trường hợp ấy không có loại tội nào (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).
[939] Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?
- Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Trường hợp ấy không có loại tội nào (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)”
{
Lật giải:
Hai đoạn [938] và [939] là hai đoạn cuối cùng của Chương V của Tập YếuQua hai trích đoạn tiêu biểu nêu trên, những ai đọc kỹ hai chương Liên Quan Năm Trăm Vị và Bảy Trăm Vị đều thấy rõ không phải trong các trường hợp này không có loại tội nào. Trái lại có rất nhiều, ví dụ như những dấu hiệu đầu tiên của sự phá giới của Tỳ-khưu già Subhadda, về năm tội tác ác của tôn giả Ānanda, về hành phạt Phạm đàn (Brahmadaṇḍa) đối với Channa, và đặc biệt là sự ngang nhiên chế ra mười điều luật mới trái hẳn với chánh Luật của các Tỳ-khưu tại Vajji.
Thế nhưng (tác giả của) “Tập Yếu” lại kết luận một cách vô lý “trường hợp ấy không có loại tội nào” (?) Phải chăng(vị tạo ra) “Tập Yếu” muốn xóa sạch tội phá Luật, phá hòa hợp Tăng của các Tỳ-khưu Vajji nên mới dám ngang nhiên xổ toẹt như vậy?
Trong mọi trường hợp sự cẩn trọng suy xét không bao giờ thừa, nhất là đối với những dữ liệu liên quan đến vị giả sư Phật Âm Bà-la-môn. Xin mọi người hãy nhớ rằng không phải chỉ có Triệu Đà - Trọng Thủy mới biết được kế sách gián điệp để tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giảKhôngphải chỉ có một mình An Dương Vương là nạn nhân của sự cả tin, ngây thơ! Cuộc chiến tranh ý thức hệ tôn giáo không phải chỉ là những cuộc “thánh chiến” thịt rơi máu chảy. Ở đấy cũng có muôn vàn những thủ đoạn gian trá lọc lừa nguy hiểm. Hình ảnh Phật giáo chỉ còn lại những phế tích đổ nát ngay trên chính quê hương của mình phần nào cho thấy sự khốc liệt đó.
Chính vì thế, để kết thúc cho tập Khảo Luận này xin trích dẫn lại lời cảnh báo của Đức Thế Tôn trước những trường hợp đáng nghi ngờ phải khởi lên phân vân, ngay cho dù đó là các sa-môn Bà-la-môn như Phật Âm, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước...
“Đương nhiên, này các Kalama, các ông có những nghi ngờ! Đương nhiên, này các Kalama, các ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các ông đương nhiên khởi lên phân vân. Này các Kalama,
chớ có tin vì nghe truyền thuyết;
chớ có tin vì theo truyền thống;
chớ có tin vì nghe người ta nói;
chớ có tin vì được Kinh điển truyền tụng;
chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình;
chớ có tin vì đúng theo một lập trường;
chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện;
chớ có tin vì phù hợp với định kiến;
chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền,
chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện - các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kalama, hãy từ bỏ chúng!
Này các Kalama, khi nào tự mình biết như sau; “Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Kalama, hãy đạt đến và an trú!”  (Tăng Chi tập 3, bài kinh số 65, tr.337).
Rõ ràng Phật Âm Buddhaghosa sống sau Phật một ngàn năm, cũng giống như các tổ sư gốc Bà La Môn của Phật giáo Đại Thừa, tất cả họ đều là những gián điệp Bà La Môn nguy hiểm, chui vào Đạo Phật để thực hiện âm mưu phá hoại ngay từ bên trong.
Một Đức Thế Tôn Chánh Đẳng Giác Chánh Biến Tri thừa biết thủ đoạn này của những kẻ ác tâm với Phật giáo, cho nên Ngài đã răn dạy nhiều lần “chớ có tin vì truyền thống... chớ có tin vì tổ sư là ‘Bồ-tát’, ‘Thánh Tăng’...”
Từ nay mọi người con Phật chân chính phải y cứ ‘mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu’ nơi Thánh Tạng Kinh Nikaya và Thánh Tạng Luật Patimokkha. Tất cả phải xem đây là Căn Cứ Địa quan trọng, là Đại Giáo Pháp cần phải nương tựa theo đúng lời răn dạy của Đức Thế Tôn. Có vậy các con Phật mới có thể tự cứu chính mình và hộ trì Chánh Pháp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
HOÀNG THIÊN
__________________________
(*) Các trích dẫn trong bản khảo luận từ tạng Kinh theo bản dịch Việt của HT Thích Minh Châu; từ tạng Luật theo bản dịch tiếng Việt của tỳ-khưu Indacanda - Trương Đình Dũng


+++++++++++++++++++++++++++++++++++

PHẦN 1