Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Kinh Hàng Ma thật và giả


DẪN: Bài viết dưới đây sẽ cho thêm một minh chứng giữa Chánh Kinh thật sự và tà kinh ngụy tạo.

SO SÁNH 
Kinh Hàng Ma (số 50, Trung Bộ, HT Thích Minh Châu dịch Việt từ nguyên bản Pali) và
Kinh Hàng Ma (số 131, Trung A Hàm, TT Tuệ Sỹ dịch Việt từ bản Hán Văn)
Chánh kinh Pāli: “Thật vi diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi, nay được sống lại". Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Sanjiva được xưng danh là Sanjiva, Sanjiva.
Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như sau: "Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau:
"Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ."
Tà kinh A Hàm: “...Những người lùa trâu, dê, những người mót cỏ khô, hoặc người đi đường vào trong núi đã gặp Tôn giả trước kia, họ bèn nghĩ: ‘Đây là Sa-môn ngồi mà chết trong khu rừng vắng vẻ này. Chúng ta đã nhặt cỏ khô chất đống phủ trên thân, nổi lửa đốt rồi bỏ đó mà đi. Song Hiền giả này vẫn còn biết tưởng’ Này Ba-tuần, vì lẽ đó cho nên Tôn giả Tưởng được gọi là Tưởng vậy.”
Phân tích: Theo ngữ cảnh của kinh Hàng Ma, Tôn giả Sañjīva đang ngồi nhập Diệt Thọ Tưởng Định, nhiều người thấy Ngài bất động lại nghĩ lầm Ngài “đã chết mà vẫn ngồi” nên họ đã gom củi khô hỏa táng Ngài rồi bỏ đi.
Thế nhưng sau đó mọi người thấy Ngài Sañjīva “sống lại” và vẫn đi khất thực bình thường, khiến họ phải kinh ngạc thán phục: “Thật vi diệu thay… Thật hy hữu thay!”. Chính vì thế mọi người mới gọi Ngài là “Sañjīva” theo nghĩa hy hữu vi diệu “Người đã thấy ngồi chết và bị gom củi đốt nhưng nay vẫn sống lại”. Bởi vậy, có thể hiểu nôm na tôn hiệu “Sañjīva” có nghĩa là “Siêu nhân” cũng được.
Theo đây, kinh Pali có giải thích rõ từ “sañjīva” có nghĩa là “chết mà vẫn ngồi, nay sống lại”, nên đây mới thật là điều vi diệu.
Ngược lại trong A Hàm, sự việc hy hữu này bị xóa bỏtrạng thái Diệt Thọ Tưởng Định của Đạo Phật bị bỏ lơ. Thay vào đó các nhà biên dịch A Hàm đã ma mãnh cải biên từ “sañjīva” thành từ “saññīva” theo nghĩa người vẫn cònbiết tưởng khiến cho sự việc vừa trở thành bình thường, lại hết sức vô lý.
Thật vậy, những người lùa trâu, dê làm sao biết Sa-môn ngồi mà chết “vẫn còn biết tưởng”?
Rõ ràng chỉ cần biến cải một chút các dịch giả A Hàm đã làm mất đi ý nghĩa siêu việt của Diệt Thọ Tưởng Định của Đạo Phật, và còn làm cho kinh Phật trở thành phi lý.
Hẳn là Ác ma cũng đã nhập vào các Bà-la-môn dịch giả để tìm mọi cách “phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh” nhằm phá hoại Phật Pháp.
Ngay trong thời Phật còn hiện tiền, những kẻ ngoại học vẫn thường áp dụng thủ đoạn giả danh Phật để xuyên tạc chính đạo Phật! Đáng tiếc thay những sự phi lý, trái đạo, hủy báng Tam Bảo vung vãi đầy dẫy trong tạng A Hàm như vậy, thế nhưng qua hàng ngàn năm với biết bao thế hệ thọ trì, nhưng không một ai biết lên tiếng cảnh giác, không một lời chú thích cảnh báo! Chẳng lẽ các “Bồ-tát sứ giả” đều biến thành các “giả sứ” cả rồi hay sao?
Càng so sánh Chánh kinh Trung Bộ Pāli với Tà kinh Trung A Hàm càng thấy ra những ý đồ thâm hiểm tàn hại của những gián điệp ngoại học, người Phật tử càng phải thận trọng nhiều hơn với bất kỳ thứ kinh-luật-luận nào xuất hiện sau khi Đức Phật đã nhập Niết Bàn, được như vậy Chánh Pháp mới có hồi xương minh phục dựng.
Mỗi người Phật tử phải biết phân biệt chánh pháp và tà pháp, chánh kiến và tà kiến, chánh kinh và tà kinh để cứu mình, từ đó mới có thể giúp cho người khác thoát khỏi tai họa.
Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học
-----------------------------

Bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét