Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Cúng dường Bụt... Bà La Môn



Các vị Thần Tiên đang ngồi đàm đạo với nhau trên Cung Trời Đao LợiTiên Trắng đặt vấn đề:
Này các bạn, mình thấy có nhiều nơi người ta xúi dại nhau đốt đầu, chặt ngón tay và họ cho như thế là cúng dường Phật.
Cả đám liền nhao nhao phản đối. Tiên Hồng thở phì giọng mũi:
_ Họ cúng dường Phật... Bà-la-môn thì có, chứ Phật Thích Ca đâu có xúi dại như vậy.
Tiên Vàng phụ họa:
_ Đúng vậy. Chính Đức Phật Thích Ca đã dạy trong kinh Tăng Chi Nguyên thuỷ: Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ”. Một Đức Thế Tôn đã dạy như thế làm gì chấp nhận sự cúng dường hại mình hại người kiểu đốt đầu, chặt tay như vậy.
Tiên Đỏ có vẻ am hiểu:
_ Những tập tục đốt liều, hành xác này vốn xuất phát từ các tổ sư Trung Hoa, chứ trong Đạo Phật chính thống không có.
Tiên Xanh tiếp lời:
_ Tiên Đỏ nói đúng. Các tổ sư gốc Bà-la-môn này đã kế thừa truyền thống hại mình, hại người của các ông Bà-la-môn thời Phật chứ đâu. Trong kinh Devadaha, số 101, Trung Bộ 3, Đức Phật đã dạy cho các ông khổ hạnh Ni-kiền-tử thế này "Chư Hiền Nigantha, các Ông nghĩ thế nào? Khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ? Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ”  
Tiên Lam mạnh giọng:
_ Rõ ràng các kiểu hành xác đốt liều, chặt tay là cúng dường cho mấy ông Ni-kiền-tử Bà-la-môn khổ hạnh, chứ không phải cúng dường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người ta càng tinh tấn đốt đầu, chặt tay; càng thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ chứ giải thoát cái nỗi gì. Đây là lối tà tinh tấn, là ác trí, dại tuệ.
Tiên Vàng đồng ý với bạn:
_ Đúng vậy, càng tà tinh tấn càng làm khổ mình khổ người, vì đã suy tư hành động như người bất chánh. Trong Trung Bộ 3 có bài Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật dạy thế này: “Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh.  Kiểu đốt đầu mình, đốt đầu người, chặt tay mình, chặt tay người là kiểu suy tư hành động của những người bất chánh.
Tiên Tím nãy giờ im lặng, giờ mới lên tiếng:
_ Kiểu bất chánh hại mình, hại người ấy cũng bắt nguồn từ các kinh văn ngụy tạo vụng thuyết của các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp. Trong chánh kinh Tăng Chi, Đức Phật đã chỉ rõ: “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết... Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết”?

Tiên Nâu hào hứng tham gia:

_ Mình xin dẫn chứng một trường hợp vụng thuyết. Trong kinh Hoa Nghiêm Đại Thừa, phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền Bồ-tát có nguyện thứ tám của Phổ Hiền như sau: thường học theo Phật là như đức Tỳ-lô-giá-na như lai của thế giới Sa bà này… lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích huyết làm mực, sao chép kinh điển chất bằng núi Tu di, vì tôn trọng chánh pháp mà thân mạng còn không tiếc…” (1)Hừ, hy sinh kiểu này có hơn gì mấy con thiêu thân. Còn mấy kẻ khủng bố liều mình vì đạo cũng làm được.

Tiên Hoàng lắc đầu quầy quậy rồi mở laptop đọc to:

Còn nhiều nữa đây này, Bồ-tát giới của Đại Thừa còn ghi rõ rành rành thế này: “Giới khinh thứ 16: GIỚI VÌ LỢI MÀ GIẢNG PHÁP LỘN LẠO: Nếu Phật tử, phải tận tâm học kinh luật oai nghi Đại thừa, thông hiểu nghĩa lý, khi thấy có hàng tân học Bồ Tát từ xa trăm dặm nghìn dặm đến cầu học kinh luật Đại thừa, nên đúng như pháp giảng giải tất cả khổ hạnh, hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau mới tuần tự theo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp cho hàng tân học ấy được mở thông tâm ý. Nếu Phật tử vì quyền lợi, đáng dạy mà không dạy, lại giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn không có thứ lớp trước sau, thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo. Phật tử nầy phạm «khinh cấu tội». (2) Đấy, kinh luật nào vụng thuyết hay khéo thuyết, Hiền trí hay ác trí, Đại tuệ hay tà tuệ, chân chánh hay không chân chánh, chánh tinh tấn hay tà tinh tấn, các bạn biết rõ cả rồi.

Tiên Hoàng vừa đọc xong, Tiên Ngọc liền lên tiếng:

_ Trời đất ơi! Kinh luật kiểu gì lại vụng thuyết, bất chánh và ác trí dại tuệ như thế chứ. Chỉ cần so sánh sơ sơ giữa hai loại kinh luật thôi cũng đủ thấy rõ đâu chánh đâu tà, đâu thắng đâu liệt. Ấy thế mà hàng ngàn năm qua dưới cõi Ta Bà người ta vẫn không hay biết gì cả. Nguy thật!

Tiên Ngà tâm đắc với bạn hiền:

_ Người ta không biết vì cả tin ngây thơ vào các tổ sư gián điệpMình xin góp ý thêm, để dứt khoát với tà kinh nguỵ luật, trong Pháp Luật chính thống được khéo thuyết, Đức Thế Tôn đã dạy rõ thế này: “Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân chuyển, khởi điểm không thể nêu rõ, đối với (những đau khổ) do bị thương đâm, do bị kiếm chém, do bị búa chặt. Dầu vậy đi chăng nữa, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng nhờ KHỔ VÀ ƯU mà Bốn Thánh Đế được chứng ngộ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng nhờ LẠC VÀ HỶ mà Bốn Thánh Đế được chứng ngộ. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt (S.v,440).

Tiên Trắng ra vẻ ‘giác ngộ’ ý Tiên Ngà, liền gật gù:
_ Mình hiểu rồi. Đời đã quá khổ vì sanh-già-bệnh-chết giờ lại càng khổ thêm vì lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích huyết làm mựcđốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay.  Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói, thì giáo lý ấy cao siêu chỗ nào, diệt khổ cái nỗi gì. Chúng cứu khổ hay thêm khổ, từ bi hay xúi dại, tất cả đã rõ quá rồi. Chúng ta phải tránh xa thôi.
Tiên Tím chắp hai tay trước ngực, tiếp lời:
_ Tiên Trắng nói rất đúng. Theo lời Phật, chúng ta từ vô thỉ vô chung bị đau khổ, giờ gặp đúng giáo Pháp của Ngài, nhờ lạc và hỷ để giải thoát hoàn toàn, không hại mình, không hại người, lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới như vậy mới thực sự là Diệu Pháp, là Thánh Pháp, là Siêu Pháp của bậc Hiền trí, Đại tuệ; phải không các bạn?
Cả nhóm cùng hoan hỷ nhất trí với Tiên Tím và cùng chắp tay niệm lớn “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
Tất cả cùng nhắc nhau phải cố gắng theo đúng lời Phật, tránh xa lời Ma, để thoát khổ ngay trong đời này, thoát khổ trong đời sau. 
Buổi thảo luận kết thúc trong sự hân hoan lợi ích.
Tiên Tri Đạo Sư
_____________
Ghi chú
(1) Bản dịch của HT Thích Trí Quang
(2) Bản dịch của HT Thích Trí Tịnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét