Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

TÀ KINH A HÀM PHỈ BÁNG PHẬT VÀ THẤU CÁY PHẬT GIÁO


DẪN: Nhiều giảng sư Phật giáo đã vô tư kể câu chuyện 'Đức Phật và con chó trắng' trong A Hàm để minh chứng cho sự tái sanh luân hồi mà không biết rằng chính mình đã rơi vào bẫy của các luận sư gián điệp.

Phân tích và so sánh kỹ hai bài kinh tương đương sau đây trong Pali và trong A Hàm sẽ hiểu rõ "con chó trắng" từ đâu mà ra và các tà sư phỉ báng Phật như thế nào

Phân tích so sánh
Chánh Kinh "Tiểu Nghiệp Phân Biệt" (số 135, Trung Bộ Pali) và Tà kinh "Oanh Vũ" (số 170, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
 -- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu? Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ. Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.”
Tà kinh A Hàm: Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ.
Trong khi đi khất thực, Thế Tôn đi qua nhà của Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử. Lúc bấy giờ, Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử có chút việc phải làm nên đi khỏi, không có ở nhà.
Khi ấy, tại nhà Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử có một con chó trắng đang ăn cơm trong cái chậu bằng vàng, trên một cái giường lớn. Rồi con chó trắng trông thấy Đức Phật từ xa đi lại; thấy Ngài, nó liền sủa.
Đức Thế Tôn nói với con chó trắng rằng: “Ngươi không nên làm như vậy. Nhà ngươi hết ó rồi lại sủa”. Chó trắng nghe nói, giận dữ từ trên giường nhảy xuống, đến bên đống cây, nằm buồn thiểu não.
Sau đó, Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử, thấy chó trắng có vẻ giận dữ, đã từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não, ông mới hỏi người nhà rằng: “Ai quấy rầy con chó của tôi, khiến nó rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não vậy?”
Người nhà trả lời: “Chúng tôi không ai quấy rầy con chó trắng cả khiến nó rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não. Ma-nạp nên biết, ngày nay có Sa-môn Cù -đàm đến đây khất thực, con chó trắng đã thấy liền chạy tới sủa. Sa-môn Cù-đàm nói với con chó trắng rằng, ‘Ngươi không nên làm như vậy. Nhà ngươi hết ó rồi lại sủa’. Này Ma-nạp, do vậy nên khiến con chó trắng rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não”.
Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử vừa nghe xong tức thì nổi giận, muốn vu khống Đức Thế Tôn, muốn hủy báng Đức Thế Tôn. Với ý định vu khống, hủy báng, hạ nhục Sa-môn Cù-đàm như vậy, ông liền ra khỏi Xá-vệ, đến Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
… Đức Thế Tôn lại bảo Ma-nạp rằng: “Ông hỏi Ta đến ba lần mà không chịu thôi. Ma-nạp nên biết, con chó trắng kia đời trước là cha của ông, tên là Đô-đề vậy”.”
PHÂN TÍCH SO SÁNH: - Trong khi thanh niên Subha Todeyyaputta của Pāli ngay từ đầu kính trọng Phật và chủ động tìm đến Ngài để hỏi những vấn đề hết sức thiết thực cụ thể. Ngược lại, trong A Hàm vị thanh niên này bị biến thành Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử, và lại vì con chó của mình mà tức giận tìm đến Cù Đàm, vậy Đô-đề tử A Hàm xem ai quan trọng hơn, đáng quý hơn?
Thật là hiểm độc khi các dịch giả A Hàm cố tình bịa đặt thêm hình tượng con chó trắng. Cũng thật đau lòng khi không ít người không suy xét kỹ, lấy ngay câu chuyện dựng đứng này giảng đi giảng lại để dẫn chứng cho sự tái sanh của người thân của mình, hoặc khuyến cáo sự chấp giữ tài sản.
Họ sẽ nói sao khi có kẻ ma mãnh dựa vào chuyện này soi kiếp: “Mấy con chó nhà tôi chính là cha mẹ của các ông!”
Hoặc họ bị những kẻ xấu phản bác lại: “Chỉ có Đô-đề tử tin lời Bụt chứ chúng tôi không tin mà còn trả lời rằng: không phải con chó là cha tôi mà là tổ phụ của của các ông nên khi nghe ngài nói nó mới giận dữ thiểu não như thế”. Thử hỏi lúc ấy những ai tin A Hàm trả lời thế nào?
Rõ ràng, các dịch giả gián điệp Bà-la-môn đã giương một cái bẫy quá hiểm độc để tàn phá những ai tin theo!
Tất nhiên, cho dù con người phải tái sanh dưới bất kỳ dạng chúng sanh nào, thế nhưng người Phật tử hiểu rõ “các pháp là vô ngã”, hiểu rõ bản thân mình còn không có, thời còn chấp thủ vào cái gì khác. Kinh Pháp cú số 62 đã nói rõ: “Con tôi, tài sản tôi / Người ngu sanh ưu não / Tự ta, ta không có / Con đâu, tài sản đâu.”
Thế nhưng, nếu cứ nhắm mắt nói theo A Hàm để rồi kẻ khác phải đau lòng hoặc phản kích lại, một người khôn ngoan hiền đức không bao giờ nói, huống hồ ở đây là một Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
Những ai muốn học sự minh triết từ nơi Đức Thế Tôn trong việc nói lên sự thật, hãy nghiên cứu kỹ chánh kinh Pāli sẽ rõ! Ngược lại muốn biết sự thấu cáy thâm độc của những luận sư gián điệp ngoại học, chỉ cần đọc kỹ tà kinh Oanh Vũ A Hàm này cũng đủ thấy!
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét