Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

AI TIN KINH A HÀM, HƯỞNG THỌ TỪ TẾ LỄ COI CHỪNG BỊ QUỞ "HIỀN NHƯNG NGU" NHƯ KINH "HIỀN NGU" PHẬT DẠY


Phân tích so sánhhai bài knh tương đương trong Pali và A Hàm
Chánh Kinh "Hiền Ngu" (số 129, Trung Bộ Pali) & Tà kinh "Si Tuệ Địa" (số 199, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây". Ví như các Bà-la-môn chạy đến, ngửi được mùi lễ tế sanh, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây".
Cũng vậy này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây".
Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân là gì? Các loại gà, heo, chó, chó rừng (giả can), hay tất cả các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn phân.
Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loại hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn phân.”
Tà kinh A Hàm: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh vào trong súc sanh, là loài súc sanh khi nghe mùi đại tiểu tiện của người ta, liền chạy đến chỗ đó, ăn loại đồ ăn đó. Cũng như trai, gáinghe được mùi ẩm thực liền chạy đến và nói rằng: ‘Đây là đồ ăn, đây là đồ ăn.’
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu chúng sanh sanh trong súc sanh, tức là loài súc sanh khi nghe mùi người ta đại tiểu tiện ra, liền chạy đến nơi đó, ăn loại đồ ăn đó. Chúng là những loại gì? Đó là gà, heo, chó, chó sói, quạ, câu-lâu-la, câu-lăng-già. Người ngu si ấy, vì lúc xưa tham trước thực vị. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, sanh trong súc sanh, tức là loài ăn phân ô uế. Như vậy gọi là súc sanh khổ.”
PHÂN TÍCH SO SÁNH: Những người trí đọc hai đoạn kinh tương đương trên, có thể dễ dàng nhận biết được ai là thủ phạm của những cải biên ngụy trá phá hoại ngầm Phật Pháp trong tà kinh A Hàm.
Đúng vậy, hẳn nhiên chỉ có các dịch sư gốc Bà-la-môn đóng vai gián điệp để trở thành những con trùng trong lông sư tử, mới ngang nhiên sửa đổi xuyên tạc lời Phật nhằm ‘cứu rỗi’ cho các Bà-la-môn khỏi phải ‘ăn phân tế lễ’, đồng thời chỉa mũi dùi gây hại cho chính Đạo Phật.
Các gián điệp Bà-la-môn đã mang sẵn tinh thần thù ghét đạo Phật gặp phải đoạn kinh Đức Thế Tôn nêu đích danh thói hư tật xấu của giai cấp mình, đương nhiên các Bà-la-môn gián điệp phải xóa bỏ nó và cải biến thành các “trai, gái” chung chung để tất cả các gái trai đọc tới đây bị chạm tự ái cùng quay sang tức Phật cũng như các ông Bà-la-môn vậy. Rõ ràng chỉ có những ai không phải là “trai, gái” đọc đoạn A Hàm nêu trên mới không tức mà thôi.
Các ông vua, hoàng hậu, đại thần, tể tướng không phải bán nam bán nữ khi bị kẻ khác sàm tấu, hẳn là không bỏ qua sự xúc phạm này. Cho nên trong lịch sử đã có những thời kỳ Phật giáo bị tiêu diệt cũng phải.
Sự trả thù không dừng lại ở đây, các Bà-la-môn gián điệp tiếp tục cay cú ngụy tạo hẳn cả một cuốn “kinh Hiền Ngu” khác của Đại Thừa với nhiều thâm ý xỏ xiên Phật - Pháp - Tăng để xúi dại con Phật. Hãy nghe ông Phạm Thiên trong ‘kinh Hiền Ngu của Đại thừa bịa chuyện để xúi dại mấy người hiền nhưng hơi bị ngu thế này: tiền kiếp Đức Phật (Đại Thừa) vốn là vua Tu Lâu Bà ở Châu Diêm Phù Đề đem bố thí cả vợ con cho kẻ khác ăn thịt để được nghe pháp. Còn khi Phật làm vua Kiền Sá Ni Yết Lê lại “khoét trên mình ra một ngàn lỗ, đổ dầu cho bấc, đốt lửa cúng dàng” người nói pháp???
Hẳn chỉ có tà pháp, pháp ma, pháp quỷ mới khiến người tin theo khổ đau khốn nạn như vậy. Và cũng chỉ có những những kẻ hiền nhưng hơi bị ngu mới thực hành theo. Đức Thế Tôn trong kinh tạng Pali đã dạy rõ: 
“Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh” (Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, MN 110) thì làm gì có chuyện Ngài lại dạy nêu gương hành khổ mình khổ người như thế.
“Kinh Hiền Ngu” của Đại Thừa chính là phản đòn thâm hiểm của các Bà-la-môn gián điệp nhằm trả đũa Đức Phật vì đã nêu rõ họ giống như những con vật ăn phân. Khốn thay, một khi các con chiên đã quá tin vào những Bồ-tát gián điệp của họ, cho nên chẳng còn ai tỉnh giác để nhận thức được những điều thấu cáy nguy hại trong bản tà kinh A Hàm cũng như kinh Hiền Ngu Đại Thừa.
Bản kinh “Hiền ngu” giả của Đại Thừa đang chờ những người hiền trí thật soi sáng để đưa nó vào “Viện Bào Tàng Chứng Tích Phá Hoại Phật Pháp”.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét