Ai muốn trở thành danh hài thì tu theo Bụt A Hàm. Thật vậy, phân tích và so sánh hai bài kinh tương đương trong Pali và A Hàm sẽ rõ
Chánh kinh "Thân Hành Niệm" (số 119, Trung Bộ Pali) & Tà kinh Niệm Thân (số 81, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì? Câu chuyện gì của các Ông bị gián đoạn?
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại hội trường, và câu chuyện sau này được khởi lên: “Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân Hành Niệm này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có công đức lớn, đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố”. Bạch Thế Tôn, câu chuyện này của chúng con chưa bàn xong thời Thế Tôn đến.
-- Và này các Tỷ-kheo, Thân Hành Niệm được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra...”
Tà kinh A Hàm: “Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo: “Các ngươi cùng nhau vừa bàn luận việc gì? Vì việc gì mà tụ tập tại giảng đường?”
Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo chúng con sau giờ ăn trưa, tụ họp tại giảng đường, cùng bàn luận về vấn đề này: ‘Này chư Hiền, Đức Thế Tôn thật kỳ diệu thay, hy hữu thay! Sự tu tập niệm thân được phân biệt, được quảng bá, được hiểu biết tột cùng, được quán sát tột cùng, được tu tập tột cùng, được thủ hộ và đối trị tột cùng, khéo sung mãn, khéo thực hành, ở trong một tâm. Phật tuyên bố niệm thân có đại quả báo, được con mắt, có con mắt thấy đệ nhất nghĩa’. Bạch Thế Tôn, chúng con vừa cùng nhau bàn luận vấn đề vấn đề như vậy. Vì vấn đề này mà tụ họp tại giảng đường”.
Đức Thế Tôn lại hỏi các Tỳ-kheo: “Ta đã nói như thế nào về tu tập niệm thân, phân biệt, quảng bá, được đại quả báo?” Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc của Pháp, là chủ của Pháp, Pháp do Thế Tôn. Kính mong Thế Tôn giảng thuyết. Chúng con sau khi nghe xong sẽ được hiểu biết nghĩa lý rộng rãi”.”
Phân tích so sánh: Theo Chánh kinh Pāli chính các Tỳ-kheo đã tu tập và làm sung mãn Thân Hành Niệm nên thấy được quả lớn, công đức lớn; nhân đó Đức Phật giảng dạy trọn vẹn đầy đủ pháp môn này.
Ngược lại, trong Tà kinh A-hàm, Bụt A Hàm chưa dạy pháp môn này nhưng các Tỳ-kheo vẫn tán thán y theo lời Bụt. Thầy trò A Hàm chẳng khác nào “mẹ hát con khen hay”! Các dịch giả cải biến kinh A Hàm đáng sợ thật!
***
Chánh kinh Pāli: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: “Tôi đi”. Hay đứng, biết rằng: “Tôi đứng”. Hay ngồi, biết rằng: “Tôi ngồi”. Hay nằm, biết rằng: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập Thân Hành Niệm.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Phật nói: “Tỳ-kheo tu tập niệm thân như thế nào? Tỳ-kheo khi đi thì biết mình đang đi, đứng thì biết mình đang đứng, ngồi thì biết mình đang ngồi, nằm thì biết mình đang nằm, ngủ thì biết mình đang ngủ. Như vậy, Tỳ-kheo tùy thân hành mà biết đúng như thật như vậy. Tỳ-kheo như thế, sống cô độc, viễn ly, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, đoạn trừ các tai hoạn của tâm và được định tâm. Được định tâm rồi thì biết trên như thật. Ấy là Tỳ-kheo tu tập niệm thân.”
Phân tích so sánh: Các dịch giả A Hàm đã cố tình gắn vào miệng Bụt A Hàm những điều phi lý, khiến Ngài cũng chẳng khác gì mấy ông Bà-la-môn phàm tục khi không biết phân biệt sự khác nhau giữa “niệm thân” với “Thân Hành Niệm”, và “niệm thân hành ngủ” trở thành pháp môn khôi hài của phái Tiếu Lâm Tự (không phải Thiếu Lâm Tự).
Thật vậy, lúc ngủ thì có “thân hành” như thế nào đây? Chẳng lẽ là mộng du? Đã thế ngủ mà biết mình đang ngủ sao gọi là ngủ? Mộng du mà biết mình mộng du sao gọi là mộng du? Bụt A Hàm dạy có thực tế không?
Ai thực sự đã làm được chuyện “ngủ thì biết mình đang ngủ”, “mộng du biết thân hành mộng du” hãy lên tiếng và chỉ cách cho mọi người biết kẻo ông Bụt A Hàm mang tiếng dạy oan điều tầm bậy.
Nếu mọi người im lặng lắc đầu, hẳn đã “giác ngộ” được điều quan trọng: thừa nhận “kinh A Hàm” là tà kinh và các dịch giả A Hàm đích thị là những gián điệp nằm vùng trong Phật giáo rồi!!!
NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét