Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Lắm Bụt nhiều ma


Trong buổi công phu sớm, sadi Thích Tâm Định dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể định tâm. Trong đầu chú cứ lăng xăng một thắc mắc không có câu trả lời. 
Đang khi bối rối, chợt sadi Tâm Định thấy một luồng hào quang rực rỡ chiếu sáng khắp vùng đồi núi. Chưa kịp định thần, Tâm Định đã thấy một vị Thiên Nhân hiện ra giữa ánh sáng báu. Chú Sadi ngạc nhiên, cầm lòng không đặng liền lên tiếng:
_ Thưa, ngài là ai?
_ Dotricai, một chư Thiên thuộc cõi trời Ba Mươi Ba. Ta biết chú đang phân vân về một vấn đề quan trọng nên muốn giúp đỡ.
Sadi Tâm Định mừng rỡ, quên cả rụt rè sợ hãi:
_ Ồ, thế ra ngài cũng có tha tâm thông. Quả thật, tôi đang rất băn khoăn một chuyện.
_ Hãy nêu lên, tôi sẽ giải đáp cho.
_ Vâng, thưa ngài. Theo tôi được biết, trong kinh Nguyên thủy Nikaya chỉ có sáu Đức Phật thời quá khứ lâu xa và một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong kiếp trái đất hiện tại. Thậm chí bốn câu cuối cùng trong kinh Đại Bát Niết Bàn Pali còn ghi: “Khó thay sự chiêm ngưỡng. Tôn nhan bậc Như Lai. Trải nhiều nhiều trăm kiếp, May lắm được một lần”.
_ Pháp nhĩ như thị. Chánh pháp là như thế! Chư thiên Dotricai xác nhận.
_ Thế nhưng tại sao chỉ mới có vài trăm năm sau, bên Đại Thừa cải biến lại có rất nhiều Phật? Trong kinh Vạn Phật có cả chục ngàn vị Phật? Chưa đủ, đoạn 28 của kinh Kim Cang còn có tới “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật như lai”? Quái dị nhất là Chương 11, kinh 42 Chương còn ghi rõ “Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn”? Thế nghĩa là sao? Nhiều như kiến còn quý giá gì nữa? Một “vị” trâu điên ngoài đồng có niệm, có trụ, có tu, có chứng không? Phải chăng chính vì vậy mà Phật giáo không thiếu những kẻ ma giáo dám mạo xưng làm Phật? 
Vị chư Thiên cõi trời Ba Mươi Ba gục gặc đầu, thở phì giọng mũi:
_ Hừ, phi pháp nhĩ như thị. Tà pháp mới như vậy!
Nói xong, vị Thiên Thần thổi phù một hơi, ngay tức khắc chiếc laptop xuất hiện trong tay ngài. Gõ vài nhịp trên bàn phím xong, Thiên Nhân Dotricai vừa nhìn vào màn hình vừa cất giọng trịnh trọng:
_ Nghe đây, đó là vì trong bài kinh “Sự Xuất Hiện”, số 96, Tăng Chi 3, Chương 6, còn ghi rành rành Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã dạy thế này: “Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời. Thế nào là sáu? Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời; sự xuất hiện của người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết khó tìm được ở đời; sự tái sanh trong Thánh xứ khó tìm được ở đời; không khiếm khuyết các căn khó tìm ở đời; không si mê, không câm ngọng khó tìm ở đời; ước muốn thiện pháp khó tìm được ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời”.
Sadi Tâm Định khẽ nhíu mày:
_ Đúng là có đoạn kinh đó! Nhưng… tôi vẫn chưa hiểu rõ.
Chư Thiên Dotricai lại thở mạnh:
_ Hừ! Đến Hòa Thượng tiến sĩ còn không hiểu nổi, huống hồ là chú. Bởi, nếu có người hiểu thì đâu đến nỗi. Nghe này, đoạn kinh trên hiểu rộng ra có nghĩa là trên đời vốn có rất nhiều kẻ ước muốn tà pháp; rất đông người si mê, câm ngọng; đa số khiếm khuyết các căn: có mắt như mù, có tai như điếc; phần lớn tái sanh trong đọa xứ. Nhưng khốn thay lại rất hiếm có người thuyết giảng đúng chánh Pháp và Luật do chính Đức Như Lai tuyên thuyết. Cho nên mới có chuyện Như Lai vạn kiếp khó tìm, thế nhưng trong kinh Đại Thừa lại có nhiều như cỏ chứ sao. Mọi người bị rơi vào bẫy của các luận sư Bà-la-môn gián điệp, tầm thường hóa danh hiệu Phật mà không biết!
_ À, tôi đã hiểu rồi! Nhiều ma giả Phật, nên mới lắm Phật nhiều ma.
_ Chứ còn gì nữa. Băn khoăn của chú, kinh Nikaya gọi là nghi triền cái, nếu không biết đoạn trừ sẽ khó mà định tâm. Thậm chí cứ tin bừa “Bụt giả, Phật dỏm” còn bị đọa địa ngục nữa đấy. Bây giờ chú có thể an tâm tiếp tục tu tập thiền định rồi đấy .
_ Đúng thế! Cảm ơn ngài. Chư Thiên như ngài thực khó tìm.
_ Không dám! Trong Kinh gốc còn nhiều điều hay lắm. Tham khảo đúng chánh pháp và mọi nỗ lực đúng hướng sẽ không uổng phí đâu. Cố lên!
Nói xong chư Thiên Dotricai xoay người biến mất.
Thiên Nam

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Đố hay, thoát khổ


Trong cuộc thi “Đố hay, thoát khổ” có đề bài như thế này:
Thí sinh hãy đọc kỹ các câu sau đây rồi trả lời câu hỏi
1. “Nếu mọi người ăn cỏ, thế giới sẽ đổi thay” (BS)
2. “Nếu mọi người ăn chay, thế giới sẽ thay đổi” (BLM)
3. “Nếu mọi người tam tịnh, thế giới sẽ diệu kỳ” (PT)
Câu hỏi:
a) Các chữ viết tắt BS, BLM, PT nghĩa là gì?
b) Vì sao “Nếu mọi người tam tịnh, thế giới sẽ diệu kỳ”?
Đáp án:
Câu (a): BS nghĩa là bàng sanh. BLM là Bà-la-môn. PT là Phật tử. Ba câu trên của ba đối tượng khác nhau, cần phân biệt.
Câu (b): “Nếu mọi người tam tịnh, thế giới sẽ diệu kỳ”, bởi vì:
Người ‘tam tịnh’ sẽ không tái sanh làm bàng sanh, vì loài này tuy hiền lành nhưng chỉ biết ăn rau cỏ, củ hạt.
Người ‘tam tịnh’ cũng không tái sanh vào làm súc sanh, vì loài này thịt gì cũng nhai, kiểu gì cũng nuốt, thích ăn tươi nuốt sống kẻ khác.
Người ‘tam tịnh’ chỉ tái sanh hoặc tái nghiệp trong môi trường ‘tam tịnh’ và chỉ có Đạo Phật Chính thống mới có giới này. Các loài khác nhờ có nhân duyên với người ‘tam tịnh’ nên được tịnh theo. Thế giới sẽ diệu kỳ là vì vậy.
Tuy nhiên cần lưu ý, phải giữ tròn năm giới mới được tái sanh làm người, bằng không phải tái sanh làm súc vật trong gia đình ‘tam tịnh’ cũng khổ.
Đúng như Đức Phật đã dạy, ngoại học chỉ cần hiểu Ngài một câu thôi cũng đỡ khổ cho họ rồi. Biết trả lời đầy đủ hai câu hỏi trên là thoát khổ rất nhiều, chính vì thế nên mới nói ‘Đố hay, thoát khổ’.
Thích Tam Tịnh

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Kinh Vô tự


- Này huynh, có người nói rằng trong các loại Kinh, chỉ có kinh vô ngôn vô tự, tức kinh không lời không chữ, là kinh cao siêu nhất, tối thượng nhất.
- Kinh ấy do người câm mù thuyết cho người mù câm học à?
- Huynh đừng nói bậy. Chính Đức Phật đã dạy 45 năm thuyết pháp, Ta chưa từng nói một lời. Đó là nói đến kinh vô ngôn, vô tự đó!
- Huynh đừng tin bậy! Chính Đức Phật đã dạy trong Chánh Kinh Nguyên Thủy, Tăng Chi hai Pháp: 3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết; và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.”
- Nhưng huynh căn cứ vào đâu bảo rằng Đức Phật không nói chuyện kinh vô ngôn vô tự, và có kẻ xuyên tạc Thế Tôn.
- Căn cứ vào trí tuệ suy tư phán xét. Tôi hỏi huynh nếu có thật “kinh vô ngôn” thì kẻ câm cũng thuyết được, nếu có thật “kinh vô tự” thì kẻ đại bịp láo khoét cũng dạy được. Chứ cần gì mấy ông Thiền sư điên khùng rởm đời ngớ ngẩn, ôm ba mớ “kinh tào lao” hù dọa những kẻ ngu si dốt nát.
- Sao huynh dám nói các Thiền sư là “điên khùng rởm đời ngớ ngẩn” và kẻ tin theo là ngu si dốt nát?
- Chứ gì nữa! Chính Đức Phật cũng đã dạy trong Kinh Tăng Chi: 2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.”Ngay thời Phật mà đã có rất nhiều những kẻ ngoại học ác tâm giả lời Phật, xuyên tạc Pháp Phật, ấy thế mà lắm kẻ đời sau cứ bạ đâu tin đó, nghe làm sao lao theo nói tầm bậy.
- Nhưng huynh phải chứng minh Phật không nói kinh ‘vô ngôn vô tự’.
- Kẻ bịa ra câu ‘45 năm ta thuyết pháp nhưng không nói một lời’ rồi gắn vào miệng Phật rất thâm độc. Thứ nhất hắn ngầm xuyên tạc Thế Tôn là người nói mâu thuẫn, trước sau trái ngược. Thứ hai hắn xỏ xiên Phật là người câm, vì kẻ câm cũng có thể thuyết pháp mà không nói. Thứ ba hắn bịa chuyện kinh “vô ngôn vô tự” vừa để khỏa lấp việc phỉ báng Thế Tôn vừa nhằm hạ bệ Kinh Nguyên Thủy gốc của Phật. Thứ tư vẽ chuyện “vô ngôn vô tự” ra vẻ cao siêu sẽ dụ được những kẻ ngu si dốt nát nhưng thích ra vẻ ta đây là đại nhân, đại trí, đại thừa, đại bác.
- Thứ năm khiến những kẻ tin Phật nhưng ôm lấy tà kiến để rồi xuyên tạc Như Lai và phải đọa vào địa ngục.
- Huynh đã chứng đắc được ‘kinh vô ngôn vô tự’ rồi đó!
Hữu Ngôn Hữu Tự
_____________________
] Pháp Trích Lục
Dưới đây là một trong những lời khuyến giáo cuối cùng của Đức Thế Tôn tại giảng đường Kūṭāgāra vườn Ðại Lâm khi Ngài sắp nhập Niết Bàn:
“110. Thế Tôn liền đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nay những Pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các Pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính làBốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Thần Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Đạo Phần. Này các Tỷ-kheo, chính những Pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.
111. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.
Ðó là lời Thế Tôn dạy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm:
Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao,
Từ biệt các Ngươi, Ta đi một mình.
Tự mình làm sở y cho chính mình,
Hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật,
Nhiếp thúc ý chí, bảo hộ tự tâm.
Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này
Sẽ diệt sanh tử, chấm dứt khổ đau.”
Lại nữa, đây cũng chính là lời dạy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn:
“Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai” (Tăng Chi 1, chương 4, trang 592).
{ Thừa tự Pháp trích lục
Ðức Thế Tôn đã dạy rành rành như vậy, đã nhắn nhủ chí tình như vậy, đã khẳng định dứt khoát như vậy; ấy thế mà vài trăm năm sau khi Ngài nhập diệt, những kẻ ác khẩu đời sau nảy nòi ra chuyện 45 Bụt chưa từng nói một lời. Khốn thay lại có những kẻ tin theo mới chết chứ.
Đúng là “kinh không lời - không chữ” chỉ dành cho những kẻ mù câm điếc Chánh Kinh Chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca mà thôi.